Phnom penh là ở đâu

I.Khái quát chung:

-Tên nước: Vương quốc Campuchia [The Kingdom of Cambodia]

-Quốc khánh: 09/11/1953 [ngày Pháp trao trả độc lập]

-Diện tích: 181.035 km2

-Thủ đô: Phnôm Pênh [Phnom Penh]

-Vị trí địa lý: nằm ở Tây Nam bán đảo Đông Dương, phía Tây và Tây Bắc giáp Thái Lan [2.100 km], phía Đông giáp Việt Nam [1.137km], phía Đông Bắc giáp Lào [492 km], phía Nam giáp biển [400 km]. Sông ngòi: tập trung trong 3 lưu vực chính [Tôn-lê Thom, Tôn-lê Sap và Vịnh Thái Lan]. Phân bố địa hình: đồng bằng chiếm 1/2 diện tích tập trung ở hướng Nam và Đông Nam, còn lại là núi, đồi bao quanh đất nước.

-Khí hậu: nhiệt đới với hai mùa rõ rệt [mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4]. Nhiệt độ dao động từ 21oC đến 35oC. 

-Dân số: 14.676.591 người  [số liệu công bố sơ bộ ngày 15/8/2013 của Bộ Kế hoạch Campuchia].

-Dân tộc: Người Khmer chiếm đa số, khoảng 90%. Ngoài ra còn có các dân tộc thiểu số khác. 

-Tôn giáo: Đạo Phật được coi là Quốc đạo [90% dân số Campuchia theo Phật giáo], ngoài ra có các tôn giáo khác như đạo Thiên chúa, đạo Hồi, …

-Ngôn ngữ: Tiếng Khơ-me [Khmer] là ngôn ngữ chính thức [chiếm 95%].

-Thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 1.000 USD/người/năm [số liệu năm 2013].

- Đơn vị tiền tệ: đồng Riên [Riel]. 

II. Thể chế chính trị

Hệ thống hành chính Campuchia được tổ chức theo 04 cấp [Trung ương, tỉnh/thành, quận/huyện, xã/phường]. Hiện có 25 tỉnh/thủ đô; 197 thành phố/quận/huyện, 1.633 xã phường. 

1. Thể chế Nhà nước

Campuchia là nước Quân chủ lập hiến, đứng đầu Nhà nước là Quốc vương Nô-rô-đôm Xi-ha-mô-ni. Hệ thống quyền lực được phân định rõ giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp gồm: Vua, Hội đồng ngôi Vua, Thượng viện, Quốc hội, Chính phủ, Toà án, Hội đồng Hiến pháp và các cơ quan hành chính các cấp.

2. Hành pháp

Đứng đầu Chính phủ gồm 01 Thủ tướng và 09 Phó Thủ tướng. Thủ tướng đương nhiệm là Xăm-đéc Tê-chô Hun Xen. 

3. Lập pháp: 

-       Thượng viện: nhiệm kỳ 6 năm, có 61 ghế [02 ghế do Quốc vương bổ nhiệm, 02 ghế do Quốc hội bầu]. Thượng viện thành lập tháng 3/1999 [không qua bầu cử], Thượng viện nhiệm kỳ II được bầu tháng 01/2007 thông qua bỏ phiếu kín và không trực tiếp. Bầu cử Thượng viện nhiệm kỳ III tổ chức ngày 29/01/2012, có 02 đảng tham gia tranh cử là Đảng Nhân dân Campuchia [CPP] và đảng Sam Rainsy [SRP]; kết quả CPP được 46 ghế [tăng 01 ghế], SRP được 11 ghế [tăng 09 ghế]. Chủ tịch đương nhiệm là Xăm-đéc Chia Xim.

-       Quốc hội: có 123 ghế, bầu đại biểu theo chế độ phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm. Campuchia đã tổ chức bầu cử Quốc hội 5 lần [1993, 1998, 2003, 2008, 2013]. Tại cuộc bầu cử lần 5 ngày 28/7/2013, Đảng Nhân dân Campuchia [CPP] được 68/123 ghế [giảm 22 ghế so với bầu cử lần 4]; Đảng Cứu quốc [CNRP- Liên minh giữa SRP và HRP] được 55/123 ghế [tăng 26 ghế so với bầu cử lần 4], các đảng khác không được ghế nào. Ngày 23-24/9/2013, Quốc hội Campuchia đã tiến hành cuộc họp đầu tiên và Xăm-đéc Hêng Xom-rin đã được bầu lại giữ chức Chủ tịch Quốc hội khóa 5. 

