Phân tích nội dung có bản các quyền năng của quyền sở hữu tài sản

Bộ luật dân sự 2015.

2. Nội dung tư vấn

Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.

Về nội dung quyền sở hữu, theo quy định hiện hành được quy định như sau:

2.1. Quyền chiếm hữu

Đối tượng thực hiện quyền chiếm hữu bao gồm chủ sở hữu, người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản và người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự, cụ thể:

  • Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
  • Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định và không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo quy định về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
  • Đối với người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự thì  khi chủ sở hữu giao tài sản thông qua giao dịch dân sự mà nội dung không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu thì người được giao tài sản phải thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch và có quyền sử dụng tài sản được giao, được chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác nếu được chủ sở hữu đồng ý. 

Người được giao tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo quy định về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật

2.2. Quyền sử dụng

Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản và quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Theo đó:

  • Chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
  • Người không phải là chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.

2.3. Quyền định đoạt

Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.

Điều kiện để thực hiện quyền định đoạt:

  • Phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện không trái quy định của pháp luật.
  • Trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài sản thì phải tuân theo trình tự, thủ tục đó.

Đối tượng thực hiện quyền định đoạt bao gồm:

  • Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.
  • Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.

Hạn chế quyền định đoạt:

  • Quyền định đoạt chỉ bị hạn chế trong trường hợp do luật quy định.
  • Khi tài sản đem bán là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua. Trường hợp cá nhân, pháp nhân có quyền ưu tiên mua đối với tài sản nhất định theo quy định của pháp luật thì khi bán tài sản, chủ sở hữu phải dành quyền ưu tiên mua cho các chủ thể đó.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Hùng Thắng về vấn đề Nội dung quyền sở hữu theo Bộ luật Dân sự 2015. Nếu có bất cứ vấn đề pháp lý nào cần được giải đáp, Luật Hùng Thắng luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những thông tin cần thiết. 

Vui lòng liên hệ CÔNG TY LUẬT HÙNG THẮNG  nếu còn những vướng mắc, chưa rõ hoặc tư vấn pháp lý khác để được tư vấn cụ thể.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT HÙNG THẮNG.

Địa chỉ: 10-A9, Tập thể Bộ Công an, Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội.

VP Hà Nội: Số 202 Mai Anh Tuấn, Thành Công, Ba Đình, Hà Nội.

VP Hà Tĩnh: 286 Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.

Điện thoại: +[84] 2438 245 666  //  Email: .

1. Cơ sở pháp lý

Bộ luật dân sự 2015

2. Nội dung

Nội dung quyền sở hữu gồm 3 quyền năng:

- Quyền chiếm hữu;

- Quyền sử dụng;

- Quyền định đoạt.

Cụ thể:

- Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu:

Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

+ Đối với người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản: thì được quyền chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định.

+ Đối với người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự: thì thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch. Đồng thời người được giao tài sản có quyền sử dụng tài sản được giao, được chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác nếu được chủ sở hữu đồng ý.

Quyền sử dụng:

Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.

Chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Người không phải là chủ sở hữu cũng có thể được sử dụng tài sản nếu có thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.

- Quyền định đoạt:

Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.

+ Đối với người là chủ sở hữu: có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.

+ Đối với người không phải là chủ sở hữu: chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.

Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện không trái quy định của pháp luật.

Ở Việt Nam, quyền sở hữu là một trong những quyền cơ bản của công dân. Quyền sở hữu là vấn đề xương sống của luật dân sự, là tiền đề của các quan hệ pháp luật dân sự về tài sản. Bộ luật dân sự của Việt Nam coi đây là chế định cơ bản cần tập trung quy định, làm cơ sở cho việc quy định các chế định khác như hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân sự, thừa kế...

Theo Điều 158 BLHS 2015 quy định như sau : “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật”, trong đó :

  • Quyền chiếm hữu.Theo cách hiểu thông thường nhất thì chiếm hữu là sự nắm giữ, chi phối vật về mặt thực tế. “Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản”. Trong đó, chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản. Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu.
  • Quyền sử dụng theo điều 189 BLDS 2015 quy định : “Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản”. Hay nói cách khác, quyền sử dụng là quyền khai thác những lợi ích mang lại từ tài sản. Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
  • Quyền định đoạt theo Điều 192 BLDS 2015 quy định “Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản”. Trong đó quyền định đoạt có thể thực hiện bằng hai cách: quyết định số phận về mặt thực tế hoặc quyết định số phận về mặt pháp lý của tài sản.

II. Bảo vệ quyền sở hữu

Quyền sở hữu là một trong các quyền cơ bản, quan trọng nhất của công dân, nên pháp luật của bất kỳ quốc gia nào cũng đều có những quy định để bảo vệ quyền sở hữu. Điều 32 Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định: “ Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ”.

Theo lý luận truyền thống của luật dân sự thì bảo vệ quyền sở hữu được hiểu là những biện pháp trong khuôn khổ pháp luật tác động đến hành vi xử sự của con người, nhằm phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi xâm hại đến quyền sở hữu, khắc phục những thiệt hại vật chất cho chủ sở hữu. Còn phương thức bảo vệ quyền sở hữu là cách thức mà Nhà nước và chủ sở hữu sử dụng để bảo vệ chủ sở hữu khỏi những hành vi xâm hại đến quyền sở hữu, khắc phục những thiệt hại vật chất cho chủ sở hữu. Quyền sở hữu được bảo vệ bằng các biện pháp hình sự, hành chính hay dân sự.

BLDS năm 2015 đã dành hẳn Chương XI [Mục 2] bao gồm 8 điều từ 163 đến điều 170 để quy định về bảo vệ quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản. Ngoài ra, quy định về bảo vệ quyền sở hữu còn nằm rải rác ở một số điều khác. Theo đó, chủ sở hữu có quyền bảo vệ quyền sở hữu thông qua các phương thức sau:

  • Tự mình thực hiện hành vi bảo vệ quyền sở hữu;
  • Yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp phải chấm dứt hành vi vi phạm, bồi thường thiệt hại;
  • Yêu cầu Toà án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

III. Luật sư tư vấn bảo vệ quyền sở hữu tài sản

  • Tư vấn pháp luật về căn cứ xác lập quyền sở hữu;
  • Tư vấn quyền và nghĩa vụ chủ chủ sở hữu tài sản;
  • Tư vấn quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và định đoạt tài sản củ chủ sở hữu theo quy định Bộ luật Dân sự 2015.
  • Tư vấn quyền sở hữu đối với bất động sản được đăng ký theo quy định của Bộ Luật Dân Sự 2015;
  • Tư vấn thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản và căn cứ xác lập quyền sở hữu;
  • Tư vấn các phương thức bảo vệ quyền sở hữu tài sản.

IV. Liên hệ luật sư tư vấn luật dân sự

Lĩnh vực tư vấn luật dân sự về tài sản là một trong những lĩnh vực mà chúng tôi tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên sâu. Lĩnh vực này do nhóm Luật Sư Dân sự phụ trách tư vấn, soạn thảo và giải quyết tranh chấp. Với kinh nghiệm và hiểu biết của chúng tôi, Văn phòng luật sư Quang Thái cam kết sẽ tư vấn và đưa ra giải pháp hiệu quả nhất cho khách hàng. Đồng thời, chúng tôi sẽ thực hiện việc bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho quý khách.

Địa chỉ: 12 Mạc Đỉnh Chi, Phường Đa kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Video liên quan

Chủ Đề