Phương pháp tạo giống nào sau đây sử đúng công nghệ tế bào

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 12 Bài 19: Tạo giống nhờ công nghệ tế bào chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 25 trang gồm 47 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Sinh học 12. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 19 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 12.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Sinh học lớp 12 Bài 19: Tạo giống nhờ công nghệ tế bào:

 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC LỚP 12
BÀI 19: TẠO GIỐNG NHỜ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
 

Câu 1: Khi nói về quy trình nuôi cấy hạt phấn, phát biểu nào sau đây không
đúng?

A. Các hạt phấn có thể mọc trên môi trường nuôi cấy nhân tạo để tạo thành cácdòng tế bào đơn bội.B. Dòng tế bào đơn bội được xử lí hóa chất [consixin] gây lưỡng bội hóa tạonên dòng tế bào lưỡng bội.C. Giống được tạo ra từ phương pháp này có kiểu gen dị hợp, thể hiện ưu thếlai cao nhất.D. Sự lưỡng bội hóa các dòng tế bào đơn bội sẽ tạo ra được các dòng lưỡng bộithuần chủng.

Đáp án:

Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến hạt phấn thì tạo ra các dòng lưỡng bộithuần chủng, không tạo dị hợp.Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Từ một hạt phấn của một cây bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn
rồi xử lí bằng cônsixin có thể tạo ra:

A. Quần thể cây trồng lưỡng bội dị hợp về tất cả các genB. Quần thể cây trồng lưỡng bội thuần chủng có nhiều kiểu gen khác nhau.C. Quần thể cây trồng đơn bội đồng loạt giống nhau về kiểu genD. Quần thể cây trồng lưỡng bội thuần chủng đồng loạt giống nhau về kiểu gen.

Đáp án:

Từ một hạt phấn bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn rồi xử lí bằng cônsixin cóthể tạo ra các cây trồng lưỡng bội thuần chủng có kiểu gen giống nhau.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Từ một hạt phấn của một cây bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn
rồi xử lí bằng cônsixin có thể tạo ra:
A. Quần thể cây trồng lưỡng bội đồng hợp về một số gen mong muốn.B. Quần thể cây trồng lưỡng bội thuần chủng đồng hợp, giống nhau về kiểugen.C. Quần thể cây trồng giống nhau về kiểu gen.

D. Quần thể cây trồng lưỡng bội về các kiểu gen khác nhau.


Đáp án:
Từ một hạt phấn bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn rồi xử lí bằng cônsixin cóthể tạo ra các cây trồng lưỡng bội thuần chủng đồng hợp, giống nhau về kiểu gen.Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Từ một hạt phấn của một cây bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn rồi
xử lí bằng cônsixin có thể tạo ra:
A. Quần thể cây trồng lưỡng bội đồng hợp về một số gen mong muốn.

B. Quần thể cây trồng lưỡng bội thuần chủng đồng hợp, giống nhau về kiểugen.C. Quần thể cây trồng giống nhau về kiểu gen.D. Quần thể cây trồng lưỡng bội về các kiểu gen khác nhau.

Đáp án:
Từ một hạt phấn bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn rồi xử lí bằng cônsixin có

thể tạo ra các cây trồng lưỡng bội thuần chủng đồng hợp, giống nhau về kiểu gen.

Đáp án cần chọn là: B 

Câu 5: Ở một loài thực vật, xét một cá thể có kiểu gen AaBb DE/de. Người ta tiến
hành thu hạt phấn của cây này rồi tiến hành nuôi cấy trong điều kiện thí
nghiệm, sau đó lưỡng bội hóa thành công toàn bộ các cây con. Cho rằng quá
trình phát sinh hạt phấn đã xảy ra hoán vị gen giữa các alen D và d với tần số
20%. Theo lí thuyết, tỉ lệ dòng thuần thu được từ quá trình nuôi cấy nói trên
là:

A. 20%.B. 40%C. 100%.D. 5%.

Đáp án:

Các tế bào hạt phấn mang kiểu gen đơn bội khi đa bội hóa thì toàn bộ các cây consẽ có kiểu gen thuần chủng.→ 100% cây con được tạo ra có kiểu gen thuần chủng.Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Ở một loài thực vật, xét một cá thể có kiểu gen Aabb DE/de . Người ta
tiến hành thu hạt phấn của cây này rồi tiến hành nuôi cấy trong điều kiện thí
nghiệm, sau đó lưỡng bội hóa thành công toàn bộ các cây con. Cho rằng quá
trình phát sinh hạt phấn đã xảy ra hoán vị gen giữa các alen D và d với tần số
40%. Theo lí thuyết, tỉ lệ dòng thuần thu được từ quá trình nuôi cấy nói trên
là:

A. 20%.B. 40%.C. 100%.D. 5%.

Đáp án:

Các tế bào hạt phấn mang kiểu gen đơn bội khi đa bội hóa thì toàn bộ các cây consẽ có kiểu gen thuần chủng.→ 100% cây con được tạo ra có kiểu gen thuần chủng.