4. Tư pháp

Hội đồng Thẩm phán tối cao [được Hiến pháp quy định, thành lập 12/1997]; Toà án Tối cao và các Toà án địa phương.

5. Các đảng chính trị:

Hiện có khoảng 55 chính đảng [tính đến tháng 02/2013], Đảng Nhân dân Campuchia [CPP] là đảng cầm quyền; Đảng Cứu quốc Campuchia [CNRP-liên minh giữa đảng SRP và HRP] là đảng đối lập; Đảng Mặt trận đoàn kết dân tộc vì một nước Campuchia độc lập, trung lập, hoà bình và thống nhất [FUNCINPEC].

III. Kinh tế

Campuchia là nước nông nghiệp với 20% diện tích đất nông nghiệp và khoảng 80% dân số làm nghề nông. Kinh tế Campuchia bắt đầu phát triển từ trong những năm 1990 khi tình hình chính trị dần đi vào ổn định và đất nước đi theo nền kinh tế thị trường. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và liên tục khoảng 7-8% một năm, có năm đạt trên 10% [riêng trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới GDP tăng trưởng thấp năm 2008 chỉ đạt 5,5%, năm 2009 đạt 0,1%, năm 2010 đạt 5,9%]. Năm 2012, GDP của Campuchia đạt 7,3% và năm 2013 đạt 7,6%, năm 2014 đạt 7 %, năm 2015 ước đạt 7,3%.

Nông nghiệp, dệt may, du lịch và xây dựng là những lĩnh vực trụ cột chính của nền kinh tế Campuchia. Thị trường xuất khẩu chính của Campuchia là Mỹ, EU, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam.

IV. Chính sách đối ngoại

Theo quy định của Hiến pháp, Campuchia thực hiện chính sách trung lập, không liên kết vĩnh viễn, không xâm lược hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác. Campuchia là thành viên thứ 10 của ASEAN [tháng 4/1999], thành viên chính thức thứ 148 của WTO [tháng 9/2003], gia nhập ASEM tại Hội nghị cấp cao ASEM 5 [tháng 10/2004] tại Hà Nội; và đang tích cực chuẩn bị tham gia APEC trong thời gian sớm nhất. Campuchia cũng là thành viên tích cực trong hợp tác khu vực như: Uỷ hội Mê Công quốc tế [MRC]; Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam [CLV]; Hợp tác bốn nước Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam [CLMV]; Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng [GMS]; Chiến lược hợp tác kinh tế ba dòng sông Ayeyawadi-Chao Praya-Mekong [ACMECS]; Hành lang Đông Tây [WEC]... 

 Hiện nay, Campuchia có quan hệ thương mại với 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, chú trọng quan hệ với các nước lớn như Trung Quốc, Mỹ, Nhật, EU, các nước tài trợ, các nước láng giềng và đang đẩy mạnh hội nhập khu vực và quốc tế./.

                                                                                                [nguồn Bộ Ngoại giao]

Chùa Wat Phnom, có nghĩa là “Chùa trên Đồi” là ngôi chùa quan trọng nhất của thành phố. Truyền thuyết kể lại rằng một quả phụ giàu có là bà Penh [Yea Penh] vớt được một cây gỗ trôi dạt trên sông với ý định để cất nhà. Tuy nhiên bên trong thân cây bà thấy 4 bức tượng phật. Thế là bà trích một phần của cải để xây thành cái đền dựng sừng sững trên ngọn đồi để thờ cúng tượng Phật và nơi đó trở thành ngôi chùa linh thiêng vào năm 1373.

Khu vườn xanh mát bao quanh chùa Wat Phnom là nơi nghỉ ngơi yên tĩnh tách biệt hẳn với thế giới náo nhiệt của Phnom Penh. Khu đất lý tưởng được sử dụng cho các buổi hòa nhạc, các lễ hội lớn và là nơi trung tâm người dân đổ dồn về đây tổ chức đón chào năm mới mỗi năm một lần.

