Phối hợp giữa nhà trường, gia đình - xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh

Để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh, sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội là rất quan trọng. Các nhà trường có trách nhiệm chính trong việc cung cấp cơ sở vật chất và điều kiện học tập tốt nhất cho học sinh, còn gia đình và xã hội có trách nhiệm hỗ trợ học sinh trong việc học tập và phát triển toàn diện.Vậy sau đây sẽ là những phương pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình - xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh.

PHỐI HỢP GIỮA GIA ĐÌNH, NHÀ TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THPT

Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người, bao gồm giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội. Trong đó, môi trường giáo dục gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên, mang ý nghĩa sâu sắc, có sức ảnh hưởng vô cùng lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người.

Phối hợp giữa nhà trường, gia đình - xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh

Các thành viên tham gia GDĐĐ học sinh cần thực hiện tốt các yêu cầu cụ thể với nhiệm vụ, chức năng của mình:


1. Đối với giáo viên chủ nhiệm

 Là người trực tiếp thay mặt nhà trường giáo dục học sinh, là người thực hiện sự phối hợp, liên kết bền chặt với giáo viên bộ môn, các đoàn thể trong nhà trường, giữa “Gia đình - Nhà trường - Xã hội”.

Giáo dục đạo đức học sinh là một công việc đòi hỏi sự kiên trì, cần phải có tâm huyết với nghề; có phương pháp chủ nhiệm tốt với một kế hoạch toàn diện, hợp lý. Từ việc tìm hiểu, nắm bắt hoàn cảnh gia đình, năng lực từng học sinh, học sinh có hoàn cảnh khó khăn … đến việc xử lý tình huống. Đòi hỏi cần có sự nghiêm khắc của người thầy đồng thời phải có tấm lòng yêu thương, thể hiện trách nhiệm, lòng vị tha như một người cha đối với con cái; thông cảm chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, giúp đỡ các em vượt qua khó khăn, dành thời gian để tâm sự và cho các em những lời khuyên bảo chân tình; tạo được niềm tin động lực cho học sinh phấn đấu hoàn thiện.

Hình ảnh người thầy ảnh hưởng không nhỏ đến học sinh, chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm không những cần năng lực chuyên môn, mà còn đòi hỏi phải thật sự là tấm gương sáng về tác phong, tư cách đạo đức; chuẩn mực trong trang phục, lời nói, cách ứng xử… như vậy lời nói của giáo viên chủ nhiệm mới có trọng lượng với học sinh.

2. Đối với giáo viên bộ môn.

 Mỗi một giáo viên bộ môn, hãy phấn đấu dạy tốt môn học của mình, chú ý đến mọi đối tượng học sinh, để tận tình giúp đỡ các em tiếp thu tốt nhất kiến thức mình truyền đạt. Tích cực nâng cao chất lượng giờ dạy, chú trọng yêu cầu hiệu quả việc lồng ghép nội dung GDĐD học sinh trong môn học, giờ học. Trong đó các môn Khoa học xã hội và nhân văn như : Văn học, Lịch sử, Điạ lý, Sinh học và đặc biệt là môn Giáo dục công dân có vị trí quan trọng đối với việc trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về phẩm chất, đạo đức về quyền và nghĩa vụ công dân sẽ giúp học sinh có thái độ tích cực và thực hiện những hành vi phù hợp chuẩn mực đạo đức.

3. Đối với tổ chức Đoàn thanh niên

 Tăng cường vai trò của tổ chức Đoàn TNCS HCM trong việc tuyên truyền các nghị quyết của Đoàn, tổ chức thực hiện “Nền nếp – Kỷ cương”; các phong trào thi đua trong học tập - sinh hoạt; các hoạt động ngoại khoá; các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa- uống nước nhớ nguồn”… nhằm thu hút học sinh đến với những hoạt động bổ ích; để giáo dục về lòng nhân ái, truyền thống, đạo lý con người Việt Nam qua đó để giáo dục đạo đức học sinh.

