Phương pháp luyện tập trong giáo dục

Phương pháp, nghiệp vụ sư phạm mầm non luôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc dạy dỗ, chăm sóc trẻ tại các trường mầm non. Có được những điều này đòi hỏi giáo viên mầm non phải luôn luôn học hỏi, phát huy sự sáng tạo để cải tiến và đổi mới những phương pháp giáo dục trẻ phù hợp và hiện đại hơn.

• Với giáo dục nhà trẻ

1. Phương pháp tình cảm:

– Người giáo viên luôn phải có những hành động, cử chỉ, âu yếm, thân thiện chứa đựng sự yêu thương với trẻ, tạo cho trẻ những cảm xúc tin tưởng, gần gũi, thân thiện, có cảm tình khi tiếp xúc với mình hoặc những người xung quanh.

2. Dùng lời nói: (kể chuyện , trò chuyện với trẻ)

– Hãy sử dụng những lời nói và lời kể diễn cảm hoặc dùng câu hỏi gợi mở phù hợp với cử chỉ, điệu bộ nhằm khuyến khích, động viên trẻ mạnh dạn khi giao tiếp với đồ vật, với những người xung quanh. Tạo những điều kiện thích hợp để trẻ bộc lộ ý muốn, chia sẽ cảm xúc với mọi người bằng những lời nói, hành dộng cụ thể. Điều đó giúp ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạch lạc và trôi chảy hơn.

3. Phương pháp trực quan, minh họa:

– Sử dụng các phương tiện trực quan như: đồ chơi, tranh ảnh, những vật thật,… làm mẫu kèm với lời nói và cử chỉ để cho trẻ quan sát, nói, làm theo với mục đích rèn luyện sự nhạy cảm của các giác quan của bé.

4. Phương pháp thực hành:

– Sử dụng hành động, các thao tác với đồ vật, đồ chơi và các dụng cụ đơn giản phù hợp với mục đích cũng như nội dung muốn giáo dục. Trẻ sẽ được học cùng cô cách quan sát, thao tác và phân loại đồ vật để giúp trẻ cách nhận biết nhanh hơn, tốt hơn

5. Các trò chơi:

– Sử dụng các trò chơi thích hợp để kích thích trẻ hoạt động và mở rộng hiểu biết về môi trường xung quanh, điều này tốt cho sự phát triển về lời nói, sự tư duy của trẻ.

6. Luyện tập:

– Giáo viên cho trẻ thực hiện lặp lại nhiều lần các câu nói , những động tác, cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung giáo dục và kích thích sự hứng thú của trẻ.

7. Phương pháp đánh giá nêu gương:

– Hãy tỏ thái độ đồng tình, khích lệ khi trẻ có những việc làm, lời nói và hành vi tốt. Đồng thời phải hướng dẫn, chỉ ra những điều chưa tốt cho trẻ hiểu, tiếp thu và sửa chữa, tuyệt đối tránh những cử chỉ thô bạo như la mắng, văng lời thô tục vì như vậy trẻ sẽ nhanh chóng học theo những điều xấu.

• Giáo dục mẫu giáo
– Ở lứa tuổi này, thì những phương pháp giáo dục cũng có thể lấy tương tự như giáo dục nhà trẻ nhưng cần nâng cao hơn để làm bước đệm khi các em đến tuổi đi học sau này.

1. Phương pháp dùng tình cảm

– Sử dụng cử chỉ, lời nói để khuyến khích, động viên và ủng hộ trẻ hoạt động, khơi gợi cho trẻ có niềm tin và cảm nhận được sự quan tâm đến từ cha mẹ và mọi người xung quanh.

2. Phương pháp thực hành

– Việc thao tác với đồ vật, đồ chơi hàng ngày giúp cho trẻ phối hợp các giác quan, hành động với đồ vật, đồ chơi nhằm rèn luyện sự tư duy và cung cấp các kinh nghiệm cảm tính cho trẻ.

– Phương pháp dùng trò chơi là sử dụng các trò chơi, yếu tố chơi phù hợp với mục đích giáo dục nhằm kích thích trẻ tự nguyện, hứng thú tìm tòi học hỏi và sự tư duy tích cực.

3. Nêu tình huống:

– Luôn đưa ra các tình huống cụ thể nhằm kích thích trẻ suy nghĩ, tìm tòi và sáng tạo để giải quyết vấn đề đặt ra.

