Phương thức kết nối mạng máy tính

BÀI 20. MẠNG MÁY TÍNH

1. Mạng máy tính

- Mạng máy tính gồm ba thành phần:

  • Các máy tính
  • Các thiết bị mạng đảm bảo kết nối các máy tính với nhau.
  • Phần mềm cho phép thực hiện việc giao tiếp giữa các máy tính

2. Phương tiện và giao thức truyền thông của mạng máy tính

* Phương tiện truyền thông:

- Kết nối có dây

  • Cáp truyền thông có thể là cáp xoắn đôi, cáp đồng trục, cáp quang,…
  • Để tham gia vào mạng, máy tính cần có vỉ mạng được kết nối với cáp mạng nhờ giắc cắm.
  • Một số thiết bị kết nối có dây: Hub, Bridge, Switch, Router…
  • Kiểu bố trí các máy tính trong mạng: có 3 kiểu cơ bản là đường thẳng, vòng, hình sao.

- Kết nối không dây

  • Dùng sóng rađiô, bức xạ hồng ngoại, truyền thông qua vệ tinh…
  • Các thiết bị kết nối mạng không dây:
    • Thiết bị WAP [Wireless Access Point]: có chức năng kết nối các máy tính trong mạng và kết nối với mạng có dây.
    • Mỗi máy tính phải có vỉ mạng không dây [Wireless Netwrork Card]
    • Người ta còn dùng bộ định tuyến không dây [Wrieless Router] ngoài chức năng như điểm truy cập không dây còn có chức năng định tuyến đường truyền.

* Các yếu tố cần quan tâm khi thiết kế mạng:

  • Số l­ượng máy tính tham gia mạng
  • Tốc độ truyền thông trong mạng
  • Địa điểm lắp đặt mạng
  • Khả năng tài chính

* Giao thức [Protocol]:

  • Giao thức truyền thông là bộ các quy tắc phải tuân thủ trong việc trao đổi thông tin trong mạng giữa các thiết bị nhận và truyền dữ liệu.
  • Bộ giao thức trong mạng toàn cầu Internet là: TCP/IP

3. Phân loại mạng máy tính

* Theo phân bố địa lí

  • Mạng cục bộ [LAN – Local Area Network]: Là mạng kết nối các máy tính ở gần nhau, Ví dụ: trong một phòng, một toà nhà, một xí nghiệp….
  • Mạng diện rộng [ WAN – Wide Area Network]: Là mạng kết nối các máy tính ở cách nhau một khoảng cách lớn. Mạng diện rộng th­uờng liên kết các mạng cục bộ.

* Theo môi trường truyền thông:

  • Mạng có dây và không dây.

* Theo chức năng: 

  • Mạng ngang hàng và mạng khách - chủ.

4. Các mô hình mạng

- Xét theo chức năng, có thể phân mạng thành hai mô hình chủ yếu sau:

  • Mô hình ngang hàng [Peer to Peer]:
    • Trong mô hình này tất cả các máy đều bình đẳng với nhau, nghĩa là mỗi máy vừa có thể cung cấp tài nguyên của mình cho các máy khác, vừa có thể sử dụng tài nguyên của các máy khác trong mạng.
    • Mô hình này có ­ưu điểm là xây dựng và bảo trì đơn giản, song chỉ thích hợp với các mạng có quy mô nhỏ, dữ liệu phân tán.
  • Mô hình khách chủ [Client - Server]:
    • Client – Máy khách là máy sử dụng tài nguyên do máy chủ cung cấp.
    • Server – Máy chủ là máy tính đảm bảo phục vụ các máy khác bằng cách điều khiển việc phân bố tài nguyên.
    • Mô hình này có ­ưu điểm dữ liệu đ­ược quản lí tập trung, chế độ bảo mật tốt, thích hợp với các mạng có quy mô trung bình và lớn. 

