Quan hệ về pha giữa điện áp tức thời u và dòng điện tức thời y như thế nào

Để viết biểu thức của điện tích và dòng điện bạn đọc phải xác định được: Độ lớn cực đại của điện tích, tụ điện; tần số góc và pha ban đầu..Chú ý mối quan hệ về pha giữ điện tích, điện áp và dòng điện.

VIẾT BIỂU THỨC ĐIỆN TÍCH, ĐIỆN ÁP VÀ DÒNG ĐIỆN

a. Kiến thức cần nhớ:

    * Điện tích tức thời q = q0cos(ωt + φq)        Với : \(\omega =\frac{1}{\sqrt{LC}}\) :là tần số góc riêng

                           Khi t = 0 : Nếu q đang tăng (tụ điện đang tích điện)  thì  φq < 0;

                                            Nếu q đang giảm (tụ điện đang phóng điện) thì φq > 0.

    * Hiệu điện thế (điện áp) tức thời \(u=\frac{q}{C}=\frac{q_{0}}{C}cos(\omega t+\varphi _{q})=U_{0}cos(\omega t+\varphi _{u})\)  Ta thấy φu = φq.

         Khi t = 0 nếu u đang tăng thì φu < 0; nếu u đang giảm thì     φu > 0.

    * Dòng điện tức thời i = q’ = -ωq0sin(ωt + φ) = I0cos(ωt + φ + \(\frac{\pi }{2}\)) .

Với : I0 =ωq0

        Khi t = 0 nếu i đang tăng thì φi < 0; nếu i đang giảm thì φi > 0.

    * Các hệ thức liên hệ : \(I_{0}=\omega q_{0}=\frac{q_{0}}{\sqrt{LC}};U_{0}=\frac{q_{0}}{C}=\frac{I_{0}}{\omega C}=\omega LI_{0}=I_{0}\sqrt{\frac{L}{C}}\)  ; 

        + Khi tụ phóng điện thì q và u giảm và ngược lại

        + Quy ước: q > 0 ứng với bản tụ ta xét tích điện dương thì i > 0 ứng với dòng điện đến bản tụ ta xét.

    * Liên hệ giữa giá trị biên độ và hiệu dụng: U0 = \(\sqrt{2}\)U;   I0 = I \(\sqrt{2}\) A

b. Bài tập tự luận:

Bài 1: Một mạch dao động gồm tụ điện có điện dung C = 25 nF và cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 4mH. Giả sử ở thời điểm ban đầu cường độ dòng điện đạt giá trị cực đại và bằng 40 mA. Tìm biểu thức cường độ dòng điện, biểu thức điện tích trên các bản tụ điện và biểu thức điện áp giữa hai bản tụ.

Giải:  Ta có:

Quan hệ về pha giữa điện áp tức thời u và dòng điện tức thời y như thế nào

Bài 2:. Cho mạch dao động lí tưởng với C = 1 nF, L = 1 mH, điện áp hiệu dụng của tụ điện là UC = 4 V. Lúc t = 0, uC = 2 V và tụ điện đang được nạp điện. Viết biểu thức điện áp trên tụ điện và cường độ dòng điện chạy trong mạch dao động.

Giải:  Ta có:

Quan hệ về pha giữa điện áp tức thời u và dòng điện tức thời y như thế nào
 

vì tụ đang nạp điện nên: \(\varphi =-\frac{\pi }{3}\) rad.  Vậy: u = 4\(\sqrt{2}\)cos(106t -  \(\frac{\pi }{3}\))(V).

I0 = \(\sqrt{\frac{C}{L}}\)U0 = 4\(\sqrt{2}\).10-3 A; i = I0cos(106t - \(\frac{\pi }{3}\) + \(\frac{\pi }{2}\) ) = 4\(\sqrt{2}\).10-3 cos(106t + \(\frac{\pi }{6}\) )(A).

Bài 3: Mạch dao động kín, lí tưởng có L = 1 mH, C = 10 μF. Khi dao động cường độ dòng điện hiệu dụng I = 1 mA. Chọn gốc thời gian lúc năng lượng điện trường bằng 3 lần năng lượng từ trường và tụ điện đang phóng điện. Viết biểu thức điện tích trên tụ điện, điện áp giữa hai bản tụ và cường độ dòng điện trên mạch dao động.

Giải: . Ta có:  ω = \(\frac{1}{\sqrt{LC}}\) = 104 rad/s; I0 = I\(\sqrt{2}\) =\(\sqrt{2}\) .10-3 A; q0 = \(\frac{I_{0}}{\omega }\) =\(\sqrt{2}\) .10-7 C.

Khi t = 0 thì WC = 3Wt => W = \(\frac{4}{3}\) WC => q = \(\frac{\sqrt{3}}{2}\) q0 =>  cosφ = cos(± \(\frac{\pi }{6}\)).Vì tụ đang phóng điện nên φ = \(\frac{\pi }{6}\).

