Phương pháp luận tư tưởng hồ chí minh là gì

1ái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh Khi nói khái niệm tư tưởng là nói đến một hệ thống quan điểm, quan niệm, lý luận mang giá trị như một học thuyết được xây dựng trên một thế giới quan và phương pháp luận nhất quán, đại biểu cho ý chí, nguyện vọng của một giai cấp, một dân tộc, phù hợp với nhu cầu phát triển của thực tiễn, trở lại chỉ đạo thực tiễn và cải tạo thực tiễn. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người. Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển từ trước năm 1 911 đến khi Hồ Chí Minh qua đời. Đảng Cộng sản Việt Nam sớm có nhìn nhận và đánh giá công lao của Hồ Chí Minh và vai trò tư tưởng của Người. Nhận thức về tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng ta và các nhà khoa học nghiên cứu vềtư tưởng của Người là một quá trình. Quá trình nhận thức đó của Đảng ta cóthể khái quát như sau: Ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua các văn kiện làm thành cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Cương lĩnh này thể hiện những nội dung rất cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam. Sau khi Đảng ra đời, tư tưởng Hồ Chí Minh trải qua thử thách và đãđược khẳng định lại. Đại hội II của Đảng [tháng 2 – 1951] nêu rõ: “Đường lối chính trị, nền nếp làm việc và đạo đức cách mạng của Đảng ta hiện nay là đường lối, tác

phong và đạo đức Hồ Chủ tịch... Toàn Đảng hãy ra sức học tập đường lối, chính trị, tác phong và đạo đức cách mạng của Hồ Chủ tịch; sự học tập ấy, là điều kiện tiên quyết làm cho Đảng mạnh và làm cho cách mạng mau đi đến thắng lợi hoàn toàn” 1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng [12 – 1986], đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện ở nước ta, trong đó nhấn mạnh: “Muốnđổi mới tư duy Đảng ta phải nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác

  • Lênin, kế thừa di sản quý báu về tư tưởng và lý luận cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh” 2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng [1991] là một mốc lớn khi nêu cao tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉnam cho hành động” 3. Đại hội VII nêu rõ: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin trong điều kiện cụ thể nước ta, và trong thực tế tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng và của cả dân tộc” 4. Sau Đại hội đại biểu toàn biểu toàn quốc lần thứ VII, công tác nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh được tiến hành nghiêm túc, thường xuyên vàđạt được những kết quả quan trọng. Những kết quả nghiên cứu đó đã cung cấp những luận cứ khoa học, có sức thuyết phục để Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX [4 – 2001], xác định khá toàn diện và hệ thống những vấn đề cốt yếu thuộc nội hàm khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại” 5. Định nghĩa trên là một

1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, t, tr. 2 3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, t, tr. 807 4 Đảng Cộng sản Việt Nam:Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991, tr.127. Sự thật, Hà Nội, 1991, tr. 127 5 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 83

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII [tháng 12/2016] của Đảng nhấn mạnh: “Kiên định chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam” 8.

Có thể thấy, nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh là một quá trình lâu dài, từ thấp đến cao, từ cụthể đến khái quát. Hiện nay, chúng ta căn cứ vào những nội dung kháiniệm tư tưởng Hồ Chí Minh được Đảng trình bày tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX và XI của Đảng để nghiên cứu và học tập. Từ những quan điểm định hướng của Đảng được thể hiện trong các văn kiện, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng để các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều khái niệm về tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó, khái niệm sau được xem làđầy đủ nhất, phản ánh nội dung, nguồn gốc, bản chất của tư tưởng Hồ ChíMinh. Đó là, “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dântộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người”.

2. Đối tượng nghiên cứu môn tư tưởng Hồ Chí Minh Đối tượng nghiên cứu môn học tư tưởng Hồ Chí Minh là toàn bộ những quan điểm của Hồ Chí Minh thể hiện trong di sản của Người. Đó là hệ thống quan điểm toàn toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Hệ thống quan điểm đó của Hồ Chí Minh phản ánh trong những bài nói, bài viết của Người, trong hoạt động cách mạng và trong cuộc sống hàng ngày của Người. Đối tượng nghiên cứu môn học tư tửng Hồ Chí Minh còn là quá trình hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh vận động trong thực tiễn. Hay nói cách khác,

8 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Hính tri quốc gia, Hà Nội, 2016, tr. 199

