Phim Hãy nói lời yêu quay ở đầu

Quay xong cảnh nhân vật cãi nhau với mẹ trong phim "Hãy nói lời yêu", Quỳnh Kool trốn êkíp, ra một góc đứng khóc.

- Chị gặp khó khăn gì khi nhập vai Hoàng My trong phim?

- Tôi ám ảnh từ lúc đọc kịch bản. Nhân vật My trải qua nhiều bi kịch, tâm lý nặng nề. Từ cô bé ngây thơ, cô chứng kiến bố ngoại tình, gia đình tan vỡ, em trai qua đời. Bản thân cô cũng bị một gã "sở khanh" lừa.

Phim có nhiều cảnh khó, đòi hỏi tôi tập trung cao độ. Chẳng hạn, cảnh My bị vợ của Bình [Hà Việt Dũng] phát hiện, đánh ghen chỉ lên hình vài phút nhưng tôi quay cả ngày. Ban đầu, một diễn viên khác đóng vai người vợ. Chị ấy quay suốt hai tiếng nhưng không đạt yêu cầu vì run tay, đạo diễn đành thay người. Trừ một số góc có thể tránh may quay, đánh giả, bạn diễn liên tục dùng sức thật để tát, giật tóc tôi. Sau ba tiếng chúng tôi vật lộn, đạo diễn mới hài lòng cắt cảnh. Tôi lập tức chạy vào nhà vệ sinh khóc vì quá đau và thương nhân vật. Tôi chưa từng đóng vai nào khổ thế này.

Quá trình đóng phim, tôi ở trường quay từ sáng sớm đến tối mịt, không có thời gian ăn cơm với gia đình. Tôi cảm thấy như mình là Hoàng My thực sự, đồng cảm nỗi đau của cô ấy, khóc mỗi ngày. Một lần, sau khi đóng xong cảnh My và mẹ cãi nhau vì quan điểm trái ngược, tôi cảm thấy uất ức nên trốn đoàn phim, nấp sau rèm cửa khóc. Khóc nhiều, lịch làm việc căng thẳng, nhiều ngày tôi đau đầu đến mức không làm việc được, phải uống thuốc giảm đau.

- Chị kết hợp thế nào với các bạn diễn?

- Tôi may mắn đóng chung nghệ sĩ Trọng Trinh [vai ông Tín, bố My] và Nguyệt Hằng [vai bà Hoài, mẹ My]. Hai cô chú đều là diễn viên gạo cội, khả năng nhập vai tốt, giúp tôi học hỏi được rất nhiều. Những cảnh mẹ con bà Hoài mâu thuẫn, tôi cảm thấy khó chịu, uất ức thực sự. Với nghệ sĩ Trọng Trinh, tôi và chú có nhiều cảnh thể hiện tình cha con xúc động.

Đây cũng là lần đầu tiên tôi đóng phim với anh Hà Việt Dũng [vai Bình]. Vừa gặp nhau, chúng tôi đã được sắp xếp diễn cảnh hôn. Tôi rất ngại ngùng, nhiều lần không thực hiện được, anh động viên mãi mới hoàn thành. Với anh Công Dương [vai Phan], tôi kết hợp ăn ý hơn vì từng đóng chung phim Nhà trọ Balanha.

Hoàng My [Quỳnh Kool đóng] trong cảnh tiễn đưa em trai tự tử vì áp lực học hành. Ảnh: VFC.

- Khán giả khen diễn xuất của chị tiến bộ nhưng đôi chỗ chưa tiết chế được giọng nói, cách diễn cường điệu. Chị nói sao?

- Bất cứ nhân vật nào cũng có người khen, kẻ chê, riêng với Hoàng My, tôi hạnh phúc vì nhận sự đồng cảm từ khán giả trẻ. Đóng cô tiểu thư nhà giàu bất hạnh vì có người mẹ quá khắt khe, tôi tin mình đã lột tả chân thực tính cách, số phận nhân vật. Nhiều em là học sinh, sinh viên nhắn tin cho tôi, nói: "Chị ơi, em thương chị quá!", "Em cũng gặp áp lực từ cha mẹ giống chị". Thậm chí, nhiều em nói bế tắc, muốn tự tử. Tôi cố gắng dành thời gian khuyên nhủ, truyền cảm hứng tích cực tới các em.

