Phương pháp phục hồi chức năng cho bệnh nhân chấn thương sọ não

[26-12-2019]

Một loạt bốn nghiên cứu do các nhà khoa học Đại học Y bang Ohio, Hoa Kỳ tiến hành và được công bố trên Tạp chí Archives of Physical Medicine & Rehabilitation trực tuyến đã làm sáng tỏ đâu là phương pháp phục hồi chức năng hiệu quả nhất cho bệnh nhân bị chấn thương sọ não [CTSN].
"Hiệu quả của phục hồi chức năng nội trú trong CTSN dường như bị ảnh hưởng bởi phương pháp tập luyện, sự liên quan của bệnh nhân và sự tham gia của gia đình bệnh nhân. Kết quả cho thấy trị liệu gồm những hoạt động hàng ngày, nhằm vào các chức năng ở mức độ cao hơn và liên quan đến bệnh nhân nhiều hơn dường như có tác động lớn nhất đến sự hồi phục của người bệnh”, Jennifer Bogner, Trưởng khoa Tâm lý phục hồi chức năng thuộc Trung tâm Y tế Wexner, Đại học bang Ohio, người đứng đầu các nghiên cứu này cho biết. "Cần nghiên cứu thêm để khẳng định kết quả này và tìm cách sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất ở các cơ sở phục hồi chức năng nội trú”. Đây là dự án So sánh hiệu quả can thiệp phục hồi chức năng nội trú cho bệnh nhân CTSN, dùng phương pháp thống kê tính điểm thay cho các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng để đánh giá hiệu quả tương ứng của liệu pháp hồi phục. Dự án đa trung tâm này sử dụng Bộ dữ liệu Bằng chứng thực tế về CTSN, bao gồm ba nguồn dữ liệu quan sát chính của hơn 1.800 bệnh nhân CTSN từ chín cơ sở phục hồi chức năng của Hoa Kỳ. Dữ liệu bao gồm thông tin từ mỗi liệu trình can thiệp, dữ liệu bệnh án và kết quả chăm sóc từ góc nhìn của người bệnh [patient-reported outcomes] đến chín tháng sau khi xuất viện.

Một nghiên cứu so sánh hiệu quả của các liệu trình trị liệu khác nhau dựa trên các hoạt động thực tế. Hoạt động trị liệu khác gồm tăng cường kỹ năng và khả năng dưới dạng các nhiệm vụ thực tế, mà không phải là thực hiện hoạt động thực tế trong điều trị.

Nghiên cứu thứ hai so sánh các liệu trình khác nhau của liệu pháp nâng cao nhằm vào chức năng hoặc khả năng ở mức độ cao nhất cần có để hòa nhập cộng đồng, ngoài việc tự chăm sóc cá nhân. Một nghiên cứu khác so sánh mức độ hồi phục sẽ như nào khi gia đình bệnh nhân cùng tham gia trị liệu với ít nhất 10% thời gian. Nghiên cứu cuối cùng so sánh liệu mức độ liên quan của bệnh nhân có ảnh hưởng đến việc dành thời gian điều trị hay không. Trung tâm Dịch vụ Medicare và Trợ cấp y tế yêu cầu bệnh nhân nhận được ít nhất ba giờ mỗi ngày cho liệu pháp nghề nghiệp hoặc vật lý trị liệu và một liệu pháp bổ sung nữa [thường là trị liệu ngôn ngữ] trong năm ngày trong tuần hoặc 15 giờ mỗi tuần.

Kết quả chung cho thấy phục hồi CTSN có thể hiệu quả nhất bằng cách:

  • Khiến trị liệu giống đời thực. Càng dành nhiều thời gian cho các bài tập liên quan trực tiếp đến các hoạt động hàng ngày, người bệnh càng hòa nhập cộng đồng tốt hơn.
  • Biến bài tập thành thử thách. Những bệnh nhân càng được điều trị nhằm vào chức năng mức độ cao thì càng độc lập hơn trong cộng đồng trong năm.
  • Sự liên quan của bệnh nhân vào liệu trình điều trị quan trọng hơn thời gian điều trị mỗi ngày.
  • Sự tham gia của gia đình bệnh nhân làm tăng cường hiệu quả điều trị, có thể nhờ tác động trực tiếp đến việc tập luyện của người bệnh hoặc nhờ cung cấp thông tin về hoạt động hàng ngày của người bệnh tại nhà.

