Quan hệ nguyên nhân - kết quả là gì

1. Quan hệ nhân quả là gì?

Quan hệ nhân quả là quan hệ giữa hành vi và hậu quả mà trong đó hành vi phải xảy ra trước và có mối quan hệ nội tại, tất yếu với hậu quả.

Nguyên nhân và kết quả là gì?

Trước khi đi vào làm rõ Nội dung cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả chúng tôi chia sẻ về các khái niệm nguyên nhân, kết quả.

Nguyên nhân là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong cùng một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra một hoặc hơn một sự biến đổi nhất định. Kết quả là sự biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau của các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau.

Trong hai khái niệm này, chúng ta cần lưu ý đối với khái niệm nguyên nhân và nguyên cơ, để không có sự nhầm lẫn về khái niệm.

– Nguyên cớ là một sự kiện xảy ra ngay trước kết quả nhưng không sinh ra kết quả. Nguyên cớ có liên hệ nhất định với kết quả nhưng đó là mối liên hệ bên ngoài, không bản chất.

– Điều kiện là tổng hợp những hiện tượng không phụ thuộc vào nguyên nhân nhưng có tác dụng đối với việc sinh ra kết quả.

Các điều kiện này cùng với những hiện tượng khác có mặt khi nguyên nhân gây ra kết quả được gọi là hoàn cảnh.

Quan hệ nguyên nhân - kết quả là gì

Nguyên nhân và kết quả: Mối quan hệ biện chứng và ý nghĩa phương pháp luận

Việc nắm vững cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả sẽ rất giúp ta xây dựng được nhiều phương pháp hiệu quả trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.

Sau đây là quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về cặp phạm trù này.

Nguyên nhân và kết quả có mối quan hệ biện chứng nào? Từ việc hiểu mối quan hệ biện chứng đó có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận gì? Cho ví dụ.

Quảng cáo

- Khái niệm nguyên nhân và kết quả với tư cách là phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

Khái niệm nguyên nhân dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau từ đó tạo ra sự biến đổi nhất định. Những sự biến đổi đó được gọi là kết quả.

Ví dụ, sự tác động của dòng điện lên dây dẫn (nguyên nhân) khiến cho dây dẫn nóng lên (kết quả); hoặc sự tác động qua lại của cung và cầu đến quá trình thực hiện giá cả (nguyên nhân) của hàng hoá khiến cho giá cả xoay quanh giá trị của hàng hoá (kết quả).

- Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả, ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ việc nghiên cứu mối quan hệ đó

+ Quan hệ “nhân - quả” là quan hệ có tính tất yếu khách quan: không có nguyên nhân phi kết quả và ngược lại không có kết quả nào (sự biến đổi nào) không có nguyên nhân của nó. Đây là quan hệ có tính quy luật, trong đó nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả; kết quả luôn phụ thuộc tất yếu vào nguyên nhân. Do vậy, khi nắm bắt được nguyên nhân có thể dự báo được kết quả xảy ra và ngược lại, trước mỗi sự biến đổi cần đặt vấn đề nghiên cứu xác định nguyên nhân của nó bởi vì không có kết quả nảo không do những nguyên nhân nhất định.

Ví dụ, khi khảo sát (đo đạc, tính toán,...) được thực trạng của các nhân tố tác động đến sự biến đổi của khí hậu, người ta có thể dự báo trước được những diễn biến của thời tiết sẽ diễn ra trong thời gian gần hoặc xa.

+ Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ hết sức phức tạp, đa chiều: một nguyên nhân có thể sinh ra một hoặc nhiều kết quả (chính, phụ,...) ngược lại, một kết quả có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân (chính, phụ,...). Kết quả là cái xảy ra sau nguyên nhân, nhưng khi kết quả đã xuất hiện thì kết quả này lại có thể tác động trở lại các nhân tố vốn là tác nhân sản sinh ra nó; đồng thời, nó cũng có thể lại trở thành nguyên nhân tạo ra những biến đổi mới. Đó cũng chính là mối quan hệ chuyển hoá biện chứng của quan hệ “nhân - quả”. Vì vậy, không thể đơn giản hoá việc phân tích và giải quyết các mối quan hệ “nhân - quả” trong thực tế; mặt khác cũng có thể sử dụng tính phức tạp này để lựa chọn phương án tối ưu trong thực tiễn.

