Phương pháp thể hiện bài hát là gì

2.1.2. Thực hành thể hiện bài hát:Thể loại bài hát hành khúcBài hát cô dạy cho trẻ hát.Bài số 1: Bài hát“Chú bộ đội” Nhạc và lời: Hoàng HàBài hát ca ngợi vẻ đẹp của chú bộ đội tuy giản dị nhưng rất đẹp, phù hợp với nhận thứccủa trẻ thơ. Qua đó giáo dục các cháu lòng tự hào, yêu quý chú bộ dội, những người đã và đangdũng cảm bảo vệ Biên cương của Tổ quốc để mọi người, trong đó có các cháu được sống yênvui.Là bài hát thuộc thể loại hành khúc, nhịp 2/4, giọng C dur (Đô trưởng) 5 âm.Đô - rê - mi - xon - la - đố (thiếu pha - xi)CHÚ BỘ ĐỘIVui tươiNhạc và lời: HOÀNG HÀCó cấu trúc: Hình thức một đoạn đơn, gồm 16 ô nhịp, có 2 câu nhạc, mỗi câu dài 8 ô nhịpgồm 2 tiết nhạc. Câu nhạc rất vuông vắn.Đây là bài hát điển hình của thể loại hành khúc với đường nét giai điệu giản dị, mạch lạcvới âm hình mô phỏng nhịp đi.Tầm cữ giọng hát trong quãng 6.* Hướng dẫn thực hành:+ Ngắt câu lấy hơi theo dấu (V) sau các ô nhịp 4, 8, 12.121 + Hát bằng âm thanh có độ vang chắc khỏe, nhấn vào đầu nhịp.+ Phát âm rõ ràng, nhả chữ chuẩn xác.+ Nhịp độ vừa phải, tình cảm vui tươi, lạc quan với tư thế chững chạc khỏe khoắn, khi hátcó thể kết hợp dậm chân tại chỗ với vung tay nhẹ nhàng. Để đảm bảo sự đồng đều, khi hát cókết hợp với vận động tại chỗ, giáo viên cần thống nhất với hiệu lệnh bắt vào, chân nào dậmtrước, tay nào vung lên trước.Bài hát thuộc thể loại hành khúc viết cho trẻ mầm non có rất nhiều bài như:- Đi một haicủa: Đoàn Phi- Làm chú bộ độicủa: Hoàng Long- Đội kèn tí honcủa: Phan Huỳnh Điểu- Đi học vềcủa: Hoàng Long, Hoàng Lân...Mỗi bài hát đều có một nội dung cụ thể. Tuy cùng viết ở thể loại hành khúc nhưng khônghoàn toàn giống nhau. Trước khi dạy, giáo viên cần nghiên cứu kỹ, để tập thể hiện cho phù hợpvới từng bài.Ví dụ: Có bài chỉ là thể loại hành khúc đơn thuần, nhưng cũng có bài kết hợp cả hành khúcvà trữ tình như bài: Đi học về của Hoàng Long, Hoàng Lân.Bài số 2: Bài hát"Đàn gà con"Nhạc: Philip Penco, Lời: Việt Anh(bài hát cô hát cho trẻ nghe)ĐÀN GÀ CONNhạc: PHI-LÍP-PEN-CÔNhịp vừa – Vui vẻLời Việt: VIỆT ANHBài hát Đàn gà con do nhạc sỹ người Nga là Philip Penco sáng tác. Phần lời ca tiếng Việtdo tác giả Việt Anh phỏng dịch từ tiếng Nga.Bài hát có nội dung mô tả cảnh đàn gà con rất xinh xắn đang theo mẹ đi tìm mồi để ăn.Bài hát có cấu trúc một đoạn đơn, hai câu cân phương. Mỗi câu gồm bốn ô nhịp.Bài hát được viết ở nhịp 2/4, giọng Fa dur (Pha trưởng), nhưng chỉ có đô - rê - mi - pha(thiếu 3 âm sol - la - si).Tầm cữ giọng trong quãng 4:122 * Hướng dẫn thực hành:+ Ngắt câu lấy hơi theo dấu (V) sau ô nhịp thứ 4 và 8. Vì đây là bài hát cô hát cho trẻnghe, bài hát ngắn nhưng có hai lời, nên khi hết lời một, sau ô nhịp 8 sẽ lấy hơi tiếp để hát vàolời hai.+ Âm thanh phải có độ vang, chắc, khỏe. Hát nhấn vào các từ nằm ở đầu ô nhịp.