Phương án diễn tập ứng phó sự cố hóa chất năm 2024

Cơ sở hóa chất phải tổ chức diễn tập ứng phó sự cố.

Hiện nay Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017 của Chính phủ chưa quy định việc diễn tập ứng phó sự cố hóa chất đối với các cơ sở hóa chất phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất. Nhiều cơ sở hóa chất sau khi xây dựng Biện pháp không tổ chức diễn tập ứng phó sự cố hóa chất. Khi xảy ra sự cố hóa chất, các cơ sở nói trên còn lúng túng, ứng phó không kịp thời, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là các sự cố đối với các hóa chất nguy hiểm thuộc Danh mục hóa chất phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất quy định tại Phụ lục IV Nghị định số 113/2017/NĐ-CP như NH3, Cl2, HF, HCl, Xyanua, Metanol...

Khắc phục những hạn chế trên, Nghị định số 82/2022/NĐ-CP đã bổ sung quy định: Hàng năm các cơ sở hóa chất phải tổ chức diễn tập phương án ứng phó sự cố hóa chất đã được xây dựng trong Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất với sự chứng kiến hoặc chỉ đạo của đại diện cơ quan quản lý chuyên ngành địa phương trong trường hợp cơ sở hóa chất có tồn trữ hóa chất thuộc Danh mục hóa chất nguy hiểm phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất nhưng dưới ngưỡng quy định tại Phụ lục IV Nghị định số 113/2017/NĐ-CP.

Các hóa chất cần kiểm soát đặc biệt khi nhập khẩu

Về khai báo hóa chất nhập khẩu: Hiện nay, khai báo hóa chất nhập khẩu triển khai qua Cổng thông tin một cửa quốc gia theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP. Thông tin khai báo hóa chất được tự động chuyển đến hệ thống của Bộ Công Thương, khi đó hệ thống của Bộ Công Thương tự động phản hồi qua Cổng thông tin một cửa quốc gia tới tổ chức, cá nhân khai báo và cơ quan hải quan. Việc phản hồi tự động kết quả khai báo hóa chất nhập khẩu hiện nay tồn tại số bất cập sau:

Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu các hóa chất để kinh doanh thuộc đối tượng phải cấp giấy phép Kinh doanh hóa chất hạn chế trong đó bao gồm một số hóa chất đặc biệt nguy hiểm như dinitơ oxit, các hợp chất xyanua, các hợp chất thủy ngân nhập khẩu để kinh doanh mà chưa được cấp giấy phép hoặc vượt quá khối lượng được cấp giấy phép, nhưng hệ thống vẫn tự động phản hồi kết quả mà không có biện pháp chế tài kịp thời để quản lý các tổ chức, cá nhân không đạt điều kiện, dẫn tới việc tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn, an ninh và trật tự xã hội.

Do vậy, Nghị định số 82/2022/NĐ-CP bổ sung quy định mới về các hóa chất cần kiểm soát đặc biệt khi nhập khẩu.

Theo đó, các hóa chất cần kiểm soát đặc biệt khi nhập khẩu gồm:

- Các hóa chất nguy hiểm cần kiểm soát khi thực hiện thủ tục khai báo hóa chất nhập khẩu bao gồm: dinitơ oxit, xyanua và các hợp chất của xyanua, thủy ngân và các hợp chất của thủy ngân.

- Trong thời hạn 16 giờ làm việc, kể từ thời điểm hệ thống Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ khai báo đối với các trường hợp quy định tại điểm a khoản này, Cơ quan, cá nhân khai báo. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan tiếp nhận thông tin khai báo gửi phản hồi trên hệ thống điện tử đến tổ chức, cá nhân khai báo hóa chất để bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Các trường hợp hồ sơ không hợp lệ bao gồm tổng khối lượng hóa chất nhập khẩu tính từ đầu năm đến thời điểm khai báo lớn hơn khối lượng được cấp phép trong năm, các tài liệu đính kèm không đúng theo quy định tại khoản 3 Điều này, thông tin khai báo hóa chất nhập khẩu chưa chính xác. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cơ quan tiếp nhận thông tin khai báo phê duyệt hồ sơ và phản hồi thông tin khai báo, thông tin được phản hồi qua Cổng thông tin một cửa quốc gia tới tổ chức, cá nhân khai báo và cơ quan hải quan.

Nghị định cũng nêu rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện khai báo hóa chất qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. Theo đó, tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các thông tin khai báo theo biểu mẫu có sẵn trên Cổng thông tin một cửa quốc gia và các văn bản, chứng từ, dữ liệu điện tử trong bộ hồ sơ khai báo hóa chất qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. Trường hợp thông tin khai báo không chính xác, hồ sơ khai báo hóa chất điện tử là cơ sở để tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiến hành hành xử phạt vi phạm hành chính. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm lưu trữ bộ hồ sơ khai báo hóa chất để xuất trình cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, thời gian lưu trữ hồ sơ tối thiểu 5 năm.

