Phương pháp lãnh đạo là gì

Khi chúng ta đề cập đến các hành vi điển hình của giám đốc khi chỉ đạo, tạo động lực, hướng dẫn và dẫn dắt các nhóm, chúng ta sẽ nghe đến thuật ngữ phong cách lãnh đạo. Vậy phong cách lãnh đạo là gì? Có phải sử dụng chung một phong cách lãnh đạo trong mọi trường hợp hay cần phải thích ứng với nhiều phong cách lãnh đạo khác? Hãy khám phá nội dung đó qua nội dung bài viết này nhé.

Phong cách lãnh đạo là phương pháp và cách tiếp cận của một nhà quản lý nhằm đề ra các phương hướng và thực hiện việc hoạch định và tạo động lực cho nhân viên. Theo quan điểm của một nhân viên, phong cách này thường được thể hiện thông qua các hành động rõ ràng hoặc ẩn ý từ lãnh đạo của họ (Newstrom, Davis, 1993).

Bên cạnh đó, theo Genov (Bungari) thì phong cách lãnh đạo là một hệ thống các nguyên tắc, tiêu chuẩn, biện pháp và phương tiện của một nhà lãnh đạo trong việc tổ chức và động viên những người dưới quyền đạt mục tiêu cụ thể.

Như vậy, có thể hiểu phong cách lãnh đạo là tổng thể các nguyên tắc, phương pháp và hình thức thể hiện trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lí nhằm đạt được mục tiêu lãnh đạo.

Phong cách lãnh đạo tiếng Anh là gì?

Phong cách lãnh đạo tiếng Anh được gọi tắt là Leadership style.

Các kiểu phong cách lãnh đạo thông dụng hiện nay

Sau khi phân tích và hiểu được khái niệm phong cách lãnh đạo là gì, chúng ta hãy xem hiện nay có những kiểu phong cách lãnh đạo phổ biến hiện nay

Phong cách lãnh đạo mệnh lệnh/ độc đoán

Theo phong cách này, nhà quản lý là người có toàn bộ quyền lực và quyền ra quyết định. Họ thường giao nhiệm vụ và chỉ ra luôn cho các nhân viên của mình cách thực hiện những công việc đó mà không cần lắng nghe những ý kiến đề xuất của họ.

Có nhiều ý kiến cho rằng phong cách lãnh đạo mệnh lệnh/độc đoán hay cưỡng chế làm hạn chế hiệu quả công việc và tạo ra bầu không khí căng thẳng cho tập thể. Tuy nhiên, phong cách này không có nghĩa là thường xuyên la mắng, hách dịch, sai bảo mọi người xung quanh và khi được sử dụng đúng trong trường hợp phù hợp, phong cách này lại phát huy hiệu quả.

Phong cách lãnh đạo dân chủ

Các nhà quản lý theo phong cách dân chủ là biết các phân chia quyền lực lãnh đạo của mình, lấy ý kiến cấp dưới và để họ tham gia vào các cuộc thảo luận để đưa ra quyết định. Tuy nhiên, người quyết định chính vẫn là người lãnh đạo, quản lý.

Phong cách lãnh đạo dân chủ được coi là phong cách mang lại hiệu quả công việc cao nhất. Tuy nhiên, tốt nhất nên sử dụng phong cách này khi đáp ứng các điều kiện sau:

– Người quản lý là người đã hiểu rõ vấn đề nhưng cần thêm các ý kiến và thông tin từ cấp dưới để giải quyết vấn đề này.

-Các nhóm cần tương đối ổn định về kỷ luật và nhân sự, các thành viên trong nhóm phải là những người đã biết rõ công việc, nhiệm vụ và cách làm việc liên quan.

Phong cách lãnh đạo tự do

Người quản lý sử dụng phong cách tự do thường chỉ giao nhiệm vụ hoặc vạch ra kế hoạch chung trong công việc và ít tham gia trực tiếp chỉ đạo công việc. Họ ủy quyền và cho phép nhân viên được đưa ra các quyết định và chịu trách nhiệm về các quyết định của họ.

Phong cách lãnh đạo này cho phép nhân viên cấp dưới có quyền tự chủ rất cao trong việc hoàn thành công việc và người quản lý có nhiều thời gian hơn để nâng cao năng suất công việc. Tuy nhiên, cách quản lý này phải được sử dụng một cách phù hợp, nếu không có thể gây ra sự mất ổn định trong nội bộ các nhóm. Người quản lý có thể sử dụng phương pháp này tốt nhất trong các điều kiện sau:

-Nhân viên có khả năng làm việc độc lập và kinh nghiệm tốt thì mới có thể đảm bảo hiệu quả công việc.

– Các nhà quản lý có công cụ tốt để giám sát quá trình làm việc, tiến độ công việc của nhân viên.

Trên thực tế, mỗi nhà quản lý thường có những cách lãnh đạo riêng khi quản lý các nhân viên của mình. Tuy nhiên, mọi phong cách lãnh đạo nói trên đều có ưu và nhược điểm nên trong trường hợp nào cũng cần biết cách phối hợp để dẫn dắt hợp lý trong từng giai đoạn..

Có rất nhiều yếu tố mà nhà lãnh đạo cần cân nhắc khi lựa chọn phong cách lãnh đạo chẳng hạn như thời gian cho phép, tính chất công việc, áp lực công việc, trình độ nhân viên, mối quan hệ trong nhóm, ai là người nắm được thông tin… Tuy nhiên, người lãnh đạo giỏi là những người biết phối hợp nhũng phong cách lãnh đạo trên và sử dụng linh hoạt cả ba phong cách lãnh đạo nói trên một cách có ý nghĩa trong những trường hợp cụ thể.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo không tự nhiên nảy sinh, có nhiều yếu tố hình thành nên phong cách lãnh đạo. Vậy có những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo là gì?

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng các nguyên tắc và phương pháp quản lý của các nhà quản trị do đó mà hình thành nên các phong cách lãnh đạo khác nhau.

– Nhóm các yếu tố bên ngoài bao gồm các chủ trương, nguyên tắc chế độ về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, các nguyên tắc quản lí, đặc điểm của ngành và tập thể. Những yếu tố này quy định phong cách lãnh đạo chung của nhiều nhà quản lý.

– Nhóm yếu tố bên trong bao gồm đặc điểm tâm lý cá nhân của người quản lý(khuynh hướng, tính cách, nhân lực…) tức là các đặc điểm tính cách của người lãnh đạo quyết định nên các sắc thái cá nhân cụ thể trong phong cách lãnh đạo của người quản lý.

Phong cách lãnh đạo là kết quả của các hoạt động quản lý của người quản lý và ảnh hưởng đáng kể đến kết quả công việc của nhóm. Trong những trường hợp nhất định, các vụ việc có ảnh hưởng quyết định đến sự thành bại của tổ chức.

Như vậy có thể thấy việc sử dụng phong cách lãnh đạo cho phù hợp. Nó không chỉ dựa trên ý chí chủ quan mà còn phải trải qua quá trình phân tích khoa học và tình hình thực tế của việc vận dụng phong cách lãnh đạo cho phù hợp. Hy vọng qua bài viết phong cách lãnh đạo là gì? bạn sẽ lựa chọn cho mình một phong cách lãnh đạo phù hợp nhé.