Với công trình kiến trúc cổ điển của người Khmer, bề mặt quay ra bờ sông thoáng mát, Cung điện Hoàng gia là một tổ phức hợp các tòa nhà, là nơi ở của gia đình Quốc vương. Cung điện được xây dựng vào năm 1886 để phục vụ việc ăn ở và sinh hoạt của Quốc vương khi quyền lực được chuyển giao từ cố đô Angkor sang thủ đô Phnom Penh. Cung điện liên tục được tu sửa bởi những kiến trúc sư người Khmer và người Pháp.

Hoàng cung được xây dung kiên cố, ngăn cách con đường ồn ào phía ngoài bằng một bức tường thành cao chót vót. Trừ khu vực sinh sống của Hoàng gia ở phía sau, khách tham quan có thể chiêm ngưỡng the Throne Hall – Phòng khánh tiết – nơi diễn ra lễ đăng quang ngôi vua của Quốc vương và các buổi thiết triều, lễ nghi hoàng gia, Chùa Phật ngọc lục bảo, Stupas – tháp chứa hài cốt các vị sư, Phòng ăn Hoàng gia, Sân khấu Chan Chhaya Pavilion hay còn gọi là sân khấu Ánh trăng và Điện Napoleon với kiến trúc kiểu Pháp-là quà tặng của Hoàng đế Napoleon III.

Giờ mở cửa:
Hàng ngày 7:30-11:00 / 14:00-17:00

Chùa Bạc, hay Chùa Phật Ngọc lục bảo, công trình nằm trong khu vực Hoàng cung, gần bờ sông Mekong.

Ngôi chùa được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1892 với lối kiến trúc bằng gỗ, nhưng về sau được làm lại vào năm 1962 thể hiện sự vĩ đại của vị vua đáng kính Norodom Sihanouk. Đây chính là biểu tượng đại diện cho nền nghệ thuật xuất sắc của người Khmer không thể bàn cãi. Bước chân lên những bậc thang bằng đá cẩm thạch dẫn vào bên trong ngôi chùa, quý khách sẽ được nhìn thấy 2 bức tượng Phật lộng lẫy ở ngay sảnh lớn.

Giờ mở cửa:
Hàng ngày 7:30-11:00 / 14:00-17:00

Tọa lạc ở phía Bắc của Cung điện Hoàng gia, với màu đỏ đất nung đặc trưng, Bảo tàng Quốc gia là bảo tàng khảo cổ và lịch sử hàng đầu của Campuchia, được chính thức khánh thành thời vua Sisowat vào năm 1920.

Bảo tàng mang phong cách rất độc đáo pha trộn giữa kiến trúc Kmer và kiến trúc Pháp, Bảo tàng rất độc đáo với những đồ bộ sưu tập những đồ khảo cổ, tôn giáo và nghệ thuật lớn nhất thế giới của Khmer từ trước, trong và sau Đế chế Khmer, được trưng bày cho khách tham quan như tượng, gốm, đồ bằng đồng và những vật thể đặc trưng của người Khmer.

Giờ mở cửa:
Hàng ngày 08:00 – 17:00

Đây là tác phẩm của kiến trúc sư Campuchia, Vann Molyvann. Tượng đài được dựng lên ngay trung tâm quảng trường lớn của thành phố Phnom Penh. Được xây dựng vào năm 1958 để đánh dấu nền độc lập sau thời gian bị thực dân Pháp đô hộ. Tượng đài đứng sừng sững ngay ngã tư giao nhau của 2 tuyến đường quan trọng nhất của thành phố.

Quốc khánh Campuchia diễn ra vào ngày 9 tháng 11 hằng năm. Vua Norodom Sihamoni lãnh đạo nghi lễ hằng năm bằng cách thắp sáng ngọn đuốc khổng lồ đặt bên trong tượng đài trước sự chứng kiến của các viên chức cao cấp của chính phủ, của đặc khu và người dân Campuchia.

Phsar Thmey, Chợ trung tâm, là khu chợ duy nhất của Châu Á có kiến trúc thuộc địa được xây dựng năm 1937. Nơi Chợ trung tâm mọc lên trước đây vốn là vùng đầm lầy và bị hồ chiếm giữ. Chợ trung tâm có hình dạng mái vòm với 4 nhánh, bên trong không gian rộng lớn là hằng hà sa số các loại mặt hàng đa dạng.