Trước khi vào dự án phim, tôi luôn chuẩn bị rất kỹ. Tôi đọc nhuần nhuyễn kịch bản, tưởng tượng là nhân vật. Trong quá trình quay, tôi không ngại diễn đi diễn lại, xin đạo diễn cho cơ hội để thước phim hoàn hảo nhất có thể. Không ai toàn vẹn, tôi cũng vậy. Trước kia, khi đọc những bình luận ghét bỏ, chê bai, tôi rất bất mãn, thậm chí khủng hoảng, tổn thương. Tôi giờ suy nghĩ nhẹ nhàng hơn. Nếu ai đó chê tôi nhưng theo cách tích cực, đóng góp, tôi đều tiếp thu.

Quỳnh Kool tên thật là Nguyễn Thị Quỳnh, sinh năm 1995, tốt nghiệp Đại học Sân khấu Điện ảnh. Cô từng đóng phim "Quỳnh Búp Bê", "Đừng bắt em phải quên", "Nhà trọ Balanha", Hướng dương ngược nắng". Trước khi trở thành diễn viên phim truyền hình tiềm năng, cô nổi tiếng qua các sitcom phát sóng trên Youtube như "Kem xôi", "Loa phường".

- Chị nghĩ sao nếu nói chị liên tiếp xuất hiện trên các phim truyền hình là nhờ ngoại hình sáng?

- Tôi nghĩ nhan sắc là món quà của tạo hóa. Bản thân tôi khi xem một bộ phim cũng có thiện cảm hơn với những diễn viên đẹp. Thế nhưng đó không phải là tất cả. Tôi nghĩ các đạo diễn nhìn thấy tiềm năng khác ở tôi. Tôi đã đi lên từ những vai quần chúng chỉ có vài câu thoại, vai phụ, thứ chính rồi mới được chọn làm diễn viên chính nhiều phim. Với mỗi nhân vật, tôi luôn tìm tòi cách thể hiện khác biệt. Chẳng hạn, cùng là vai tiểu thư con nhà giàu nhưng Hoàng My của Hãy nói lời yêu nhạy cảm, có chiều sâu hơn Minh Ngọc của Hướng dương ngược nắng.

- Sự nghiệp khởi sắc, chuyện tình cảm của chị giờ ra sao?

- Tôi độc thân hai năm nay. Mối tình cũ tan vỡ để lại trong tôi nhiều tổn thương. Tôi hiện chưa nghĩ đến chuyện yêu đương, muốn tập trung vào công việc. Tôi muốn thử sức ở nhiều dạng vai mới, không muốn gắn với những vai đanh đá, tiểu thư. Chẳng hạn, tôi muốn đóng một cô gái vẻ ngoài hiền lành nhưng bên trong mạnh mẽ, nội tâm.

 Trích đoạn phim 'Hãy nói lời yêu' tập 33 

Tối nay, VTV3 sẽ phát sóng tập cuối của phim Hãy nói lời yêu. Sẽ có một chút tiếc nuối, có những ghi nhận nhưng có lẽ nhiều hơn cả là cảm giác nhẹ nhõm vì cuối cùng phim đã kết thúc.

Đúng với tên gọi của phim, Hãy nói lời yêu là hành trình để những thành viên vượt qua những sóng gió của cuộc đời, để rồi cuối cùng nhận ra một điều rằng, hãy nói cho nhau những lời yêu thương thật lòng và đúng cách. Phim có những tình huống được xây dựng rất đời. Chúng ta cũng phải chấp nhận rằng đôi khi phải “trần trụi”, thậm chí đau lòng mới đúng là cuộc sống.

 

Hãy nói lời yêu từng làm rất tốt việc phản ánh cuộc sống, giáo dục tư tưởng cho người xem về cách yêu thương, bày tỏ tình cảm giữa những thành viên trong gia đình. Phim cũng đã đạt được mục đích để các gia đình nhìn lại nhau, các bậc cha mẹ nhìn lại cách quan tâm con cái, nhất là sau khi phân cảnh nhân vật Minh tự tử lên sóng. 

Tuy nhiên, phim không nhất thiết phải giữ nguyên những gam màu xám u tối xuyên suốt 34 tập phim như thế. Cho đến chặng cuối, có thể khẳng định một điều rằng phim đã quá tải các tình huống bi kịch.

Từ sau cảnh Minh chết, phim thực sự rất trầm và nặng nề quá mức cần thiết. Nói về độ trầm, sau khi mất Minh, gia đình bà Hoài phải vật lộn để vượt qua đau thương ấy. Cộng với việc ông Tín gặp nợ nần, rồi sau đó liên tiếp là những biến cố từ My, từ gia đình của Phan khiến cho mỗi tập phim là một vòng luẩn quẩn bế tắc. Điểm sáng duy nhất của bộ phim có lẽ đến từ cặp đôi Duy – Tú, nhưng lại được khai thác quá ít ỏi, không đủ để xoa dịu cảm xúc của khán giả sau những giây phút căng thẳng.

