Phơ-bách là nhà triết học duy vật nào

You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an alternative browser.

  • Thread starter Lâm Phung
  • Start date Jul 17, 2021

Phoi-ơ-bắc là nhà triết học theo trường phái nào? A. Chủ nghĩa duy tâm khách quan. B. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan C. Chủ nghĩa duy vật biện chứng D. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.

You must log in or register to reply here.

Tìm hiểu về tư tưởng cải cách triết học của L.Phoiơbắc

Đinh Ngọc Thạch

12:00 SA @ Thứ Năm - 05 Tháng Mười, 2006

Phoiơbắc [1804 - 1872] là đại biểu cuối cùng của triết học cổ điển Đức, người đã đem đến sự kết thúc đầy ý nghĩa toàn bộ nền triết học phương Tây cổ điển nói chung, triết học cổ điển Đức nói riêng. Tư tưởng cải cách triết học ở Phoiơbắc được hình thành từ năm 1829, khi ông vừa hoàn thành Luận án Tiến sĩ và bắt đầu giảng môn logic học và siêu hình học tại Erlangen.

Năm 1831, Hêgen mất, tám năm sau, Phoiơbắc công bố tác phẩm Góp phần phê phán triếthọc Hêgen,qua đó đoạn tuyệt vời thế giới quan duy tâm, trở thành nhà duy vật. Vấn đề cải cách triết học được ông bàn đến ở hầu hết các tác phẩm sau đó, nhưng nổi bật nhất là trong ba tác phẩm kế tiếp nhau: gồm Bản chất củaCơ đốc giáo[1841], Sơ thảo luận cương về cải cách triết học[1842], Những nguyên lý cơ bản của triếthọc về tương lai[1843]. Ba tác phẩm này có sức thu hút lớn đối với Mác thời trẻ bởitính kiên định, phân minh về thế giới quan và thiên hướng chính trị dân chủ, nhân văn của chúng.

Cải cách triết học của Phoiơbắc thể hiện trước hết trong việc giải quyết một cách duy vật vấn đề cơ bản của triết học - mối quan hệ giữa tinh thần và vật chất, tư duy và tồn tại. Trong khi giải quyết vấn đề này, Phoiơbắc đã đưa thuyết nhân bản đến gần chủ nghĩa duy vật. Luận điểm xuất phát của triết học Phoiơbắc là giới tự nhiên tồn tại không lệ thuộc vào ý thức, nó là cơ sở của tồn tại người, ngoài tự nhiên và con người, không có gì cả, bản chất của Thượng đế chẳng qua là sự phản ánh hư ảo bản chất con người.

Nguyên tắc nhân bản nằm ở tính thống nhất của bản chất con người, tinh thần và thể xác, trong đó thể xác là bộ phận của thế giới khách quan, và ở chừng mực nào đó nó bao hàm cả tồn tại của thế giới ấy. "Triết học mới Phoiơbắc viết, biến con người, gồm cả tự nhiên với tư cách cơ sở của con người, thành đối tượng duy nhất, phổ quát và cao nhất của triết học và do đó, biến thuyết nhân bản, trong đó có triết học, thành khoa học phổ quát".

Sự phân tích tiếp theo về phương thức tồn tại của toàn bộ thực tại vật chất gắn liền với quan niệm của Phoiơbắc về vận động, không gian, thời gian và sự sống. Có thể nhận thấy một Phoiơbắc hết sức triệt để trong cuộc tranh luận với các bậc tiền bối của triết học Đức, cũng như triết học thế kỷ XVII - XVIII. Giới tự nhiên, theo Phoiơbắc, có tính chất vật chất, vật thể, tính cảm giác được. Vật chất không do ai sáng tạo ra, luôn luôn đã và sẽ tồn tại, nghĩa là vĩnh viễn, nó không có khởi điểm và kết thúc, nghĩa là vô hạn. Cần tìm hiểu nguyên nhân của tự nhiên từ chính tự nhiên. NếuXpinôda tuyên bố thực thể là causa sui [nguyên nhân tự thân], thì Phoiơbắc, theo cách hiểu đó, cũng khẳng định "tự nhiên là causa sui". NếuHêgen xem tự nhiên là thứ ý niệm đã khách quan hoá [tha hoá], hay tinh thần hoá đá, chết cứng, thiếu sáng tạo, thì Phoiơbắc lại nhấn mạnh yếu tố sản sinh và phát triển của nó.Tự nhiên không phải là bản thể được nhào nặn từ cái tuyệt đối, thượng đế nào đó, mà là bản thể độc lập, không cần đến bất kỳ giá đỡ thần thánh nào. Sự hình thành thế giới nói chung, Trái đất, Mặt trời là quá trình tự nhiên. "Cú hích ban đầu của Chúa" mà Galilê và Niutơn hình dung, đối với Phoiơbắc, là sản phẩm của trí tưởng tượng khôi hài. Nếu Hêgen xác lập ranh giới không thể vượt qua giữa thế giới vô cơ và thế giới hữu cơ, tự nhiên và tinh thần, thì Phoiơbắc lại từ lập trường của chủ nghĩa duy vật mà khẳng định rằng, không có cái gì, kể cả sự sống, lại không hình thành từ vật chất. Bên cạnh đó những dữ liệu do hoá học, sinh vật học và sinh lý học đem đến đều được Phoiơbắc sử dụng thành công trong việc phê phán cả chủ nghĩa duy tâm sinh lý học lẫn chủ nghĩa duy vật tầm thường [Môlesốt, Vôgơtơ].

