Quân is là ai

Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tỉnh Khorasan [Islamic State Khorasan Province hay còn gọi là IS-K hoặc ISKP] – nhóm khủng bố mà Mỹ cáo buộc gây ra các vụ tấn công liều chết đẫm máu bên ngoài sân bay quốc tế ở thủ đô Kabul hôm qua [26/8], vốn đã tập hợp tại miền Đông Afghanistan cách đây 6 năm và nhanh chóng phát triển thành một trong những mối đe dọa khủng bố ngày càng nguy hiểm trên toàn cầu.

Một tấm ảnh tuyên truyền của ISIS-K cho thấy các chiến binh của chúng. Ảnh: NYP

Dù trở thành mục tiêu quân sự của liên minh do Mỹ dẫn đầu suốt nhiều năm qua nhưng nhóm khủng bố này vẫn sống sót và sẵn sàng thực hiện các cuộc tấn công lớn khi Mỹ cùng các đối tác trong NATO rút khỏi Afghanistan và Taliban trở lại nắm quyền.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nêu bật mối đe dọa của nhóm khủng bố này khi ông bảo vệ mục tiêu rút quân ra khỏi Afghanistan trước hạn chót là ngày 31/8. Nhà lãnh đạo Mỹ cáo buộc IS-K gây ra các cuộc tấn công bên ngoài sân bay ở thủ đô Kabul khiến hơn 60 người thiệt mạng, trong đó có 13 quân nhân Mỹ.  IS-K đã thực hiện nhiều cuộc tấn công đẫm máu bất chấp việc phải chịu sự tổn thất nặng nề do các cuộc tấn công của Mỹ và liên quân.

Islamic State Khorasan [IS-K] hình thành như thế nào?

Theo The Conversation, IS-K là nhánh chính thức của nhóm Nhà nước Hồi giáo [IS] tự xưng hoạt động ở Afghanistan, được thủ lĩnh của IS ở Iraq và Syria công nhận.

IS-K được thành lập vào tháng 1/2015, sau khi IS hoành hành trên khắp lãnh thổ Syria và Iraq và lập ra một đế chế tự xưng có tên gọi “Vương quốc Hồi giáo” vào mùa Hè năm 2014. Trong một thời gian ngắn, IS-K đã ủng cố quyền kiểm soát lãnh thổ ở một số quận nông thôn ở phía bắc và đông bắc Afghanistan, đồng thời phát động chiến dịch tấn công đẫm máu ở khắp Afghanistan và Pakistan. Trong vòng 3 năm đầu tiên, nhóm này đã tấn công các nhóm thiểu số, các khu vực công cộng, các tổ chức và nhiều mục tiêu của chính phủ tại các thành phố lớn ở hai quốc gia này.

Đến năm 2018, IS-K đã trở thành một trong bốn tổ chức khủng bố nguy hiểm nhất thế giới, theo Chỉ số Khủng bố Toàn cầu của Viện Kinh tế và Hòa bình [IEP]. Tuy vậy, sau khi chịu những tổn thất lớn về lãnh thổ và mất đi nhiều thủ lĩnh cấp cao trước các chiến dịch tấn công do Mỹ và liên quân thực hiện, mà đỉnh điểm là việc hơn 1.400 chiến binh cùng gia đình của họ đầu hàng chính phủ Afghanistan vào cuối năm 2019 và đầu năm 2000, tổ chức này được cho là đã bị đánh bại.

Các chiến binh của IS-K là ai?

IS-K được sáng lập bởi các cựu thành viên Taliban tại Pakistan, tuy vậy, theo thời gian, lực lượng này đã chiêu mộ thêm các chiến binh từ nhiều nhóm phiến quân khác nhau.

IS-K ban đầu bao gồm hàng trăm chiến binh Taliban tại Pakistan từng tị nạn trên khắp biên giới Afghanistan sau các chiến dịch quân sự đẩy lùi họ ra khỏi quốc gia này. Nhóm này đã dung nạp nhiều phần tử cực đoan khác, trong đó có cả chiến binh của Taliban tại Afghanistan bất mãn với đường lối ôn hòa của đội ngũ lãnh đạo. Khi Taliban theo đuổi các cuộc đàm phán hòa bình với Mỹ trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều phần tử bất đồng quan điểm gia nhập IS-K khiến số lượng thành viên của IS-K ngày một đông hơn.

Nhóm này cũng đã thu hút được một lượng lớn thành viên từ Phong trào Hồi giáo của Uzbekistan, các phần tử cực đoan tại một tỉnh có đông người Hồi giáo dòng Sunni tại Iran. Ngoài ra, còn có những đối tượng khác bị thu hút bởi hệ tư tưởng bạo lực và cực đoan của IS, trong đó có lời hứa xây dựng một “vương quốc Hồi giáo” để thống nhất thế giới Hồi giáo – một mục tiêu chưa bao giờ được Taliban ủng hộ.