+ Phát âm nhả chữ rõ ràng.+ Hát với tốc độ vừa phải. Khi hát, giáo viên có thể kết hợp một vài động tác minh họatạo sự hấp dẫn cho trẻ. Ứng dụng kỹ thuật hát âm nảy tạo nên sự vui tươi của trẻ thơ.+ Lời ca các câu hát: Cùng tìm mồi ăn ngon ngon. Đàn gà con đi lon ton... cần chuẩnxác về cao độ, vì cao độ đi liền bậc, hát dễ bị sai (đô - rê - mi - pha).2.2. Thể loại bài hát trữ tìnhCác bài hát viết ở thể loại trữ tình có tính chất mượt mà, êm ái, nhẹ nhàng, sâu lắng...,thường sử dụng dấu luyến và nốt hoa mỹ, ít có nhảy quãng. Nhịp độ khoan thai, có khi chậmrãi. Tính chu kỳ của tiết tấu nổi lên không rõ rệt. Nhiều bài hát có cả đoạn hát tự do mang tínhtự sự, ngân dài tùy ý rồi mới bắt vào đúng nhịp.Các bài hát thuộc thể loại trữ tình rất phong phú, đa dạng. Mỗi bài đề cập tới một khíacạnh cuộc sống, tình cảm của con người. Vì vậy, khi thể hiện các bài hát thuộc thể loại trữ tình,người hát cần phải nghiên cứu kỹ nội dung lời ca cũng như các kỹ thuật hát để thể hiện cho phùhợp.2.2.1. Phương pháp thể hiện:+ Âm thanh phải mượt mà, có độ vang sáng, tròn, thanh thoát. Ứng dụng kỹ thuật hátliền tiếng để các âm khi phát ra có sự liên kết với nhau, không đứt quãng.+ Lấy hơi nhẹ nhàng, tùy vào độ dài của câu hát để lấy hơi cho phù hợp. Cần khống chếtốt hơi thở.+ Phát âm nhả chữ rõ lời, cao độ và tiết tấu phải chuẩn xác, nhất là những chỗ có nốtluyến từ hai đến bốn nốt phải đủ nốt. Các chữ vừa hát luyến và có hoa mỹ cũng phải được luyệntập kỹ. Nếu ghép vào lời ca chưa chuẩn xác thì phải xướng âm cho trôi chảy, rồi dùng các âm“la” theo giai điệu từ chậm đến đúng tốc độ, sau đó mới ghép vào lời ca sẽ rất hiệu quả.2.2.2. Thực hành thể hiện bài hát:123 Bài số 3: (Bài hát cô hát cho trẻ nghe)KHÚC HÁT RU CỦA NGƯỜI MẸ TRẺNhạc: PHẠM TUYÊNThân thiết – Giản dịThơ: LÂM THỊ MỸ DẠBài hát viết ở giọng Re dur (Rê trưởng). Nhịp 3/8, với nhịp độ vừa phải, tình cảm tha thiết,dịu dàng, thể hiện tình cảm yêu thương của người mẹ trẻ đối với đứa con.Bài hát có cấu trúc hai đoạn đơn không tái hiện, kiểu tương phản.Đoạn một gồm 26 ô nhịp, có hai câu nhạc dài bằng nhau. Mỗi câu dài 13 ô nhịp. Câu hainhắc lại có thay đổi chút ít và kết về chủ âm (bậc I), câu 1 kết bậc V.Đoạn hai 18 ô nhịp, bắt đầu sự tương phản với đoạn một bằng bước nhảy quãng 8, đưagiai điệu lên âm khu cao rồi đi xuống dần, lời ca được nhắc lại thể hiện tình thương của ngườimẹ trẻ đối với trẻ thơ.Giai điệu câu hai bắt đầu từ âm thấp, phát triển đi dần lên cao để rồi tiến tới cao trào củatác phẩm (từ nhịp 34 đến nhịp 39). Trong câu hát này có sự xuất hiện của bậc VI giáng bấtthường gây ấn tượng khá sâu sắc như một lời nhắn nhủ điều gì đó.Bài hát có tầm cữ tương đối rộng trong quãng 13:124 Bài viết cho giọng nữ cao thể hiện. Với giọng nữ trung có thể hát bằng dịch giọng xuốnggiọng Đô trưởng, giọng Si giáng trưởng hoặc giọng La trưởng.