Phoiơbắc xem không gian và thời gian là điều kiện cơ bản, là phương thức của tồn tại [ngầm hiểu là tồn tại vật chất]. Không gian và thời gian cũng đồng thời là phương thức của tư duy, bởilẽ tư duy cần phản ánh trung thực tồn tại khách quan. Vật chất vận động và phát triển trong không, thời gian hiện thực. Tính khách quan của không gian và thời gian được Phoiơbắc xem như tiêu chuẩn đầu tiên của thực tiễn.

Trong chương trình cải cách triết học của mình, Phoiơbắc còn vạch ra và phê phán những tư tưởng đã làm cho triết học xa rời nhu cầu thực tiễn của con người. Triết học tư biện, thần học "duy lý hoá", thần luận tự nhiên, phiếm thần luận... đều trở thành đối tượng phê phán của Phoi nhắc. Nhà triết học trẻ tuổi, một mặt, đối với triết học tư biện, thứ "thần học thực sự, triệt để và duy lý hoá".

Sự xem xét lại tư tưởng triết học của quá khứ và điều chỉnh cách tiếp cận cho phù hợp với điều kiện lịch sử mới không chỉ là điều cần thiết, mà còn có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của chính triết học. Triết học, theo Phoiơbắc, cần được giải phóng khỏi tính mập mờ của phiếm thần luận Xpinôda, chủ nghĩa duy tâm - thần luận của Cantơ, Phíchtơ, Selinh và chủ nghĩa duy tâm phiếm thần luận - phiếm logic của Hêgen.

Phê phán chủ nghĩa duy tâm Hêgen trong nhận thức, Phoiơbắc cho rằng, không phải cuộc sống diễn ra theo đồ thức luận tư duy sẵn có, mà ngược lại, đồ thức luận ấy cần được làm mới, điều chỉnh thường xuyên bằng chất liệu của cuộc sống, chịu sự phán quyết của những điều kiện sống. "Chân lý - Phoiơbắc viết, không nằm trong tư duy và trong tri thức như cái tự thân tự tại. Chân lý ở ngay trong cuộc sống và trong bản chất con người". Do đó, Phoiơbắc vạch ra nhiệm vụ của triết học là, từ sự "nhận thức cái đang có", nhận thức bản chất sự vật như nó thể hiện ra cho chủ thể, cần suy nghĩ về cái cần có trong tương lai. Khi triết học hướng đến thực tiễn [Phoiơbắc hiểu thực tiễn từ góc độ những nhu cầu của cuộc sống con người], nó thể hiện mình như triết học của con người và vì con người, đồng thời đặt con người trong sự thống nhất hài hoà với tự nhiên. Phoiơbắc nhấn mạnh: "Triết học là khoa học về thực tiễn trong tính đầy đủ và trọn vẹn của nó, song tổng thể thực tiễn là tự nhiên, hiểu theo nghĩa phổ quát của từ này. Sự hoang tưởng đối lập với tự do tự nhiên, nhưng tự nhiên không đối lập với tự do hợp lý trí".

