Phản ứng furfural là gì

Ở bài này chúng ta được học cách phân biệt đường Aldose (CHO) và cetose (CO), phân biệt đường 5 và đường 6, giữa đường khử (tất cả các ose và một số đường disachride) với nhau, định lượng glucose máu và nước tiểu.

I. Phản ứng Selivanop giúp phân biệt giữa đường Andose(glucose, galactose, manose) và cetose (fructose).

Thuốc thử Selivanop phản ứng rất nhanh với Cetose (khoảng 30s đun trên ngọn lửa là đã chuyển nâu) -> dựa vào đó mà phân biệt.

II. Thuốc thử orcin phân biệt đường pentose và hexose. 

Thuốc thử Orcin tác dụng với đường pentose bị mất nước cho ra màu xanh lá cây.

III. Quan sát tinh thể osazon giúp xác định đường khử (glucose và fructose). 

Để xác định đường khử rất khó, ta chỉ phân biệt một số loại đường khử (glucose và lactose) thông qua sự tạo thành tinh thể osazon, osazon được hình thành bởi sự tác dụng của đường khử với một dẫn xuất hydrazin dưới nhiệt độ, quan sát sự khác nhau giữa tinh thể lactose (hình cầu gai) và glucose (hình bó mạ hay hình chổi) dưới kính hiển vi để phân biệt

Ở thí nghiệm này, sự tạo thành osazon với glucose là rất tốt (sau 30p đun cách thủy là đã thấy tinh thể) tuy nhiên fructose cần đun lâu hơn, nếu vẫn chưa thấy kết tinh hay kết tinh ít thì cứ mạnh dạn đi làm nguội, vừa làm nguội dưới vòi nước vừa cạ cạ đũa thủy tinh vào THÀNH ống nghiệm (cạ vào thành được rồi, thấy nhiều nhóm thọc sâu vào dung dịch mà cạ luôn).

IV. Định lượng glucose trong máu bằng pp so màu, dưới tác động của ez gluocose oxydase.

Phần thực hành thì không có gì lưu ý, cứ làm theo thứ tự trong sách. Còn về lý thuyết, enzyme này oxy hóa glucose tạo ra H2O2, H2O2 sẽ phản ứng với Phenol và 4-aminoantipyrine để cho ra sản phẩm Red Quinone, khi đo quang là ta đo Red Quinone ở bước sóng 500 nm. Do đó, phương pháp so màu này còn được gọi là phương pháp đo điểm cuối.

V. Định lượng glucose niệu bằng dd Fehling.

Nói một chút về lý thuyết (khà khà).

Carbohydrat sau khi thoái hóa hầu như cho ra glucose. Glucose được tất cả các tế bào sử dụng như nguồn cung cấp năng lượng chính, đặc biệt là mô cơ, mô thần kinh, mô mỡ. Glucose được dự trữ dưới dạng glycogen ở gan và cơ. Ở người bình thường, glucose được điều hòa thông qua một loạt hormone, nhưng đặc biệt là anh làm giảm glucose máu thì chỉ có Insulin (do tb beta của đảo Langerhans ở tuyến tụy tiết ra, giúp: thứ nhất: làm tăng sự hấp thu ở tất cả các mô nhất là xương, cơ, tim và mỡ nhờ sự tăng hoạt động của GLUT 4 – vận chuyển glucose qua màng tb. Thứ 2, tăng sự tổng hợp glycogen. Thứ 3: giảm sự phân giải glycogen), còn anh làm tăng glucose máu thì rất nhiều, như: Glucagon, adreanalin, thyroxin, glucocorticoid, hormone tăng trưởng, ACTH (tác động lên gan -> kích thích phân giải glycogen, tạo ra nhiều glucose, tác động lên ruột -> tăng hấp thu glucose…trang 33).