"Chấn thương sọ não là nguyên nhân chính gây tử vong và tàn tật ở Hoa Kỳ. Các nhà nghiên cứu của chúng tôi tại trường đại học này đã phát hiện ra khi điều trị là thử thách và có sự tham gia của gia đình, nó có thể mang lại kết quả tốt hơn", Tiến sĩ K. Craig Kent, hiệu trưởng Trường Đại học Y Ohio cho biết. "Bệnh nhân được tham gia càng nhiều thì phục hồi chức năng càng thành công."
Mức độ nghiêm trọng của CTSN có thể từ "nhẹ", chẳng hạn như thay đổi ngắn về trạng thái tinh thần hoặc ý thức, đến "nghiêm trọng", như mất ý thức hoặc mất trí nhớ kéo dài sau chấn thương. Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh và Phòng ngừa dịch bệnh [CDC], trong năm 2014, có khoảng 2,87 triệu trường hợp khám cấp cứu, nhập viện và tử vong liên quan đến CTSN ở Hoa Kỳ.

[Baonghean] - Cùng với điều trị các loại bệnh như viên đa khớp, thoát vị đĩa đệm, tự kỷ..., thời gian gần đây, Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân đến phục hồi sau chấn thương sọ não rất hiệu quả.

Hậu quả khó lường
Trường hợp bà Lê Thị Vỹ [65 tuổi] ở xã Diễn Kỷ [Diễn Châu] bị chấn thương sọ não sau tai nạn giao thông vào tháng 8/2018. Ông Trần Xuân Lương - chồng bà Vỹ cho biết, vụ tai nạn đó đã khiến cho bà Vỹ mất hoàn toàn trí nhớ, không hề biết mình là ai, không hề có một phản xạ nào. Suốt quá trình điều trị ở bệnh viện Trung ương, bệnh viện tỉnh, gia đình phải phục vụ hoàn toàn. Thế nhưng, điều mà gia đình ông Lương phấn khởi nhất là từ ngày nhập viện phục hồi chức năng bà Vỹ đã nhận biết được người thân.

Vụ tai nạn thảm khốc đã khiến cho vợ tôi mất hoàn toàn trí nhớ, không hề biết mình là ai, không hề có một phản xạ nào. 

Ông Trần Xuân Lương - chồng bà Vỹ 

Bà Lê Thị Vỹ [65 tuổi] ở xã Diễn Kỷ [Diễn Châu] bị chấn thương sọ não hiện đang điều trị tại Bệnh viện PHCN Nghệ An. Ảnh: Đức Anh

Bệnh nhân Nguyễn Thị Lợi [65 tuổi] ở xã Nghi Hợp [Nghi Lộc] cũng bị chấn thương sọ não do tai nạn ô tô. Trải qua 2 đợt phẫu thuật tại các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến trung ương, sau 6 tháng điều trị, bà Lợi được chuyển về Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An để phục hồi, chăm sóc sau phẫu thuật. Trước khi về Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An, bà Lợi không có cảm giác gì khi người khác gọi; ăn, uống của bà hoàn toàn phải đặt ống xông.

Khi về Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An, bà Nguyễn Thị Lợi được GS.TS.BS Nguyễn Văn Chương - Chủ nhiệm Bộ môn Thần kinh học - Bệnh viện 103, Chuyên viên Thần kinh học Viện Quân y, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Thần kinh học Việt Nam, Chủ tịch Hội Chống đau Hà Nội trực tiếp thăm khám và đưa ra phác đồ phục hồi cụ thể. Vì thế, sức khỏe của bà Lợi rất tiến triển như đã có cảm giác khi nghe người khác gọi tên mình, có cảm giác đau ở tay, chân khi người nhà chạm vào... gia đình rất phấn khởi.

Châm cứu - một trong những phương pháp điều trị cho bệnh nhân liệt tay, chân tại Bệnh viện PHCN Nghệ An. Ảnh: Đức Anh

Quá trình phục hồi chức năng cho bệnh nhân chấn thương sọ não đòi hỏi phải toàn diện, đảm bảo đúng nguyên tắc và có sự phối hợp tốt giữa các thành viên trong nhóm điều trị. Một chương trình phục hồi chức năng tốt sẽ giúp bệnh nhân sớm hồi phục, có thể lấy lại được tối đa các hoạt động chức năng và cải thiện được chất lượng cuộc sống.

