Phát triển nguồn nhân lực trong nông nghiệp là gì năm 2024

Đến nay, vùng có khoảng 130 nghìn héc-ta cây ăn quả các loại, tăng 27 nghìn héc-ta so với năm 2005. Về chăn nuôi, vùng có thế mạnh về chăn nuôi lợn với tổng đàn khoảng bốn triệu con, chiếm 18% số đàn heo cả nước. Vùng Ðông Nam Bộ đang đứng đầu cả nước về sản lượng cao-su, điều, lợn.

Ngoài ra, vùng còn có thế mạnh về phát triển nông nghiệp công nghệ cao với nhiều mô hình tiên phong về ứng dụng các công nghệ tiên tiến, tự động hóa, sản xuất thông minh để tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và nâng cao sản lượng, cũng như chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

Tuy đạt được nhiều điểm nổi bật, song về tổng thể, sự phát triển nông nghiệp toàn vùng Ðông Nam Bộ vẫn chưa thật sự tương xứng với tiềm năng, lợi thế của từng địa phương và cả vùng. Giá trị và sản lượng nông nghiệp gia tăng chủ yếu dựa trên việc sử dụng tăng thêm các yếu tố đầu vào như lao động, đất, phân bón và nguồn tài nguyên thiên nhiên khác. Chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm chưa cao, công tác bảo quản, chế biến còn nhiều bất cập, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là thô và sơ chế.

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp còn ít, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực tài chính hạn chế, tính hợp tác chưa cao. Tình trạng ô nhiễm môi trường do sản xuất nông nghiệp gây ra ở nhiều vùng nông thôn ngày càng trở nên nghiêm trọng... Những thách thức này ngày càng lớn hơn, nhất là trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số và hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng.

Rào cản được xem lớn nhất đối với sự phát triển bền vững nông nghiệp của vùng Ðông Nam Bộ nói riêng, cả nước nói chung là chất lượng nguồn nhân lực ở lĩnh vực nông nghiệp còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Trong bối cảnh cạnh tranh và toàn cầu hóa, nguồn nhân lực là tài sản quan trọng nhất của mỗi quốc gia. Tài nguyên thiên nhiên, vốn, công nghệ, các nguồn lực khác chỉ có thể phát huy lợi thế tốt nhất khi được kết hợp với nguồn lao động có trình độ cao, được đào tạo bài bản.

Theo thống kê, năm 2022, cả nước có hơn 521 nghìn sinh viên nhập học ở 25 lĩnh vực đào tạo thì chỉ có 7.100 sinh viên nhập học khối ngành nông, lâm, thủy sản và thú y, chỉ chiếm tỷ lệ 1,37%. Trong khi đó, khảo sát của Trường đại học Nông lâm và Ðại học Huế, giai đoạn 2018-2023, hằng năm các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng khoảng 2.200-3.000 kỹ sư, bác sĩ thú y, nhưng số sinh viên ra trường chỉ có 1.500-2.000 kỹ sư, mới đáp ứng hai phần ba nhu cầu tuyển dụng.

Tương phản với sự giảm sút về số lượng người học là nhu cầu về nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản vẫn rất lớn. Ðặc biệt, trong 5 năm gần đây, hầu hết các doanh nghiệp đều cho biết đang trong tình trạng thiếu hụt trầm trọng nhân lực trình độ đại học trong lĩnh vực nông nghiệp.

Trong khoảng 10 năm qua, lao động nông, lâm, thủy sản của vùng Ðông Nam Bộ giảm mạnh từ 1,24 triệu người năm 2011 xuống còn khoảng 778 nghìn người hiện nay, mỗi năm giảm trung bình 46 nghìn người, tốc độ giảm bình quân 3,75% mỗi năm. Ngoài ra, chất lượng lao động ở lĩnh vực nông nghiệp vùng Ðông Nam Bộ nhìn chung còn thấp, tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp nghề trở lên chỉ chiếm 7,4%.

Nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho nông nghiệp ngày càng tăng trong khi nguồn cung lại giảm mạnh là nguyên nhân chủ đạo dẫn đến sự thiếu hụt đáng kể nguồn nhân lực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản hiện nay và sẽ trầm trọng hơn trong 5-10 năm tới nếu không có các giải pháp kịp thời và bền vững.

