Phương pháp giải nhanh các bài tập di truyền

ĐỀ TÀIMỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP DI TRUYỀN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢII. ĐẶT VẤN ĐỀ- Bài tập di truyền là một trong những dạng bài tập khó đối với học sinh vì nó đòihỏi người giải phải biết phán đoán, suy luận thật logic thì mới đi đến kết quả chínhxác. Mặc khác, đây là dạng bài tập mới mẽ nên đa số học sinh không nắm đượcphương pháp giải nếu không được hướng dẫn chi tiết từng bước để giải quyết bài tập.- Trong sách giáo khoa cũ trước đây thì có đề cập đến phương pháp giải và cũngcó đưa ra nhiều dạng bài tập dưới dạng tự luận, thời gian dành cho việc giải bài tậptương đối nhiều nên học sinh và giáo viên dễ dàng trong việc lý luận và tìm ra đáp án,còn trong chương trình sách giáo khoa sinh học hiện nay thì không đề cập đến phươngpháp giải bài tập. Thời lượng dành cho việc giải bài tập cũng rất ít. Các dạng bài tậpđưa ra đều là dạng trắc nghiệm, giáo viên không đủ thời gian để đưa ra phương phápgiải cụ thể cho học sinh.Ví dụ 1. Trong các phép lai sau đây, phép lai nào cho tỉ lệ phân tính là 1: 1?a. Aa x aab. AA x Aac. Aa x Aad. AA x AAVí dụ 2: Bố và mẹ có kiểu gen là AaBb và aabb khi lai với nhau thì tỉ lệ phân li ởđời con sẽ như thế nào?a. Tỉ lệ 1:1b. Tỉ lệ 1:2:1c. Tỉ lệ 3:1d.Tỉ lệ 1:1:1:1Ví dụ 3. Mạch 1 của ADN có trình tự các Nu là: T-A-X-G-T thì trình tự các Nutrên mạch 2 sẽ là:a. G-X-T-A-Tb. X-G-A-T-Tc. G-G-X-X-Td. A-T-G-X-AVới những dạng bài tập như thế này thì học sinh có làm được một số bài, songkhi tiếp cận với các bài tập dưới dạng tự luận thì các em không lý luận và phần lớn làkhông giải được. Đa số các em khi vào đầu bài là cứ quy cho tính trạng này là AAhoặc Aa rồi cứ như vậy mà viết sơ đồ lai dẫn đến một số rất ít bài làm đúng còn đa sốkết quả không nghiệm đúng yêu cầu đề bài đặt ra. Các em gặp rất nhiều khó khăn khi-1-tiếp cận với các bài tập tính toán về chiều dài của AND, gen, tính số lượng các loạinuclêôtit, các bài tập về nguyên phân...vì trong sách không đưa ra các công thức tínhtoán.- Mặt khác, một số giáo viên vì thấy không có thời gian nên cũng không đưa rabài tập dạng tự luận và phương pháp giải, cũng như việc lồng ghép các công thức tínhtoán vào các tiết dạy trên lớp nên kỹ năng giải bài tập sinh học của học sinh dưới dạngtự luận là rất hạn chế. Từ đó việc ôn luyện học sinh giỏi cũng gặp không ít khó khoăn.Xuất phát từ thực tế nêu trên, tôi chọn đề tài “Một số dạng bài tập di truyền vàphương pháp giải” để các đồng nghiệp cùng chia sẻ và góp ý .II. NỘI DUNG1. Thực trạng- Hiện nay, theo những thông tin từ nhiều người thì môn sinh học là một môn họcphụ không có tầm quan trọng đối với học sinh, nhiều người quan niệm rằng học mônsinh học là chẳng qua để tìm hiểu qua loa về cây, con rồi sau đó lấy điểm là xongchuyện. Chính vì thế, đại đa số học sinh thường không chú ý nhiều đến việc học mônsinh học, điều đó ảnh hưởng nhiều đến việc học tập của các em nhất là môn sinh họclớp 9 với nhiều dạng bài tập đầy khó khăn.