đó là quá trình “hiện thực hóa” hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh trong thực tiễn phát triển của dân tộc Việt Nam. 3. Vị trí của môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh Môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh được cấu tạo trong hệ thống năm môn học lý luận chính trị của các trường đại học của Việt Nam [Triết học Mác - Lênin; Kinh tế chính trị học Mác - Lênin; Chủ nghĩa xã hội khoa học; Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh]. Giữa các môn học đó có mối quan hệ mậtthiết với nhau. Mối quan hệ của môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh với các môn học với tư cách là ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác - Lênin là Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học là mối quan hệgiữa hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh với cơ sở của nó. Hồ Chí Minh là người vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam trong các thời kỳ cách mạng. Dođó, chỉnh thể làm nên hệ tư tưởng của cách mạng Việt Nam phải là cả hai: Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Hai thành phần này là không thể thiếu và quan hệ chặt chẽ với nhau trong lý luận chính trị soi đường phát triển của dân tộc Việt Nam. Trong mối quan hệ với môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, mônhọc Tưởng Hồ Chí Minh càng có quan hệ chặt chẽ hơn. Bởi vì: Một là, Hồ Chí Minh là lãnh tụ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hồ Chí Minh là người tìm đường, người mở đường và là người dẫn đường cho cách mạng Việt Nam phát triển; trở thành người cộng sản đầu tiên của Việt Nam,tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp; là một cán bộ của Quốc tế Cộng sản; ngườithay mặt Quốc tế Cộng sản triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930; là Chủ tịch Đảng từ tháng 2- 1951 đến khi từ trần tháng 9-1969. Hai là , Hồ Chí Minh không những là người sáng lập, mà còn là người rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành tư tưởng dẫn đường cho cách mạng Việt Nam, thể hiện trong cương lĩnh chính trị, đường lối, chủ trương của Đảng cũng như thể hiện trong quá trình hoạt độngthực tiễn của Đảng qua các thời giai đoạn, thời kỳ.

hiểu sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh, tránh việc phủ định hoặc cường điệu hóa tư tưởng của Người. Thứ hai, quan điểm thực tiễn và nguyên tắc lý luận gắn liền thựctiễn Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng, thực tiễn là nguồn gốc, là động lực của nhận thức, là cơ sở và tiêu chuẩn của chân lý. Hồ Chí Minh là người luôn xuất phát từ thực tiễn; đồng thời rất coi trọng sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Cần vận dụng cơ sở phương pháp luận này của Hồ Chí Minh khi nghiên cứu tư tưởng của Người. Học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ chí Minh cần quán triệt quan điểm lý luận gắn liền với thực tiễn, học đi đôi với hành. Thứ ba, quan điểm lịch sử cụ thể Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của một thời kỳ lịch sử, phản ánh hiện thực lịch sử và do đó, chịu sự chi phối, tác động của điều kiện lịch sử. Khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh phải đặt những quan điểm của Người trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Xem các quan điểm của Người trong mối quan hệ biện chứng với thực tiễn cuộc sống, nghĩa là phải đặt những quan điểm đó trong quá trình vận động và phát triển không ngừng, trong quá trình tương tác với hoàn cảnh nhất định. Thứ tư, quan điểm toàn diện và hệ thống Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về cách mạng Việt Nam, có quan hệ thống nhất biện chứng nội tại củanó, Một yêu cầu về lý luận khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh trên bình diệntổng thể hay từng bộ phận là phải luôn luôn quán triệt mối liên hệ qua lại củacác yếu tố, các bộ phận khác nhau trong sự gắn kết tất yếu của hệ thống tư tưởng đó xung quanh hạt nhân cốt lõi là tư tưởng độc lập, tự do, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Nếu tách rời một yếu tố nào đó khỏi hệ thống sẽ hiểu sai tư tưởng Hồ Chí Minh. Thứ năm, quan điểm kế thừa và phát triển Nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh đòi hỏi không chỉ biết kế thừa, vận dụng mà còn phải biết phát triển sáng tạo tư tưởng của Người trong điều kiện lịch sử mới, trong bối cảnh cụ thể của đất nước và quốc tế theo tinh thần “dĩ