Nếu glucose xuất hiện nhiều trong nước tiểu thì rất chi là nguy hiểm (đo glucose đói, glucose đói là lượng glucose đạt được sau 8 đến 14 h khi ăn xong, 70-100 là bình thường, 100-125 là rối loạn đường huyết, còn lớn hơn 126 là đái tháo đường. Đơn vị là gì thì hem bít ::p). Khi bị tiểu đường (tiểu đường gồm 2 tuýp. Tuýp 1 là tuýp phụ thuộc isulin, chỉ cần bổ sung isulin. Tuýp 2 là tuýp thường gặp ở người lớn tuổi, béo phì, người ta nhận thấy tuýp 2 do tế bào không đáp ứng lại với glucose, khiến glucose trong máu tăng cao) thì dù là tuýp 1 hay tuýp 2 thì cũng đều rất nguy hiểm, phải điều trị ngay để tránh hậu họa về sau (nghe ghê quá, mà ghê thiệt :p).

Kể ra tác hại cho mấy bạn nghe nè, đầu tiên là tế bào đói năng lượng thì các mô cơ quan sẽ bị rối loạn chức năng, như bị đục thủy tinh thể nè, suy giảm miễn tịch tệ như là HIV nè, kiểu bạn bị thương khơi khơi thôi là có khả năng bị hoại tử, phải cắt bỏ tay chân… bởi vậy mấy người già bị tiểu đường hay bi cùi với đục thủy tinh thể lắm. Tiếp theo là tế bào đói năng lượng thì phải lấy năng lượng từ nhiều nguồn khác, đặc biệt là lipid. Mà các bạn học chuyển hóa lipid thì khi thoái hóa, lipid tạo ra rất nhiều Acety CoA, Acetyl CoA + oxaloacetic đi vào chu trình acid citric (crep) để tạo thêm một đống năng lượng. Mà Oxaloacetic thì không được tạo thành do glucose không có để tạo ra acid piruvic -> không tạo ra được oxaloacetic. Dẫn đến Acetyl CoA bị ứ đọng, và được chuyển hóa theo hướng tạo cetonic chứ không đi vào chu trình acid citric như thông thường, chất này khi đào thải qua nước tiểu thường kéo theo sự thải muối, cơ thể mất muối -> hệ đệm bị ảnh hưởng, huyết áp ạ, mất cân bằng chuyển hóa, ảnh hưởng đến dẫn truyền thần kinh…Glucose dư thừa được đào thải qua thận, làm thay đổi áp suất thẩm thấu, khiến nước tiểu ưu trương, sẽ dẫn đến sự tăng đào thải nước. Cơ thể mất nước…

Do đó bị đái tháo đường rất nguy hiểm, nó gây ra một loạt rối loạn trong cơ thể. Do đó để phòng ngừa tiểu đường ta phải có một chế độ ăn hợp lý, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao… nếu đã làm như Trần Khoai tui khuyên mà không được thì đó là do số trời rồi. À các bạn có muốn giao lưu Kick – boxing thì pm với TK tui nhá :P.

Quay lại bài. Dung dịch Fehling có khả năng nhận biết các chất có tính khử như đường khử, urat, oxalat..hay những chất kết hợp với acid glucoronic, creatin, creatinin. Do đó để định lượng glucose thì cần loại bỏ các yếu tố trên (tuy nhiên trong bài ko loại bỏ),

Đường khử trong nước tiểu chủ yếu là glucose, nên tính được lượng đường khử bao nhiêu thì đều quy nó về glucose cả.

Ở thí nghiệm này ta cần chuẩn độ dung dịch Fehling bằng glucose mẫu 1%, rồi sau đó mới định lượng glucose. Cuối cùng nhân tam suất là ra.

Khi chuẩn thì dung dịch đổi sang vàng thì nhỏ thiệt chậm, chậm thiệt chậm, vừa nhỏ vừa lắc (hơi nóng, chịu khó nhé :p). Thấy chuyển nâu là okie.

Kết quả thì nó thường tương đương với mẫu chuẩn.

Câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1: Thuốc thử phân biệt tính khứ của Disaccharide?

Fehling

Câu 2: Thuốc thử  phân biệt Aldose và Cetose?

Selivanop

Câu 3: Phản ứng Selivanop đặc trưng cho:

Cetose

Câu 4: Chất tác dụng thuốc thử Orcin tạo màu xanh lá?

Furfural

Câu 5: Chất tác dụng Resosin cho màu đỏ?

Oxymethyl Furfural

Câu 6: Tại sao khi đun saccharose không được đun lâu?