- Với khoảng thời gian ngắn chỉ có 45 phút một tiết rất khó cho giáo viên lồngghép được những thông tin khác liên quan đến bài học nhất là những bài học có bàitập cần suy luận và có công thức tính toán, vì thế nên phần lớn các giáo viên đứng lớpđều bỏ qua các thông tin này, do đó khi học sinh gặp đến bài tập sinh học lớp 9 là đềuvấp phải những sai xót.- Theo phân phối chương trình hiện nay, môn sinh học 9 chỉ có 2 tiết một tuầnvà chỉ có 1 tiết làm bài tập chương I. Tiết bài tập trong chương trình sinh học 9 quá íttrong khi đó lượng kiến thức lí thuyết ở mỗi tiết học lại quá nặng, dẫn đến hầu hếtgiáo viên dạy môn sinh học lớp 9 không có thời gian để hướng dẫn học sinh giải bàitập ở cuối bài. Học sinh không có khả năng phân tích và tổng hợp kiến thức, đây là trởngại lớn trong công tác dạy và học ở trên lớp cũng như quá trình bồi dưỡng học sinh-2-giỏi phần bài tập di truyền. Vì vậy tôi nhận thấy đề tài “Một số dạng bài tập di truyềnvà phương pháp giải” mà tôi đưa ra trong dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi mônsinh học lớp 9 là rất cần thiết để giúp cho các em học sinh có được khả năng suy luậnvà tìm ra các kỹ năng, phương pháp giải các dạng bài tập di truyền trong chương trìnhsinh học 9, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như nâng cao tỉ lệ học sinhgiỏi cấp huyện, cấp tỉnh.2. Biện pháp thực hiệnA. Bài tập lai các cặp tính trạng của Mendena. Phương pháp giảiTrước tiên để giải được bài tập di truyền của Men Đen tôi xin đưa ra phươngpháp tổng quát chung như sau:+ Bước 1: Xác định gen trội, gen lặn.Để xác định dược gen trội, gen lặn ta căn cứ vào định luật I và định luật II củaMen Đen, có thể khái quát hai định luật đó như sau:Định luật I [ Định luật đồng tính]: “Khi lai hai cơ thể bố mẹ khác nhau về mộtcặp tính trạng thuần chủng tương phản thì các con lai có kiểu hình đồng nhất”. Theođịnh luật này nếu con lai ở thế hệ thứ nhất biểu hiện ra tính trạng nào thì tính trạng đólà tính trạng trội [ quy định bởi gen trội], còn tính trạng không được biểu hiện là tínhtrạng lặn [ quy định bởi gen lặn].Định luật II [Định luật phân li]: “Khi cho các cơ thể lai ở thế hệ thứ nhất giaophối với nhau hoặc để chúng tự thụ phấn thì ở thế hệ tiếp theo có sự phân li theo tỉ lệtrung bình 3 trội : 1 lặn”. Theo định luật này thì tính trạng chiếm ¾ trong tổng số cáctính trạng là tính trạng trội, còn tính trạng chiếm ¼ trong tổng số các tính trạng là tínhtrạng lặn.+ Bước 2: Gọi tên gen.Ta sử dụng các chữ cái tương ứng để gọi tên gen trong đó chữ cái in hoa quyđịnh gen trội, chữ cái thường quy định gen lặn. Chẳng hạn A là gen trội thì a là genlặn tương ứng.-3-+ Bước 3: Xác định kiểu gen của P [ kiểu gen của bố mẹ ].Từ các tỉ lệ kiểu gen của thế hệ con ta suy ra được kiểu gen của bố mẹ [vì kiểugen của con cái là do cha mẹ truyền].Ví dụ: Trong một phép lai, nếu các con lai đều có kiểu gen Aa ta suy ra chúngnhận 1 giao tử A từ bố và một giao tử a từ mẹ hoặc ngược lại, từ đó ta suy ra kiểu gencủa bố là AA và của mẹ là aa hoặc ngược lại.