Đáp án cần chọn là: C

 

Câu 7: Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về nuôi cấy mô – tế bào trong các
phát biểu sau
?
1. Tạo ra nguồn nguyên liệu cho chọn giống.2. Tạo ra quần thể cây trồng đồng loạt giống nhau về kiểu gen.3. Nhân nhanh giống cây trồng trong một thời gian ngắn.4. Góp phần bảo tồn các giống cây quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.A. 4B. 1C. 2D. 3

Đáp án:
Nuôi cấy mô giúp:

- Tạo ra quần thể cây trồng đồng loạt giống nhau về kiểu gen.- Nhân nhanh giống cây trồng trong một thời gian ngắn.- Góp phần bảo tồn các giống cây quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về
phương pháp nuôi cấy mô thực vật:
[1] Giúp tiết kiệm được diện tích nhân giống

[2] Tạo được nhiều biến dị tổ hợp[3] Có thể tạo ra số lượng cây trồng lớn trong một thời gian ngắn[4] Có thể bảo tồn được một số nguồn gen quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủngA. 1B. 2C. 3D. 4

Đáp án:
[1] đúng vì bằng phương pháp nuôi cấy mô, chỉ từ 1 mô ban đầu có thể tạo được

rất nhiều cơ thể giống nó, do đó sẽ tiết kiệm được diện tích nhân giống.[2] sai vì ở phương pháp nuôi cấy mô, các cơ thể tạo ra đều có kiểu gen giống nhauvà giống với cơ thể ban đầu. Do vậy không tạo ra biến dị tổ hợp.[3] đúng vì có thể tạo ra số lượng cây trồng lớn trong một thời gian ngắn.[4] đúng vì bằng phương pháp nuôi cấy mô người ta có thể nhân nhanh các giốngquý hiếm từ giống quý hiếm ban đầu.Vậy các phát biểu 1, 3, 4 đúng

Đáp án cần chọn là: C 

Câu 9: Trong tạo giống bằng công nghệ tế bào, người ta có thể tạo ra giống
cây trồng mới mang đặc điểm của 2 loài khác nhau nhờ phương pháp
A. Chọn lọc dòng tế bào xoma biến dịB. Nuôi cấy hạt phấn.C. Lai tế bào sinh dưỡng [xoma]D. Nuôi cấu tế bào thực vật invitro tạo mô sẹo

Đáp án:
Người ta có thể tạo ra giống cây trồng mới mang đặc điểm của 2 loài khác nhau

nhờ phương pháp lai tế bào sinh dưỡng... Nhờ phương pháp này hai loài này tuykhác xa nhau trong bậc thang tiến hóa nhưng bộ NST của chúng vẫn có thể tồn tạichung trong một tế bào tạo tế bào lai sinh dưỡng nhờ phương pháp này.Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Lai tế bào xôma [hay dung hợp tế bào trần] là:
A. Dung hợp hai tế bào bất kỳ với nhau

B. Dung hợp hai giao tử bất kỳ với nhau.C. Dung hợp hai loại tế bào sinh dưỡng với nhauD. Dung hợp hai loại tế bào sinh dục với nhau.

Đáp án:
Lai tế bào xôma [hay dung hợp tế bào trần] là dung hợp hai loại tế bào sinh dưỡng

với nhau.

Đáp án cần chọn là: C 

Câu 11: Sử dụng phương pháp nào sau đây có thể tạo ra giống mới mang đặc
điểm của hai loài mà bằng cách tạo giống thông thường không thể tạo ra
được?
A. Gây đột biến nhân tạoB. Nuôi cấy hạt phấn.C. Dung hợp tế bào trầnD. Nhân bản vô tính.

Đáp án:

Dung hợp tế bào trần tạo ra các cây lai khác loài mang đặc điểm của cả 2 loài.Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Nếu hai loài thực vật không thể thụ phấn tự nhiên với nhau làm thế
nào để có thể tạo thành cây lai mang đặc điểm của hai loài này:
A. Cấy truyền phôi.