Cho nên, mục tiêu của ngành nông nghiệp đề ra từ nay đến năm 2030, bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho khoảng 1,5 triệu lao động nông thôn trên cả nước; tỷ lệ lao động nông nghiệp được đào tạo đạt hơn 70%; tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ [từ sơ cấp trở lên] của nhóm ngành nông, lâm, thủy sản từ 4,6% năm 2020 lên 10% vào năm 2030. Các cơ sở đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần xây dựng đề án thu hút nhân lực chất lượng cao làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp; nghiên cứu và nhân rộng các mô hình thí điểm đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ngành nông nghiệp.

[BKTO] - Trong bối cảnh chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, sự thiếu hụt lao động có kỹ năng, nhất là lao động trình độ cao được xem là rào cản và thách thức lớn đối với nỗ lực phát triển ngành nông nghiệp của nước ta hiện nay...

Tăng cường đào tạo là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng lao động nông thôn, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp. Ảnh: Báo Dân sinh

Nhân lực ngành nông nghiệp vừa thiếu, vừa yếu

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [NN&PTNT], thời gian qua, với sự quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước, chúng ta đã đào tạo được một nguồn lực lao động có chất lượng, có tay nghề, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành, của đất nước.

Tuy nhiên, nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao của ngành NN&PTNT vẫn còn yếu và thiếu, nhất là thiếu chuyên gia, đội ngũ có thể làm chủ công nghệ, kỹ thuật cao; ngoài ra tỷ lệ lao động nông thôn chưa qua đào tạo vẫn lớn.

Mỗi năm, sinh viên ngành nông nghiệp chỉ chiếm chưa đến 2% tổng sinh viên nhập học, gây thiếu hụt nghiêm trọng nguồn lao động chất lượng để phát triển nông nghiệp. Ảnh: N.Lộc

Hiện, lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp chiếm khoảng 30% lực lượng lao động cả nước, nhưng sinh viên đăng ký học ngành nông nghiệp chiếm chưa đến 2% tổng sinh viên nhập học hàng năm.

Ông Đỗ Năng Khánh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp lưu ý, chất lượng nguồn nhân lực được xem là rào cản và thách thức lớn đến mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn mà nghị quyết của Đảng đã đề ra.

“Lao động không qua đào tạo hoặc trình độ đào tạo thấp hạn chế việc áp dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật; tiếp cận thị trường; sử dụng vốn đầu tư” - ông Khánh cho biết.

Hệ quả của tình trạng này, theo ông Khánh, đó là năng suất lao động trong khu vực nông nghiệp chỉ bằng 38,1% năng suất lao động của các ngành kinh tế.

Giai đoạn 2016-2020, học sinh, sinh viên đăng ký các ngành, lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi và thủy sản giảm trên 30% so với giai đoạn 2011-2015. Trong những năm gần đây, một số ngành nông nghiệp truyền thống có rất ít hoặc thậm chí không có sinh viên đăng ký học .

Ông Ngô Hồng Giang - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ [Bộ NN&PTNT] cho biết, người học các ngành nông nghiệp chủ yếu là con em nông dân sinh sống ở nông thôn, miền núi, vùng khó khăn.

Cùng với đó điều kiện làm việc trong ngành vất vả, vị thế kém hấp dẫn so với các ngành khác, thu nhập của lao động làm việc trong ngành rất thấp, chỉ bằng 39% trung bình cả nước.

Tâm lý đề cao những ngành phi nông nghiệp để có điều kiện lập nghiệp ở khu vực thành thị hoặc lựa chọn học nghề để làm việc trong các khu công nghiệp ở địa phương đã tác động lớn đến tình trạng thiếu hụt nhân lực nông nghiệp.

“Điều này đặt ra nhiều thách thức đối với sự phát triển ngành, nhất là trước những đòi hỏi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay” - ông Giang lưu ý.

Chất lượng nguồn lao động là yêu cầu sống còn

Nông nghiệp Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển sản xuất, nhất là các mặt hàng nông sản chất lượng cao nhằm đáp ứng với nhu cầu ngày một tăng của thế giới. Trong bối cảnh đó, chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến tốc độ và chất lượng tăng trưởng của ngành nông nghiệp.

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt mục tiêu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp phấn đấu đạt bình quân khoảng 3%/năm; tăng năng suất lao động nông nghiệp bình quân từ 5,5 - 6%/năm...

Để thực hiện các mục tiêu trên, Nghị quyết đã xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

"Hiện, ngành nông nghiệp đang ưu tiên đào tạo nhân lực có trình độ chuyên môn cao, đủ trình độ tiếp cận công nghệ hiện đại để tạo đột phá trong nghiên cứu...; đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn gắn với nhu cầu thị trường" - Bộ trưởng cho biết.

Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp cần được tăng cường đào tạo kỹ năng nghề. Ảnh: Phutho.gov.vn

Chia sẻ thêm về nhiệm vụ đào tạo, GS,TS. Nguyễn Thị Lan - Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, ngành nông nghiệp đang trong giai đoạn chuyển nhanh từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp tri thức dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ cao để nâng cao giá trị gia tăng và đảm bảo phát triển bền vững.

Do đó, khả năng thích ứng với công nghệ; đặc biệt là kỹ năng nghề nghiệp là những yêu cầu quan trọng hàng đầu khi đào tạo nhân lực. "Từ năm học 2017 đến nay, hằng năm, Học viện đã kết nối, đưa gần 6.000 sinh viên đến hơn 200 doanh nghiệp và hơn 50 viện nghiên cứu để thực tập, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp" - bà Lan cho biết.

Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục làm việc với các trường, các doanh nghiệp để việc đào tạo nguồn nhân lực đi đúng quỹ đạo thị trường, tạo động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan

Lưu ý những bất cập từ chính sách khiến cho hoạt động đào tạo nhân lực nông nghiệp gặp trở ngại, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội Đồng Văn Ngọc cho rằng, Nhà nước cần sớm trao quyền tự chủ nhiệm vụ cho trường nghề để linh hoạt trong quá trình tổ chức đào tạo, hợp tác với doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cơ quan quản lý chuyên trách cũng cần xây dựng hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu giáo dục nghề nghiệp nhằm đảm bảo cập nhật đầy đủ thông suốt các dữ liệu nghề nghiệp, là căn cứ để điều chỉnh các chính sách phù hợp với thực tiễn của thị trường lao động và sản xuất.

Dưới góc nhìn của nhà tuyển dụng, đại diện nhiều doanh nghiệp cho rằng, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích sinh viên vào học các ngành xã hội có nhu cầu cao nhưng khó tuyển sinh như Khoa học đất, Nông học, Thủy sản… Đặt hàng giao nhiệm vụ cho các cơ sở có thế mạnh về đào tạo nguồn nhân lực những lĩnh vực quan trọng, thiết yếu...

Theo ông Đào Trọng Độ - Vụ trưởng Vụ Đào tạo thường xuyên, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, Tổng cục đã đề xuất nhiều điểm đổi mới, trong đó trọng tâm là nâng cao chất lượng đào tạo thông qua việc tổ chức liên kết với các doanh nghiệp; thí điểm đào tạo nghề trung cấp, cao đẳng cho lao động nông thôn...

“Điều quan trọng lúc này là cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn để giúp cho người lao động nông thôn hiểu về lợi ích của học nghề, từ đó chủ động tham gia học để có nghề, có việc làm, có thu nhập, ổn định cuộc sống” - ông Độ cho biết.

Phát triển nguồn nhân lực bao gồm những gì?

Phát triển nguồn nhân lực bao gồm ba loại hoạt động chính là: giáo dục, đào tạo và phát triển. Giáo dục: là sự chuẩn bị kiến thức cơ bản và cần thiết cho nguồn nhân lực tham gia thị trường lao động trong tương lai. Đây là bước gây dựng tư duy suy nghĩ, có yếu tố cốt lõi trong quá trình phát triển nhân lực.

Tại sao chúng ta cần đào tạo và phát triển nguồn nhân lực?

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giúp nâng cao hiệu quả làm việc, gia tăng suất lao động. Đồng thời, doanh nghiệp có thể duy trì và phát triển nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên. Chương trình đào tạo chuyên sâu sẽ giúp doanh nghiệp cập nhật thông tin mới, công nghệ mới vào hoạt động sản xuất.

Nguồn nhân lực có vai trò như thế nào?

Vai trò của nguồn nhân lực đối với xã hội được thể hiện như sau: Là động lực đằng sau sự phát triển kinh tế của một doanh nghiệp, quốc gia. Nhân lực có khả năng tham gia lao động và sản xuất, từ đó tạo ra giá trị và tăng cường cho sự phát triển kinh tế. Con người là nguồn tạo ra sáng tạo, đổi mới.

Chiến lược phát triển nguồn nhân lực là gì?

Chiến lược nguồn nhân lực được hiểu là một kế hoạch cụ thể trong quản trị nhân sự, trong đó thể hiện hệ thống những chính sách, chương trình, quy trình, hoạt động hay những tiêu chí cụ thể đối với nguồn nhân lực nhằm phục vụ cho mục tiêu đảm bảo sự phát triển của một doanh nghiệp.

Chủ Đề