GS.TS.BS Nguyễn Văn Chương - Chủ nhiệm Bộ môn Thần kinh học - Bệnh viện 103

GS.TS.BS Nguyễn Văn Chương cho biết: Chấn thương sọ não là tình trạng tổn thương não do nguyên nhân chấn thương, dẫn đến những rối loạn về tri giác, nhận thức, vận động, cảm giác giác quan và ngôn ngữ. Chấn thương sọ não có thể được chia thành 2 nhóm chính dựa trên sinh lý bệnh học là tổn thương nguyên phát và tổn thương thứ phát: Các dạng tổn thương nguyên phát thường gặp: tụ máu ngoài màng cứng, tụ máu dưới màng cứng, xuất huyết dưới nhện, xuất huyết não thất, xuất huyết trong não, dập não, tổn thương sợi trục lan tỏa, tổn thương chất xám sâu.

Các dạng tổn thương thứ phát thường gặp: thoát vị não, phù não, nhồi máu não hoặc thiếu máu não sau chấn thương. Ngoài ra các triệu chứng lâm sàng cũng như tình trạng khiếm khuyết, giảm khả năng gây ra bởi chấn thương sọ não là rất đa dạng. Do đó, quá trình phục hồi chức năng cho bệnh nhân chấn thương sọ não đòi hỏi phải toàn diện, đảm bảo đúng nguyên tắc và có sự phối hợp tốt giữa các thành viên trong nhóm điều trị. Một chương trình phục hồi chức năng tốt sẽ giúp bệnh nhân sớm hồi phục, có thể lấy lại được tối đa các hoạt động chức năng và cải thiện được chất lượng cuộc sống.

Phương pháp điều trị

Để phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân sau chấn thương sọ não, Bệnh viện PHCN Nghệ An đã có nhiều phác đồ điều trị khác nhau, đặc biệt phối hợp giữa vật lý trị liệu và đông y. Ảnh: Đức Anh
Th.s Thái Thị Xuân - Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An cho biết: Bệnh nhân khi đến điều trị sau chấn thương sọ não tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An được sự tư vấn, chữa trị, giám sát của các thầy thuốc có sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên trong nhóm phục hồi cũng như giữa nhóm phục hồi với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Với sự phối hợp của nhiều chuyên gia, nhiều khoa, sau khi bệnh nhân được điều trị hồi sức tích cực, kiểm soát tốt tình trạng huyết động, áp lực nội sọ và các dấu hiệu sinh tồn khác, cần phải cho bệnh nhân vận động sớm.

Các chuyên gia của ngành phục hồi chức năng nghiên cứu đã chứng minh, việc cho bệnh nhân vận động sớm không chỉ giúp hạn chế được các thương tật thứ cấp mà còn giúp bệnh nhân cải thiện chức năng vận động cũng như nhận thức nhanh hơn.

Th.s Thái Thị Xuân - Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An 

          Các y, bác sỹ chăm sóc bệnh nhân phục hồi sau chấn thương sọ não. Ảnh: Đức Anh

Các bài tập được áp dụng gồm:

- Tập vận động theo tầm vận động khớp;

- Hướng dẫn bệnh nhân tự xoay trở hoặc giúp họ thay đổi tư thế nếu tri giác còn kém;

- Cho bệnh nhân ngồi dậy sớm, chuyển sang ghế tựa cạnh giường, tập đứng và đi càng sớm càng tốt nếu tình trạng huyết động, tri giác và chức năng vận động cho phép;

- Hướng dẫn bệnh nhân các bài tập thở, tập ho nhằm dự phòng biến chứng về hô hấp; Tiếp tục duy trì chương trình dinh dưỡng, chăm sóc và dự phòng các thương tật thứ cấp;

- Duy trì mức độ vận động và sự toàn vẹn của các khớp chức năng;

- Tăng cường tiếp xúc, nói chuyện với bệnh nhân nhằm cải thiện tình trạng tri giác, nhận thức và ngôn ngữ;

- Hướng dẫn, hỗ trợ bệnh nhân thực hiện các bài tập vận động chức năng trên giường, bên cạnh giường và chức năng đi lại; Kiểm soát trương lực cơ, khả năng thăng bằng và điều hợp, chỉnh dáng đi;

- Cung cấp dụng cụ chỉnh hình như nẹp cổ bàn tay, nẹp AFO nhằm dự phòng hoặc điều trị biến dạng co rút chi;

- Hướng dẫn bệnh nhân sử dụng các dụng cụ trợ giúp di chuyển như xe lăn, khung tập đi, nạng, gậy...