Không chỉ mệt mỏi với các tình tiết, dàn diễn viên của phim cũng khiến khán giả ức chế với lối xây dựng khó hiểu. Đó là Hoàng My sau nhiều biến cố vẫn hành xử một cách nông nổi và trẻ con. Cứ cho là thương, là yêu, là muốn đền đáp sự giúp đỡ trước đây của Phan, nhưng việc cô bỏ mặc mẹ ở một mình để đi chăm sóc mẹ người yêu cả ngày liệu có nên hay không? Rồi trong khi bố gặp nợ nần, nhưng My lại đem bán hết số nữ trang mà bố mẹ tặng để dồn tiền cho người yêu lo chữa bệnh cho mẹ.

Không chỉ thế My còn đi làm thêm ở quán bia, một môi trường đầy rẫy nguy hiểm mà với một cô gái xuất thân từ một gia đình khá giả, đang theo học ngôi trường ĐH có tiếng sẽ khó có thể lựa chọn. Không thiếu gì cách để hỗ trợ cùng người yêu, nhưng việc My làm có thể nói là sự nông nổi, thiếu tính toán hay nói thẳng hơn là có phần mù quáng. Dần dần, người xem cảm thấy khó cảm thông, thậm chí khó chịu với những quyết định của nhân vật này.

Việc để bà Hoài gặp tai nạn ở tập 33 mới khiến My nhận ra tình cảm của mẹ có phải khiến cô trở nên vô tâm quá không? Còn về cách thoại cô bé My cứ nói được 10 câu thì 9 câu thêm chữ “ạ” không cần thiết.

 Quỳnh Kool phải khóc quá nhiều trong “Hãy nói lời yêu”.

Hay đó là Phan – cậu thanh niên với bản chất tốt tính, hiếu thảo nhưng lại hay tự ti và tự ái. Những cảnh mà cậu từ chối sự giúp đỡ của My, thậm chí mắng My khiến khán giả cảm thấy khó hiểu. Tuy nhiên, Phan vẫn là nhân vật đáng thương, khi từ đầu đến cuối phim không có lấy một cảnh tươi sáng. Lo cho My xong lại lo đến việc của mẹ, những mệt mỏi dường như dồn hết lên Phan xuyên suốt bộ phim.  

Mặc dù vẫn còn những hạn chế trong cách xây dựng nhân vật, nhưng không thể phủ nhận dàn diễn viên của Hãy nói lời yêu rất nghị lực và yêu nghề. Khán giả xem phim đã thấy u uất thì người diễn viên trực tiếp thực hiện những cảnh quay đó phải căng thẳng như thế nào. Bộ phim một lần nữa khẳng định diễn xuất của dàn diễn viên gạo cội như NSND Trọng Trinh, Nguyệt Hằng và ghi nhận sự nỗ lực lớn của dàn diễn viên trẻ như Quỳnh Kool, Công Dương. Họ đã cố gắng rất nhiều để giữ cảm xúc trong suốt 34 tập phim, với mong muốn sẽ gửi gắm đến khán giả những thông điệp nhân văn về gia đình, con cái.

Nhìn chung, Hãy nói lời yêu thực sự làm tốt trong việc phản ánh những vấn đề trong thực tế đời sống. Tuy nhiên, cuộc sống không hoàn toàn là gam màu xám u tối, đã phản ánh hiện thực cuộc sống thì nên đa dạng ở nhiều mặt, nhiều chiều. Khán giả cũng cần xem phim để giải trí chứ không phải giữ tâm lý căng thẳng, mệt mỏi trong suốt cả bộ phim như vậy. Sau những cảnh phim “trần trụi”, khán giả vẫn luôn mong đợi những tia hy vọng tích cực, không chỉ cho cuộc đời của các nhân vật trong phim mà còn cho chính họ nữa. 

Phương Linh

Nếu bạn có ý kiến, hãy gửi cho chúng tôi vào địa chỉ: . Ý kiến của bạn có thể không trùng với quan điểm của bài viết đã đăng trên VietNamNet.

‘Khi đặt mình vào vị trí khán giả, tôi rất hiểu cho cảm giác của họ. Vì hai phần phim chiếu sát nhau, cùng với việc đã quen với Diệp ở phần trước thì việc đổi diễn viên sẽ khó đem lại sự liên kết cảm xúc cho khán giả'.

Video liên quan

Chủ Đề