Ví dụ, hoạt động của con người là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự biến đổi của môi trường sự sống trên trái đất; ngược lại, chính những biến đổi theo chiều hướng không tốt hiện nay lại trở thành nguyên nhân tác động trở lại theo chiều hướng bất thuận lợi cho hoạt động của con người...

Loigiaihay.com

Bài tiếp theo

Quan hệ nguyên nhân - kết quả là gì

  • Trình bày mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực? Có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận nào từ việc nghiên cứu mối quan hệ đó? Cho một sô ví dụ minh hoạ

    Khái niệm khả năng và hiện thực với tư cách là phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật Khái niệm hiện thực dùng để chỉ tất cả những gì hiện có, hiện đang tồn tại trong thực tế; còn khái niệm khả năng dùng để chỉ cái mà trong hiện tại mới chỉ thể hiện ở dạng tiềm năng, tiềm thế, xu hướng,...

  • Thực tiễn là gì? Nhận thức là gì? Theo quan điểm duy vật biện chứng: thực tiễn có vai trò gì đối với nhận thức?

    - Khái niệm thực tiễn và các hình thức cơ bản của thực tiễn + Khái niệm thực tiễn dùng để chỉ toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội. + Các hình thức cơ bản của thực tiễn:

  • Bản chất là gì? Hiện tượng là gì? Chúng có mối quan hê biện chứng nào? Ý nghĩa rút ra từ việc nghiên cứu mối quan hệ đó. Cho ví dụ minh hoạ.

    - Khái niệm bản chất và hiện tượng với tư cách là phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật Khái niệm bản chất dùng để chỉ cái đặc trưng cho sự vật, quyết định quá trình biến đổi, phát triển của sự vật; còn khái niệm hiện tượng dùng để chỉ sự biểu hiện của bản chất trong các điều kiện xác định.

  • Trình bày mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức. Từ việc nghiên cứu mối quan hệ biện chứng đó có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận gì? Nêu một số ví dụ minh hoạ.

    - Khái niệm nội dung và hình thức với tư cách là phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật Khái niệm nội dung dùng để chỉ toàn bộ các yếu tố làm cơ sở cấu thành nên sự vật; còn khái niệm hình thức dùng để chỉ phương thức kết hợp các yếu tố đó tạo nên sự tồn tại của sự vật.

  • Tất nhiên và ngẫu nhiên có mối quan hệ biện chứng nào? Có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận gì từ việc hiểu biết mối quan hệ biện chứng đó? Cho ví dụ.

    - Khái niệm tất nhiên và ngẫu nhiên với tư cách là phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật + Khái niệm tất nhiên dùng để chỉ cái xuất phát từ bản chất, quy luật vận động, phát triển của sự vật

  • Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
  • Thế nào là cái riêng, cái chung, cái đơn nhất? Giữa chúng có mối quan hệ như thế nào? Nghiên cứu mối quan hệ đó có ý nghĩa gì đối với nhận thức và thực tiễn? Nêu một số ví dụ minh hoạ.
  • Giai cấp công nhân là giai cấp có sứ mệnh lịch sử nào? Tại sao?
  • Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa?
Quảng cáo
Báo lỗi - Góp ý

1. Khái niệm

Nguyên nhân là phạm trù triết học chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hay giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó ở các sự vật.