Tạo sp là đường khử

Câu 7: Các chất nào sau đây cho cùng một Osazon?

Glucose, manose, fructose

Câu 8: Thuốc thử được dùng trong thủy phân tinh bột?

Iot

Câu 9: Các chất có trong thành phần thuốc thử để định lượng glucose máu?

Glucose oxidase, peroxidase, phenol, 4-aminoantipyrine

Câu 10: Tên 2 enzyme được dùng trong định lượng glucose máu?

Glucose oxydase và peroxydase

Câu 11: Sản phẩm thủy phân của Sacchride là?

Glucose và Fructose

Câu 12: Phản ứng tạo glucosazon là cho glucose tác dụng với?

Phenylhydrazin

Câu 13: Pentose bị mất nước tạo?

Furfural

Câu 14: Màu của phản ứng tác dụng thuốc thử Orcin?:

Xanh là cây

Câu 15: Phân biệt glucose và lactose trong phản ứng tạo osazon?

Dựa vào tinh thể

Câu 16: Phương pháp đo quang dùng định phân glucose ở bước sóng?

500 nm (492-550nm)

Câu 17: Công thức của thuốc thử Orcin?

Trang 1

Câu 18: Đường khử tác dụng với dd Fehling cho màu đỏ gạch của?

Đồng 2 oxid.

Câu 19: Có thể loại Uric hay Urat trong nước tiểu bằng?

Chì acetat 30%

Câu 20: Có thể loại uric, creatin và protein trong nước tiểu bằng?

DD nitrat thủ ngân/H+

Câu 21: Trong phản ứng xác định glucose, dung dịch Fehling chuyển sang màu tím khi trong nước tiểu có?

Albumin.

Câu 22: Trong phản ứng xác định glucose, dung dịch Fehling có xuất hiện tủa vàng ngả sang xanh lục là có sự xuất hiện của?

 Urat, Oxalat hoặc những chất kết hợp với acid glucoronic, creatin, creatinin

Câu 23: Định phân nước tiểu bằng pp cause Bonnans thì dd Fehling chuyển màu ntn?

Xanh dương - Xanh lục - Vàng - Nâu hay xám xanh

Câu 24: Albumin trong nước tiểu có thể được loại bằng?

Thuốc thử Courton (chì acetat 30)

Câu 25: Trong nước tiểu ngoài glucose thì còn xuất hiện loại đường khử nào?

Lactose, levutose và pentose.

Câu 26: Phản ứng oxy hóa glucose phụ thuộc nhiều vào?

Nhiệt độ, nồng độ, thời gian (phản ứng của enzyme glucose oxydase)

BÀN 2

Bài này chúng ta học về kỹ thuật Mestrezat giúp đinh lượng protein niệu, phương pháp Biure giúp định lượng protein huyết thanh, định lượng Nito tổng bằng Kjeldahl

I. Kỹ thuật Mestrezat giúp định lượng protein niệu

Đây là kỹ thuật so độ đục, thí nghiệm được tiến hành đơn giản như trong hướng dẫn. Sau khi bạn bố trí thí nghiệm xong thì lấy ống thử của mình đi so với 10 ống chuẩn còn lại. So độ đục bằng cách đặt ống thử với ổng chuẩn cạnh nhau và áp sát phía sau là tờ giấy có chữ. Nếu ta nhìn 2 kiểu chữ tương đương thì xác định được đó là 2 ống tương đồng, từ đó đối chiếu vào số liệu mẫu để kết luận lượng hàm lượng protein niệu. Kỹ thuật này gọi là Mestrezat.

