Quả đào có tốt không

Quả đào là loại trái cây quen thuộc trong mùa hè, có thể sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Quả đào rất bổ dưỡng, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Quả đào cũng chứa rất giàu vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật có lợi.

Thành phần dinh dưỡng có trong một quả đào trung bình:

- Lượng calo: 58

- Chất đạm: 1 gam

- Chất béo: ít hơn 1gam

- Carb: 14 gam

- Chất xơ: 2 gam

- Vitamin C: 17% giá trị hàng ngày (DV)

- Vitamin A: 10% DV

- Kali: 8% DV

- Niacin: 6% DV

- Vitamin E: 5% DV

- Vitamin K: 5% DV

- Đồng: 5% DV

- Mangan: 5% DV

- Một lượng nhỏ magie, phốt pho, sắt và một số loại vitamin B.

Quả đào có tốt không

Bên cạnh đó, quả đào còn chứa rất nhiều chất chống oxy hóa - các hợp chất thực vật có lợi chống lại tác hại của quá trình oxy hóa và giúp bảo vệ cơ thể bạn chống lại sự lão hóa và bệnh tật. Đào càng tươi và chín thì càng chứa nhiều chất chống oxy hóa.

Cả đào tươi và đào đóng hộp đều có lượng vitamin và khoáng chất gần như tương tự nhau. Tuy nhiên, đào tươi có hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn và có hiệu quả hơn trong việc bảo vệ khỏi tác hại của quá trình oxy hóa so với đào đóng hộp.

Quả đào có tác dụng gì?

1. Tốt cho tiêu hóa

Sử dụng quả đào có thể góp phần giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Một quả đào trung bình cung cấp khoảng 2 gam chất xơ - một nửa trong số đó là chất xơ hòa tan, trong khi nửa còn lại là không hòa tan. Chất xơ không hòa tan giúp di chuyển thức ăn qua đường ruột, giảm khả năng bị táo bón. Trong khi đó, chất xơ hòa tan cung cấp thức ăn cho vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Những vi khuẩn này tạo ra các axit béo chuỗi ngắn - chẳng hạn như axetat, propionat và butyrat - nuôi các tế bào trong ruột, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Các axit béo chuỗi ngắn trong ruột cũng có thể giúp giảm viêm và cải thiện các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như bệnh Crohn, hội chứng ruột kích thích (IBS) và viêm loét đại tràng.

2. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Ăn quả đào có thể làm giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim, chẳng hạn như huyết áp cao và mức cholesterol.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra quả đào có thể liên kết với axit mật - hợp chất do gan sản xuất từ ​​cholesterol. Các axit mật liên kết - cùng với cholesterol mà chúng chứa - cuối cùng sẽ được bài tiết qua phân, điều này có thể giúp giảm mức cholesterol trong máu.

Một số nghiên cứu trong ống nghiệm cũng cho thấy việc ăn đào có thể làm giảm mức cholesterol LDL toàn phần, cũng như huyết áp và mức chất béo trung tính.

Quả đào có tốt không

3. Tốt cho da

Ăn quả đào có tác dụng bảo vệ, giữ cho làn da của bạn khỏe mạnh. Các nghiên cứu trong ống nghiệm chỉ ra rằng các hợp chất được tìm thấy trong quả đào có thể cải thiện khả năng giữ ẩm cho da, nhờ đó cải thiện kết cấu da.

Ngoài ra, một số nghiên cứu khác chỉ ra rằng chiết xuất từ hoa đào hoặc thịt quả đào bôi trực tiếp lên da có thể giúp ngăn ngừa tác hại của tia UV. Chất chiết xuất từ ​​hoa đào cũng được phát hiện có khả năng trì hoãn sự phát triển của các khối u da. Đó là lý do rất nhiều loại mỹ phẩm có chứa thành phần chiết xuất từ hoa đào.

4. Ngăn ngừa một số loại ung thư

Giống như hầu hết các loại trái cây, đào cung cấp các hợp chất thực vật có lợi có thể bảo vệ chống lại các bệnh ung thư khác nhau. Cụ thể, vỏ và thịt quả đào rất giàu carotenoid và axit caffeic - 2 loại chất chống oxy hóa được chứng minh là có đặc tính chống ung thư.

Nghiên cứu khác chỉ ra rằng các hợp chất trong hạt đào có thể hạn chế sự phát triển của các khối u da không phải ung thư và ngăn chúng chuyển thành ung thư.