* Hướng dẫn thực hành luyện tập:+ Ngắt câu lấy hơi sâu theo dấu ' (hoặc V) vào cuối các câu hát ở các ô nhịp 4, 8, 13, 21,26, 30, 34, 36, 39, 41. Nhưng đặc biệt chú ý lấy hơi sâu, khống chế tốt hơi thở để ngân đủtrường độ các từ: “.....gió.....trời.....nghỉ.....trong”.Bài hát ứng dụng kỹ thuật hát liền tiếng là chủ yếu, vì vậy cần lấy hơi và xử lý sao chophù hợp với từng câu hát. Khi hát lên cao trào từ ô nhịp 34 đến ô nhịp 39 cần đầu tư tích cựccho hơi thở. Chú ý về sắc thái hát to dần đến nhỏ dần cho câu hát này. Chữ “nghỉ” (trong các ônhịp 38-39) có thể ngân dài tùy ý.Âm thanh đảm bảo độ to nhỏ, mạnh nhẹ thích hợp để tạo nên sự mềm mại, tha thiết tìnhcảm.Hát chuẩn xác từ có luyến âm,và, đủ nốt, phát âm nhả chữ rõ lời.Khi hát về câu kết của bài nên hát chậm dần, có thể ngân tự do chữ “điều” ở ô nhịp số 46.Chú ý câu hát từ ô nhịp 17 đến ô nhịp 26, có lời ca nhắc lại giống nhau nhưng khác nhauvề giai điệu. Nên cần hát cho chuẩn xác.Các bài hát được viết ở thể loại trữ tình có nhiều, như các bài: “Mẹ yêu con” của NguyễnVăn Tý, “Ru con mùa đông” của Đặng Hữu Phúc... học viên có thể lựa chọn bài cho phù hợpvới chất giọng của mình để tập hát. Tuy nhiên, mỗi bài lại có từng nội dung cụ thể nên cầnnghiên cứu kỹ nội dung của lời ca, chất liệu âm nhạc của bài hát để thể hiện cho có hiệu quả.125 Bài số 4: Bài hát cô hát cho trẻ nghe.SE CHỈ LUỒN KIMVừa phảiDân ca Quan họ Bắc NinhLà bài hát dân ca khá điển hình của người Việt. Bài hát có nội dung ca ngợi tình cảm yêuthương, chung thủy của người phụ nữ Việt Nam đối với chồng. Đó là nét đẹp truyền thống củagia đình người Việt Nam.Bài hát viết ở nhịp 2/4, giọng Rê 6 âm. Thiếu âm Xi bậc VI.Bài hát có cấu trúc âm nhạc tương ứng với hai câu thơ lục bát:“Ngồi rồi xe chỉ luồn kimMay quần nhiễu tím gửi ra cho chồng”Đường nét giai điệu của bài hát rất gần với ngữ điệu tiếng Việt khi phát âm. Trong bài códùng nhiều hư từ như: “ô mấy”, “ý a”, “tình chung”... có những câu hát được nhắc lại tới 3 lầnnhư: “ô mấy kim bên luồn kim”. Đó là những nét điển hình, kiểu sáng tạo đặc biệt làm cho giaiđiệu trở nên đặc biệt của dân ca Việt nam nói chung và bài hát “Xe chỉ luồn kim” nói riêng.* Hướng dẫn thực hành luyện tập:+ Ngắt câu lấy hơi theo dấu (V) ở nhịp số 5, 8,14, 19, 27, 30.+ Ngắt câu lấy hơi bổ sung theo dấu (') ở các nhịp 3, 11, 15, 17, 20, 23.126 + Ứng dụng hát kỹ thuật liền tiếng để âm thanh nối liền giữa các từ thành chuỗi âmthanh mềm mại, không đứt tiếng.+ Hát ngân dài đủ trường độ+ Hát luyến hai nốtcủa các từ “rồi”, “kim”...chuẩn xác ở các từ “luồn”, “gửi”, “người”...+ Từ ô nhịp 15 cần có sự chuẩn bị về hơi thở để hát lên cao dần, câu hát “...tình chungbằng vuông nhiễu tím” (nốt pha) với cường độ tăng dần độ mạnh.+ Phần cuối bài hát nhỏ dần với âm thanh êm ái nhẹ nhàng.