Ngược lại, nếu triết học tự giới hạn mình trong khuôn khổ của thứ "triết học học đường", chủ nghĩa kinh viện mới theo kiểu Hêgen, thì những cải cách mà nó nêu ra chẳng qua chỉ là trò bịa đặt của tư duy. Phoiơbắc nhất trí với Cantơ trong quan niệm về tính phức tạp, "nghịch lý" của nhận thức, nhưng phê phán Cantơ trong học thuyết về sự không thể nhận thức được "vật tự nó". Đương nhiên, mỗi thời đại chỉ có thể giải quyết những nhiệm vụ phù hợp với khá năng hiện có, song không vì thế mà đào hố sâu ngăn cách giữa khả năng thực tế và khát vọng của con người. Phoiơbắc khẳng định: "Những gì chúng ta còn chưa nhận thức được, con cháu chúng ta sẽ nhận thức". Lý luận nhận thức của Phoiơbắc chịu ảnh hưởng của duy cảm luận duy vật thế kỷ XVII - XVIII. Theo ông, con người cần bắt đầu từ tính cảm giác như từ cái đơn giản, rõ ràng và dễ bộc lộ nhất. Cảm giác là điểm khởi đầu của nhận thức, liên kết con người vớithế giới xung quanh. Cảm giác mang tính chủ quan, nhưng cơ sở và nguyên nhân của nó lại mang tính khách quan. Các khái niệm, "ý niệm thực hiện sự khái quát hoá, trừu tượng hoá từ các dữ liệu cảm tính ở nấc thang cao nhất [lý tính], nhận thức của con người trở nên hoàn thiện hơn. Thực ra, trong phê phánlý tính thuần tuýCantơ đã trình bày vấn đề này khá sâu sắc, đã vạch ra sự thống nhất giữa nhận thức cảm tính và tư duy giác tính [trực quan thiếu tư duy sẽ mù quáng, tư duy thiếu trực quan sẽ trống rỗng], song sự tuyệt đối hoá những vong luận của nhận thức, hay quan niệm về năng lực tiên thiên của con người không được Phoiơbắc chấp nhận. Phoiơbắc cũng phê phán chủ nghĩa duy tâm chủ quan Phíchtơ do sự tuyệt đối hoá cái Tôi, cho dù đó là cái Tôi dân tộc đi chăng nữa. TheoPhoiơbắc, không có cái Tôi trừu tượng, mà chỉ có nhưng con người bằng xương, bằng thịt - sản phẩm hoàn thiện tưởng cải cách trong lý luận về con người- vấn đề chủ đạo của thuyết nhân bản, hay nhân loại học. Ở đây có sự ngộ nhận của tác giả Sơ thảo luận cương vế cải cách triếthọc. Phoiơbắc cho rằng thuyết nhân bản vượt qua cả chủ nghĩa duy vật lẫn chủ nghĩa duy tâm, vì nó xuất phát từ con người bằng xương, bằng thịt, chứ không phải từ con người - cỗ máy và con người - lý tính tư biện. Sự ngộ nhận này có thể thông cảm được, nếu căn cứ vào những diễn biến của cuộc tranh luận triết học nửa sau thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX tại Pháp và Đức, cũng như những khiếm khuyết của chủ nghĩa duy vật máy móc - siêu hình.

Con người, theo Phoiơbắc, là sự kết tinh toàn bộ giá trị người, mà những giá trị người đó được tích luỹ trong quá trình vươn đến tự do, và được thể hiện trong tư tưởng của các vĩ nhân lý trí [triết gia]. Hợp nhất các giá trị mang tính loài đặc thù ấy của con người cung có nghĩa là xác định tồn tại người trong tổng thể các tính quy định của nó. Phoiơbắc viết: "Con người là tồn tại tự do, tồn tại của nhân cách, tồn tại của pháp quyền. Chỉ trong con người mới tồn tại cái Tôi của Phíchtơ, đơn tứ của Lépnít, cái tuyệt đối". Triết học mới vừa có tính phủ định, vừa có tính thống nhất, nó phủ định cái phiến diện ở mỗi học thuyết và thống nhất các chân lý dù đối lập nhau nhưng cùng đóng vai trò tích cực cả trong quá khứ lẫn hiện tại. Triết học của tương lai không phải là phép cộng hay sự chiết trung tư tưởng từ ngày hôm qua, mà là thuyết nhân bản [nhân loại học] có định hướngthực tiễn,phát huy cao nhất quan hệ chân chính, khắc phục tình trạng phân đôi bản chất của con người. Phoiơbắc xem tình yêu, từ tình yêu như kết quả và sự thể hiện của quan hệ hôn nhân, gia đình, đến tình yêu nhân loại [tình yêu phổ quát] là quan hệ chân chính, quy sự đố kỵ và thù địch về quan hệ không chân chính, bị tha hoá.