II. Điều chế Hemin từ Hemoglobin

Nhắc lại lý thuyết: Hemoglobin được cấu tạo bới 4 thằng Hem kết hợp với 1 thằng globin, Ở người và động vật, phần hem thì giống nhau nhưng phần globin thì khác nhau. Globin là một protein, nên nó được tổng hợp không khác gì tổng hợp một protein. Còn hem, hem được tổng hợp gồm 3 giai đoạn. GĐ 1: Tạo acid theta amino levulinic (ALA) ở trong ty thể. Bước 1 GĐ 2: ALA di chuyển tới bào tương, 2 phân tử ALA ngựng tụ, loại nước -> đóng vòng pyrol tạo thành porphobilinogen dưới sự xúc tác của ALA dehydratase (porphobilinogen synthase. Bước 2 GĐ 2: 4 phân tử Porphobilinogen kết hợp, loại NH3, tạo thành Uroporphyriogen I (khi rối loạn) và Uroporphyrinogen III (chính). Bước 3 GĐ 2: Uroporphyrinogen III khử gốc acetat ở vị trí 1 3 5 8 thành metyl nhờ enzyme uroporphyrinogen decarboxylase tạo ra coproporphyrinogen III. GĐ 3: Coproporphyrinogen III rời bào tương vào ti thể tạo thành protoporphyrinogen III xúc tác là enzyme coproporphyrinogen oxydase giúp thay thể propionat (-CH2 – CH2 – COOH) ở vị trí 2 và 4 ở nhân pyrol I và II thành Vinyl (-CH2 = CH2). Cuối cùng protoporphyrinogen III kết hợp với Fe2+ để tạo hem. 4 hem kết hợp với globin tạo hemoglobin.

Còn về thí nghiệm thì không có gì để nói, chỉ lưu ý là đối với thí nghiệm này nên đeo bao vì thực trong tủ hút môn Sinh Hóa thì hóa chất dây tùm lum tà la tả lả.

III. Định lượng protein toàn phần bằng sữa rửa mặt BÍ Ù RÊ (giỡn thôi, bằng phương pháp Biure)

Phương pháp Biure được thực hiện dựa trên nguyên tắc tạo phức giữa protein và muối đồng trong môi trường kiềm, phức này có màu, cường độ màu tỉ lệ với protein toàn phần trong huyết thanh.

Thí nghiệm thực hiện đơn giản, không có gì phải lưu ý.

IV. Định lượng nito tổng bằng Kjeldahl.

Đầu tiên phải vô cơ hóa mẫu, sau đó là tới chưng cất.

Vô cơ quá mẫu nghĩa là từ một mẫu protein hữu cơ, ta cho tác dụng với acid sulfuric đậm đặc, nhiệt độ, để phân rã protein thành các sulfat amonium vô cơ. Sau khi vô cơ, cho thêm NaOH và đưa vào máy chưng cất của trưởng. Máy Kjeldahl của Khóa Dược – trường ĐH Y Dược TP.HCM có tên là UKD 130D.

Tiến hành:

Khi vô cơ hóa mẫu, một mẹo nhỏ là đặt sát bình Kjeldahl vào bếp điện, như vậy sẽ đẩy nhanh phản ứng. Phán ứng kết thúc khi dung dịch có màu xanh đậm, và hết khí bay lên. Lúc này nhấc bình ra, để nguội. Khi để nguội thì bình chuyển về màu xanh nhạt, Như vậy là đạt yêu cầu, còn nếu đậm quá thì đun tiếp.

Trong lúc chờ đun, chúng ta đi định lượng H2SO4 N/50 và NaOH N/25. Thông thường tỉ lệ thể tích 2 anh này gần bằng 2 (như vậy mới hợp lý chớ hớ hớ).

Hướng dẫn sử dụng máy Kjeldahl UKD 130D của Khoa Dược ĐH Y Dược TP.HCM.

Do máy bị hư chức năng tự động đổ NaOH nên mấy bạn đừng làm theo sách, làm theo mình chỉ nè.

Đầu tiên là coi can nước phía sau đã vơi chưa, nếu vơi rồi thì đổ thểm nước máy cho đầy. Sau đó bật công tắc lên, để làm nóng máy ta bấm bấm pre – heating. Chờ khoảng 5p thì tiêng bíp nhẹ nhàng kêu lên. Bạn lấy bình vô cơ hóa mẫu của mình đổ vào ống thủy tinh của máy chưng cất (cách mở ống: dưới chân ống có một cái đế màu đen, ấn cái đế đó xuống và đồng thời rút cái ống thủy tinh ra). Trước khi đổ chuẩn bị 10ml nước cất đề rửa lại bình, 10ml đó chia làm 2 lần để rửa. Sau khi cho dung dịch vô cơ hóa mẫu và 2 lần dung dịch rửa vào ống, hút 10ml dung dịch NaOH cho trực tiếp vào ống. Sau đó lắp ống lại hệ thống chưng cất. Lấy 20ml dd H2SO4 N/50 vào beccher để hứng dung dịch sau chưng cất.