+ Bài hát viết cho giọng nữ cao, giọng nữ trung có thể hạ thấp xuống tùy khả năng củangười hát.2.3. Thể loại bài hát nhanh, vui, hoạt bátLà những bài hát thường có tính chất vui vẻ, rộn ràng, hài hước, dí dỏm, châm biếm, cókhả năng mô phỏng tiếng cười, tiếng chim hót...Bài hát thường có tốc độ hơi nhanh hoặc nhanh, thể hiện sự náo nhiệt sôi động bằng âmthanh linh hoạt, sáng, sắc gọn.Tiết tấu ổn định, có sự lặp lại nhiều lần cùng một âm hình tiết tấu.2.3.1. Phương pháp thể hiện:+ Lấy hơi nhanh, không quá nhiều hơi, ngắt câu lấy hơi đúng chỗ đã quy định trong bàihát, tránh đẩy hơi ồ ạt.+ Âm thanh phải linh hoạt, gọn tiếng, có độ vang phù hợp với sắc thái của bài.+ Hàm dưới buông lỏng, tránh căng cứng, để khi phát âm, nhả chữ được thuận lợi, nhấtlà những chỗ có tiết tấu chia nhỏ.+ Phải hát đúng nhịp độ, chú ý nhấn mạnh vào các từ ở đầu nhịp. Với những bài hátnhanh, vui, hoạt bát khi thể hiện tính hài hước, dí dỏm có thể hát kết hợp với kỹ thuật nảy âmnhưng không nên quá lạm dụng.2.3.2. Thực hành thể hiện bài hát: (Bài hát cô hát cho trẻ nghe).127 Bài số 5: Bài hátThể loại bài hát nhanh - vui hoạt:GÀ GÁYDân ca CốngVui-HoạtLời: HUY TRÂNLà bài hát dân ca vùng núi Tây Bắc nước ta. Bài hát có nội dung mô tả buổi sáng ở miềnrừng núi thật là đẹp. Sương sớm tan dần trên những mái nhà sàn, đỉnh núi xanh phía xa đã hửnglên sắc vàng của nắng sớm. Khắp bản làng vang lên tiếng gà gáy. Tiếng gà gọi mặt trời và gọidân bản đi làm nương.Bài hát viết ở giọng Xon 5 âm (Xon - la - xi - rê - mi - xon)Nhịp 2/4. Hình thức một đoạn đơn có 4 câu nhạc với 17 ô nhịp.Câu 1, 2, và 3 có 4 ô nhịp. Câu 3 có 5 ô nhịp.Tầm cữ giọng hát:Trong quãng 6Hướng dẫn thực hành:+ Ngắt câu lấy hơi sau theo dấu (V) sau các nhịp số 4, 8, 13.+ Hát mềm, nhẹ nhàng các từ “ai”, ngân đủ trường độ nốtnhẹ nhàng.sau từ “ơi” ngắt tiếng cũng+ Hát với nhịp độ hơi nhanh, sắc thái vui vẻ, linh hoạt bằng kỹ thuật hát âm nảy. Khônglấy hơi vội vàng, Phải có sự chuẩn bị hơi thở, sau các chữ “ơi”. Ở cuối mỗi câu, cần ngắt hơimột cách nhẹ nhàng, kín đáo.128 Bài số 6: (Bài hát cô dạy cho trẻ hát)ĐÊM TRUNG THUVui-Rộn ràngNhạc và lời: PHÙNG NHƯ THẠCHLà bài hát diễn tả cảnh múa lân, vui tết trung thu của trẻ thơ.Bài hát viết ở nhịp 2/4. Giọng La 5 âm (La - xi - đô - mi - pha - la), thiếu nốt rê và xon.Sắc thái vui, rộn ràng. Hình thức một đoạn đơn gồm hai câu nhạc.Tầm cữ giọng hát trong khoảng một quãng 8:* Hướng dẫn thực hành+ Ngắt câu lấy hơi nhẹ nhàng theo dấu (V) ở các ô nhịp số 4, 8, 12.+ Hát với tốc độ hơi nhanh, có thể ứng dụng kỹ thuật hát âm nảy để thể hiện sự vui tươi,rộn ràng rất hồn nhiên của trẻ.+ Khi hát có thể cho trẻ kết hợp nhún chân tại chỗ, hoặc vỗ tay đệm theo phách, nhịp.+ Âm thanh tròn, gọn vang sáng.+ Phát âm nhả chữ rõ lời như là các từ “thùng thình, quanh”.