Phoiơbắc phê phán quan niệm về con người cả ở các nhà duy vật thế kỷ XVII - XVIII lẫn triết học tư biện Hêgen. Vấn đề là ở chỗ, Đêcáctơ, La Méttơn, Điđrô là những nhà tư tưởng lớn của thời đại mình đã đề cao năng lực tư duy, ý chí sáng tạo, khát vọng tự do của con người, nhưng do chịu sự chi phối của các nguyên lý cơ học và xu thế toán học hoá tư duy, nên đôi khi họ mô tả cơ thể người theo một môtíp hết sức máy móc, đại loại như "con người - cỗ máy", “xã hội - tổ hợp máy". Không chỉ Phoiơbắc, mà trước đó, quan điểm trên đã bị các nhà duy tâm, các nhà thần học phê phán quyết liệt. Phoiơbắc cho rằng, các nhà duy vật thế kỷ trước đã không làm nổi bật hình ảnh con người sống động, bằng xương, bằng thịt. Phải chăng chính vì thế mà cả Cantơ lẫn Phíchtơ và Hêgen đều đồng nhất chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa giáo điều?

Ở Hêgen, mọi thứ đều được xem xét tử góc độ của lý trí tư duy. Nhưng lý trí, dù là nấc thang cao nhất của quá trình nhận thức cũng không thể đem đến lời giải đáp duy nhất thoả đáng cho đời sống phức tạp và phong phú của con người. Tinh thần, theo Phoiơbắc, chỉ thể hiện mình ở nơi có sự vận động, ưu tư, hưng phấn, lòng nhiệt thành và xúc cảm. Nơi đó là tồn tại chân chính, con người, với “các tố chất người", hợp nên “bản chất cộng đồng" mà thiếu nó, đời sống của mỗi cá nhân sẽ trở nên vô nghĩa.

Hêgen đã dệt thêu nên cả một huyền thoại về lý trí, duy lý hoá niềm tin vào Thượng đế thậm chí xem lịch sử tôn giáo là lịch sử vận động của ý thức phản tỉnh. Ngược lại, Phoiơbắc đưa bản chất tôn giáo về bản chất con người, loại Thượng đế ra khỏi đối tượng nghiên cứu của triết học, đưa hình ảnh đó về đúng vị trí của nó - thần học. C.Mác nhận ra sự "nổi loạn" này ngay trong thời kỳ đang còn chịu ảnh hưởng của triết học Hêgen. Sự nhậnthức lại cung đồng thời là sự cải cách, là "suối lửa”, mở ra con đường cho triết học thực tiễn đúng nghĩa, triết học cải tạo thế giới, gắn với tên tuổi của C.Mác và Ph.Ăngghen.

Lẽ cố nhiên, phương án cải cách của Phoiơbắc không tránh khỏi những ảo tưởng, do chịu sự tác động của thời đại mình. Trong triết học tự nhiên, sự cải cách của Phoiơbắc chỉ thể hiện được một nửa. Trước hết, trong khi phê phán triết học tư biện, duy tâm của Hêgen, Phoiơbắc không đánh giá đúng mức "hạt nhân hợp lý" của phép biện chứng Hêgen, vì vậy sự phê phán của ông đôi chỗ tỏ ra thiếu sâu sắc, thiếu sức thuyết phục. Hơn nữa, mặc dù Phoiơbắc giải quyết một cách duy vật vấn đề cơ bản của triết học, song ông lại né tránh thuật ngữ duy vật, không thừa nhận bản chất thế giới quan của mình. Phoiơbắc xuất phát tử những khiếm khuyết của chủ nghĩa duy vật ở những thế kỷ trước để phủ nhận các giá trị thực sự của nó trong lịch sử, hay nói cách khác, ông quy hiện tượng nhất thời của một khuynh hướng thế giới về bản chất của nó, tức "thấy cây mà không thấy rừng". Ông nói nhiều đến vận động, phát triển, song không lý giải một cách đúng đắn động lực của phát triển. Trọng tâm phân tích của Phoiơbắc là làm sáng tỏ tính khách quan của tự nhiên, chứ không phải tính biến đổi, tính quy luật, tính tất yếu khách quan và tính lịch sử của nó. Với những diều vừa nêu, có thể thấy rằng Phoiơbắc chưa thể vượt qua khuôn khổ của chủ nghĩa duy vật siêu hình.