B. Nuôi cấy tế bào đơn bội.C. Dung hợp tế bào trần.D. Nuôi cấy mô tế bào thực vật.

Đáp án:
Dung hợp tế bào trần có thể kết hợp bộ NST của 2 loài có đặc điểm khác xa nhau.


Đáp án cần chọn là: C 

Câu 13: Để tạo giống cây trồng có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen,
người ta sử dụng phương pháp nào sau đây?
A. Công nghệ genB. Lai khác dòng.C. Lai tế bào xôma khác loài.D. Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hoá.

Đáp án:
Để tạo giống cây trồng thuần chủng về tất cả các cặp gen, nuôi cấy hạt phấn là

phương pháp có hiệu quả nhất.Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Công nghệ tế bào nào sau đây ở thực vật có thể tạo ra quần thể giống
cây trồng đồng hợp về kiểu gen
A. Nuôi cấy hạt phấn

B. Lai tế bàoC. Nuôi cấy mô tế bàoD. Nuôi cấy mô tế bào và nuôi cấy hạt phấn

Đáp án:

Nuôi cấy mô tế bào có thể tạo ra quần thể giống cây trồng đồng hợp về kiểu gen

Đáp án cần chọn là: C 

Câu 15: Khi nói về quy trình nuôi cấy hạt phấn, phát biểu nào sau đây là
không đúng?
A. Giống được tạo ra từ phương pháp này có kiểu gen dị hợp, thể hiện ưu thếlai cao nhất.B. Dòng tế bào đơn bội được xử lí hóa chất [cônsixin] gây lưỡng bội hóa tạonên dòng tế bào lưỡng bộiC. Các hạt phấn có thể mọc trên môi trường nuôi cấy nhân tạo để tạo thành cácdòng tế bào đơn bội.D. Sự lưỡng bội hóa các dòng tế bào đơn bội sẽ tạo ra được các dòng lưỡng bộithuần chủng

Đáp án:
Nuôi cấy hạt phấn tạo giống có kiểu gen đồng hợp.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16: Khi nói về quy trình nuôi cấy hạt phấn, phát biểu nào sau đây là
không đúng?
A. Giống được tạo ra từ phương pháp này có kiểu gen đồng hợp.

B. Giống tạo ra có ưu thế lai cao.C. Các hạt phấn có thể mọc trên môi trường nuôi cấy nhân tạo để tạo thành cácdòng tế bào đơn bội.D. Sự lưỡng bội hóa các dòng tế bào đơn bội sẽ tạo ra được các dòng lưỡng bộithuần chủng.

Đáp án:
Nuôi cấy hạt phấn không tạo ra có ưu thế lai cao vì giống được tạo thành có kiểu

gen đồng hợp.

Đáp án cần chọn là: B 

Câu 17: Nuôi cấy hạt phấn của cây có kiểu gen AaBBddEe thành các dòng
đơn bội, sau đó lưỡng bội hóa tạo thành các dòng lưỡng bội sẽ tạo ra được bao
nhiêu dòng thuần và có kiểu gen như thế nào?
A. 6 dòng thuần – KG; AABBddEE; AABBddee; aabbddEE; aaBBddee;AaBBddEE; AABBddEe.B. 6 dòng thuần – KG; AABBddEE; AABBddee; aabbddEE; aaBBddee;aaBBddEe; AABBddEe.C. 4 dòng thuần – KG; AABBddEE; AABBddee; aaBBddEE; aaBBddee.D. 4 dòng thuần - KG: AABBddEE; AABBddee; aabbddEE; aaBBddee.

Đáp án:
Số dòng thuần là 2 × 1 × 1 × 2 = 4

Gồm AABBddEE, aaBBddEE, AABBddee, aaBBddee.Đáp án cần chọn là: C

Câu 18: Nuôi cấy các hạt phấn của cơ thể AABbddEe, sau đó lưỡng bội hóa để
tạo thành giống thuần chủng. Theo lý thuyết sẽ tạo ra được tối đa bao nhiêu
giống mới? Đó là những giống nào?
A. 4 giống AABBddEE, AABBddee, AAbbddEE, AAbbddee

B. 8 giống ABdE, ABde, AbdE, Abde, aBdE, aBde, abdE, abdeC. 4 giống ABdE, ABde, AbdE, AbdeD. 4 giống AABBddEE, AABBddee, AAbbDDEE, Aabbddee