Vậy: q = \(\sqrt{2}\).10-7cos(104t + \(\frac{\pi }{6}\))(C); u = \(\frac{q}{C}\) = \(\sqrt{2}\) .10-2cos(104t + \(\frac{\pi }{6}\) )(V);

i =\(\sqrt{2}\) .10-3cos(104t + \(\frac{3\pi }{2}\) )(A)

c. Bài tập trắc nghiệm:

Câu 1: Một mạch dao động gồm một tụ điện có điện dung C, cuộn cảm L. Điện trở thuần của mạch R=0 . Dòng điện qua mạch \(i=4.10^{-11}sin2.10^{-2}t\) điện tích của tụ điện là

A. Q0 = 10-9C.          B. Q0 = 4.10-9C.            C. Q0 = 2.10-9C.          D. Q0 = 8.10-9C.

Câu 2: Phương trình dao động của điện tích trong mạch dao động LC là  \(q=Q_{0}cos(\omega t+\varphi )\). Biểu thức của dòng điện trong mạch là:

              A.\(i=\omega Q_{0}cos(\omega t+\varphi )\)                                  B.\(i=\omega Q_{0}cos(\omega t+\varphi +\frac{\pi }{2})\)

              C. \(i=\omega Q_{0}cos(\omega t+\varphi -\frac{\pi }{2})\)                        D.\(i=\omega Q_{0}sin(\omega t+\varphi )\)

Câu 3: Biểu thức của cường độ dòng điện trong mạch dao động LC là \(i=I_{0}cos(\omega t+\varphi )\). Biểu thức của điện tích trong mạch là:

              A. \(q=\omega I_{0}cos(\omega t+\varphi )\)                                  B.\(q=\frac{ I_{0}}{\omega}cos(\omega t+\varphi -\frac{\pi }{2} )\)

              C. \(q=\omega I_{0}cos(\omega t+\varphi -\frac{\pi }{2} )\)                          D. \(q= Q_{0}sin(\omega t+\varphi )\)

Câu 4: Phương trình dao động của điện tích trong mạch dao động LC là  \(q=Q_{0}cos(\omega t+\varphi )\). Biểu thức của hiệu điện thế trong mạch là:

              A. \(u=\omega Q_{0}cos(\omega t+\varphi )\)                                 B. \(u= \frac{Q_{0}}{C}cos(\omega t+\varphi )\)

              C. \(u=\omega Q_{0}cos(\omega t+\varphi -\frac{\pi }{2} )\)                         D. \(u=\omega Q_{0}sin(\omega t+\varphi )\)

Câu 5: Mạch dao động gồm tụ điện có điện dung C=10μF  và cuộn dây thuần cảm có hệ số tử cảm L=10mH . Tụ điện được tích điện đến hiệu điện thế 12V. Sau đó cho tụ phóng điện trong mạch. Lấy \(\pi ^{2}=10\)  và góc thời gian là lúc tụ bắt đầu phóng điện. Biểu thức của dòng điện trong cuộn cảm là :

              A. \(i=1,2.10^{-10}cos(10^{6}\pi t+\frac{\pi }{3})(A)\)             B.\(i=1,2\pi .10^{-6}cos(10^{6}\pi t-\frac{\pi }{2})(A)\)

              C.\(i=1,2\pi .10^{-8}cos(10^{6}\pi t-\frac{\pi }{2})(A)\)              D.\(i=1,2.10^{-9}cos10^{6}\pi t(A)\)

Câu 6: Mạch dao động LC gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L=2mH và tụ điện có điện dung C=5pF  Tụ được tích điện đến hiệu điện thế 10V, sau đó người ta để cho tụ phóng điện trong mạch. Nếu chọn gốc thời gian là lúc tụ bắt đầu phóng điện thì biểu thức của điện tích trên bản tụ điện là:

              A. \(q=5.10^{-11}cos10^{6}t(C)\)                                 B. \(q=5.10^{-11}cos(10^{6}t+\pi )(C)\)

              C.\(q=2.10^{-11}cos(10^{6}t+\frac{\pi}{2} )(C)\)                      D.  \(q=2.10^{-11}cos(10^{6}t-\frac{\pi}{2} )(C)\)

Dùng dữ kiện sau trả lời cho câu 7, 8 và 9

     Một mạch điện LC có điện dung C=2pF  và cuộn cảm \(L=10^{-4}H\). Biết ở thời điểm ban đầu của dao động, cường độ dòng điện có giá trị cực đại và bằng 40 mA.

Câu 7: Biểu thức dòng điện trong mạch:

              A. \(i=4.10^{-2}cos2\pi .10^{7}t(A)\)                               B. \(i=6.10^{-2}cos2 .10^{7}t(A)\)

              C.  \(i=4.10^{-2}cos(10^{7}t-\frac{\pi }{2})(A)\)                        D. \(i=4.10^{-2}cos2 .10^{7}t(A)\)

Câu 8: Biểu thức của điện tích trên bản cực của tụ điện:

              A.  \(q=2.10^{-9}sin2.10^{7}t(C)\)                                B.\(q=2.10^{-9}sin(2.10^{7}t +\frac{\pi }{3})(C)\)

              C.  \(q=2.10^{-9}sin2\pi .10^{7}t(C)\)                              D.\(q=2.10^{-7}sin2.10^{7}t(C)\)

Câu 9: Biểu thức của hiệu điện thế giữa hai bản cực của tụ điện:

              A. \(u=80sin2.10^{7}t(V)\)                                        B. \(u=80sin(2.10^{7}t+\frac{\pi }{6})(V)\)

              C.  \(u=80sin2\pi .10^{7}t(V)\)                                     D.\(u=80sin(2.10^{7}t-\frac{\pi }{2})(V)\)

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2023 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.