Bài 21: Mạng máy tính toàn cầu Internet – Câu 2 trang 144 SGK Tin học 10. Có những cách nào để kết nối Internet? Em thích sử dụng cách nào hơn? Vì sao?

Có những cách nào để kết nối Internet? Em thích sử dụng cách nào hơn? Vì sao?

Các cách để kết nổi Internet đó là:

Sử dụng môđem qua đường điện thoại; Sử dụng đường truyển riêng; Sử dụng đường truyền ADSL; Sử dụng công nghệ không dây – Wi-Fi; –

Sử dụng đường truyền hình cáp.

– Trong các cách nêu ở trên thì cách kết nối mạng không dây được nhiều người

ưu thích nhất. Bởi vì đây là một phương thức kết nối Internet mới nhất, thuận tiện nhất. Nó cung cấp khả năng kết nối Internet ở mọi thời điểm, mọi nơi, thông qua các thiết bị truy cập không dây như điện thoại di động, máy tính xách tay, PDA…

1. Internet là gì?

Internet là mạng máy tính khổng lồ, kết nối hàng triệu máy tính, mạng máy tính trên khắp thế giới và sử dụng bộ giao thức truyền thông TCP/IP.

Internet đảm bảo cho mọi người khả năng thâm nhập đến nhiều nguồn thông tin thường trực, cung cấp các chỉ dẫn bổ ích, dịch vụ mua bán, truyền tệp, thư tín điện tử và nhiều khả năng khác nữa.

2. Kết nối Internet bằng cách nào? 

Có hai cách phổ biến để kết nối máy tính với Internet, đó là:

  • Sử dụng môđem qua đường điện thoại;
  • Sử dụng đường truyền riêng.

a] Sử dụng môđem và đường điện thoại

Để kết nối Internet sử dụng modem và đường điện thoại:

- Máy tính cần được cài đặt môđem và kết nối qua đường điện thoại;

- Người dùng cần kí hợp đồng với nhà cung cấp dịch vụ Internet để được cấp quyền truy cập.

b] Sử dụng đường truyền riêng [Leased line]

Để sử dụng đường truyền riêng :

- Người dùng thuê một đường truyền riêng;

- Một máy tính [gọi là máy ủy quyền [Proxy]] trong mạng LAN được dùng để kết nối với nhà cung cấp dịch vụ Internet. Mọi yêu cầu truy cập Internet các máy trong mạng LAN được thực hiện thông qua máy ủy quyền.

c] Một số phương thức kết nối khác

- Sử dụng đường truyền ADSL [Asymmetric Digital Subscriber Line - đường thuê bao số không đối xứng], tốc độ truyền dữ liệu cao hơn rất nhiều so với kết nối bằng đường điện thoại.

- Sử dụng công nghệ không dây - Wi-Fi là một phương thức kết nối Intern mới nhất, thuận tiện nhất. Wi-Fi cung cấp khả năng kết nối Internet ở mọi thời điểm, mọi nơi, thông qua các thiết bị truy cập không đây như điện thoại di động, máy tính xách tay, PDA...

- Sử dụng dịch vụ kết nối Internet qua đường truyền hình cáp.

3. Các máy tính trong Internet giao tiếp với nhau bằng cách nào?

Các máy tính trong Internet hoạt động và trao đổi với nhau được là do chúng cùng sử dụng bộ giao thức truyền thông TCP/IP.

Bộ giao thức TCP/IP là tập hợp các quy định về khuôn dạng dữ liệu và phương thức truyền dữ liệu giữa các thiết bị trên mạng.

Giao thức IP liên quan đến các gói dữ liệu một cách riêng lẻ, độc lập.

Giao thức TCP cho phép hai thiết bị truyền thông trong mạng kết nối với nhau và trao đổi các dòng dữ liệu [đã đóng gói] hoặc thông tin cần truyền. TCP đảm bảo việc phân chia dữ liệu ở máy gửi thành các gói tin nhỏ hơn có khuôn dạng và kích thước xác định. Các gói tin được đánh số để sau đó máy nhận có thể tập hợp chúng lại một cách đúng đắn như các gói tin ở máy gửi.