+ Chú ý các tiết tấu câu hát thứ 4:Bốn nốt móc đơn đi liền nhau. Cần thể hiện chính xác.Trăngvàng đàn em cấttiếnghát129vang Câu hỏi ôn tập1. Cho biết phương pháp thể hiện bài hát trữ tình. Tự chọn một bài hát phù hợp với chất giọng,tầm cữ để luyện tập. Dự kiến cách thể hiện bài, kỹ thuật hát được ứng dụng vào bài hát đó.2. Cho biết phương pháp thể hiện bài hát hành khúc. Kể tên năm bài hát thuộc thể loại hànhkhúc. Dự kiến cách thể hiện, kỹ thuật hát ứng dụng vào từng bài hát đó.3. Cho biết phương pháp thể hiện bài hát nhanh, vui hoạt. Kể tên năm bài hát. Dự kiến cách thểhiện và kỹ thuật hát sẽ ứng dụng vào từng bài hát đó.4. Khi trình bày bài hát, có nhất thiết phải ứng dụng đầy đủ bốn kỹ thuật hát hay không? Vì sao?130 Chương III:CÁCH THỨC TỔ CHỨC TRÌNH DIỄN MỘTCHƯƠNG TRÌNH VĂN NGHỆ NHÂN CÁC NGÀY LỄ, HỘI.1. Phần chuẩn bịĐể tổ chức một buổi trình diễn văn nghệ nhân các ngày Lễ, Hội đạt hiệu quả cao và gâyđược ấn tượng cho người xem cũng như người được tham gia trình diễn, cần phải có sự chuẩnbị kỹ như sau:1.1. Xác định chủ đề của chương trìnhChương trình tổ chức để chào mừng ngày lễ gì (như các ngày: 19/5, 27/7, 19/8, 2/9,20/10, 20/11...). Với ngày nào thì chủ đề chính phải rõ nét về ngày đó.1.2. Lựa chọn tiết mục, thể loạiĐể thực hiện tốt công việc, trước tiên, cần phải lựa chọn những bài hát, điệu múa đảm bảovề chủ đề, chất lượng nghệ thuật cũng như về nội dung lời ca. Chọn các thể loại tương ứng vớicác bài hát đã chọn (bài nào đồng ca, tốp ca, bài nào tam ca, đơn ca, bài nào múa...). Ngườitrình bày phải chuẩn bị kỹ lưỡng. Có giọng hát, phong cách tự nhiên đáp ứng được yêu cầu thểhiện tác phẩm. Sau đó, tùy theo yêu cầu của các buổi trình diễn mà chọn tiết mục sao cho phùhợp.1.3. Sắp xếp chương trìnhViệc sắp xếp chương trình cũng là vấn đề cần quan tâm. Nếu trình diễn một chương trìnhca hát đơn thuần thì nên sắp xếp xen kẽ các hình thức hát như đồng ca, đơn ca nữ, tốp nam,song ca nam nữ, đơn ca nam, song ca nữ... Mở đầu chương trình nên chọn tiết mục hay để gâyđược ấn tượng ngay từ ban đầu đối với người thưởng thức.Ví dụ: Mở đầu chương trình thường là tiết mục hát tập thể, có thể thêm múa phụ họa thìcàng tốt, đó là tiết mục dễ gây được không khí và ấn tượng. Tuy nhiên tiết mục này phải đượcchuẩn bị kỹ, để đảm bảo được tính nghệ thuật cũng như chất lượng thể hiện.Nếu buổi trình diễn là một chương trình tổng hợp như: ca, múa, kịch, thơ... thì các tiết mụchát nên sắp xếp trình diễn xen kẽ với các tiết mục của loại hình nghệ thuật khác.Sau khi việc sắp xếp chương trình đã hoàn tất, cần có sự thông báo bằng văn bản để mọingười biết được thứ tự tiết mục mình và cứ theo thứ tự đó mà ra sân khấu trình diễn.1.4. Lời giới thiệu chương trìnhNội dung lời giới thiệu cần ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn đảm bảo tính văn học nhằm thu hútsự theo dõi của người thưởng thức.131