4. Phương pháp luyện tập:

– Là phương pháp cho trẻ thực hiện lặp lại nhiều lần các động tác, cử chỉ, điệu bộ thông qua những yêu cầu cụ thể mà giáo viên đặt ra để nâng cao vốn hiểu biết và kỷ năng thực hành trong công việc.

5. Trực quan minh họa:

– Sử dụng các phương tiện, hành động, hình ảnh,… để tạo điều kiện cho trẻ sử dụng các giác quan kết hợp với lời nói nhằm nâng cao vốn hiểu biết và sự tư duy của trẻ.

6. Dùng lời nói:

– Sử dụng các phương tiện nghe, nhìn có tính truyền đạt thông tin nhằm kích thích trẻ suy nghĩ, chia sẽ ý tưởng và bộc lộ cảm xúc bằng lời nói với mọi người xung quanh.

Luyện tập và thực hành củng cố, bổ sung, làm vững chắc thêm các kiến thức lí thuyết. Trong luyện tập, người ta nhấn mạnh tới việc lặp lại với mục đích học thuộc những "đoạn thông tin": đoạn văn, thơ, bài hát, kí hiệu, quy tắc, định lí, công thức,... đã học và làm cho việc sử dụng kĩ năng được thực hiện một cách tự động, thành thục. Trong thực hành, người ta không chỉ nhấn mạnh vào việc học thuộc mà còn nhằm áp dụng hay sử dụng một cách thông minh cách tri thức để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau. Vì thế, trong dạy học, bên cạnh việc cho học sinh luyện tập một số chi tiết cụ thể, GV cũng cần lưu ý cho HS thực hành phát triển các kĩ năng.

2. Quy trình thực hiện[sửa]

Bước 1. Xác định tài liệu cho luyện tập và thực hành

Bước này bao gồm việc tập trung chú ý của HS về một kĩ năng cụ thể hoặc những sự kiện cần luyện tập hoặc thực hành.

Bước 2. Giới thiệu mô hình luyện tập hoặc thực hành

Khuôn mẫu để HS bắt chước hoặc làm theo được GV giới thiệu, có thể thông qua ví dụ cụ thể.

Bước 3. Thực hành hoặc luyện tập sơ bộ

HS tìm hiểu về tài liệu để luyện tập hoặc thực hàng. HS có thể tự thử kĩ năng của mình và có thể đặt câu hỏi về những kĩ năng đó. Việc nhắc lại sơ bộ có thể được tiến hành trong hoạt động của cả lớp với sự hướng dẫn của GV. Nếu luyện tập hay thực hành một kĩ năng tự động thì mỗi bước cần có lời chỉ dẫn cụ thể. Bài tập loại này cần được tiếp tục cho tới khi nào HS biết chính xác họ phải làm gì và nhận rõ mức độ hoàn thành mà các em cần đạt được.

Bước 4. Thực hành đa dạng

GV đưa ra các bài tập đòi hỏi HS phải sử dụng nhiều kiến thức, định lí, công thức, ... Các bài tập càng đa dạng thì HS càng có cơ hội rèn luyện kĩ năng, vận dụng các kiến thức khác nhau để giải quyết nhiệm vụ đặt ra.

Bước 5. Bài tập cá nhân

HS có thể luyện tập, thực hành những bài tập có trong SGK hoặc SBT hoặc các bài tập tham khảo khác nhằm phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề và rèn luyện tư duy.

3. Những yêu cầu cơ bản[sửa]

  • Luyện tập phải nhằm mục đích, yêu cầu nhất định.
  • Luyện tập phải tiến hành theo một trình tự chặt chẽ. Lúc đầu đơn giản, có làm mẫu, có chỉ dẫn, sau tăng dần tính phức tạp của hành động và sự tự lực luyện tập.
  • Phải nắm lý thuyết rồi mới luyện tập và qua luyện tập để hiểu sâu hơn lý thuyết.
  • Luyện tập phải đảm bảo mức độ khó khăn vừa sức đối với những hoàn cảnh khác nhau và theo nhiều phương án.

4. Ưu điểm[sửa]

  • Đây là phương pháp có hiệu quả để mở rộng sự liên tưởng và phát triển các kĩ năng
  • Luyện tập và thực hành có hiệu quả trong việc củng cố trí nhớ, tinh lọc và trau chuốt các kĩ năng đã học, tạo cơ sở cho việc xây dựng kĩ năng nhận thức ở mức độ cao hơn.
  • Đây là phương pháp dễ thực hiện và được thực hiện trong hầu hết các giờ học như môn Toán, Thể dục, Âm nhạc,...

