Phổ điểm thi đại học năm năm 2022

Năm 2022, Trung tâm Khảo thí [Đại học Quốc gia Hà Nội] đã công bố lịch 12 đợt thi đánh giá năng lực từ tháng 2 đến tháng 7 với số lượt thi khoảng 75 nghìn và đang cân nhắc nhu cầu thí sinh xem có tổ chức thi tháng 8 hay không.

Có tổng số 65 cơ sở giáo dục đại học đăng ký sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội để xét tuyển năm 2022.

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí [Đại học Quốc Gia Hà Nội] cho biết, đến thời điểm hiện tại, đơn vị đã mở cổng đăng ký cho 5 đợt thi đầu tiên [đợt 201-205], quy mô gần 20 nghìn thí sinh. Trong đó đợt thi đầu [201] trong 2 ngày 26-27/2 tại Thái Nguyên và Hà Nội. Số thí sinh dự thi là 1.142/1.301, đạt 87%. Kết quả phổ điểm đợt 1 không khác biệt nhiều so với phổ điểm thi năm 2021 cho thấy tính ổn định, chuẩn hóa của bài thi đánh giá năng lực.

Các đợt thi 202 có 3.500 chỗ thi; 203 là 5.500 chỗ thi; 204 là 7.000; 205 là 8.500 chỗ thi. Các đợt thi, thí sinh đăng ký nhanh và cơ bản không có vấn đề gì phát sinh, ngoại trừ đợt thi 205, nhu cầu thí sinh đăng ký khoảng 27 nghìn thí sinh, trong khi số chỗ thi là hơn 8.500 nên không thể đáp ứng hết nhu cầu.

Thời gian tới, Trung tâm Khảo thí tiếp tục mở đăng ký cho 7 đợt còn lại với quy mô khoảng 50 nghìn thí sinh. Do đó, số lượt thi còn khá nhiều, đáp ứng đủ nguyện vọng thí sinh.

Cũng theo Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Thảo, Trung tâm Khảo thí chỉ tổ chức thi Đánh giá năng lực và cấp giấy chứng nhận kết quả thi. Việc xét tuyển phụ thuộc vào chính sách tuyển sinh của các trường đại học: thời gian nhận hồ sơ, mức điểm sàn, tiêu chí phụ…

Tuy nhiên, có 1 điểm mới nhất trong năm 2022 là Phiếu báo điểm của thí sinh ngoài điểm bài thi còn có thêm thông tin “Thứ hạng điểm thi”. Thứ hạng điểm thi của thí sinh phản ánh phần trăm thí sinh có điểm bằng hoặc thấp hơn điểm của thí sinh cùng đợt thi đó. Đây là thông tin hữu ích cho cán bộ tuyển sinh xét tuyển chọn lựa các thí sinh chất lượng bên cạnh việc căn cứ vào điểm thi và phổ điểm như trước đây.

Hiện tại, Kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội là kỳ thi duy nhất tại Việt Nam phục vụ tuyển sinh tổ chức thi trên máy tính; thí sinh được chủ động chọn ca thi, thời gian thi, địa điểm thi…

Việc đăng ký hồ sơ thí sinh giảm thiểu tối đa thủ tục hành chính dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin. Thí sinh cũng không còn phải mỏi mòn chờ giấy báo thi, chờ biết kết quả thi, hoàn thành các giấy tờ đăng ký mà thực hiện trực tuyến.

Nếu như trước đây, việc nhận hồ sơ đăng ký mới xếp phòng thi, thuê địa điểm thi thì hiện nay, việc tổ chức thi Đánh giá năng lực là sẵn sàng điểm thi, phòng thi trước khi thí sinh đăng ký dự thi.

XUÂN KỲ

Chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên phát sóng trên các đài truyền hình có chủ đề "Bí quyết trúng tuyển đại học"

Vào lúc 16 giờ hôm nay [18.3], chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên bắt đầu được phát sóng trên Đài phát thanh-truyền hình Bình Dương. Chương trình đồng thời được trực tuyến trên các kênh: thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien, YouTube và TikTok Báo Thanh Niên.

Với chủ đề “Bí quyết trúng tuyển đại học: Thi và xét tuyển bằng kỳ thi tốt nghiệp THPT có gì mới?”, chương trình tại Bình Dương này sẽ bắt đầu chuỗi chương trình Tư vấn mùa thi phát sóng trên đài phát thanh-truyền hình của 15 địa phương trong cả nước.

Để giúp thí sinh chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2022, Báo Thanh Niên đã và đang triển khai đồng thời nhiều chương trình cụ thể và thiết thực như: Cẩm nang tuyển sinh, chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến.