+ Bước 4: Viết sơ đồ lai.Sau khi đã xác định được kiểu gen của con cái và của bố mẹ ta bắt đầu tiến hànhviết sơ đồ lai và xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình của thế hệ sau.b. Các ví dụ cụ thểTa thường gặp hai dạng bài tập, tạm gọi là bài toán thuận và bài toán nghịch.Dạng 1: Bài toán thuận.Là dạng bài toán cho biết tính trội, tính lặn, kiểu hình của P. Từ đó xác định kiểugen, kiểu hình của F và lập sơ đồ lai.Ví dụ 1. Ở chuột, tính trạng lông đen trội hoàn toàn so với lông trắng. Khi chochuột đực lông đen giao phối với chuột cái lông trắng thì kết quả giao phối sẽ như thếnào?Bài giảiBước 1: Xác định gen trội, gen lặnTheo đề ra, lông đen là tính trạng trội, lông ngắn là tính trạng lặnBước 2: Gọi tên gen:Gọi A là gen qui định tính trạng lông đenGọi a là gen qui định tính trạng lông trắng.Bước 3: Xác định kiểu gen của P- Chuột đực lông đen có kiểu gen AA hay Aa- Chuột cái lông trắng có kiểu gen aaBước 4: Viết sơ đồ laiỞ P có hai sơ đồ lai [ P : AA x aa và P : Aa x aa]-4-- Trường hợp 1:P:AA [đen]GPxaa [trắng]AaF1AaKiểu hình: 100% lông đen.- Trường hợp 2:P:Aa [đen]GPA,aF1xaa [trắng]a1Aa : 1aaKiểu hình: 50% lông đen : 50% lông trắng.Dạng 2: Bài toán nghịch.Là dạng bài toán dựa vào kết quả lai để xác định kiểu gen, kiểu hình của bố, mẹvà lập sơ đồ lai.Ta thường gặp hai trường hợp sau:Trường hợp 1: Nếu đề bài đó nêu tỉ lệ phân li kiểu hình của con lai.Ta có cách giải như sau:- Căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình của con lai [ có thể rút gọn tỉ lệ ở con lai thành tỉ lệquen thuộc để dễ nhận xét ], từ đó suy ra kiểu gen của bố mẹ.- Lập sơ đồ lai và nhận xét kết quả.Lưu ý: Nếu đề bài chưa xác định tính trội, tính lặn thì có thể căn cứ vào tỉ lệ ởcon lai để qui ước gen.Ví dụ:Trong phép lai giữa hai cây lúa thân cao, người ta thu được kết quả ở con lai nhưsau: 3018 hạt cho cây thân cao, 1004 hạt cho cây thân thấp.Biện luận và lập sơ đồ lai cho phép lai trên.Bài giải- Xét tỉ lệ kiểu hình : [3018 cây thân cao: 1004 cây thân thấp]Tỉ lệ trên xấp xỉ 3 cao : 1 thấp.-5-Tỉ lệ 3:1 tuân theo định luật phân li của Menđen, suy ra: Tính trạng thân cao trộihoàn toàn so với tính trạng thân thấp.Qui ước gen: A: thân cao ; a: thân thấp.Tỉ lệ con lai 3:1 chứng tỏ bố mẹ có kiểu gen dị hợp: Aa.- Sơ đồ lai:P:Aa [thân cao]GPA,aF1xAa [thân cao]A,a1AA : 2Aa : 1aaKiểu hình F1: 3 thân cao : 1 thân thấp.Trường hợp 2: Nếu đề bài không nêu tỉ lệ kiểu hình của con lai.