Phương pháp xác định khía cạnh môi trường

Quy trình xác định và đánh giá các khía cạnh môi trường là một trong những quy trình cần thiết hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng Chính sách môi trường và áp dụng thành công tiêu chuẩn ISO 14001:2015 về Hệ thống quản lý môi trường.

Phương pháp xác định khía cạnh môi trường
Quy trình xác định và đánh giá các khía cạnh môi trường

KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?

Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 định nghĩa:

“Khía cạnh môi trường là yếu tố của các hoạt động hoặc sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức (3.1.4) tương tác hoặc có thể tương tác với môi trường (3.2.1).

Chú thích 1: Khía cạnh môi trường có thể gây ra một hay nhiều tác động môi trường (3.2.4). Một khía cạnh môi trường có ý nghĩa có hoặc có thể có một hay nhiều tác động môi trường đáng kể.

Chú thích 2: Khía cạnh môi trường có ý nghĩa phải được chính tổ chức xác định bằng việc áp dụng một hoặc nhiều chuẩn mực”

 CÁC LOẠI KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG

  • Ô nhiễm không khí
  • Ô nhiễm đất
  • Ô nhiễm nước
  • Sử dụng vật liệu/ tài nguyên thiên nhiên
  • Quản lý chất thải rắn
  • Quản lý chất thải nguy hại

TẠI SAO PHẢI XÁC ĐỊNH KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG?

Xác định khía cạnh môi trường giúp các tổ chức, doanh nghiệp:

  • Đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:2015
  • Kiểm soát các tác động tới môi trường từ hoạt động của tổ chức tốt hơn
  • Cung cấp dữ liệu cho việc xác định những gì cần thực hiện, theo dõi và kiểm soát về môi trường
  • Hoàn thiện Hệ thống quản lý môi trường

QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG

Quy trình xác định và đánh giá các khía cạnh môi trường được triển khai qua các bước sau:

Bước 1: Xác định nhu cầu của tổ chức, các yêu cầu pháp lý và mong đợi của các bên liên quan

Nhiều khía cạnh môi trường của bạn có thể được giải quyết theo nhu cầu, mong đợi và yêu cầu pháp lý. Mỗi yêu cầu quy định được tập trung vào một hoặc nhiều khía cạnh môi trường.

Bước 2: Xác định vòng đời sản phẩm

Vòng đời sản phẩm là một quá trình từ việc hình thành ý tưởng đến việc thiết kế, thu mua vật liệu, tiến hành sản xuất, bảo quản, giao hàng, sử dụng và huỷ bỏ sản phẩm. Xác định vòng đời sản phẩm giúp chúng ta hình dung được tất cả các công đoạn góp phần tạo ra một sản phẩm, đồng thời xác định được các quá trình con và các hoạt động chi tiết tham gia vào vòng đời đó.

Để xác định vòng đời sản phẩm, tổ chức cần xác định phạm vi của chu kỳ sống của sản phẩm, sau đó xác định các quá trình chính tạo ra sản phẩm đó. Về cơ bản vòng đời một sản phẩm gồm các quá trình sau: Ý tưởng → Thiết kế → Mua nguyên liệu → Sản xuất → Bảo quản → Vận chuyển → Sử dụng → Thải bỏ. Từ vòng đời sản phẩm, tổ chức tiến hành xác định các hoạt động liên quan đến từng công đoạn trong quá trình.

Bước 3: Xác định các hoạt động của các quá trình

Mỗi quá trình được tạo nên từ các hoạt động nhỏ. Vì vậy cần chẻ nhỏ quá trình thành các hoạt động riêng hoặc các bước riêng lẻ nhằm xác định những yếu tố ảnh hưởng tới môi trường của các hoạt động đó.