Nội dung gói tin bao gồm các thành phần sau: địa chỉ nhận, địa chỉ gửi; dữ liệu, độ dài; thông tin kiểm soát lỗi và các thông tin phục vụ khác.

Khi truyền tin, nếu có lỗi không khắc phục được gói tin sẽ được truyền lại, chẳng hạn khi ta gửi thư đi nếu sai địa chỉ người nhận thì sau thời gian sẽ nhận được thư trả lại.

Làm thế nào gói tin đến đúng người nhận?

Mỗi bức thư muốn gửi đến đúng người nhận thì trên thư phải ghi địa chỉ của người nhận.

Để một gói tin đến đúng máy nhận [máy đích] thì trong gói tin phải có thông tin để xác định máy đích.

Mỗi máy tính tham gia vào mạng đều phải có địa chỉ duy nhất, được gọi là địa chỉ IP. Địa chỉ IP có dạng bốn số nguyên phân cách bởi dấu chấm [.], ví dụ như 172.154.32.1 và 172.154.56.5

Trong Internet còn có một số máy chủ DNS [Domain Name Server] chuyển đổi địa chỉ IP dạng số sang dạng kí tự [tên miền] để thụận tiện cho người dùng, ví dụ laodong.com.vn, vietnamnet.vn...

Mỗi tên miền có thể gồm nhiều trường phân cách nhau bởi dấu chấm [.]. Các trường trong địa chỉ, tính từ phải sang bao gồm:

Nhóm trường cuối cùng bên phải là viết tắt [gồm hai kí tự] của tên nước hay tổ chức quản lí như: vn [Việt Nam], jp [Nhật Bản], fr [Pháp]...

Nhóm tiếp theo thường thể hiện một trong các lĩnh vực như giáo dục [edu], thuộc chính phủ [gov]...

Nhóm tiếp theo là do chủ sở hữu địa chỉ đặt và được tổ chức quản lí tên miền đồng ý xác nhận và sẽ là duy nhất trên Internet.

Ví dụ: www.moet.edu.vn là địa chỉ website của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 Loigiaihay.com

                       Bài 20: Mạng máy tính

      1. Mạng máy tính:

          - Là một tập hợp các máy tính được kết nối theo một phương thức nào đó sao cho chúng có thể trao đổi chung một dữ                liệu và dùng chung thiết bị.

          - Gồm 3 thành phần:

                + Các máy tính;

                + Các thiết bị mạng đảm bảo kết nối các máy tính với nhau;

                + Phần mềm cho phép thực hiện việc giao tiếp giữa các máy tính.

          - Mạng máy tính giúp cải thiện các vấn đề:

                + Cần sao chép một lượng dữ liệu lớn từ máy này sang máy khác trong thời gian ngắn.

                + Nhiều máy tính có thể cùng dùng chung dữ liệu, các thiết bị, phần mềm hoặc tài nguyên đắt tiền.

      2. Phương tiện và giao thức truyền thông của mạng máy tính:

  a] Phương tiện truyền thông [Media]:

   - Gồm 2 loại: kết nối có dây và kết nối không dây.

         * Kết nối có dây:

                 - Phương tiện truyền thông: Cáp mạng có thể là cáp đồng trục, cáp xoắn đôi, cáp quang,...

                 - Kiểu bó trí các máy tính trong mạng.

                 - Các thiết bị tham gia:

                          + Vi mạng, giắc cắm.

                          + Bộ khuếch đại [Repearter]

                          + Bộ tập trung [Hub]

                          + Bồ định tuyến [Router]

            * Kết nối không dây:

                  - Phương tiện truyền thông: Sóng radio, bức xạ hồng ngoại, sóng truyền qua vệ tinh.