Trong bối cảnh còn ảnh hưởng của Covid -19 như hiện nay, Báo Thanh Niên triển khai thêm chương trình Tư vấn mùa thi phát sóng trên các đài truyền hình địa phương, đồng thời được trực tuyến trên các kênh của Báo Thanh Niên. Cách tiếp cận này được xem là một trong những giải pháp tối ưu để trong việc hỗ trợ thí sinh chọn ngành chọn trường đồng thời với đảm bảo an toàn phòng dịch.

Ở buổi phát sóng đầu tiên này, bạn đọc quan tâm sẽ được cung cấp các thông tin mới nhất về kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022. Đặc biệt là cách thức các trường đại học sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển năm nay. Ngoài ra, thí sinh theo dõi chương trình còn nhận được những lời khuyên hữu ích trong định hướng lựa chọn ngành nghề tương lai.

Đại diện các trường tham dự chương trình Tư vấn mùa thi phát sóng Đài phát thanh-truyền hình Bình Dương gồm:

- Tiến sĩ Trần Thiện Lưu, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

- PGS-TS Nguyễn Quốc Hưng, Trưởng khoa Kỹ thuật Trường ĐH Việt Đức

- Thạc sĩ Nguyễn Anh Vũ, Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh và Phát triển thương hiệu Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM

- Thạc sĩ Cao Quảng Tư, Giám đốc Tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn

- Thạc sĩ Nguyễn A Say, Phó trưởng khoa Xã hội-truyền thông Trường ĐH Văn Hiến

- Thầy Võ Ngọc Nhơn, Phó trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Công nghệ TP.HCM

Sau buổi phát sóng đầu tiên tại Đài phát thanh-truyền hình Bình Dương, chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên về "Bí quyết trúng tuyển ĐH" sẽ tiếp tục được phát sóng trên các đài truyền hình khác. Thời gian phát sóng dự kiến từ 16-17 giờ các ngày thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật hàng tuần từ nay đến giữa tháng 4.

Tin liên quan

Ngày 5/4, Đại học Quốc gia TPHCM chính thức công bố kết quả đợt 1 của kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2022. Trong đó đáng chú ý có thí sinh có điểm lên tới 1.087/1.200 điểm.

Thí sinh tham dự thi Đánh giá năng lực của ĐHQG TP. HCM. Ảnh: PHƯƠNG ANH

Chiều 5-4, ĐH Quốc gia TP.HCM chính thức được công bố kết quả thi ĐGNL đợt 1. Thí sinh cập nhật ngay kết quả thi đánh giá năng lực vào lúc 15h trên website //thinangluc.vnuhcm.edu.vn/ [sau khi đăng nhập].

TS Nguyễn Quốc Chính – Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo Đại học Quốc gia TPHCM cho biết, dựa trên kết quả phân tích của 79.372 bài thi, điểm trung bình của đợt thi này là 646,1 điểm. Trong đó, số thí sinh trên 1.000 điểm là 117 thí sinh, điểm cao nhất là 1.087 điểm, thấp nhất là 210 điểm.

Phổ điểm thi đợt 1 có dạng phân bố chuẩn và trải rộng, thể hiện khả năng phân loại thí sinh cao, thuận lợi cho công tác xét tuyển. Nguồn: ĐHQG TP.HCM

Đợt 1 ghi nhận 2 thí sinh bị đình chỉ do mang điện thoại vào phòng thi, 2 bài thi bỏ trống hoàn toàn. Về 4 câu hỏi bị lỗi trong đề, thí sinh được chấm đủ điểm cho các câu này.

Ông Chính nhận định: “Phân bố điểm thi đánh giá năng lực của đợt 1 năm nay hơi lệch về bên trái, thể hiện kết quả thi hơi thấp hơn so với các năm trước. Điều này có thể do nhóm thí sinh 2022 bị ảnh hưởng bởi tiến độ học tập chậm hơn các năm trước và bởi quá trình học online kéo dài”.

“Kết quả phân tích độ khó, độ phân biệt của đề thi đợt 1 cho thấy phù hợp với các giá trị theo thiết kế của đề thi. Kết quả phân tích này cho thấy đề thi giúp phân loại tốt thí sinh, phù hợp cho mục đích tuyển sinh”, ông Chính nhấn mạnh.

Giấy chứng nhận kết quả thi đánh giá năng lực dự kiến được gửi đến thí sinh từ ngày 19/4 qua đường bưu điện [gửi thư bảo đảm] đến địa chỉ liên lạc mà thí sinh đã đăng ký trước đó.

Thí sinh tham gia thi đợt 2 chú ý, ngày mai 6/4, ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ chính thức mở cổng đăng dự thi đợt 1.