Tóm tắt cách dùng máy:

Phản ứng furfural là gì

 Câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1: Phản ứng của protid trong mt kiềm được gọi là pu Biure vì?

Sản phẩm có màu tương tự màu Biure

Câu 2: Phản ứng Biure để xác định?

Liên kết peptid

Câu 3: Phản ứng Biure có phức màu?

Tím

Câu 4: vai trò của NaOH trong định lượng Nito tổng?

Đẩy NH3 ra ngoài

Câu 5: Trong định lượng Nito tổng, giai đoạn vô cơ hoàn toàn dung dịch chuyển màu như thể nào?

Từ trong suốt sang xanh lơ

Câu 6: Protein trong nước tiểu được định lượng theo phương pháp?

So độ đục

Câu 7: Trong quá trình vô cơ hóa mẫu bằng pp Kjeldahl, khói trắng sinh ra là gì?

SO2 và SO3

Câu 8: Tác nhân vô cơ hóa mẫu trong quá trình vô cơ hóa mẫu là?

H2O2 và H2SO4 đ

Câu 9: Để tìm protein trong nước tiểu, ta dùng phản ứng của protein với?

Tricloacetic

Câu 10: Bước sóng dùng để định lượng protid trong huyết thanh?

550 (546nm)

Câu 11: Hemoglobin của người khác động vật ở?

Globin

Câu 12: Cấu tạo cảu Hem?

Protoporphyrin + Fe2+

Câu 13: Khi oxy hóa Fe2+ kết hợp với Cl- tạo nên?

Hemin

Câu 14: Khi oxy hóa Fe2+ kệt hộp với hydroxyd tạo nên?

Hematin

 BÀN 3:

1. Định tính muối mật: khi cho acid sulfuric đặc vào chúng ta KHÔNG lắc ống nghiệm, vì khi cho acid vào dung dịch sẽ tạo thành 2 màu khác nhau, chúng ta sẽ quan sát màu ở mặt phân cách giữa 2 chất lỏng, khi lắc ống nghiệm 2 chất lỏng sẽ trộn lẫn vào nhau nên đọc màu sẽ không chính xác nữa.

2. Thủy phân lipid bằng lipase: đặt ống nghiệm vào máy điều nhiệt hay nồi cách thủy 37 độ, do không tìm thấy bếp nào nhiệt độ như thế, chỉ có máy điều nhiệt 98 độ, mà 98 độ em sợ enzym sẽ mất hoạt tính nên lấy nước trong bình điều nhiệt ra cốc, pha ấm ấm rồi cho ống nghiệm vào ngâm, các anh chị chịu khó thay nước thường xuyên, nhóm em làm như thế và vẫn ra kết quả.

3. Định lượng triglycerid và cholesterol: Thầy nói mẫu huyết thanh và mẫu chuẩn là 1, nên kết quả OD Chuẩn và Thử gần bằng nhau. Khi đo OD, đèn sẽ chiếu từ trên xuống giếng đo, để kết quả chính xác, khi bơm mẫu vào giếng nên để 1 người làm.

Còn những phần khác cứ làm như trong sách, không có gì khó khăn, kết quả Ok.^^.