                  - Các thiết bị tham gia:

                        + Điểm truy cập không dây WAP [Wireless Access Point] có chức năng kết nối các máy tính trong mạng,                             kết nối mạng không dây với mạng có dây;

                        + Mỗi máy tính tham gia mạng không dây đêì phải có vi mạng không dây [Wireless Netwwork Card];

                        + Bộ định tuyến không dây [Wireless Router] ngoài chức năng như điểm truy cập không dây, nó còn có                            chức năng tuyến đườn truyền không dây, nó còn có chức năng định tuyến đường truyền.

      b] Giao thức [Protocol]

                - Là bộ các qui tắc cần phải tuân thủ trong việc trao đổi thông tin trong mạng giữa các thiết bị nhận và truyền dữ liệu.

                - Bộ giao thức phổ biến trong ỉnternet hiện nay là TCP/IP [Transmission Control Protocol/ Tnternet Protocol].

                            Nguồn:://sites.google.com/site/nthanhbanvl/tin-hoc-lop-10/chuong-iv/bai-20-mang-may-tinh

                                                      Bài 21: Mạng thông tin toàn cầu internet

            1.Khái niệm:

- Internet là mạng máy tính khổng lồ, kết nối hàng triệu máy tính, mạng máy tính trên khắp thới giới và sử dụng bộ giao thức truyền thông TCP/IP. Internet đảm bảo cho mọi người khả năng thâm nhập đến nhiều nguồn thông tin thường trực, cung cấp các chỉ dẫn bổ ích, dịch vụ mua bán, truyền tệp, thư tín điện tử và nhiều khả năng khác nữa.

- Không có ai là chủ sở hữu.

            2.Cách kết nối Internet:

      a] Sử dụng modem qua đường điện thoại

- Máy tính cần được cái đặt modem và kết nối qua đường điện thoại;

- Hợp đồng với nhà cung cấp dịch vụ Internet để được cấp quyền truy cập, mật khẩu, số điện thoại truy cập.

      b] Sử dụng đường truyền riêng [Leased line]

- Người dùng thuê đường truyền riêng;

- Một máy chủ [máy ủy quyền] kết nối với nhà cung cấp dịch vụ internet;

- Các máy khác trong hệ thống mạng muốn truy cập Internet phải thông quá máy chủ.

- Ưu điểm của cách kết nối này là có tốc độ cao.

      c] Một số phương thức kết nối khác:

- Sử dụng một số đường truyền ADSL [Asymmetric Digital Subscriber Line]

- Đường truyền hình cáp.

- Wifi

            3] Cách các máy tính trong mạng Internet giao tiếp với nhau:

- Các máy tính trong mạng hoạt động trao đổi với nhau được là do chúng dùng chung bộ giao thức truyền thông TCP/IP  

-  Bộ giao thức TCP/IP là tập hợp các qui định về khuôn dạng dữ liệu và phương thức truyền dữ liệu giữa các thiết bị trên mạng. Bộ giao thức này cho phép  hai thiết bị truyền thông trong mạng kết nối với nhay và trao đổi các dòng dữ liệu đã đóng gói hoặc thông tin cần truyền và đẩm bảo việc phân chua dữ liệu ở máy gởi thành các gói tín nhỏ hơn có khuông dạng và kích thước xác định. Các gói tin được đánh số để sau đó ở máy nhận có thể tập hợp chúng lại một cách đúng đắn như các máy tin ở máy gởi.

- Mổi máy tính tham gia mạng phải có một địa chỉ duy nhất và được gọi là địa chỉ IP.

- Địa chỉ IP có dạng 4 chữ số nguyên phân cách bởi dấu [.], ví dụ: 172.154.32.1, 192.168.2.1, ...

- Một số máy chủ DNS chuyển đổi địa chỉ IP dạng số sang dạng kí tự [tên miền] để thuận tiện cho người dùng, ví dụ: thanhnien.com.vn, tuoitre.com.vn, ...  

Video liên quan

Chủ Đề