4. Đối với cha mẹ học sinh:

Cần trở thành gương tốt cho con, cháu học tập; có trách nhiệm tham gia đầy đủ các buổi họp PHHS; thường xuyên phối hợp tốt với GVCN - nhà trường để kịp thời nắm bắt các thông tin, trong công tác quản lý việc học tập, chăm lo giáo dục rèn luyện đạo đức của con em mình. Mỗi cha mẹ học sinh cần quan tâm xây dựng tổ chức hội CMHS vững mạnh, có mối quan hệ thường xuyên với nhà trường; phát huy vai trò, chức năng Hội CMHS động viên, răn dạy con, cháu chấp hành nội qui của nhà trường, các chủ trương của Đảng và nhà nước.

5. Đối với tổ chức chính trị xã hội (Chính quyền địa phương, tổ dân phố...)
Cần chú trọng xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, nhân dân khối phố, công an khu vực và chính quyền địa phương nơi trường đóng. Hằng năm, thông qua các văn bản, công văn, báo cáo định kỳ, nhà trường trao đổi thông tin đồng thời triển khai kế hoạch với chính quyền địa phương; tham mưu đưa công tác GDĐĐ học sinh vào tiêu chí xây dựng, bình chọn “Gia đình văn hóa - Khu phố văn hoá - Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”; có đánh gía nhận xét của Chính quyền địa phương về "sinh hoạt hè” của học sinh; tổ chức ký cam kết trách nhiệm giữa “Nhà trường - Chính quyền địa phương”… tạo được sự hỗ trợ tích cực của các lực lượng ngoài nhà trường thành quá trình khép kín trong công tác GDĐĐ học sinh.

Để thực hiện hiệu quả công tác GDĐĐ học sinh thì bên cạnh việc xây dựng nội quy kỷ luật học sinh, cần xây dựng nội quy kỷ luật lao động của CBGV, cần kiến tạo bầu không khí tâm lý tích cực trong nhà trường và ngoài xã hội, có quan hệ đồng nghiệp thân thiết, tương trợ đoàn kết, có môi trường lành mạnh … sự mẫu mực trong sinh hoạt, lối sống của CBGV sẽ là tấm gương soi có tác dụng giáo dục rất lớn đối với học sinh.

Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh chỉ đạt kết quả tốt khi nó có sự tác động đồng thời của các lực lượng giáo dục: nhà trường -  gia đình - xã hội. Giáo dục đạo đức là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi phải kiên trì, liên tục và thường xuyên. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh là đòi hỏi cấp bách của xã hội để xây dựng hoàn thiện những giá trị cơ bản của con người Việt Nam thời kỳ hội nhập, phát triển nền kinh tế tri thức.

                                                                                     

Câu hỏi và đáp án Module 5

Công tác phối hợp giữa nhà trường (giáo viên) với gia đình để tư vấn, hỗ trợ học sinh tiểu học trong hoạt động giáo dục và dạy học - Module 5. Để trả lời và hiểu rõ được câu hỏi này, mời các bạn tham khảo đáp án dưới đây để hoàn thành Bài tập cuối khóa module 5 thêm chính xác hơn.

  • Đáp án Module 5 Tiểu học, THCS và THPT đầy đủ, chi tiết
  • Gợi ý đáp án Module 5 đầy đủ

1. Chọn đáp án đúng nhất

Câu hỏi: Mục tiêu cụ thể của công tác phối hợp giữa nhà trường (giáo viên) với gia đình (cha mẹ học sinh) trong tư vấn, hỗ trợ học sinh tiểu học là tạo ra sự đồng thuận cao và hợp tác hiệu quả trong các tác động đến học tập, tu dưỡng của học sinh ở cả nhà trường, gia đình và xã hội trên cơ sở hiểu biết đặc điểm tâm lí và phát triển của học sinh nhằm đạt mục tiêu giáo dục đề ra.

 

Câu trả lời: Đúng

2. Chọn đáp án đúng nhất

Câu hỏi: Công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh tiểu học đặt ra mấy nhiệm vụ cơ bản?