BÀN 4
🚩Mở bài: nguyên nhóm đạt điểm C
🚩Trả lời câu hỏi của Cô Trang (chép lại khi Cô giảng)
1-enzim vai trò xúc tác từ chất X sang Y.
2- Sự biến thiên cơ chất X ra Y tính trên đơn vị thời gian là phút.
3-enzim phản ánh qua thông số đo mật độ quang. Sự thay đổi nên cần đo 1 phút/1 lần. Delta OD (mật độ quang) lớn hay nhỏ phản ánh lượng enzim nhìu hay ít.
3 lần đo thì có 3 delta OD gần bằng nhau. Bỏ giá trị OD1 vì yếu tố nhiệt độ (môi trường bình thường trước khi vào máy đo thì nhiệt độ phòng ko phải 37 độ C. Nên sai số. Vì ở nhiệt độ 37 (phù hợp thân nhiệt) thì phản ứng enzim phản ánh chuẩn nhất.
4- Những chất ko là enzim thì xét nghiệm cần chuyển chất khó đo thành chất có màu. Đo chất B tạo ra tại thời điểm A phản ứng hết cho ra B (phườn pháp đo điểm cuối) : 5-10-30 phút
(Áp dụng cùng nguyên tắc dù cơ chất đo khác nhau)
5- Những chất enzim: amylase, catalase, men gan...
Những chất ko là enzim: ion, gluose, creatinin, acid ủic, ure, cholesterol,...
🚩Thực hành: máy đo, thao tác chỉ hút pipet.
Lưu ý:
thời gian ủ có hay ko tuỳ theo từng thí nghiệm
Tính chú ý đổi đúng đơn vị
U: nồng độ creatinin trong nước tiểu bình thường 1,25mg/mL ( phần tính độ thanh thải creatinin).

Câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1: Thành phần đo OD trong định lượng amylase bằng phương pháp đo quang là?

P-nitrophenol

Câu 2: Độ thanh thải creatinin được tính dựa vào?

Nồng độ creatinin trong nước tiểu, nồng độ creatinin trung bình trong huyết thanh, số ml nước tiểu đào thải trong 1 phút.

Câu 3: Định lượng nào sau đây đo bằng phương pháp động học?

Creatin, Amylase, GOT, GPT

Câu 4: Trong định lượng amylase, amylase thủy phân thành phần nào sau đây? 

P-Nitrophenyl-alpha-maltotriosid

Câu 5: Phản ứng dùng trong định lượng creatinin là phản ứng:

Creatinin với picrat kiềm

Câu 6: Mẫu định lượng creatinin có thể là?

Huyết thanh, nước tiểu, huyết tương

Câu 7: Định lượng GOT, GPT bằng phương pháp động học là do sự thay đổi mật độ quang theo thời gian dựa trên sự tạo thành NAD+ 

-> Đúng

Câu 8: Khảo sát hoạt động của enzyme catalase là khảo sát khả năng xúc tác phản ứng phân huyer H2O2 thành nước và oxy

-> Đúng

Câu 9: Trong định lượng gama GT, khi mẫu thử vượt quá khoảng tuyến tính thì làm lại thí nghiệm dùng huyết thanh pha loãng 1/10 với dung dịch NaCl 0,9% nhân kết quả với 10.

-> Đúng

Câu 10: Trong định lượng amylase, nước tiểu phải pha loãng với 1/3 nước cất?

-> Đúng

Câu 11: 

 BÀN 5

Bài chia ra làm 2 phần. Phần định lượng và định tính.

* ĐỊNH LƯỢNG: gồm định lượng acid uric, calci, clo- và ure.

Hôm nay thầy Nhãn là người đứng lớp, kiểm tra kết quả. Theo đánh giá của bọn mình thì thầy chỉ dựa vào kết quả, không cần biện luận kết quả. Kết quả thầy so trực tiếp với khoảng tham khảo, thầy sẽ chú thích kết quả là cao hay thấp sau khi so sánh với khoảng tham khảo. Theo nhóm trước thì chuẩn và thử là như nhau nên kết quả chắc chắn phải nằm trong khoảng bình thường. Các bạn nên hiệu chỉnh số liệu ở khoảng bình thường, mình thấy đa số bài đều chấm kết quả đạt ở khoảng bình thường.

Cuối giờ thầy có hỏi, nếu trả lời đúng được cộng điểm, sai bị trừ điểm. 