Ví dụ, sự tác động của dòng điện với dây dẫn là nguyên nhân làm cho dây dẫn nóng lên. Ở đây, cần phân biệt nguyên nhân khác với nguyên cớ và điều kiện. Trước hết, cần hiểu nguyên nhân là do mối liên hệ bản chất bên trong sự vật quyết định,còn nguyên cớ được quyết định bởi mối liên hệ bên ngoài có tính chất giả tạo. Ví dụ, nguyên nhân của việc mở rộng chiến tranh xâm lược ra miền Bắc nước ta là ở bản chất xâm lược của đế quốc Mỹ.

Nhưng chúng đã dựng nên “Sự kiện vịnh Bắc bộ” vào ngày 5/8/1964 để lấy đó làm nguyên cớ ném bom miền Bắc. Nguyên nhân là cái gây ra kết quả, còn điều kiện tự nó không gây ra kết quả, nhưng nó đi liền giúp cho nguyên nhân gây ra kết quả. Ví dụ, vận động bên trong hạt thóc là nguyên nhân tạo thành cây lúa, nhưng hạt thóc muốn trở thành cây lúa phải có điều kiện độ ẩm, ánh sáng v.v. thích hợp. Nguyên nhân phải gây ra kết quả mới được gọi là nguyên nhân, và sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật là quan trọng vì nó nói lên sự vận động tự thân của sự vật, hiện tượng.

Kết quả là phạm trù triết học chỉ các biến đổi do nguyên nhân tương ứng gây ra.

Ví dụ, hiện tượng dây dẫn nóng lên là kết quả tác động của dòng điện với dây dẫn. Cần lưu ý rằng kết quả phải là kết quả của nguyên nhân sinh ra nó. Ví dụ, quả trứng gà B là kết quả của con gà A sinh ra nó, chứ không thể là kết quả của mọi con gà C, D nào khác. Kết quả phải là biến đổi đã hoàn thành mới đựơc gọi là kết quả. Ví dụ, tấm bằng cử nhân là kết quả học tập của một sinh viên sau thời gian học tập ở bậc đại học, còn điểm số từng môn học trong quá trình học ở đại học là quá trình hình thành của kết quả ấy.

Tính chất của mối liên hệ nhân quả

Thứ nhất, tính khách quan. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì mối quan hệ nhân quả mang tính khách quan. Tính khách quan của mối liên hệ nhân quả thể hiện ở chỗ mối liên hệ đó tồn tại trong bản thân các sự vật, nó diễn ra ngoài ý muốn của con người, không phụ thuộc vào việc người ta có nhận thức được nó hay không. Ngược lại, quan điểm của chủ nghĩa duy tâm lại cho rằng mối quan hệ nhân quả là do Thượng đế sinh ra hoặc do cảm giác của con người quyết định.

Thứ hai, tính phổ biến. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì tất cả mọi sự vật, hiện tựơng xuất hiện đều có nguyên nhân, không có hiện tượng nào không có nguyên nhân cả, chỉ có điều là con người đã biết hoặc chưa biết nguyên nhân đó mà thôi, các nguyên nhân này vẫn tồn tại một cách khách quan và sớm hay muộn con người sẽ phát hiện ra nó. Đây là nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng hết sức quan trọng trong nghiên cứu khoa học, nó đòi hỏi khi khoa học đứng trước một sự vật, hiện tượng nào đó cần phải tìm ra nguyên nhân của sự vật, hiện tượng đó. Chủ nghĩa duy tâm hiện đại ra sức phủ nhận nguyên tắc này và thay vào đó bằng nguyên tắc vô định luận cho rằng không có sự ràng buộc nhân quả trong tự nhiên, rằng có những hiện tượng không có nguyên nhân, đây là quan điểm sai lầm và gây ra tác hại to lớn trong hoạt động thực tiễn.

Thứ ba, tính tất yếu. Tính tất yếu thể hiện ở chỗ, với một nguyên nhân nhất định, trong một điều kiện nhất định sẽ cho ra đời một kết quả nhất định và ngược lại. Ví dụ nước nguyên chất luôn luôn sôi ở 1000C trong điều kiện áp suất 1 at.