Xem chi tiết các thông tin về kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM TẠI ĐÂY

Đánh giá năng lực ĐGNL Tuyển sinh 2022

Thí sinh dự kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. [Ảnh: Thu Hoài/TTXVN]

Năm 2022, hàng trăm trường đại học, cao đẳng đăng ký sử dụng điểm các kỳ thi đánh giá năng lực để tuyển sinh trong khi chỉ tiêu dành cho phương thức xét tuyển truyền thống là điểm kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông giảm mạnh. Các trường đều có nhiều phương thức xét tuyển, đa phần từ bốn phương thức trở lên trong khi Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến điều chỉnh quy chế xét tuyển.

Sức nóng của mùa tuyển sinh 2022 đã thể hiện ngay ở những đợt thi đánh giá năng lực đầu tiên khi số lượng thí sinh đăng ký quá tải so với quy mô tổ chức của Đại học Quốc gia Hà Nội, trong khi Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh phải mở rộng địa điểm thi gấp hơn 2,4 lần so với năm 2021.

Những biến động của mùa tuyển sinh 2022 sẽ được phản ánh cụ thể trong loạt bài: "Biến động tuyển sinh đại học 2022: Thêm cơ hội, tăng áp lực."

Bài 1: Bài thi đánh giá năng lực lên ngôi

Đại học Quốc gia Hà Nội “cháy hàng” khi có 8.500 chỗ thi mà có tới 27.000 thí sinh muốn đăng ký; Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tăng đến hơn 11.000 thí sinh dự thi và địa bàn tổ chức thi được mở rộng gấp 2,4 lần so với năm 2021...

Mùa tuyển sinh đại học năm 2022 đã bắt đầu một cách nóng bỏng và sôi động với các đợt thi đầu tiên của các kỳ thi đánh giá năng lực đồng thời phản ánh biến động tuyển sinh lớn trong năm nay khi thêm nhiều trường tổ chức thi riêng, hàng trăm trường sử dụng kết quả các kỳ thi riêng để tuyển sinh.

Các bài thi riêng “đắt khách”

Năm 2022 là năm đầu tiên khối trường công an tổ chức bài thi tuyển sinh riêng và thực hiện xét tuyển bằng cách kết hợp giữa điểm kỳ thi riêng này và điểm kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông cho các trường trực thuộc.

Đề thi dự kiến gồm hai phần trắc nghiệm và tự luận, mỗi phần 90 phút. Trong đó, phần trắc nghiệm tổng hợp kiến thức của nhiều môn, cả các môn tự nhiên và xã hội. Phần thi tự luận, thí sinh được chọn một trong hai đề Toán và Ngữ văn. Nội dung kiến thức chủ yếu tập trung ở chương trình lớp 12.

Bài thi đánh giá năng lực của các trường thu hút đông đảo thí sinh. [Ảnh: Thu Hoài/TTXVN]

Năm 2022 dự kiến cũng sẽ là năm đầu tiên các trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực để tuyển sinh. Các kỳ thi này đã được các trường chủ trương thực hiện từ năm 2021 nhưng chưa thể thực hiện vì dịch COVID-19 và có nhiều điểm tương đồng. Kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt của Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh có 6 bài thi, mỗi bài thi đánh giá năng lực một trong các lĩnh vực toán học, vật lý, hóa học, sinh học, ngữ văn và tiếng Anh. Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Sư phạm Hà Nội ngoài 6 bài thi trên còn có thêm hai bài thi là lịch sử và địa lý. Ở cả hai kỳ thi, thí sinh có thể lựa chọn đăng ký một hoặc nhiều bài thi trong số các bài thi này để đăng ký xét tuyển vào các ngành học của trường.

Trong khi đó, các trường đã tổ chức thi riêng các năm trước như Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Việt Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa Hà Nội vẫn tiếp tục tổ chức trong năm 2022 với quy mô tổ chức và sức ảnh hưởng lớn hơn rất nhiều.

Nếu như các năm trước, kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội chủ yếu chỉ phục vụ nhu cầu xét tuyển của các đơn vị thành viên thì năm 2022, số trường đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển hiện đã lên đến 65 trường. Tương tự, số trường sử dụng điểm bài thi kiểm tra tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội để xét tuyển là trên 20 trường. Với kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, con số này là 84 trường, tăng 12 trường so với năm 2021, chưa kể những trường có sử dụng nhưng không đăng ký chính thức.

Lý giải về việc tổ chức thi riêng và sử dụng kết quả các kỳ thi riêng, lãnh đạo các trường cho hay điều này nhằm giúp các trường lựa chọn được thí sinh phù hợp với yêu cầu đào tạo của trường, đặc biệt trong bối cảnh điểm kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông đã giảm độ phân hoá trong những năm gần đây, gây khó khăn trong xét tuyển, nhất là với các ngành, trường tốp trên. “Việc tổ chức kỳ thi riêng sẽ thuận lợi hơn trong công tác xét tuyển đồng thời giúp các trường tuyển được những thí sinh có các tố chất riêng phù hợp với đặc thù của khối ngành công an,”  thiếu tướng Đỗ Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Đào tạo [Bộ Công an] nói.