- ĐỊNH LƯỢNG ACID URIC

Để định lượng Acid uric người ta sử dụng phương pháp đo điểm cuối. Đặc điểm của phương pháp là: đọc kết quả một lần duy nhất vào thời điểm cuối cùng của phản ứng, phải có dung dịch chuẩn biết trước nồng độ và đo nồng độ cơ chất

Trong bài có khái niệm:

+ Huyết thanh không bị huyết giải nghĩa là huyết tương đã loại Fibinogen (chất làm đông máu)

+ Huyết tương chông đông máu bằng heparin. Thầy hỏi có chất chống đông nào khác: đáp án là EDTA, thầy hỏi tiếp nó có thể sử dụng thay thế heparin được không. Đáp án là không, lí do không sử dụng EDTA như sau. Ca2+ là ion tham gia quá trình đông máu. Khi có mặt EDTA sẽ tạo phức với Ca2+ ==>Ca2+ bị ức chế ==> đông máu không xảy ra. Mặt khác trong thành phần các enzym như uricase, peroxidase có các ion như Mg2+ ==> EDTA tạo phức với Mg2+ ==> ức chế enzym ==> phản ứng phân hủy acid uric không thể xảy ra ==> không phù hợp phương pháp trong bài.

+ Giá trị tham khảo, là khoảng giá trị của người bình thường. Thầy hỏi, tại sao không gọi luôn là khoảng bình thường? Trả lời, nếu gọi là khoảng bình thường thì phải gọi bình thường ở người VN hay Châu Âu hay Châu Phi…

+ Khoảng tuyến tính. Là khoảng giá trị cho phép không cần làm lại thí nghiệm. Nếu giá trị tìm được lớn hơn khoảng tuyến tính thì bắt buộc phải làm lại. Khi làm lại nhớ pha loãng mẫu, pha loãng xong rồi nhớ nhân với hệ số pha loãng. Nguyên tắc của việc pha loãng: mục đích đưa nồng độ về khoảng tuyến tính, nếu để nồng độ quá cao, vượt qua khoảng tuyến tính sẽ dẫn đến trạng thái giá trị OD tăng không tuyến tính với giá trị nồng độ tăng. Dẫn đến sai lệch kết quả. Biểu đồ minh họa (_________________)

- ĐINH LƯỢNG Cl-, Ca2+.

Tương tự Acid uric. Tuy nhiên mẫu trắng ở đây là NƯỚC KHỬ ION, nhóm mình do không quan sát nên đã lấy nước cất để làm mẫu trắng, đến lúc ủ xong mới phát hiện ra nên phải làm lại mẫu trắng. Mẫu trắng là mẫu khử ion, nghĩa là các ion trong đó bị loại bỏ (bao gồm Ca2+ và Cl-). Phải là nước khử Ion mới mang lại tính khách quan cho thí nghiệm. Quả thật khi so sánh giữa mẫu trắng là nước cất với mẫu trắng nước khử ion là có chênh lệch về giá trị OD.

- ĐỊNH LƯỢNG URE

Phương pháp thực hện thì tương tự so với bài định lượng Creatinin thuộc bàn 4. Đó là động học so chuẩn. Đặc điểm của động học so chuẩn là: đo lớn hơn 2 lần (khác với đo điểm cuối), đo dựa trên sự mất đi cơ chất hay tạo thành sản phẩm. Ở thí nghiệm này ta đo sự mất đi của cơ chất NADH, dẫn đến đồ thị theo hướng giảm.

Xác định giá trị OD ở chấm 1 và chấm 7. Nhắc thêm về lý do tại sao lại chọn chấm 1, chấm 7. Nguyên tắc, máy sẽ đo cứ 10s là cho ra một kết quả tương ứng với 1 chấm, nghĩa là tới chấm 7 có 6 chấm x 10s = 1 phút. Như vậy là đo cách nhau 1 phút đúng như yêu cầu trong giáo trình.

THỦ THUẬT KHI TIÊN HÀNH

- Các chỉ tiêu acid uric, calci, clo- đều thực hiện trên cùng 1 mẫu chuẩn và 1 mẫu thử huyết thanh.
- Ure đến cuối giờ mới làm vì chỉ đo trong 30s - 90s (đến lúc nào làm được thầy sẽ gọi)
- Acid uric, calci, clo-:
+ Môi thí nghiệm cần 1 ống nghiệm trắng, 1 ống chuẩn và 1 ống thử. Nhóm có 4 tổ => 12 ống cho 1 thí nghiệm => 36 ống cho 3 phần.
( quy ước hay đánh dấu ống chứa trắng, chuẩn, thử rõ ràng để không nhầm)
Kinh nghiệm: chỉ để cho 1 người đại diện mỗi tổ làm. 4 tổ thì 4 người, mỗi người làm phần của tổ mình.
Cuối cùng là cho thuốc thử

Khi đạt thời gian ủ thì anh chị xin thầy 1 vỉ giếng đo, dùng micropipet hút 320 microlit mỗi dung dịch vào giếng, nhớ cho vào giếng theo thứ tự để khi máy đọc kết quả mình chụp lại dễ nhớ ô nào của mẫu nào.

