Phong cách ngôn ngũ sinh hoạt luyện tập

Bài hướng dẫn Soạn văn 10 phong cách ngôn ngữ sinh hoạt dưới đây sẽ giúp bạn hiểu được về khái niệm và các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt. Từ đó, có thêm các kiến thức nền tảng để áp dụng vào giải các bài luyện tập. Tham khảo ngay những thông tin bổ ích dưới đây ngay nhé!

1. Hỗ trợ Soạn văn 10 phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Hãy cùng đi tìm hiểu những nội dung lý thuyết về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong văn học sau đây:

1.1 Khái niệm

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách ngôn ngữ chỉ lời ăn tiếng nói hàng ngày, trong sinh hoạt của con người. Thường sử dụng để trao đổi thông tin, suy nghĩ, và tình cảm với nhau nhằm đáp ứng các nhu cầu tự nhiên trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Phong cách ngôn ngũ sinh hoạt luyện tập

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là gì? – Soạn văn 10 phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

1.2 Dạng biểu hiện

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt thường biểu hiện ở dạng nói nhưng cũng có khi thể hiện ở dạng viết, 2 dạng nói cụ thể như sau:

  • Dạng nói:
    • Đối thoại: Đối đáp trực tiếp qua lại giữa hai người.
    • Độc thoại: Đối đáp với chính bản thân và có thể phát ra bằng lời.
    • Đàm thoại thông qua các phương tiện nghe nhìn.
  • Dạng lời nói bên trong:
    • Độc thoại nội tâm: Đối đáp với chính mình nhưng không phát ra lời.
    • Đối thoại nội tâm: Đối đáp với một người tự tưởng tượng ra.
    • Dòng tâm sự: Suy nghĩ bên trong tạo thành một dòng suy nghĩ có logic bao gồm cả độc thoại và đối thoại nội tâm.

2. Hướng dẫn Luyện tập – Soạn văn 10 phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

2.1 Câu a trang 114

Anh chị hãy đưa ra ý kiến của mình về những câu ca dao sau:

“Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

“Vàng thì thử lửa, thử than

Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời”.

a. Câu ca dao 1

Lời nói khi nói ra chẳng mất tiền để mua, tuy nhiên không phải vì thế mà chúng ta được phép tùy tiện nói ra theo suy nghĩ và ý thích của mình được. Đồng thời, ngữ pháp Việt Nam vô cùng đa dạng, có nhiều ý tứ, ngữ nghĩa khác nhau. Nên những từ ngữ được nói trong hoàn cảnh này chưa chắc có thể nói trong hoàn cảnh kia và cả với đối tượng nghe.

=> Nhận xét về ý nghĩa của câu ca dao 1: Lời ăn tiếng nói được xem là căn cứ để đánh giá phẩm chất của con người. Do đó, cần lựa ra những lời hay, ý đẹp, phù hợp với từng ngữ cảnh để nói ra đảm bảo sự tôn trọng và phép lịch sự đối với người nghe.

Phong cách ngôn ngũ sinh hoạt luyện tập

Soạn văn 10 phong cách ngôn ngữ sinh hoạt – Ý nghĩa của những câu ca dao tục ngữ.

b. Câu ca dao 2

Ông bà ta từ trước đến nay thường nói rằng nếu muốn thử xem vàng là thật hay giả thì sẽ dùng lửa để đốt. Vàng thật sẽ không bị lửa đốt cháy, đây được xem là một cách, căn cứ để đánh giá vàng. Còn đối với chuông thì thử bằng cách kiểm tra tiếng của chúng.

Vì thế, con người cũng có một yếu tố quan trọng để đánh giá về phẩm chất, tính cách của người đó chính là lời nói. Thông qua lời nói bạn có thể hiểu và biết được một phần tính cách của người đó, họ là người thanh lịch hay thô lỗ, là người có hiểu biết hay sáo rỗng, là người nhẹ nhàng hay cọc cằn,…

=> Nhận xét về ý nghĩa của câu ca dao 2:

Mỗi một vật thể đều có các tiêu chí để đánh giá khác nhau. Đối với nhân cách, phẩm chất của một người cũng vậy, lời ăn và tiếng nói của họ sẽ là tiêu chuẩn để đánh giá. Người “ngoan” được xem xét khi người đó biết ăn biết nói một cách từ tốn, khiêm nhường, kính trên nhường dưới và sử dụng từ ngữ của mình một cách hợp lý, thông minh.