5. Hạn chế[sửa]

  • Luyện tập có xu hướng làm cho HS nhàm chán nếu GV không nêu mục đích một cách rõ ràng và có khuyến khích cao. Dễ tạo tâm lí phụ thuộc vào mẫu, hạn chế sự sáng tạo.
  • Do bản chất của việc nhắc đi nhắc lại nên HS khó có thể đạt được sự lanh lợi và tập trung, dễ tạo nên sự học vẹt, đặc biệt là khi chưa xây dựng được sự hiểu biết ban đầu đầy đủ.

6. Mốt số lưu ý[sửa]

  • Luyện tập và thực hành cần phải được tiến hành thường xuyên trong một số áp lực. Các bài tập luyện tập được nhắc đi nhắc lại ngày càng khắt khe hơn, nhanh hơn và áp lực lên HS cũng mạnh hơn, áp lực trong luyện tập sẽ căng thẳng hơn trong bài tập thực hành. Tuy nhiên, áp lực không nên quá cao mà chỉ vừa đủ để khuyến khích HS khó làm bài hơn.
  • Thời gian cho luyện tập, thực hành cũng không nên kéo dài quá dễ gây nên sự nhạt nhẽo và nhàm chán.
  • Cần thiết kế các bài tập có sự phân hóa để khuyến khích mọi đối tượng HS cùng tham gia thực hành luyện tập phù hợp với năng lực của mình.
  • Cũng có thể tổ chức các hoạt động luyện tập, thực hành thông qua nhiều hoạt động khác nhau, kể cả việc tổ chức thành các trò chơi học tập nhằm làm cho HS hào hứng hơn, đồng thời qua các hoạt động đó các kĩ năng của HS cũng được rèn luyện.

7. Ví dụ minh họa[sửa]

a. Minh họa qua môn Toán[sửa]

Khi học bài "Hàm số bậc hai" (Đại số 10), HS cần được luyện tập để vẽ được đồ thị hàm số bậc hai.

  • Xác định đúng tọa độ đỉnh
  • Vẽ trục đối xứng
  • Xác định tọa độ giao điểm của Parabol với trục tung và trục hoành (nếu có)
  • Vẽ Parabol

Ví dụ 1: Vẽ đồ thị hàm số

Phương pháp luyện tập trong giáo dục

Phương pháp luyện tập trong giáo dục

Ví dụ 2: Khi dạy phần "Giải và biện luận hệ phương trình bậc nhất hai ẩn" (Đại số 10 Nâng cao), phần luyện tập thực hành được đan xen trong quá trình dạy bài mới. Sau khi giới thiệu về cách tính định thức cấp hai, GV cần cho HS luyện tập để HS tính thành thạo được định thức cấp hai. Sau khi trình bày cách giải và biện luận hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng cách dùng định thức, HS cần được luyện tập để:

  • Viết đúng được các định thức D, Dx, Dy
  • Tính đúng các định thức đó (kĩ năng tính định thức đã được luyện tập ở trên và được thực hành cụ thể ở từng hệ phương trình)
  • Biện luận hệ theo D, Dx, Dy như đã trình bày trng phần lí thuyết (GV hướng dẫn ví dụ đầu, các bài sau để học sinh tự làm).

Sau đó HS được thực hành giải và biện luận một số hệ khác; biện luận một số bài toán về giao điểm của hai đồ thị hàm số bậc nhất; giải một số bài toán về tìm điều kiện để hệ có nghiệm thỏa mãn những điều kiện cho trước,... Cuối cùng, Hs sẽ tự thực hành bằng các bài tập trong SGK

b. Minh họa qua môn Tin học[sửa]

Cần dành một thời lượng thích hợp cho HS thực hành trên máy tính. Nếu trên lớp thiếu thời gian thì cần giao việc cho HS thực hành thêm ở nhà.

c. Minh họa qua môn Tiếng Anh[sửa]

HS cần thực hành nghe, nói, có thể cho từng HS hoặc 2 HS đàm thoại: hỏi - đáp. HS cần phải được GV làm rõ ý nghĩa và hiểu được cách sử dụng cấu trúc câu, cách phát âm, ngữ điệu câu hỏi (xuống giọng). HS có thể vận dụng hỏi - trả lời về thời tiết trong các tình huống gợi ý (ví dụ: các tranh vẽ trời nóng/lạnh/ấm,...) hoặc trong tình huống thật ở các địa danh khác nhau dựa vào bản tin dự báo thời tiết trên tivi; ví dụ: What's the weather like in Hanoi/Hue/Ho Chi Minh City ...? It's...