Trong thuyết nhân bản - đạo đức, Phoiơbắc nhấn mạnh giá trị con người, "tố chất người" nói chung, song chưa nêu ra được những tính quy định xã hội thực sự làm nên bản chất con người. Ông đề cao tình yêu phổ quát, cổ suý cho huyền thoại về tình yêu, và cung chỉ dừng lại ở huyền thoại ở Phoiơbắc, chủ nghĩa duy tâm xã hội đan xen với chủ nghĩa không tưởng chính trị về một Nhà nước "của tất cả và dành cho tất cả", thể hiện sự trọn vẹn, hiện thực, phát triển, trực tiếp của bản chất con người. Ông phê phán một ảo tưởng để hướng đến thứ ảo tưởng khác - "tôn giáo của Tình yêu’ phi lịch sử. Như thế, sự tiến bộ xã hội được nhà tư tưởng nhân bản xem xét qua lăng kính của sự thay thế các hình thức sinh hoạt tinh thần, chứ không phải hoạt động thực tiễn - vật chất của con người.

Đạo đức học của Phoiơbắc, theo Ph.Ăngghen, tỏ ra nghèo nàn hơn Hêgen do tính dung tục hoá, tính đơn giản và tính ảo tưởng của nó. Phoiơbắc lấy con người làm điểm xuất phát, nhưng đó không phải là con người sống trong một thế giới hiện thực với những quan hệ phức tạp, mà là con người trừu tượng, phi lịch sự mặc dù đôi khi ông cũng đưa ra hình ảnh tương phản: "trong một cung điện người ta suy nghĩ khác trong một túp lều tranh". Ph.Ăngghen chỉ rõ rằng, tư tưởng đạo đức của Phoiơbắc đầy ắp những giấc mơ đẹp, nhưng ông lại không vạch ra từ đâu và bằng cách nào đề biến chúng thành hiện thực. "Đối với Phoiơbắc, Ph.Ăngghen viết, thì tình yêu ở đâu và bao giờ cũng là một ông thần lắm phép lạ có thể giúp vượt mọi khó khăn của đời sống thực tiễn và điều đó diễn ra trong một xã hội chia thành những giai cấp có những lợi ích đối lập hắn với nhau![...] hãy yêu nhau đi, hãy ôm hôn nhau đi, không cần phân biệt nam nữ và đẳng cấp, thật là giấc mơ thiên hạ thuận hoài". Quan niệm thiện - ác, hạnh phúc - đau khổ, tình yêu - thù địch ở Phoiơbắc bị chia cắt một cách siêu hình, thiếu hẳn yếu tố tác động và chuyển hoá. Đây là bước thụt lùi so vớiHêgen. Ngay cả đem so sánh với Cantơ, Phoiơbắc vẫn quá đơn điệu. Ph.Ăngghen viết: "Học thuyết của Phoiơbắc về đạo đức... được gọt dũa cho thích hợp với mọi thời kỳ, mọi dân tộc, mọi hoàn cảnh và chính vì thế mà không bao giờ nó có thể đem áp dụng được ở đâu cả”.

Cách tiếp cận giá trị luận về con người là cần thiết, nhưng chưa đủ cơ sở đề lý giải bản chất thực sự của con người. Chính vì thế mà trong thời kỳ xác lập những tư tưởng nền tảng của triết học mới, C.Mác đã nêu ra hai phạm trù lớn trong một tuyên ngôn triết học của mình - phạm trù thực tiễnvà phạm trù bản chất con người.Thống nhất hai phạm trù đó sẽ hiểu được điểm xuất phát và mục đích cuối cùng của triết học Mác. Cái cầncó trong triết học mang tính cải cách của Phoiơbắc chỉ dừng lại ở những nét phác thảo đơn giản, sơ lược và đầy mâu thuẫn. Đóng góp lớn nhất của Phoiơbắc chính là ở chỗ, ông đã vượt qua một thói quen tư duy để hình thành cách suy nghĩ mới, cả trong quan niệm về tự nhiên, về lý luận nhận thức lẫn trong cách hiểu về con người. "Triết học hiện đại từ bỏ tư tưởng kinh viện..." tuyên bố đó của Phoiơbắc trong Nhữngnguyên nhân cơ bản của triếthọc về tương laitự nó đã thể hiện thiên hướng cải cách tích cực của ông. Triết học cần từ bỏ tính sách vở, những biện luận thuần tuý của tư duy để đến vớicuộc sống, được vật chất hoá trong hoạt động thực tiễn của con người. Cái cần có trong dự án cải cách triết học của Phoiơbắc - sự kết hợp giữa chủ nghĩa duy vật và thuyết nhân bản đã được hiệu chỉnh, hoàn thiện, phát triển lên trình độ cao, trình độ của chủ nghĩa duy vật biện chứng triệt để và khoa học.

Nguồn:Tạp chí Triết học

LinkedInPinterestCập nhật lúc:06:44 CH @ 07/09/2008

Video liên quan

Chủ Đề