Để giải dạng bài toán này, dựa vào cơ chế phân li và tổ hợp NST trong quá trìnhgiảm phân và thụ tinh. Cụ thể là căn cứ vào kiểu gen của con để suy ra loại giao tử màcon có thể nhận từ bố, mẹ.Nếu có yêu cầu thì lập sơ đồ lai kiểm nghiệm.Ví dụ:Ở người, màu mắt nâu là tính trạng trội so với màu mắt xanh. Trong một giađình, bố và mẹ đều có mắt nâu. Trong số các con sinh ra thấy có đứa con gái mắtxanh. Xác định kiểu gen của bố, mẹ và lập sơ đồ lai minh hoạ.Bài giảiTheo đề ra ta qui ước gen: A mắt nâu ; a: mắt xanh.Người con gái mắt xanh mang kiểu hình lặn, tức có kiểu gen aa. Kiểu gen nàyđược tổ hợp từ 1 giao tử a của bố và một giao tử a của mẹ. Tức bố và mẹ đều tạo đượcgiao tử a.Theo đề bài, bố mẹ đều có mắt nâu lại tạo được giao tử a. Suy ra bố và mẹ đều cókiểu gen dị hợp tử Aa.Sơ đồ lai minh hoạ:P:Aa [mắt nâu]GPA,axAa [mắt nâu]A,a-6-F11AA : 2Aa : 1aaKiểu hình F1 là 3 mắt nâu : 1 mắt xanh.c. Bài tập vận dụngBài tập 1Cho hai thứ cà chua quả đỏ lai với cà chua quả vàng thì F 1 được toàn bộ cà chuaquả đỏ. Cho các cây cà chua quả đỏ ở F 1 tự thụ phấn thì ở F 2 phân ly theo tỉ lệ 3 quảđỏ : 1 quả vàng. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.Bài giải:- Bước 1: Xác định gen trội, gen lặnTheo đề ra ở F1 thu được toàn bộ cà chua quả đỏ, vậy theo định luật I củaMenĐen ta suy ra cà chua quả đỏ là trội hoàn toàn so với cà chua quả vàng, suy ra Pthuần chủng.- Bước 2: Gọi tên genGọi A quy định cà chua quả màu đỏ, thì a quy định cà chua quả màu vàng.- Bước 3: Xác định kiểu gen của PCà chua quả màu đỏ thuần chủng có kiểu gen là AA và cà chua quả màu vàngthuần chủng có kiểu gen aa.- Bước 4: Viết sơ đồ laiP:Qủa màu đỏGPxQuả màu vàngAAaaAaF1Aa [quả đỏ] xAa [ quả đỏ]GF1A, aA, aF2AA, Aa, Aa, aaTỉ lệ kiểu gen : 1AA: 2Aa: 1aa [25%AA: 50%Aa: 25%aa]Tỉ lệ kiểu hình: 3 quả đỏ: 1 quả vàng [ 75% quả đỏ: 25% quả vàng]Lưu ý: Với những bài tập mà đề bài đã gọi tên gen sẳn thì ta không cần sử dụngbước gọi tên gen.-7-Bài tập 2Ở lợn, tính trạng thân dài do gen B quy định là trội hoàn toàn so với tính trạngthân ngắn do gen b quy định.a. Khi đem lai hai con lợn thân dài có kiểu gen dị hợp thì đời con sẽ có kiểu hìnhnhư thế nào?b. Nếu đem lai hai con lợn thân dài có kiểu gen đồng hợp thì đời con có kiểuhình như thế nào?c. Làm thế nào để xác định được lợn thân dài có thuần chủng hay không ?Bài giảiVới dạng bài tập như thế nay ta bỏ qua bước xác định gen trội lặn và bước gọitên gen.a. Vì tính trạng thân dài là trội hoàn so với tính trạng thân ngắn nên kiểu gen củahai con lợn thân dài dị hợp đều là Bb, ta có sơ đồ lai như sau:Sơ đồ laiP:GP:F1:Thân dàixthân dàiBbxBbB, bB, bBB, Bb, Bb, bbTỉ lệ kiểu gen: 1BB: 2Bb: 1bb [25%BB: 50%Bb: 25%bb]Tỉ lệ kiểu hình: 3 thân dài: 1 thân ngắn.[75% thân dài: 25% thân ngắn]b. Hai con lợn thân dài đồng hợp có kiểu gen thuần chủng là BB, ta có sơ đồ lainhư sau:P:BBGPBF1xBBBBBTỉ lệ kiểu gen: 1BB [100% BB]Tỉ lệ kiểu hình: 100% thân dài.-8-c. Để biết được lợn thân dài có thuần chủng hay không thì ta cho chúng giao phốivới lợn thân ngắn, nếu đời con chỉ có một kiểu hình duy nhất thì ta kết luận lợn thândài là thuần chủng và có kiểu gen là BB, nếu đời con phân li theo tỉ lệ 1 thân dài: 1thân ngắn thì ta kết luận lợn thân dài là dị hợp BbLưu ý: Đối với dạng bài tập di truyền có liên quan đền hai cặp tính trạng thìphương pháp giải được tiến hành tương tự.Bài tập 3Người ta tiến hành hai phép lai và thu được kết quả như sau:- Ở phép lai thứ nhất: Cho hai cây cà chua lai với nhau người ta thu được F 1 vớitỉ lệ kiểu hình như sau: 75% cây có quả đỏ , dạng bầu dục; 25% cây có quả vàng dạngbầu dục.