Đáp án:
Hạt phấn của cây có kiểu gen AABbddEe có thể là: ABdE, ABde, AbdE và Abde

vậy khi lưỡng bội hóa sẽ tạo được 4 giống có kiểu gen thuần chủng: AABBddEE,AABBddee, AAbbddEE, AAbbddee

Đáp án cần chọn là: A 

Câu 19: Để nhân nhanh các giống lan quý, các nhà nghiên cứu cây cảnh đã áp
dụng phương pháp
A. Nhân bản vô tínhB. Nuôi cấy tế bào, mô thực vậtC. Dung hợp tế bào trầnD. Nuôi cấy hạt phấn và noãn chưa thụ tinh

Đáp án:
Để nhân các giống lan quý, các nhà nghiên cứu đã áp dụng nuối cấy tế bào, mô

thực vật.Từ một mô nhỏ có thế nuôi cấy tạo ra hàng trăm cây con có kiểu gen và đặc điểmdi truyền giống hệt nhau.Đáp án cần chọn là: B

Câu 20: Có thể áp dụng phương pháp nào sau đây để nhanh chóng tạo nên
một quần thể cây phong lan đồng nhất về kiểu gen từ một cây phong lan có
kiểu gen quý ban đầu?
A. Cho cây phong lan này tự thụ phấn.

B. Cho cây phong lan này giao phấn với một cây phong lan thuộc giống khác.C. Nuôi cấy tế bào, mô của cây phong lan này.D. Dung hợp tế bào xôma của cây phong lan này với tế bào xôma của câyphong lan thuộc giống khác.

Đáp án:
Để tạo ra một quần thể cây phong lan đồng nhất về kiểu gen từ một cây phong lan

có kiểu gen quý ban đầu thì ta thực hiện biện pháp nuôi cấy tế bào , mô của câyphong lan đó cho phát triển thành cây hoàn chỉnhVì các tế bào trong cây lan ban đầu có kiểu gen giống nhau , nên các cây con đượctạo ra từ các tế bào , mô đó có kiểu gen giống nhau.

Đáp án cần chọn là: C 

Câu 21: Một tế bào trứng của một loài đơn tính giao phối được thụ tinh trong
ống nghiệm, khi hợp tử nguyên phân đến giai đoạn 8 phôi bào người ta tách
các phôi bào và cho phát triển riêng rẽ. Các phôi bào được kích thích để phát
triển thành các cá thể, các cá thể này:
A. Có thể giao phối được với nhau.B. Không thể giao phối được với nhauC. Nếu cơ thể đó là loại dị giao tử [Ví dụ:XY] thì các cá thể đó có thể giao phốiđược với nhauD. A và C đúng.

Đáp án:
Các cá thể này được tách từ một hợp tử → kiểu gen trong nhân giống nhau, cùng

giới tính nên chúng không thể giao phối với nhau.Đáp án cần chọn là: B

Câu 22: Người ta tiến hành cấy truyền một phôi bò có kiểu gen AABB thành
15 phôi và nuôi cấy thành 15 cá thể. Cả 15 cá thể này:
A. Có kiểu hình hoàn toàn khác nhau.

B. Có giới tính giống hoặc khác nhau.C. Có khả năng giao phối với nhau để sinh con.

D. Có mức phản ứng giống nhau.


Đáp án:
Cấy truyền phôi tạo ra các cá thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau → cùng giớitính, cùng kiểu hình, cùng mức phản ứng [do mức phản ứng của cơ thể do kiểu genquy định].

Đáp án cần chọn là: D 

Câu 23: Các nhà công nghệ sinh học thực vật sử dụng phương pháp dung
hợp tế bào trần chủ yếu là để:
A. Đưa gen vi khuẩn vào hệ gen thực vậtB. Nhân giống vô tính các thứ cây mong muốn.C. Tạo nên loài lai mới.D. Nuôi cấy tế bào thực vật invitro.

Đáp án:
Phương pháp dung hợp tế bào trần chủ yếu dùng để tạo nên loài lai mới, mang bộ

gen của cả 2 loài mà không cần đến phép lai hữu tính.Đáp án cần chọn là: C

Câu 24: Các nhà công nghệ sinh học thực vật sử dụng phương pháp dung
hợp tế bào trần là để:
A. Tạo giống loài mang đặc điểm di truyền của hai loài khác nhau.

B. Từ một cây lai tạo ra hai loại sản phẩm khác nhau.C. Tạo nên loài lai mới.D. Cả A, B và C.

Đáp án:
Phương pháp dung hợp tế bào trần chủ yếu dùng để tạo nên loài lai mới, mang bộ

gen của cả 2 loài mà không cần đến phép lai hữu tính. Như vậy từ một cây lai tạora hai loại sản phẩm khác nhau.

