Pô móc phạt bao nhiêu

Đẹp hơn, âm thanh giòn hơn, tốc độ tốt hơn nhưng việc thay pô cũng khiến chủ xe tốn khá nhiều tiền phạt.

Để đáp ứng tiêu chuẩn khí thải, tiêu chuẩn âm thanh phát ra, pô zin trên xe máy thường dài và nặng nề khiến tăng trọng lượng của xe làm ảnh hưởng tới tốc độ. Đây chính là lý do mà nhiều dân chơi xe máy số như Honda Wave Alpha hoặc xe côn tay Yamaha Exciter và thậm chí là xe tay ga lựa chọn thay pô zin bằng một pô độ ấn tượng hơn.

Thiết kế "cool ngầu", âm thanh mạnh mẽ và đặc biệt là khả năng giảm trọng lượng để tối ưu cho tốc độ của xe, tuy nhiên việc thay pô xe có bị phạt không?

Theo quy định tại Điều 30, khoản 5, mục c của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, thì:

"Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

...c] Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;"

Việc thay đổi pô xe thuộc vào lỗi thay đổi hình dáng kích thước xe, do đó, chủ xe máy có thể bị phạt tới 2 triệu đồng.

Không dừng lại ở đó, cũng theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Điều 17 quy định:

"1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

...

đ] Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn;"

Phần lớn các loại pô độ trên thị trường kể cả từ các hãng độ nổi tiếng như Akrapovic, Leovine, MIVV...thường không hoặc không đủ bộ phận giảm thanh, khiến tiếng pô thường rất lớn không đáp ứng tiêu chuẩn về tiếng ồn. Không những thế, hầu hết các loại pô độ cũng không đáp ứng quy chuẩn về khí thải, nên bên cạnh lỗi thay đổi kết cấu xe thì người thay pô xe độ thường bị phạt thêm lỗi không đáp ứng chuẩn khí thải và tiếng ồn.

Yamaha tung ưu đãi “khủng” nhân dịp Grande trở thành xe tay ga tiết kiệm xăng số 1 Việt Nam

Yamaha vừa ra chương trình khuyến mãi đặc biệt “Tiết kiệm như ý, tiền xăng miễn phí”, nhằm tri ân sự tin tưởng của...

Ngày nghỉ lễ vừa qua, tôi điều khiển môtô đi chơi xa có bị lực lượng CSGT kiểm tra và xử phạt lỗi độ pô xe với số tiền là 1,4 triệu đồng. Vậy các mức phạt tôi vừa nêu có chính xác hay không?

Ngọc Toàn, 24 tuổi, Đồng Nai

Nguyễn Linh Trung, chuyên viên tư vấn pháp luật

Chào bạn. Việc bạn độ pô cho xe môtô đã vi phạm Luật giao thông đường bộ năm 2008 khi tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Hành vi này được nêu tại khoản 2, Điều 55, của bộ luật.

Điểm c, khoản 5, điều 30 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định mức xử phạt hành chính cho lỗi vi phạm của bạn như sau:

- Phạt tiền từ 800.000 đến 2 triệu đồng đối với cá nhân, từ 1,6 triệu đến 4 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe môtô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe môtô tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe.

Như vậy, mức phạt 1,4 triệu đồng cho thay đổi đặc tính xe mà bạn bị xử phạt là chính xác dựa theo khung xử phạt đối với cá nhân là chủ xe. Ngoài ra, nếu bạn điều khiển môtô độ pô vào buổi tối và gây mất trật tự còn có thể bị xử lý dựa theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Tại điều 6, Nghị định 167/2013/NĐ-CP có quy định xử phạt hành chính cho hành vi gây tiếng ồn lớn ảnh hưởng đến người xung quanh. Các mức xử phạt như sau:

- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với cá nhân có hành vi gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.

Xe độ pô thì bị phạt bao nhiêu? Mức phạt, xử lý hành chính như thế nào đối với hành vi thay đổi kết cấu xe? Lỗi này có bị tạm giữ xe không?

Xin cho hỏi, xe em do pô cũ bị hỏng nên em đã tháo ra và lắp pô mới, pô mới này có âm thanh lớn hơn pô cũ và cũng không phải chính hãng xe máy sản xuất. Vây nếu em tham gia giao thông mà bị bắt thì sẽ bị phạt bao nhiêu tiền, có bị giữ xe không và có bị tháo pô giữ lại không?

Xe độ pô thì bị phạt bao nhiêu

Luật sư Tư vấn Luật Giao thông đường bộ – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

Thời điểm tư vấn: 09/10/2018

Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Xử phạt hành vi độ pô

  • Luật giao thông đường bộ năm 2008
  • Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

Luật sư trả lời Xe độ pô thì bị phạt bao nhiêu?

Theo quy định của pháp luật, để một phương tiện giao thông được bày bán, sử dụng trên thực tế, sản phẩm phải đáp ứng được những điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định. Trong đó, có những yêu cầu nhất định về lượng khí thải, về âm thanh khi khởi động phương tiện này. Do đó, khi bạn có hành vi độ pô xe, âm thanh phát ra khi khởi động xe sẽ lớn hơn hẳn yêu cầu kỹ thuật ban đầu. Để hạn chế tình trạng này, pháp luật có quy định xử phạt hành vi độ pô . Cụ thể:

Về việc bạn có hành vi độ pô xe tức là tự ý thay đổi bộ phận kết cấu của xe, theo quy định Điều 55 Luật Giao thông đường bộ:

Điều 55. Bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ

1. Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Không được cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách.

2. Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. …”
Căn cứ điểm b Khoản 2 Điều 17 Nghị định 46/2016/NĐ-CP:

“… 2.Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

… b]Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn; …”

Tuy nhiên, trong trường hợp việc thay đổi này là do bạn thực hiện thì căn cứ điểm c Khoản 4 Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP:

“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

… 4.Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: …

c]Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe; …”

Như vậy, trong trường hợp của bạn, nếu bạn sử dụng xe độ pô bạn sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng, nếu bạn là người điều khiển cũng là người có hành vi tự ý thay đổi bộ phận của xe thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 900.000 đồng đến 1.200.000 đồng.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Chủ Đề