- Ở phép lai thứ hai: Cho hai cây cà chua lai với nhau, người ta thu được F 1 với tỉlệ kiểu hình như sau: 75% cây có quả vàng, dạng tròn; 25% cây có quả vàng, dạngbầu dục.Hãy biện luận và viết sơ đồ lai trong hai phép lai trên. Biết rằng mổi gen quyđịnh một tính trạng, các gen nằm trên nhiễm sắc thể khác nhau.Bài giải- Ở phép lai thứ nhất F1 phân li theo tỉ lệ 3 quả đỏ: 1 quả vàng chứng tỏ tính trạngquả đỏ là tính trạng trội càn tính trạng quả vàng là tính trạng lặn và cây cà chua quảđỏ ban đầu có kiểu gen dị hợp.Gọi A quy định cà chua quả đỏ thì cà chua quả vàng là a, cây cà chua quả đỏ dịhợp có kiểu gen Aa.- Ở phép lai thứ hai F1 phân li theo tỉ lệ 3 quả tròn: 1 quả bầu dục chứng tỏ quảtròn là tính trạng trội còn quả bầu dục là tính trạng lặn và cây cà chua quả tròn banđầu có kiểu gen dị hợpGọi B quy định cà chua quả tròn thì cà chua quả bầu dục là b, cây cà chua quảbầu dục dị hợp có kiểu gen Bb.Từ 2 kết quả trên suy ra:-9-- Ở phép lai thứ nhất F1 thu được toàn bộ quả bầu dục có kiểu gen bb chứng tỏhai cây cà chua ban đầu củng có kiểu gen bb quy định quả bầu dục,tổng hợp tinhtrạng màu sắc và hình dạng quả thì kiểu gen chung của hai cây cà chua ban đầu trongphép lai thứ nhất là Aabb [quả đỏ, dạng bầu dục]- Ở phép lai thứ hai F1 thu được toàn bộ quả vàng có kiểu gen aa chứng tỏ hai câycà chua ban đầu củng có kiểu gen aa quy định quả màu vàng, tổng hợp tinh trạng màusắc và hình dạng quả thì kiểu gen của hai cây cà chua ban đầu trong phép lai thứ hai làaaBb [quả vàng, dạng tròn]. Ta có sơ đồ lai như sau:Sơ đồ 1:P:Quả đỏ, dạng bầu dụcGP:F1:x quả đỏ, dạng bầu dụcAabbAabbAb, abAb, abAAbb, Aabb, Aabb, aabbTỉ lệ kiểu gen: 1Aabb: 2Aabb: 1aabbTỉ lệ kiểu hình: 3 đỏ, bầu dục: 1 vàng, bầu dục [75% đỏ, bầu dục: 25% vàng, bầudục]Sơ đồ 2:P:Quả vàng, dạng trònxquả vàng, dạng trònaaBbaaBbGP:aB, abaB, abF1:aaBB, aaBb, aaBb, aabbTỉ lệ kiểu gen: 1aaBB: 2aaBb: 1aabbTỉ lệ kiểu hình: 3 quả vàng, dạng tròn: 1 quả vang, dạng bầu dục [75% quả vàng,dạng tròn: 25% quả vàng, dạng bầu dục].B. Bài tập liên quan đến AND, GEN, ARN.Ta thường gặp một số dạng sau đây:Dạng 1. Tính chiều dài, số vòng xoắn[ số chu kỳ xoắn ], số lượng nucleôtitcủa phân tử ADN [ hay của gen ]- 10 -Để giải được dạng này, ta cần nắm các công thức sau đây:Biết trong gen hay trong phân tử ADN luôn có:Tổng số nuclêôtít = A + T +G +X trong đó A = T ; G = XMỗi vòng xoắn chứa 20 nuclêôtít với chiều dài 34 A 0, mỗi nuclêôtít dài 3,4A0[ 1A0 =10-4 µm =10-7 mm].Khối lượng trung bình một nuclêôtít là 300 đvc.N: Số nuclêôtít của AND.L: Chiều dài của ADN.M: Khối lượng của ADN.C: Số vòng xoắn của ADN.