Đáp án cần chọn là: D 

Câu 25: Cây Pomato [cây lai giữa khoai tây và cà chua] được tạo bằng
phương pháp:
A. Cấy truyền phôiB. Nuôi cấy tế bào thực vật.C. Nuôi cấy hạt phấnD. Dung hợp tế bào trần.

Đáp án:
Cây Pomato là cây lai giữa khoai tây và cà chua được hình thành từ phương pháp

dung hợp tế bào trần của 2 loài cà chua và khoai tây.Đáp án cần chọn là: D

Câu 26: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về phương pháp cấy truyền phôi
ở động vật?
A. Tạo ra một số lượng lớn cá thể đực và cái trong thời gian ngắn từ 1 phôi ban

đầuB. Phối hợp hai hay nhiều phôi để tạo thành thể khảm hoặc làm biến đổi thànhphần của phôi khi mới phát triểnC. Từ một phôi ban đầu được phân cắt thành nhiều phôi sau đó cấy vào cơ quansinh sản của những con cái khác nhauD. Các phôi được phân cắt trước khi cấy vào cơ quan sinh sản của các cá thể cáiphải được nuôi dưỡng trong môi trường dinh dưỡng xác định.

Đáp án:
Các cá thể này được tách từ một hợp tử → kiểu gen trong nhân giống nhau, cùng

giới tính.

Đáp án cần chọn là: A 

Câu 27: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về phương pháp cấy truyền
phôi ở động vật?
A. Tạo ra một số lượng lớn cá thể giống nhau trong thời gian ngắn từ 1 phôiban đầuB. Phối hợp hai hay nhiều phôi để tạo thành thể khảm hoặc làm biến đổi thànhphần của phôi khi mới phát triển.C. Các phôi được phân cắt trước khi cấy vào cơ quan sinh sản của các cá thể cáiphải được nuôi dưỡng trong môi trường dinh dưỡng xác định.D. Tất cả các phát biểu trên đều đúng

Đáp án:
Các phôi được phân cắt trước khi cấy vào cơ quan sinh sản của các cá thể cái phải

được nuôi dưỡng trong môi trường dinh dưỡng xác định. Các cá thể này được táchtừ một hợp tử → Tạo ra một số lượng lớn cá thể giống nhau trong thời gian ngắncó kiểu gen trong nhân giống nhau, cùng giới tính. Có thể phối hợp hai hay nhiềuphôi để tạo thành thể khảm hoặc làm biến đổi thành phần của phôi khi mới pháttriển.Đáp án cần chọn là: D

Câu 28: Chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi, cho phát triển trong cơ
thể nhiều con cái khác nhau từ đó nhanh chóng tạo ra hàng loạt con giống có
kiểu gen giống nhau gọi là phương pháp:
A. Nhân bản vô tính tế bào động vật

B. Công nghệ sinh học tế bàoC. Cấy truyền phôi.D. Cấy truyền hợp tử

Đáp án:
Chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi, cho phát triển trong cơ thể nhiều con

cái khác nhau từ đó nhanh chóng tạo ra hàng loạt con giống có kiểu gen giốngnhau gọi là phương pháp cấy truyền phôi.

Đáp án cần chọn là: C 

Câu 29: Bằng kỹ thuật chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các
phôi này vào tử cung của các con vật khác cùng loài để tạo ra nhiều con vật có
kiểu gen giống nhau. Kĩ thuật này được gọi là
A. nhân bản vô tính.B. lai tế bào.C. cấy truyền phôi.D. kĩ thuật gen.

Đáp án
Bằng kỹ thuật chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử

cung của các con vật khác cùng loài để tạo ra nhiều con vật có kiểu gen giốngnhau. Kĩ thuật này được gọi là cấy truyền phôi.Đáp án cần chọn là: C

Câu 30: Dung hợp tế bào trần [lai tế bào sinh dưỡng] của 2 cây lưỡng bội
thuộc hai loài hạt kín khác nhau tạo ra tế bào lai. Nuôi cấy tế bào lai trong
một trường đặc biệt cho chứng phân chia và tái sinh thành cây lai. Phát biểu
nào sau đây đúng?
A. Cây lai này luôn có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen

B. Cây lai này có bộ nhiễm sắc thể tứ bộiC. Cây lai này mang hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội của hai loài trênD. Cây lai này có khả năng sinh sản hữu tính

Đáp án:
Cây lai có bộ NST là 2nA+2nB

Ý A sai : Vì dung hợp 2 tế bào trần nên bộ NST của 2 tế bào được giữ nguyên –nghĩa là trong bộ gen sẽ có các cặp gen dị hợp tử.Ý B sai : Cây tứ bội – đột biến đa bội là trong bộ NST có một số nguyên lần bộNST đơn bội của 1 loài

Ý C sai : Cây lai mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài trên.