2.2 Câu b trang 114

Trong đoạn trích từ truyện Bắt sấu rừng U Minh Hạ, bạn hãy cho biết ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng nào? Đưa ra nhận xét cho việc dùng từ ngữ ở đoạn trích này?

Hướng dẫn trả lời:

Theo Soạn văn 10 phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ngôn ngữ sinh hoạt trong đoạn trích được biểu hiện ở dạng nói

Nhận xét: Lời nói của nhân vật là một hình thức mô phỏng, bắt chước lại lời thoại tự nhiên tuy nhiên đã có những thay đổi, sáng tạo và cải biến mới. Một số dấu hiệu về lời nói tự nhiên của nhân vật như sau:

  • Những từ ngữ sử dụng tạo cảm giác dân dã, gần gũi mà sồng sã như: Xong chuyện, chẳng qua, gì hết, ngặt tôi,…
  • Những từ ngữ mang tính địa phương thể hiện rõ nét đặc trưng Nam Bộ của miền Tây sông nước cho tác phẩm như: rượt, cực, phú quới,…

=> Cách sử dụng từ ngữ của tác giả cho thấy nhân vật ở đây là một người Nam Bộ, có kiến thức và am hiểu về những nét đặc trưng văn hóa tại đây. Ví dụ như: “ngặt tôi không mang thứ phú quới đó” là phương ngữ Nam Bộ.

=>> Xem thêm bài viết: Soạn Bài Chữ Người Tử Tù Siêu Dễ Hiểu

3. Soạn văn 10 phong cách ngôn ngữ sinh hoạt – Chương trình nâng cao

3.1 Bài 1

Hãy chỉ ra những đặc điểm chung của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt được tác giả thể hiện rõ qua lời đối đáp của các nhân vật trong đoạn trích SGK trang 221.

Hướng dẫn trả lời:

Một số từ ngữ qua lời đối đáp của các nhân vật thể hiện điểm chung của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt như sau:

  • Các cách thư bẩm: Lạy thầy, thưa thầy, con, nhà con,…
  • Cách sử dụng những từ ngữ kết nối, liên kết: Thì chưa cất cơn, đá bóng cho chó xem à, đây không biết, việc quan không phải chuyện đùa, đây cũng không nghe, đây mặc kệ, …

Phong cách ngôn ngũ sinh hoạt luyện tập

Bài tập nâng cao – Soạn văn 10 phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

=>> Ngoài kiến thức bổ ích ở trên, bạn có thể xem thêm kiến thức trọng tâm ở đây nhé : =>> Ngữ văn lớp 10

3.2 Bài 2

Hãy phân tích và cho biết nét độc đáo của những cách nói sau đây của Tô Hoài khi đi thực tế đã ghi chép lại theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Hãy diễn đạt lại những câu này không theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?

Hướng dẫn trả lời:

Diễn đạt lại theo phong cách ngôn ngữ khác phong cách ngôn ngữ sinh hoạt như sau:

  • Nóng quá, bồ hôi mẹ bồ hôi con bò ra khắp người: Nóng quá, mồ hôi chảy ra khắp người.
  • Gió to vụt ngã mất nhiều lúa quá!: Gió to làm ngã nhiều lúa quá!
  • Lúc làm cỏ thì cỏ bết xuống, vài hôm sau cỏ lại ngồi lên: Lúc làm cỏ thì cỏ sạch hết vài hôm sau cỏ lại mọc lên.
  • Một sào ruộng ở đồng Phúc Ấm đánh ngã hai sào ruộng Trúc Chuẩn: Một sào ruộng ở đồng Phúc Ấm to hơn gấp 2 lần sào ruộng ở Trúc Chuẩn.
  • Nhà nó trâu dắt ra, bò dắt vào, nồi năm nồi bảy có cả: Nhà nó có đầy đủ cả trâu, bò và nồi năm, nồi bảy.
  • Làm ăn không kế hoạch như bắt chạch đằng đuôi: Làm ăn không có kế hoạch như việc bắt con chạy ở phía sau đuôi.

Nét độc đáo của những cách nói theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trên đây là sử dụng những từ ngữ đặc trưng mang tính địa phương và thể hiện rõ ngữ điệu của dạng nói.

4. Kết luận

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện qua dạng nói hoặc viết, thường thể hiện được những tình cảm, ý nghĩ của con người qua cuộc sống hằng ngày.

Ngoài ra, cùng tham khảo bài Soạn văn 10 phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trên đây của chúng tôi để có thêm kiến thức và được hướng dẫn trả lời các câu hỏi liên quan nhé!