- Chiều dài của ADN = [số vòng xoắn ] x 34 A0 hay L = C. 34 A0Ta cũng có thể tính chiều dài của ADN theo công thức L =N. 3,4 A02- Tổng số nuclêôtít của ADN = số vòng xoắn x 20 hay N = C x 20. Hoặc:2 L[A 0 ]N=3,4N = 2A + 2X = 2T + 2GNL[A 0 ]- Số vòng xoắn của ADN là C ==2034- Khối lượng của ADN là M = N × 300 [đvc]- Số lượng từng loại nuclêôtít của ADN :N = A +T +G +X, theo NTBS A =T ; G = X, Suy ra A =T =N- G và G =X =2N-A2- Số liên kết hidrô : H = 2A + 3X = 2T + 3GMột số ví dụ minh họaVí dụ 1. Một phân tử ADN có chứa 150.000 vòng xoắn hãy xác định :a. Chiều dài và số lượng nuclêôtít của ADN- 11 -b. Số lượng từng loại nuclêôtít của ADN. Biết rằng loại ađênin chiếm 15% tổngsố nuclêôtít.Giảia. Chiều dài và số lượng nuclêôtít của ADN :- Chiều dài của ADN:L = C . 34 A0 = 150000. 34 A0 = 5100000 [A0]- Số lượng nuclêôtít của ADN :N = C . 20 = 150000 . 20 = 3000000 [nuclêôtít]b. Số lượng từng loại nuclêôtít của phân tử ADNTheo bài ra A = T = 15% .NSuy ra A = T = 15% . 3000000 = 450000 [nuclêôtít]G=X=N3000000- 450000 =- 450000 = 1050000 [nuclêôtít]22Ví dụ2. Gen thứ nhất có chiều dài 3060A0. Gen thứ hai nặng hơn gen thứ nhất36000đvc. Xác định số lượng nuclêôtít của mỗi gen.Giải.Số lượng nuclêôtit của gen thứ nhất:2LN = 3,4 =2.3060= 1800[ nu ]3,4Khối lượng của gen thứ nhất.M = N.300 đvc = 1800 × 300 đvc = 540000 đvcKhối lượng của gen thứ hai:540000 đvc + 36000 đvc = 516000 đvcSố lượng nuclêôtít của gen thứ hai:N=M576000== 1920 [nu]300300Ví dụ 3. Một gen có chiều dài bằng 4080 A0 và có tỉ lệa. Xác định số vòng xoắn và số nucleotit của gen.b.Tính số lượng từng loại nucleotit của gen.- 12 -=Giải.a. Xác định số vòng xoắn và số nucleôtit của gen.- Số vòng xoắn của gen .C = = = 120 [ vòng xoắn ]- Số lượng nucleotit của gen :N = C.20 = 120 .20 = 2400 [ nucleotit ]b. Tính số lượng từng loại nucleotit của gen:Gen có tỉ lệSuy ra= . Mà theo NTBS thì A = T ; G = X= hay A = G [1]Ta có A + G = = = 1200 [2]Thay [1] vào [2 ] ta có G +G = 1200. Hay G = 1200Vậy G = 1200 .= 720Số lượng từng loại nucleôtit của gen bằng :G = X = 720 [nucleôtit]A = T = G = =480 [nucleôtit]Dạng 2. Tính số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của phân tử ADNĐể giải được dạng này, ta cần nắm các công thức sau đây:Theo nguyên tắc bổ sung, trong phân tử ADN, số nuclêôtit loại A luôn bằng T vàG luôn bằng X- Số lượng nuclêôtit của phân tử ADN:A+T+G+X=NHay 2A + 2G =N hay A + G =N2- Suy ra tương quan tỉ lệ các loại nuclêôtit trong phân tử ADN:A + G = 50% NT + X = 50% N.Một số ví dụ minh họaBài 1. Một gen dài 0,408micrômet và có số nuclêôtit loại G bằng 15%. Xácđịnh số lượng và tỉ lệ từng loại nclêôtit của gen.- 13 -GiảiTổng số nuclêôtit cuae gen:2LN=3,4A02 x0,408 x10 4== 2400[nu].3,4Gen có: G = X = 15%.Suy ra A = T = 50% - 15% = 35%.Vậy tỉ lệ và số lượng từng loại nuclêôtit của gen là:A = T = 35% x 2400 = 840 [ nu].G = X = 15% x 2400 = 360 [ nu].Bài 2. Gen thứ nhất có 900G bằng 30% tổng số nuclêôtit của gen. Gen thứ haicó khối lượng 900000đvC. Hãy cho biết gen nào dài hơn.Giải- Xét gen thứ nhất:Số lượng nuclêôtit của gen thứ nhất:N = 900 x100= 3000 [ nu].30Chiều dài của gen thứ nhất:L=N3000. 