Tỷ lệ bài thi đạt từ 8 điểm trở lên [riêng môn Ngữ văn thống kê từ 7 điểm] của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2020 đã tăng gấp nhiều lần ở tất cả các môn so với các năm trước đó.

Điểm thi giảm độ phân hoá nên năm 2022, nhiều trường đã tiếp tục cắt giảm mạnh chỉ tiêu xét tuyển theo điểm của kỳ thi này. Đại học Giao thông Vận tải dự kiến cắt giảm khoảng 30% chỉ tiêu, Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Kinh tế quốc dân dự kiến chỉ dành 10-20% chỉ tiêu cho phương thức này.

Quá tải thí sinh đăng ký dự thi

Việc các trường đại học giảm chỉ tiêu xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp và hàng trăm trường xét tuyển bằng điểm các bài thi riêng khiến cho số lượng thí sinh đăng ký dự các kỳ thi này để tìm kiếm cơ hội trúng tuyển tăng mạnh ngay trong những đợt thi đầu tiên của năm 2022.

Giáo sư Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội cho hay đơn vị này đặt chỉ tiêu có hơn 50.000 lượt thí sinh dự thi Đánh giá năng lực trong năm nay và xây dựng quy mô tổ chức có thể đáp ứng được hơn 70.000 lượt thi, chia thành nhiều đợt thi.

Tuy nhiên, nhu cầu của thí sinh đăng ký dự thi vẫn vượt quá quy mô dự tính của Đại học Quốc gia Hà Nội dẫn đến hiện tượng nhiều thí sinh không thể đăng ký dự thi. Ngày 9/3, đơn vị này mở cổng cho thí sinh đăng ký dự thi đợt thi số 205 với 8.500 chỗ thi nhưng số thí sinh truy cập để đăng ký lên đến hơn 27.000 em. Thậm chí, số tài khoản chờ sẵn trước khi mở cổng đăng ký đã là 15.000 thí sinh. Vì vậy, hàng chục nghìn em đã thể đăng ký dự đợt thi này. “Đầu tháng Tư, chúng tôi sẽ mở cổng cho thí sinh đăng ký đợt thi tiếp theo và dự kiến cũng sẽ lấp đầy rất nhanh,” ông Thảo nói.

[Trên 1.100 thí sinh thi đánh giá năng lực đợt 1 của ĐH Quốc gia Hà Nội]

Với thực tế này, giáo sư Nguyễn Tiến Thảo ước lượng nhu cầu dự thi của thí sinh trong năm 2022 có thể lên 150.000 lượt. “Tuy nhiên, do kỳ thi được tổ chức trên máy nên không thể tăng quy mô đơn giản như thi trên giấy mà đòi hỏi phải có sự chuẩn bị sẵn chu đáo từ trước. Nếu thi trên giấy, thí sinh có thể đăng ký trước, sau đó trường mới chuẩn bị chỗ thi thì với thi trên máy, trường phải chuẩn bị chỗ thi trước, đủ số lượng máy, rồi mới mở cổng tiếp nhận thí sinh đăng ký đến khi kín chỗ,” ông Thảo nói.

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cũng ghi nhận số lượng thí sinh tăng mạnh trong đợt 1 được tổ chức ngày 27/3 vừa qua, với 79.389 thí sinh dự thi, tăng hơn 11.000 em so với đợt 1 năm 2021, tăng gần 30.000 em so với đợt 1 năm 2020. Đơn vị này đã phải tổ chức ở 80 điểm thi tại 36 cụm thi ở 17 tỉnh, thành phố trong khi đợt 1 năm 2021, kỳ thi chỉ tổ chức ở 7 tỉnh, thành với 21 cụm thi, 65 điểm thi. “Do tổ chức thi trực tiếp trên giấy nên chúng tôi hoàn toàn có thể tăng quy mô bằng cách phối hợp tổ chức với nhiều trường ở nhiều địa phương để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh,” tiến sỹ Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh nói.

Sự “lên ngôi” của các kỳ thi riêng, đặc biệt là thi đánh giá năng lực, thi kiểm tra tư duy đã lập tức kéo theo sự sôi động của thị trường sách tham khảo, tài liệu, các khoá ôn luyện phục vụ nhu cầu của thí sinh.

Mời độc giả đón đọc cả chùm bài:

Bài 1: Bài thi đánh giá năng lực lên ngôi

Bài 2: Ma trận thông tin luyện thi đánh giá năng lực bủa vây thí sinh

 Bài 3: Học sinh, giáo viên căng mình ôn luyện cho nhiều kỳ thi

Bài 4: Lo thí sinh ảo, Bộ GD-ĐT sẽ điều chỉnh quy chế tuyển sinh

Phạm Mai [Vietnam+]

Video liên quan

Chủ Đề