Đáp án cần chọn là: D 

Câu 31: Dung hợp tế bào trần [lai tế bào sinh dưỡng] của 2 cây lưỡng bội
thuộc hai loài hạt kín khác nhau tạo ra tế bào lai. Nuôi cấy tế bào lai trong
một trường đặc biệt cho chứng phân chia và tái sinh thành cây lai. Phát biểu
nào sau đây đúng?
A. Cây lai này luôn có kiểu gen dị hợp tử về tất cả các gen.B. Cây lai này có bộ nhiễm sắc thể tứ bộiC. Cây lai này mang hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài trênD. Cây lai này không có khả năng sinh sản hữu tính

Đáp án:
Cây lai có bộ NST là 2nA+2nB

Ý A sai: Vì dung hợp 2 tế bào trần nên bộ NST của 2 tế bào được giữ nguyên –nghĩa là trong bộ gen sẽ có các cặp gen dị hợp tử nhưng không chắc chắn tất cả cáccặp đều dị hợp.Ý B sai: Cây này mang 2 bộ NST lưỡng bội khác nhau chứ không phải 4 bộ NSTđơn bội.Ý C đúng : Cây lai mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài trên.Ý D sai: Cây lai này có khả năng sinh sản hữu tínhĐáp án cần chọn là: C

Câu 32:

Cho hai phương pháp sau:- Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể nuôi cấy các mẩu mô củamột cơ thể thực vật rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cây hoàn chỉnh.- Bằng kĩ thuật chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôinày vào tử cung của các cá thể cái khác nhau cũng có thể tạo ra nhiều cá thể

mới.


Đặc điểm chung của hai phương pháp này là:
A. đều thao tác trên vật liệu di truyền là ADN và nhiễm sắc thể.B. đều tạo ra các cá thể có kiểu gen trong nhân giống nhauC. các cá thể tạo ra rất đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.D. đều tạo ra các cá thể có kiểu gen thuần chủng.

Đáp án:
Nuôi cấy mô và cấy truyền phôi tạo ra các các thể có cùng kiểu gen trong nhân


Đáp án cần chọn là: B 

Câu 33: Cho hai phương pháp sau:
- Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể nuôi cấy các mẩu mô của
một cơ thể thực vật rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cây hoàn chỉnh.
- Bằng kĩ thuật chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi
này vào tử cung của các cá thể cái khác nhau cũng có thể tạo ra nhiều cá thể
mới.
Đặc điểm chung của hai phương pháp này là:
A. Tạo ra các cá thể đồng hợp tử.B. Tạo ra các cá thể dị hợp tử.C. Tạo ra các cá thể rất đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.D. Tạo ra các cá thể đồng nhất về kiểu gen trong nhân.

Đáp án:
Nuôi cấy mô và cấy truyền phôi tạo ra các cá thể đồng nhất về kiểu gen trong nhân.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 34: Cơ sở vật chất di truyền của cừu Đôly được hình thành ở giai đoạn
nào trong quy trình nhân bản?
A. Chuyển phôi vào tử cung của một cừu mẹ để nó mang thai.

B. Tách tế bào tuyến vú của cừu cho nhân.C. Nuôi cấy trên môi trường nhân tạo cho trứng phát triển thành phôi.D. Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã bị bỏ nhân

Đáp án:

Vật chất di truyền của cừu Đôly là ADN trong nhân = nhân của tế bào cho nhân [tếbào tuyến vú của cừu cho nhân]→ Cơ sở vật chất được hình thành trong quá trình chuyển nhân của tế bào tuyến vúvào tế bào trứng đã bị loại bỏ nhân.

Đáp án cần chọn là: D 

Câu 35: Cừu Doly có kiểu gen giống với cừu nào nhất trong các con cừu sau?
A. Cừu cho trứng.B. Cừu mang thai.C. Cừu cho nhân tế bào.D. Cừu cho trừng và cừu mang thai.

Đáp án:
Cừu Doly có kiểu gen giống với cừu cho nhân tế bào.


Đáp án cần chọn là: C 

Video liên quan

Chủ Đề