3,4A0 =. 3,4A0 = 5100A022- Xét gen thứ hai:Số lượng nuclêôtit của gen thứ hai:N=M900000== 3000 [ nu].300300Chiều dài của gen thứ hai:L=N3000. 3,4A0 =. 3,4A0 = 5100A022Vậy hai gen có chiều dài bằng nhau.Dạng 3. Xác định trình tự và số lượng các loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơncủa phân tử ADN.Để giải được dạng này ta cần nắm một số nội dung sau:- 14 -- Xác định trình tự nucleôtit trên mỗi mạch của phân tử ADN dựa vào NTBS: Atrên mạch này liên kết với T trên mạch kia và G trên mạch này liên kết với X trênmạch kia.- Gọi A1, T1, G1, X1 lần lượt là số nuclêôtit mỗi loại trên mạch thứ nhất và A 2,T2, G2, X2 lần lượt là số nuclêôtit mỗi loại trên mạch thứ hai.Dựa vào NTBS, ta có:A1 = T2T1 = A2G1 = X2X1 = G2A = T = A 1 + A2G = X = G 1 + G2Một số ví dụ minh họaBài 1. Một đoạn của phân tử ADN có trật tự các nuclêôtit trên mạch đơn thứnhất như sau:-AAT-AXA-GGX-GXA-AAX-TAGa. Viết trật tự các nuclêôtit trên mạch đơn thứ hai của đọan ADN .b. Xác định số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi mạch và của đọan ADN đó.Giảia. Trật tự các nuclêôtit trên mạch đơn thứ hai của đọan ADN :-TTA-TGT-XXG-XGT-TTG-ATXb. Số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi mạch và của đọan ADN.Theo đề bài và theo NTBS, ta có số nuclêôtit trên mỗi mạch:A1 = T2 = 8 [ nu]T1 = A2 = 2 [nu]G1 = X2 = 4[ nu]X1 = G2 = 4 [ nu].Số lượng từng loại nuclêôtit của đọan ADN:A = T = A1 + A2 = 8+2 = 10 [nu]G = X = G1 + G2 = 4+4 = 8 [ nu].Bài 2. Một gen có chiều dài 5100A0 và có 25%A. Trên mạch thứ nhất có 300Tvà trên mạch thứ hai có 250X. Xác định:a. Số lượng từng loại nuclêôtit của cả gen.- 15 -b. Số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi mạch gen.Giảia. Số lượng từng loại nuclêôtit của cả gen:Tổng số nuclêôtit của gen:N=2L3,4A0=2 x5100= 3000[ nu].3,4Theo đề: A =T = 25%Suy raG = X = 50% - 25% = 25%Vậy số lượng từng loại nuclêôtit của gen đều bằng nhau:A = T = G = X = 25% x 3000 = 750 [nu].b. Số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi mạch gen:Theo đề bài và theo NTBS, ta có:T1 = A2 = 300 [ nu]Suy raA1 = T2 = A – A2 = 750 – 300 = 450 [nu].G1 = X2 = 250 [ nu]Suy raX1 = G2 = G – G1 = 750 – 250 = 500 [nu].Dạng 4. Tính số lượng nuclêôtit môi trường cung cấp cho ADN nhân đôi.Để giải được dạng này ta cần nắm vững các công thức sau:Nếu x là số lần nhân đôi của ADN thì:- Tổng số nuclêôtit môi trường cung cấp:∑Nu= [ 2x – 1] . NADN- Số lượng nuclêôtit từng loại môi trường cung cấp:Amt = Tmt = [ 2x – 1] . NADNGmt = Xmt = [ 2x – 1] . NADNMột số ví dụ minh họaBài 1. Mạch 1 của gen có 200A và 120G; mạch 2 của gen có 150A và 130G.Gen đó nhân đôi 3 lần liên tiếp.Xác định từng lọai nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen nhân đôi.