Chợ rất phổ biến với cả du khách và dân địa phương, chợ lúc nào cũng đông đúc. Người đi chợ có thể mua sắm từ những thực phẩm tươi ngon đến thực phẩm được chế biến và các loại mặt hàng khác như trang sức, đồng hồ, giày dép,văn phòng phẩm, hoa, quần áo và nhiều món lưu niệm dành cho du khách. Hãy sẵn sàng tư thế mặc cả nhé!

Giờ mở cửa:
Hàng ngày 06:00 – 17:00

Sở dĩ chợ có tên là Chợ Nga xuất xứ từ việc có nhiều người Nga xa xứ đến đây sinh sống trong những năm thập niên 80. Nếu quý khách muốn tìm kiếm những loại đồ cổ thứ thiệt và những vật tái sản xuất, thì hãy đến chợ Nga. Chợ cũng bày bán những vật lưu niệm và quần áo.

Khu chợ được xem như là khu trưng bày ngoài trời. Khi vào lòng chợ nếu không giỏi xác định phương hướng bạn có thể sẽ bị lạc. Bạn có thể lựa chọn quần áo, giày dép và túi xách được chất thành đống ở các lối đi.

Giờ mở cửa:
Hàng ngày 06:00 – 17:00

Đi dạo dọc theo bờ sông, bạn sẽ nhận ra những khu vực khác nhau của một Phnom Penh “cũ” đặc biệt là tòa nhà với lối kiến trúc do thực dân Pháp xây dựng như Bưu điện, the FCC [quán cà phê – Câu lạc bộ của những phóng viên nước ngoài], và những nơi khác. Dọc bờ sông là không khí nhộn nhịp của các quán rượu, cửa hàng và các quán ăn.

Cảnh vật bên sông thoáng mát như trong công viên là nơi tuyệt vời để bạn hít thở khí trời cảm nhận hương vị đặc trưng mà nơi đây mang lại, đặc biệt khi hoàng hôn buông xuống, khí trời càng mát mẻ hơn. Bạn có thể ngắm nhìn những người dân đi dạo quanh khúc sông để thư giãn vào buổi chiều tà. Ngoài ra khi bình minh lên bạn có thể chìm đắm trong vẻ đẹp rực rỡ lúc mặt trời ló dạng trên dòng sông ngay trước Cung điện Hoàng gia.

Sông Mekong đóng vai trò rất quan trọng cho nền văn hóa Campuchia vì nó là đường giao thông huyết mạch chảy qua các nước Đông Nam Á. Đến Campuchia, sông Mekong hòa chung dòng chảy với hồ Tonle Sap – hồ lớn nhất Đông Nam Á và một cách rất hiệu quả nó tạo nên nhịp đập trái tim cho sự sống của đất nước chùa tháp.

Sau khi thăm thú khắp các điểm du lịch hấp dẫn ở Phnom Penh, cuối ngày bạn có thể tự thưởng cho mình khoảnh khắc thư thái du lịch từ Sông Mekong đến hồ Tonle Sap. Có một cộng đồng dân cư sinh sống trên hồ. Trong chuyến đi, quý khách có thể dừng chân để giải khát tại quán cà phê nổi ngay giữa hồ, quan sát cách sinh hoạt của những người dân ở bên bờ sông và viếng những ngôi chùa ở xa tít tắp.

Giờ mở cửa:
Hàng ngày 16:00 – 17:30

Chuyến tham quan Campuchia sẽ không hoàn chỉnh nếu chúng ta không đến viếng các đền Angkor. Thật vậy, với diện tích 400km2, Công viên Khảo cổ Angkor bao gồm cả thành phố thủ đô lẫy lừng của Đế chế Khmer, từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ 15. Angkor Wat, có vẻ đẹp và sự bảo tồn không gì sánh được.

Từ thành phố Phnom Penh, quý khách có thể dễ dàng đến thăm Angkor Wat qua những chuyến bay nội địa với hãng máy bay Bassaka Air hoặc Cambodia Angkor Air. Mỗi ngày có nhiều chuyến bay vào nhiều thời điểm khác nhau trong ngày.

Giờ mở cửa:
Hàng ngày 05:00 – 18:00

Video liên quan

Chủ Đề