Quy định trên nhằm xây dựng khung pháp lý về thủ tục khai báo hóa chất nhập khẩu đối với các trường hợp cần kiểm soát đặc biệt như các hợp chất thủy ngân, dinitơ oxit, các hợp chất xyanua; hoàn thiện các quy định về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân khai báo hóa chất nhập khẩu.

Ngày nay cuộc sống xã hội có rất nhiều những bước phát triển mới vượt bậc trong tất cả các lĩnh vực. Nhưng đi kèm theo sự phát triển đó là những hiểm họa về môi trường sống ngày càng xuất hiện nhiều hơn đòi hỏi người ta phải có biện phá phòng chống, đối phó với những hiểm họa đó. Một trong những hiểm họa không chỉ một nước quan tâm mà cả thế giới đang quan tâm hiện nay đó là hiểm họa liên quan đến hóa chất.

Theo điều 37, luật hóa chất nước ta quy định: Hàng năm các cơ sở hóa chất phải xây dựng lực lượng ứng phó tại chỗ và phải thường xuyên huấn luyện và thực hành diễn tập các phương án ứng phó sự cố hóa chất.

Mục đích và yêu cầu của việc diễn tập

Mục đích: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm đồng thời kiểm tra năng lực phối hợp hành động giữa các cơ quan, đơn vị có chức năng với các công ty, nhà máy, doanh nghiệp trong công tác ứng phó với sự cố hóa chất diễn ra trên địa phương nơi mình sinh sống

Qua công tác tổ chúc diễn tập để rút ra được kinh nghiệm về công tác khắc phục, phối hợp, điều hành của các ban ngành có liên quan từ đó đưa ra được giải pháp tổ chức, khắc phục, phòng chống hiệu quả.

Yêu cầu: Phải sát thực, tình huống rõ ràng Diễn tập phải đạt được kết quả và mục tiêu đề ra [an toàn, tiết kiệm, chính xác]. Các đơn vị tham gia đầy đủ, nghiêm túc Các trang thiết bị phải phù hợp, kiểm tra kĩ càng trước khi diễn tập. Không làm ảnh hưởng tới những người xung quanh và công việc sản xuất của cá đơn vị được lựa chọn diễn tập.

Mối hiểm họa khi sự cố hóa chất xảy ra

Các loại hóa chất thường gây hại rất lớn đối với môi trường và sức khỏe của con người. Không những thế các loại hóa chất thường khá khó phân hủy theo thời gian gây ảnh hưởng nghiêm trọng về sau. Vì vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất cần chú ý cao về việc phòng ngừa, ngăn chặn các sự cố liên quan đến hóa chất nếu bất cẩn sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến bản thân doanh nghiệp và môi trường sống xung quanh. Trên thế giới đã xảy ra rất nhiều trường hợp do sự cố hóa chất gây ra làm thiệt hại rất nhiều về tài sản và con người. Các sự cố đau lòng về hóa chất thường xảy ra ở các nước có nền công nghiệp phát triển mạnh hiện nay. Các mối nguy hiểm có thể xảy ra trong khi sản xuất, lưu trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc xử lý. Cộng đồng sẽ gặp nguy hiểm nếu hóa chất được sử dụng một cách không an toàn hoặc phát thải với số lượng có hại vào môi trường sống. Nhiều loại hóa chất khác nhau sẽ gây nguy hiểm khác nhau có thể gây tử vong, chấn thương nghiêm trọng, ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe con người làm ô nhiễm môi trường sống. Nhiều sản phẩm chứa các hóa chất độc hại đang được sử dụng và lưu trữ trong nhà của chúng ta nếu chúng ta sử dụng chúng bừa bãi thì hậu quả sẽ rất khó lường. Theo đánh giá của các chuyên gia môi trường, những sự cố hóa chất xảy trong thời gian qua một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về công tác sản xuất, mua bán, sử dụng hóa chất còn lỏng lẻo ở nhiều nơi, tiềm ẩn nguy cơ gây hại lớn. Hiện nay, các loại hóa chất cực độc, nguy hiểm lại có thể dễ dàng mua được ở các chợ lớn. Cùng với đó, nhiều cơ sở sản xuất nhỏ lẻ cũng ngày một mọc lên ở các khu dân cư đông dân cư nó như những “ quả bom nổ chậm” có thể phát nổ bất cứ lúc nào.

Chủ Đề