- 16 -GiảiSố lượng từng loại nu gen:A = T = A1 + A2 = 200 + 150 = 250 [nu]G = X = G1 + G2 = 120 + 130 = 250 [nu].Số lượng nuclêôtit từng loại môi trường cung cấp cho gen nhân đôi:Amt = Tmt = [ 23 – 1] . Agen = [ 23 -1] . 350 = 2450 [nu].Gmt = Xmt = [ 23 – 1] . Ggen = [ 23 -1] . 250 = 1750 [nu].Bài 2. Gen có 600A và có G =3A. Gen đó nhân đôi một số đợt, môi trường2cung cấp 6300G.a. Xác định số gen con được tạo ra.b. Xác định số liên kết hyđrô của gen.Giảia. Số gen con được tạo ra:Gen có:A =T = 600 [nu]G=X=33A=x 600 = 900 [nu].22Gọi x là số lần nhân đôi của gen, ta có số G môi trường cung cấp cho gen nhânđôi là:Gmt = Xmt = [ 2x – 1] . Ggen6300 = [ 2x – 1] . 900Suy ra: 2x – 1 =6300=7900Số gen con được tạo ra là: 2x = 7 + 1 = 8 gen.b. Số liên kết hyđrô của gen:H = 2A + 3G = [ 2 x 600] + [ 3 x 900] = 3900 liên kết.3. Kết quả- 17 -- Sau khi áp dụng các nội dung nêu trên vào việc giảng dạy sinh học lớp 9 thìđa số các em giải được các dạng bài tập cơ bản mà tôi đưa ra cũng như những đề kiểmtra học kì do Sở Giáo dục ra và qua đó chất lượng học tập của các em được nâng lênrõ rệt.- Các dạng bài tập và phương pháp giải nêu trên cũng được tôi áp dụng vào việcôn luyện học sinh giỏi vòng huyện, vòng tỉnh. Kết quả trong nhiều năm qua trườngTHCS Tân Thạnh luôn có học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi vòng tỉnh môn sinh,đặc biệt năm học 2011-2012 có 01 giải ba và 01 giải khuyến khích môn sinh 9 vòngtỉnh. Ngược lại khi chưa có sáng kiến “Một số dạng bài tập di truyền và phương phápgiải” thì học sinh không làm được bài tập, học sinh giỏi các cấp cũng không có.III. KẾT LUẬN1. Kết luận- Việc đưa ra phương pháp giải bài tập cũng như đưa ra một số dạng bài tập ditruyền dưới dạng tự luận có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giảng dạy bộ môn sinhhọc lớp 9, bởi không những nó rèn luyện cho học sinh có được kỹ năng giải bài tập ditruyền mà còn rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích và suy luận về một hiệntượng di truyền để từ đó các em có thể ứng dụng vào trong cuộc sống, đồng thời nếucác em nắm được phương pháp giải bài tập di truyền thì các em sẽ gặp nhiều thuận lợikhi học môn sinh học ở lớp 11 và 12 vì khi đó các em sẽ gặp lại nội dung kiến thứccủa chương trình sinh học lớp 9.2. Kiến nghịĐể học sinh có thể học tốt hơn môn sinh học đặc biệt là giải được các bài tập ditruyền thì các cấp lãnh đạo cần đầu tư nhiều hơn nữa về trang thiết bị dạy học, đặcbiệt là sách bài tập sinh học trong đó cần đưa ra nhiều bài tập tự luận để kích thíchtính tư duy của học sinh thì mới mong đạt được những kết quả cao trong dạy học sinhhọc lớp 9.- Với vốn kiến thức còn hạn chế và kinh nghiệm còn non trẻ, tôi tin rằng chuyênđề mà mình viết ra hôm nay sẽ còn có rất nhiều hạn chế và thiếu xót, vậy rất mong- 18 -các đồng nghiệp cùng lắng nghe, cùng chia sẻ và đóng góp ý kiến để sáng kiến của tôiđược hoàn mỹ hơn, xin chân thành cảm ơn!Người viết- 19 -

Video liên quan

Chủ Đề