Quá trình

Hoạt động

Thiết kế Lập kế hoạch thiết kế
Thiết lập đặc điểm sản phẩm
Tiến hành thiết kế
Sử dụng thử
Hoàn thiện tài liệu thiết kế sản phẩm
Mua hàng Yêu cầu mua hàng
Đặt hàng
Vận chuyển
Kiểm tra xác nhận
Nhập kho bảo quản
Sản xuất Nhận nguyên liệu
Lên kế hoạch sản xuất
Chuẩn bị nhân sự
Chuẩn bị máy móc
Các công đoạn sản xuất
Kiểm tra
Bao gói
Bàn giao kho
Lưu kho Nhận hàng
Kiểm tra
Nhập dữ liệu
Nhập kho
Bảo quản
Giao hàng
Vận chuyển Nhận hàng
Kiểm tra
Vận chuyển
Giao hàng
Sử dụng Sử dụng
Bào hành
Thải bỏ Thải bỏ

Bước 4: Xác định các yếu tố của hoạt động và khía cạnh môi trường

Tổ chức phải xác định đầu vào của quá trình bao gồm:

  • Các nguyên liệu, phụ liệu, linh kiện đi vào quá trình
  • Nguồn năng lượng và tài nguyên sử dụng
  • dầu, than đá, năng lượng tái tạo, năng lượng tái tạo, …
  • Các hoá chất có thể sử dụng
  • Nguồn lực sử dụng cho hoạt động quá trình
  • Các năng lượng phát xạ mà hoạt động tạo ra

Tổ chức phải xác định đầu vào của quá trình bao gồm:

  • Sản phẩm đầu ra (kết quả cuối cùng)
  • Sản phẩm không mong muốn
  • Các chất thải vào đất
  • Cách chất thải vào không khí
  • Thải vào nước

Căn cứ vào đầu vào, đầu ra, nguồn lực và phát xạ của hoạt động, tổ chức xác định các khía cạnh môi trường tác động.

Bước 5: Xác định và đánh giá khía cạnh môi trường có nghĩa

Giai đoạn này khá giống với giai đoạn đánh giá rủi ro và cơ hội trong ISO 9001:2015.

Chỉ số tác động = Mức độ ảnh hưởng (1) x khả năng xảy ra (2) x yêu cầu các bên liên quan (3)

BẢNG ĐÁNH GIÁ KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG TRONG QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của khía cạnh môi trường có ý nghĩa
Mức độ

Điểm

Không đáng kể (Chỉ ảnh hưởng đến khu vực của người thực hiện công việc) 1
Tác động nhẹ (Ảnh hưởng ít cho môi trường bên ngoài) 2
Tác động trung bình (Vi phạm yêu cầu pháp luật) 3
Tác động cao (Đe dọa cuộc sống con người) 4
Tác động rất cai (Gây thiệt hại lâu dài, không thể khắc phục 5
Đánh giá khả năng xảy ra của khía cạnh môi trường có ý nghĩa

Tần suất

Điểm

Chưa từng xảy ra 1
Xảy ra khoảng 3 tháng/lần 2
Xảy ra nhiều hơn 3 tháng/lần 3
Xảy ra hàng ngày 4
Xảy ra liên tục trong ngày 5
Đánh giá yêu cầu của các bên liên quan với khía cạnh môi trường
Yêu cầu Điểm
Không yêu cầu 1
Có yêu cầu và tổ chức đã đáp ứng 2
Có yêu cầu nhưng công ty chưa đáp ứng 3

CHO ĐIỂM KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG TRONG QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG

  • Nếu chỉ số tác động ≥ 10 thì khía cạnh môi trường đang xem xét là khía cạnh môi trường có nghĩa, cần kiểm soát các khía cạnh của các tác động này như: đưa ra mục tiêu hay thiết lập quy trình quản lý môi trường đối với các tác động này
  • Nếu chỉ số tác động < 10 thì: khía cạnh môi trường đang xem xét là khía cạnh môi trường không đáng kể
  • Riêng các tình huống khẩn cấp đều là khía cạnh môi trường có nghĩa

→ Xem thêm Tư vấn ISO 14001

—————————————————————————————————————————————–

Để được hướng dẫn chi tiết hơn về Quy trình xác định khía cạnh môi trường, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ với Chúng Tôi theo số hotline: 0948.690.698