Câu trả lời: 4 nhiệm vụ cơ bản

3. Chọn đáp án đúng nhất

Câu hỏi: Yêu cầu đối với công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh tiểu học là:

Câu trả lời: Xuất phát từ quyền lợi của học sinh; đồng thuận và hợp tác có trách nhiệm giữa các lực lượng giáo dục.

Đáp án Module 5 Tiểu học

  • Đáp án Module 5 Tiểu học
  • Đáp án trắc nghiệm và câu hỏi tương tác Mô đun 5 Tiểu học
  • Bài tập trắc nghiệm cuối khoá Module 5 Tiểu Học
  • Đáp án câu hỏi tương tác Module 5 Tiểu Học

Câu hỏi Module 5 khác

  • Mẫu báo cáo phân tích trường hợp thực tiễn tư vấn hỗ trợ học sinh Module 5
  • Thiết lập kênh thông tin phối hợp với gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh Module 5
  • Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học Module 5

 

Trên đây là câu hỏi Công tác phối hợp giữa nhà trường (giáo viên) với gia đình để tư vấn, hỗ trợ học sinh tiểu học trong hoạt động giáo dục và dạy học- Module 5. Hi vọng các tài liệu này sẽ giúp ích đối với thầy cô!

 

 

Sáng kiến kinh nghiệm: Phợp gia đình, nhà trường, XH trong việc GD đạo đức cho HS 1PHỐI HỢP CHẶT CHẼ GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘITRONG QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINHBùi Thị Hiệp Trường tiểu học Thượng LộI>Đặt vấn đề:Giáo dục đạo đức cho học sinh là một mặt trong quá trình giáo dục toàn diện chohọc sinh, là một nền tảng cho việc nâng cao chất lượng văn hoá. Giáo dục đạo đức chohọc sinh là làm cho nhân cách của thế hệ trẻ phát triển đúng đắn, tạo tiền đề cơ sở biếtcách ứng xử hành vi giao tiếp trong các mối quan hệ giữa từng cá nhân học sinh, vớibản thân, bạn bè, người lớn và với xã hội để trở thành con người sống có lịch sự vănminh trong sự phát triển chung của loài người. Bác Hồ đã dạy “ Dạy cũng như học, phảibiết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng”Trong công tác giáo dục con người, đặc biệt ngay từ tuổi thơ điều cần quan tâm trướctiên là giáo dục đạo đức.Trong nhà trường giáo dục đạo đức là một nhiệm vụ hết sức quan trọng tronggiáo dục toàn diện cho học sinh. Đạo đức là một biểu hiện hành vi con người nhưngmột mình nhà trường không thể làm được. Ngoài tác động của nhà trường, học sinh cònchịu sự tác động của gia đình và các lực lượng giáo dục khác ngoài xã hội. Vì vậy, giáodục đạo đức cho học sinh phải bằng nhiều hình thức, nhiều con đường, trong đó sự phốihợp giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục của xã hội là một việc làm quan trọngmang lại nhiều hiệu quả cao. Thực tiễn giáo dục ở nước ta cho thấy ở đâu có sự kết hợpgiáo dục chặt chẽ giữa những môi trường trên thì ở đó kết quả giáo dục tốt đẹp. Bác Hồđã khẳng định “ Giáo dục trong nhà trường dù tốt đén mấy, nhưng thiếu giáo dục tronggia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn” Nhà trường xã hội chủ nghĩa là công cụ chuyên chính vô sản, là cơ quan chuyênmôn của nhà nước, dưới sự lãnh đạo trực tiếp và chặt chẽ của Đảng, được trang bị đầyđủ quan diểm và đường lối giáo dục, có đội ngũ thầy giáo - những chuyên gia sư phạm-nên nhà