Phụ cấp xăng xe tối đa bao nhiêu

Một vấn đề thường xuyên được đặt ra trong lĩnh vực pháp luật về chế độ lao động là quy định về phụ cấp xăng xe. Việc xác định mức tối đa cho phụ cấp xăng xe là một vấn đề quan trọng để đảm bảo quyền lợi của người lao động và sự công bằng trong môi trường làm việc. Vậy “Quy định mới nhất về phụ cấp xăng xe tối đa là bao nhiêu? ” có nội dung như thế nào?

Hãy cùng Tìm Luật tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết này sẽ thực sự mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống.

Khái niệm phụ cấp xăng xe là gì?

Phụ cấp xăng xe là một khoản tiền hỗ trợ dành cho người lao động để giúp họ chi trả các chi phí đi lại và di chuyển vì mục đích công việc của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào chính sách và quy định của từng doanh nghiệp có thể xác định có hỗ trợ phụ cấp xăng xe hay không.

Ngoài ra, người lao động cũng cần phân biệt rõ hai khái niệm: phụ cấp xăng xe và hỗ trợ xăng xe. Hỗ trợ xăng xe là các khoản hỗ trợ dành cho người lao động trong việc di chuyển, thường xuất hiện trong những tình huống đặc biệt và không định kỳ. Trong khi đó, phụ cấp xăng xe là một khoản tiền được trả định kỳ theo tiền lương, không phụ thuộc vào tình huống cụ thể.

Nhân viên ở các vị trí như bán hàng, kinh doanh, giao hàng, thị trường,… và nhiều vị trí khác thường được các công ty hỗ trợ phụ cấp xăng xe. Điều này bắt nguồn từ đặc thù công việc của họ, đòi hỏi di chuyển nhiều bằng phương tiện cá nhân.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp đã tích hợp phụ cấp xăng xe vào chế độ phúc lợi cho người lao động. Điều này không chỉ nâng cao quyền lợi của người lao động mà còn tạo động lực làm việc, thu hút và giữ chân những nhân viên xuất sắc, giúp họ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp như dệt may, da giày, thực phẩm, điện tử,… và nhiều lĩnh vực khác đã trả phụ cấp xăng xe công khai trong các thông tin tuyển dụng của họ.

Mức phụ cấp xăng xe tối đa hiện nay là bao nhiêu?

Hiện nay pháp luật không quy định hay bắt buộc doanh nghiệp phải chi phụ cấp xăng xe cho người lao động; cũng không xác định mức phụ cấp cụ thể. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ tự quyết định mức phụ cấp, có thể dựa trên tính chất công việc, loại hình kinh doanh của doanh nghiệp, và chức vụ của người lao động đang đảm nhận. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải có sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người lao động về mức phụ cấp xăng xe để đảm bảo sự công bằng và thỏa đáng cho cả hai bên.

Phụ cấp xăng xe có phải là khoản được tính thuế thu nhập cá nhân hay không?

Căn cứ vào các quy định tại Luật Thuế thu nhập cá nhân 2017 đã được sửa đổi bổ sung, Thông tư 151/2014/TT-BTC quy định về các khoản chi trả không được giảm trừ khi người lao động nhận phúc lợi của công ty với mức không quá 1 tháng lương bình quân vào năm chịu thuế và Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn về tính chi phí khấu hao tài sản là xe ô tô chở người lao động được trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân.

Theo đó, có thể khẳng định rằng phụ cấp xăng xe là một khoản thu có tính chất thuế thu nhập cá nhân. Điều này dựa trên việc không có sự miễn thuế thu nhập cá nhân cho phụ cấp xăng xe trong các thông tư đã được đề cập. Theo quy định hiện hành của pháp luật, tất cả các nguồn thu nhập của cá nhân, bao gồm tiền công và tiền lương, đều phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

Tuy nhiên có một điểm đặc biệt là hiện nay có nhiều doanh nghiệp trả tiền xăng xe cho người lao động dưới 2 hình thức đó là công tác phí và phụ cấp xăng xe cố định hàng tháng. Cá nhân nhận công tác phí sẽ không phải chịu thuế thu nhập cá nhân còn trường hợp người lao động được trả khoản phụ cấp cố định hàng tháng thì không nằm trong trường hợp được miễn thuế.

Phụ cấp xăng xe có cần đóng bảo hiểm xã hội không?

Căn cứ theo Khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH quy định các khoản thu nhập sau đây không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:

[1] Các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019; tiền thưởng sáng kiến;

[2] Tiền ăn giữa ca;

[2] Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ, đi lại;

[3] Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, sinh nhật của người lao động, người lao động có người thân kết hôn, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

[2] Các khoản trợ cấp, hỗ trợ khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động quy định tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH.

Như vây, các khoản phụ cấp xăng xe không thuộc danh sách các khoản thu nhập chịu bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tuy nhiên, việc quyết định về việc đóng bảo hiểm xã hội cho các khoản thu nhập này có thể thay đổi tùy theo quy định của từng doanh nghiệp và các quy định thuế thu nhập cá nhân áp dụng tại thời điểm đó.

Vấn đề “Quy định mới nhất về phụ cấp xăng xe tối đa là bao nhiêu?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tìm Luật luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm kiếm thông tin pháp lý, các mẫu đơn như mẫu đơn xin nghỉ việc 1 ngày hoặc các quy định pháp luật, tin tức pháp lý mới liên quan, vui lòng cập nhật website để biết thêm thông tin. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Chủ Đề