Các bài tập được áp dụng gồm: Tập vận động theo tầm vận động khớp; Hướng dẫn bệnh nhân tự xoay trở hoặc giúp họ thay đổi tư thế nếu tri giác còn kém; Cho bệnh nhân ngồi dậy sớm, chuyển sang ghế tựa cạnh giường, tập đứng và đi càng sớm càng tốt nếu tình trạng huyết động, tri giác và chức năng vận động cho phép; Hướng dẫn bệnh nhân các bài tập thở, tập ho nhằm dự phòng biến chứng về hô hấp; Tiếp tục duy trì chương trình dinh dưỡng, chăm sóc và dự phòng các thương tật thứ cấp;

Duy trì mức độ vận động và sự toàn vẹn của các khớp chức năng; Tăng cường tiếp xúc, nói chuyện với bệnh nhân nhằm cải thiện tình trạng tri giác, nhận thức và ngôn ngữ; Hướng dẫn, hỗ trợ bệnh nhân thực hiện các bài tập vận động chức năng trên giường, bên cạnh giường và chức năng đi lại; Kiểm soát trương lực cơ, khả năng thăng bằng và điều hợp, chỉnh dáng đi; Cung cấp dụng cụ chỉnh hình như nẹp cổ bàn tay, nẹp AFO nhằm dự phòng hoặc điều trị biến dạng co rút chi; Hướng dẫn bệnh nhân sử dụng các dụng cụ trợ giúp di chuyển như xe lăn, khung tập đi, nạng, gậy...

Y tá đang tập vận động khớp tay cho bệnh nhân chấn thương sọ não. Ảnh: Đức Anh

Bên cạnh vận động trị liệu, cần áp dụng song song chương trình hoạt động trị liệu nhằm giúp bệnh nhân đạt được tối đa có thể mức độ độc lập chức năng trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Cách sinh hoạt phục hồi sau chấn thương

Khi đã bị tổn thương não thì chế độ sinh hoạt hàng ngày cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Để phục hồi sau chấn thương sọ não, người bệnh và gia đình cần tuân thủ theo hướng dẫn của các bác sĩ. Đối với những bệnh nhân chấn thương nặng, quá trình hồi phục chậm, phải luôn thận trọng để tránh xuất hiện các vấn đề như vận động khớp, loét da, nhiễm trùng và các chức năng sinh lý khác.

Khi bệnh nhân đã được điều trị qua khỏi tình trạng cấp tính có thể được hướng dẫn bằng một chương trình phục hồi chức năng qua các giai đoạn. Trong giai đoạn cuối cùng, phục hồi chức năng sẽ giúp bệnh nhân đạt được mức độ độc lập tối đa khi trở về gia đình, có thể trở lại với công việc cũ hoặc tiếp cận với một nghề mới phù hợp với tình trạng chức năng hiện tại.

Hỗ trợ bệnh nhân đi dạo là 1 trong những giải pháp giúp bệnh nhân nhanh bình phục. Ảnh tư liệu Thành Cường
Với những bệnh nhân chấn thương sọ não, phục hồi sau chấn thương là khoảng thời gian giúp họ lấy lại sức khỏe cũng như tinh thần của mình. Vì vậy, nếu việc chăm sóc diễn ra tốt đẹp, bệnh nhân và gia đình tuân thủ theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ thì khả năng bình phục của họ sẽ nhanh hơn và người bệnh có cơ hội tái nhập cộng đồng cao hơn.

Mô hình: “Bệnh viện - Khách sạn: Xanh - Sạch - Đẹp” đầu tiên tại Nghệ An

Với tinh thần: “Tất cả vì sự hài lòng của người bệnh”;  “Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin”

Địa chỉ: Số 220, đường Bình Minh, thị xã Cửa Lò, Nghệ An.

Điện thoại Phòng khám: 02383.949.709; ĐT trực 24/24h: 02383.922.922;

ĐT nóng: 0966.251.414; ĐT Hotline: 0912.002.210;

Video liên quan

Chủ Đề