trường phải đóng vai trò chủ động trong việc kết hợp giáo dục nhà trường, giađình và xã hội.Nhà trường phải thực hiện tốt việc giảng dạy và giáo dục học sinh theo đúngđường lối, quan điểm của Đảng để lôi cuốn gia đình và các tổ chức xã hội tham gia giáodục. Thực chất việc giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội là tạo sự thống nhất tácđộng giáo dục, tăng sức mạnh giáo dục, nên nhà trường phải góp phần tích cực làm chogia đình học sinh và mọi lực lượng xã hội hiểu rõ nhiệm vụ, nội dung, phương phápgiáo dục để họ tham gia tác động giáo dục.II> Thực trạng và những biện pháp thực hiện kết hợp giáo dục nhà trường,gia đình, xã hội1/Thực trạng:Thượng Lộ là một xã nghèo của Huyện miền núi Nam Đông. Người dân chủ yếusống bằng nghề nông. qua nhiều năm công tác tại trường tiểu học Thượng Lộ điều tôiSáng kiến kinh nghiệm: Phợp gia đình, nhà trường, XH trong việc GD đạo đức cho HS 2hiểu được và quan tâm nhất là thói quen nói cộc lốc, không thưa gửi, dạ vâng của họcsinh khi nói với người lớn . Theo dỏi hành vi, thái độ của các em qua các hoạt động sinhhoạt, học tập tôi thấy các em rất ngoan hiền lành, mến bạn, có ý thức chấp hành nghiêmtúc nội quy nhà trường. Tuy nhiên thói quen nói cộc lốc nói trống không thì vẫn diễn rahằng ngày.Những thói quen trên tuy vô tình nhưng không thể xem nhẹ vì đây cũng là mộthành vi đạo đức của học sinh. Qua tìm hiểu được biết các em đều có hoàn cảnh khókhăn, cha mẹ đi làm ăn xa ở lại trên nương rẫy con đông không có điều kiện chăm sóccon cái, nhiều phụ huynh không biết chũ hoặc mới học lớp ba lớp bốn.*Nguyên nhân:-Đa số phụ huynh cho con đến trường dường như giao khoán cho nhà trường.-Việc rèn luyện nói năng lễ phép với người lớn của học sinh ở nhà còn thiếu kĩcương nề nếp, kiểm tra chưa chặt chẽ, nhiều gia đình còn thiếu cứng rắn, chưa nghiêm.-Cuộc sống ở miền núi, đặc biệt là người dân tộc đa số trình độ có hạn, đời sốnggia đình quá khó khăn họ cho lo bươn chải để tìm bát cơm manh áo cho gia đình.Khôngcó thời gian để quan tâm đến học tập và rèn luyện hành vi đạo đức cho con.-Sự kết hợp giáo dục giữa gia đình và phụ huynh còn hạn chế.-Môi trường xã hội còn nhiều mặt chưa tốt.Từ thực tế và yêu cầu của công tác giáo dục đạo đức học sinh, bản thân tôi đãthực hiện một số giải pháp sau:2)Những biện pháp phối hợp:a) Giải pháp 1: Điều tra năm vững thực trạng tình hình đạo đức của học sinh toàntrường .-Đây là việc làm đầu tiên, cần thiết trong quá trình thực hiện giáo dục đạo đứccho học sinh, có năm chắc đối tượng , hoàn cảnh gia đình của các em mới đề ra đượcbiện pháp giáo dục đúng, phù hợp công việc này không ai khác chính là giáo viên chủnhiệm lớp.b) Giải pháp 2: Tham mưu với cấp uỷ chính quyền địa phương để phối kết hợp:-Phải làm cho cấp uỷ chính quyền địa phương nhận thức được tầm quan trọngcủa việc phối kết hợp các lực lượng giáo dục xã hội. Nói đến sự nghiệp giáo dục khôngchỉ nhà trường mà cả môi trường giáo dục và các lực lượng giáo dục khác.c) Giải pháp 3: Xây dựng cơ chế phối hợp với các lực lượng giáo dục xã hội.* Với Đội TNTPHCM.