Bên cạnh đó, quả đào chứa nhiều polyphenol - một loại chất chống oxy hóa có tác dụng làm giảm sự phát triển và hạn chế sự lây lan của tế bào ung thư trong các nghiên cứu trong ống nghiệm. Polyphenol trong đào cũng có thể có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư mà không gây ra bất kỳ tổn thương nào cho những tế bào khỏe mạnh. Trong một nghiên cứu trên động vật, những polyphenol này đặc biệt hiệu quả trong việc ngăn ngừa một loại ung thư vú cụ thể phát triển và lây lan.

Trong một nghiên cứu khác, phụ nữ sau mãn kinh tiêu thụ ít nhất 2 quả đào mỗi ngày có nguy cơ ung thư vú thấp hơn 41% trong vòng 24 năm.

5. Giảm các triệu chứng dị ứng

Khi cơ thể bạn tiếp xúc với chất gây dị ứng, nó sẽ giải phóng histamine hoặc hóa chất do hệ thống miễn dịch của bạn tạo ra để giúp cơ thể loại bỏ chất gây dị ứng. Các histamine là một phần của hệ thống phòng thủ của cơ thể và gây ra các triệu chứng dị ứng như hắt hơi, ngứa hoặc ho.

Nghiên cứu cho thấy quả đào có thể giúp giảm các triệu chứng dị ứng bằng cách ngăn chặn sự giải phóng histamine trong máu. Hơn nữa, các nghiên cứu trong ống nghiệm báo cáo rằng chất chiết xuất từ ​​quả đào cũng có thể có hiệu quả và hạn chế tình trạng viêm nhiễm thường thấy trong các phản ứng dị ứng.

6. Tăng cường khả năng miễn dịch

Quả đào chứa nhiều khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa, tiêu biểu như vitamin C, có thể chống lại một số loại vi khuẩn nhất định, nhờ đó giúp tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể.

7. Bảo vệ chống lại một số độc tố

Trong một nghiên cứu, việc sử dụng chiết xuất quả đào cho người hút thuốc giúp làm tăng quá trình loại bỏ nicotine qua nước tiểu.

8. Làm giảm lượng đường trong máu

Các nghiên cứu cho thấy rằng các hợp chất được tìm thấy trong quả đào có thể giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu cao và kháng insulin.

Quả đào có tốt không

Tác hại của quả đào

1. Gây nóng trong

Nhiều người đặt câu hỏi ăn đào có nóng không thì câu trả lời là có. Đào có tình nóng, nếu ăn quá nhiều có thể khiến cơ thể bị nóng trong, gây ra cảm giác bức bối, đổ mồ hôi nhiều ở tay chân và dễ tích tụ độc tố, hình thành mụn nhọt. 

Đây cũng là lý do những bà bầu nên hạn chế ăn đào bởi vì dễ gây ra xuất huyết, sảy thai. Bà bầu có thể ăn 2-3 quả đào mỗi tuần mà không gây hại cho mẹ và bé, ngoài ra không nên ăn quá nhiều.

2. Gây chướng bụng, đầy hơi

Trong quả đào chín có chứa polyol (còn gọi là rượu đường) - hoạt chất vốn chỉ được hấp thu một phần bởi ruột non, sau đó các vi khuẩn đường ruột sẽ lên men phần còn lại. Chính vì lý do đó, polyol được xem như một trong những tác nhân dẫn tới chướng bụng đầy hơi.

3. Gây dị ứng, ngứa ngáy

Trên thực tế, khi ăn đào chúng ta không cần phải gọt vỏ bởi đây là phần tập trung nhiều chất xơ nhất. Song nếu không ngâm rửa sạch lớp lông trên vỏ thì khi ăn sẽ gây ngứa và rát ở lưỡi hay cổ họng, đặc biệt thường xảy ra với nhóm người có tiền sử mắc dị ứng phấn hoa.

4. Khó kiểm soát đường huyết

Ăn đào tươi có thể giúp giảm lượng đường trong máu. Tuy nhiên, nếu sử dụng đào đóng hộp, trà đào, đào ngâm đường... lại khiến cơ thể khó kiểm soát đường huyết vì lượng đường trong những loại nước uống này khá cao.

Nguồn tham khảo:

10 Surprising Health Benefits and Uses of Peaches - Đăng tải trên trang tin y tế Health Line - Xuất bản ngày 17/1/2019.