Chỉ để 1 người trong tổ nhỏ làm để đảm bảo kết quả chính xác. Nhóm mình vì mong muốn mỗi thành viên đều được dùng micropipet nên cứ mỗi người hút mẫu vào 2 - 3 ống, cuối cùng ra kết quả nhảy tùm lum. Bạn trong tổ chưa làm thì quan sát, tuần sau làm bài khác, vì thật sự chỉ hút mẫu thôi, đo đạc là thầy làm hết rồi.

KẾT QUẢ: mẫu thử huyết thanh trong thực tập này chứa các chất với nồng độ bằng nồng độ của các chất trong chuẩn luôn (đây là lời thầy nói nên anh chị yên tâm nhé)

Vì vậy các tổ định lượng các chất ra xấp xỉ bằng nồng độ trong chuẩn (trong giáo trình có ghi rõ nồng độ các chất trong dd chuẩn) thì là thao tác hút chính xác rồi đó.

* ĐỊNH TÍNH: chỉ có lưu ý hai phần
- Tìm glucose: nên làm trước nhất vì thời gian để thấy được tủa đỏ gạch khá lâu, nếu mình để k đủ lâu, mẫu nước tiểu có glucose tuy nhiên hàm lượng quá ít, không đủ thời gian để thấy tủa xuất hiện, mình kết luận nước tiểu không có glucose là sai (trường hợp tổ mình để đến gần cuối giờ mới thấy 1 lớp rất mỏng màu đỏ ở đáy ống nghiệm, cũng có tổ vừa đun ra đã thấy tủa đỏ rồi vì mẫu nước tiểu đó glucose nhiều)

- Tìm ceton: bão hòa nước tiểu với amonisulfat thật kĩ nhé, bão hòa kỹ mới có thể thấy được sự xuất hiện màu tím (nếu có ceton) sau 8-10 phút.

- Mỗi ngày sẽ có mẫu nước tiểu khác nhau, các tổ khác nhau thì mẫu nước tiểu khác nhau nên mình sẽ không đưa kết quả vào.

 Câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1: Bilirubin trực tiếp (liên hợp) tăng khi?

Liên hợp thì tan được trong nước -> có mặt trong nước tiểu. Xuất hiện nhiều là do tắc mật, u đầu tụy, làm ứ đọng trong gan -> dần dần tràn ra máu -> dẫn xuống nước tiểu. Bệnh lý này gọi là vàng da sau gan.

Câu 2: Bilirubin gián tiếp (tự do) tăng khi?

Vàng da trước gan, không tan trong nước, do Hemoglobin bị bất thường, thiếu enzyme G6PD, bệnh về miễn dịch, sốt rét, sốt xuất huyết...

Bổ sung: vàng da tại gan do viêm gan, lúc này xuất hiện cả bilirubin tự do lẫn liên hợp.

Câu 3: Nước tiểu chứa Bilinogen thì bị?

Tắc mật, viêm gan, xơ gan

Câu 4: Bệnh không phải do Bilirubin trực tiếp?

...

Dành cho bạn nào chỉ muốn qua môn: môn này đậu rớt phụ thuộc hoàn toàn vào phần định lượng, ngoài thao tác cẩn thận thì còn hên xui rất nhiều (nhớ  hút lần nào thì kiểm tra lại pipetman mắc dịch lần đó nghe, nó tự nhảy số mà không nói ji cả, nóng máu :x). Khi thi nhớ mang theo 2 tờ giấy A4, thi lý thuyết nhớ ghi đề không bị trừ điểm, làm xong thì nộp không sẽ bị chấm nộp trễ, trừ điểm nữa.