* Với Hội phụ huynh, gia đình học sinh.* Với giáo viên trong trường.d) Giải pháp 4: Thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp tăng cường kết hợp giáodục đạo đức -Thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp các em bộc lộ bản chất bằng giaotiếp và ứng xử tình huống. Đồng thời cho các em chấm điểm thi đua giữa các lớp, giữacác tổ với nhau về các hành vi vi phạm với người lớn thiếu vâng dạ. Nhận trao choSáng kiến kinh nghiệm: Phợp gia đình, nhà trường, XH trong việc GD đạo đức cho HS 3người lớn phải hai tay, xin lỗi khi mắc phải sai lầm Qua đó giúp cho các em mạnhdạn hơn và tự nhắc nhở khắc phục thiếu sót.e) Giải pháp 5: Giáo dục đạo đức được lồng ghép vào tất cả các tiết học.- Do thói quen từ gia đình, bạn bè, xóm làng, nên các em rất xấu hổ khi nói “ dạthưa cô” “ cám ơn” vì vậy giáo viên thường xuyên nhắc nhở chấn chỉnh cho các emngay mọi lúc mọi nơi, động viên biểu dương kịp thời khi các em biết sửa chữa, tự giáckhông nói năng cộc lốc III> Kết quả:Bằng nhiều giải pháp trên, mấy năm qua học sinh lớp tôi chủ nhiệm nói riêng vàhọc sinh trường tiểu học Thượng Lộ nói chung tình trạng nói cộc lốc với giáo viên,ngưòi lớn giảm 90%. Các em đã mạnh dạn và biết nói năng thưa gửi, vâng dạ một cáchtự nhiên và lễ phép.IV> Bài học kinh nghiệm:-Xây dựng cho được nội dung cơ bản trong việc kết hợp với gia đình- xã hội; cụthể: *Giáo viên chủ nhiệm phải thể hiện vai trò tính chất trong giáo dục, là nòng cốtcủa sự kết hợp.*Giáo viên chủ nhiệm phải có chương trình, kế hoach giáo dục để gia đình, xãhôị biết để giáo dục. Việc này phải triển khai qua các kì đại hội giáo dục hằng năm,họp phụ huynh toàn trường và từng lớp.* Tổ chức các lực lượng giáo dục trong xã hội xây dựng mối quan hệ mật thiếtgiữa giáo viên chủ nhiệm với các tổ chức như: Ban chấp hành hội phụ huynh-lực lượnggần gủi nhất với nhà trường, đội thiếu niên, hội phụ nữ, các cơ quan văn hoá trong địaphương đề ra phương hướng và nội dung đúng đắn để huy động các lực lượng cha mẹhọc sinh và nhân dân tham gia giáo dục .V> Kết luận: Quá trình giáo dục học sinh là quá trình hình thành nhân cách, bồi dưỡng tưtưởng đạo đức, làm cho học sinh nhận thức đúng đắn các quan hệ xã hội, có niềm tin vàhành động đúng. Đó là quá trình lâu dài, liên tục, kiên nhẫn, chịu ảnh hưởng của nhiềunhân tố, mỗi nhân tố đều có ảnh hưởng và tác động to lớn đến quá trình giáo dục họcsinh. Tác động của người thầy và của môi trường giáo dục, trong đó có gia đình, các tổchức xã hội đang hằng ngày hằng giờ tác động đến sự hình thành và phát triển nhâncách học sinh, phát huy tác dụng giáo dục của mỗi nhân tố trong quá trình giáo dục họcsinh, đồng thời bằng nhiều biện pháp nâng cao tính hiệu quả trong quá trình kết hợpgiáo dục học sinh giữa nhà trường, gia đình và xã hội sẽ góp phần tích cực đẩy nhanhvà vững chắc đến quá trình hình thành và hoàn thiện nhân cách học sinh. Nhận xét, đánh giá của trường Nhận xét, đánh giá của PGD Người viết Bùi Thị HiệpSáng kiến kinh nghiệm: Phợp gia đình, nhà trường, XH trong việc GD đạo đức cho HS 4