bất biến, ứng vạn biến” của Người để tiếp tục nhận thức và vận dụng đúng quy luật, giải quyết những vấn đề mới do cuộc sống đặt ra. 2. Phương pháp nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh “Phương pháp là toàn bộ những cách thức với tính chất là một hệ thống các nguyên tắc xuất phát từ các quy luật tồn tại và vận động của đối tượng, khách thể đã được nhận thức, để định hướng và điều chỉnh hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn của con người, nhằm tác động vào đối tượng, khách thể để thực hiện mục đích đã định” 9. Có thể nêu lên một số phương pháp chủ yếu thường được sử dụng để nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh: Phương pháp lôgíc, phương pháp lịch sử và sự kết hợp hai phươngpháp này. Phương pháp lôgíc nghiên cứu một cách tổng quát nhằm tìm ra được bản chất vốn có của sự vật, hiện tượng và khái quát thành lý luận. Muôn vàn sựkiện, sự vật và hiện tượng đều có mối dây liên hệ bản chất, vì thế giữa chúng có lôgíc tất yếu, cần nhận biết rõ. Phương pháp lịch sử nghiên cứu sự vật và hiện tượng theo trình tự thời gian, quá trình diễn biến đi từ phát sinh, phát triển đến hệ quả của nó. Ở đây, phương pháp nghiên cứu lịch sử tư tưởng là cách vận dụng sát hợp với nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh. Nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, ngoài việc sử dụng riêng rẽ hai phương pháp nghiên cứu trên, rất cần thiết phải kết hợp sử dụngkết hợp phương pháp lôgíc và phương pháp lịch sử. Phương pháp chuyên ngành, liên ngành. Hồ Chí Minh thể hiện tư tưởng của mình thông qua nhiều lĩnh vực như tư tưởng chính trị, tư tưởng triết học, tư tưởng kinh tế, tư tưởng quân sự, tư tưởng văn hóa, v. Vì vậy, trong nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, các phương pháp chuyên ngành và liên ngành cần được sử dụng để nghiên cứu, học tập toàn bộ hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minhcũng như mỗi tác phẩm lý luận riêng biệt của Người. Cần kết hợp nghiên cứu, học tập các tác phẩm với thực tiễn chỉ đạo cách

9 Đặng Xuân Kỳ [Chủ biên]: Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, tr-25.

Minh là những yếu tố bồi đắp năng lực lý luận để chỉ dẫn hành độngrất quan trọng, trở thành công dân có ích cho xã hội. 2. Giáo dục và thực hành đạo đức cách mạng, củng cố niềm tin khoa học gắn liền với trau dồi tình cảm cách mạng, bồi dưỡng lòng yêunước Qua học nghiên cứu, học tập môn học tư tưởng Hồ Chí Minh, sinh viên có điều kiện hiểu biết sâu sắc và toàn diện về cuộc đời và sự nghiệpcủa Hồ Chí Minh, đặc biệt tư tưởng của Người. Bên cạnh đó, sinh viên có điều kiện tốt để thực hành đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, chống “giặc nội xâm” để lập thân, lập nghiệp, sống có ích cho xã hội, yêu và làm những việc thiện, ghét và tránh những việc xấu, cái ác; nâng cao lòng tự hào về đất nước Việt Nam, về chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa, về Chủ tịch Hồ Chí Minh, về Đảng Cộng sản Việt Nam và nguyện “Sống, chiến đấu, lao động, học tậptheo gương Bác Hồ vĩ đại”. Thông qua nghiên cứu, học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh, người học sẽ nâng cao bản lĩnh chính trị, kiên định ý thức và trách nhiệm công dân, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện bản thân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, gắn liền với trau dồi đạo đức cách mạng, đóng góp thiết thực và hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, vững bước trên con đường cách mạng mà Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam đã lựa chọn. 3. Xây dựng, rèn luyện phương pháp và phong cách công tác Qua học tập nghiên cứu môn tư tưởng Hồ Chí Minh, người học có điều kiện vận dụng tốt hơn những kiến thức và kỹ năng đã nghiên cứu, học tập vào việc xây dựng phương pháp học tập, tu dưỡng, rèn luyện phù hợp với điều kiện cụ thể của từng người, từng địa bàn. Người học có thể vận dụng xây dựng phong cách tư duy, phong cách diễn đạt, phong cách làm việc, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt,.. phù hợp với từng lúc, từng nơi theo phương châm mà Hồ Chí Minh đã đặt ra: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” [lấy cái không thay đổi để ứng phó với cái luôn thay đổi].

Tư tưởng Hồ Chí Minh có tác dụng góp phần tích cực vào việc giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục hình thành và hoàn thiện nhân cách để trở thành những chiến sĩ tiên phong trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?

Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới. Để đạt mục tiêu đó, con đường phát triển của dân tộc Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Tư tưởng là gì cho ví dụ?

Tư tưởng là tất cả những suy nghĩ, định hướng, phân tích, đánh giá hay kết luận.... thành ý trong đầu chúng ta. Ví dụ: khi nhìn thấy con gà, chúng ta thốt lên "Con gà trống đẹp quá!" cũng là chúng ta đang tư tưởng và tư tưởng được bộc lộ bằng lời nói.

Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh đã nêu rõ bản chất gì?

Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh nói rõ tư tưởng Hồ Chí Minh là “kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta”. Rõ ràng là khái niệm cho ta biết Hồ Chí Minh nắm chắc chủ nghĩa Mác-Lênin và hiểu rõ điều kiện nước ta. Điểm chốt ở đây là “điều kiện cụ thể của nước ta”.

Khái niệm đạo đức Hồ Chí Minh là gì?

Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của một người cộng sản mẫu mực, kiên định trên lập trường, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa quốc tế chân chính của giai cấp công nhân cách mạng.

Chủ Đề