Kẻ thù của Taliban

Taliban và IS-K là hai lực lượng đối đầu. Taliban dù được cộng đồng tình báo cho là có mối liên kết với al-Qaeda nhưng lại tiến hành các cuộc tấn công lớn chống lại IS-K. Nhiều phần tử nổi dậy của Taliban đã hợp tác với chính phủ Afghanistan và liên minh do Mỹ dẫn đầu để đánh bật lực lượng này ra khỏi lãnh thổ Afghanistan. Một quan chức thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, trước đây chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump đã tìm kiếm một thỏa thuận rút quân với Taliban vào năm 2020 với hy vọng hợp sức với họ chống lại IS.

IS-K coi Taliban tại Afghanistan là đối thủ chiến lược của mình. Một mặt, nhóm khủng bố này tìm cách chiêu mộ các thành viên của Taliban, mặt khác tấn công vào các cứ điểm của họ trên khắp đất nước. Taliban đã ngăn chặn các nỗ lực của IS-K bằng cách tổ chức những cuộc tấn công đáp trả nhằm vào lực lượng và vị trí của IS-K. Những cuộc tấn công này thường xảy ra song song với các chiến dịch trên bộ và không quân của Mỹ và Afghanistan chống lại IS-K.

VOV.VN - Mặc dù Pakistan tích cực hậu thuẫn cho lực lượng Hồi giáo Taliban ở Afghanistan, việc Taliban giành thắng lợi quân sự và lên nắm quyền cũng có thể tạo ra nhiều thách thức an ninh cho chính Pakistan.

Nhóm này nguy hiểm như thế nào?

Trong khi Taliban giới hạn các cuộc chiến bên trong lãnh thổ Afghanistan thì IS-K hưởng ứng lời kêu gọi của tổ chức khủng bố IS tự xưng tiến hành các cuộc tấn công khủng bố trên toàn thế giới chống lại những người không theo đạo Hồi.

Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho biết, các phần tử IS-K đã thực hiện hàng chục cuộc tấn công nhằm vào dân thường ở Afghanistan và Pakistan, bao gồm cả người Hồi giáo dòng Shiite thiểu số và gây ra hàng trăm vụ đụng độ với quân đội Afghanistan, Pakistan và liên minh do Mỹ dẫn đầu kể từ tháng 1/2017.

Mặc dù vậy, nhóm này vẫn chưa tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào lãnh thổ Mỹ. Chính phủ Mỹ cho rằng, IS-K là mối đe dọa kinh niên đối với lợi ích của Mỹ và đồng minh tại Nam Á và Trung Á.

Chiến lược chung của ISIS-K là thiết lập một đầu tàu cho phong trào IS để mở rộng cái gọi là “Vương quốc Hồi giáo” sang Trung Á và Nam Á. IS-K muốn trở thành nhóm thánh chiến hàng đầu trong khu vực, một phần thông qua việc kế thừa các di sản của nhóm thánh chiến đi trước.

IS-K tận dụng chuyên môn của các nhân sự mà chúng chiêu mộ được và liên kết hoạt động với các nhóm phiến quân khác để tiến hành những cuộc tấn công tàn khốc. Các cuộc tấn công này nhằm vào các nhóm thiểu số như Hazara và người Sikh của Afghanistan, cũng như các nhà báo, nhân viên cứu trợ, nhân viên an ninh và cơ sở hạ tầng của chính phủ.

Mục tiêu của IS-K là tạo ra sự hỗn loạn và bất ổn, trong một nỗ lực lôi kéo các chiến binh bất mãn từ các nhóm khác vào hàng ngũ của mình và gây nghi ngờ về khả năng đảm bảo an ninh của bất cứ chính phủ cầm quyền nào đối với người dân.

Mối đe dọa của IS-K với Afghanistan và cộng đồng quốc tế?

Trong một báo cáo dành cho Trung tâm Chống Khủng bố của West Point, các chuyên gia Amira Jadoon và Andrew Mines lưu ý rằng, ngay cả khi Mỹ có quân đội, máy bay chiến đấu và máy bay không người lái tại Afghanistan để theo dõi và tiêu diệt IS-K, các phần tử của lực lượng này vẫn tiếp tục tấn công dù phải chịu tổn thất lớn.

Là một tổ chức tương đối suy yếu, mục tiêu trước mắt của IS-K là tuyển mộ thêm thành viên và thể hiện quyết tâm thông qua các cuộc tấn công khủng bố. IS-K hiện đang để mắt đến việc tấn công các lực lượng của Mỹ và đồng minh ở nước ngoài, nhưng mức độ mà nhóm này có thể kích động và chỉ đạo các cuộc tấn công trực tiếp nhằm vào phương Tây vẫn là điều gây chia rẽ cộng đồng tình báo Mỹ.

Vẫn còn quá sớm để nói việc Mỹ rút khỏi Afghanistan sẽ mang lại lợi ích như thế nào cho IS-K, nhưng các vụ đánh bom liều chết bên ngoài sân bay Kabul cho thấy nhóm này đang tiếp tục gây ra các mối đe dọa. Nếu IS-K có thể chiếm đóng một số lãnh thổ trong dài hạn và tuyển mộ nhiều chiến binh hơn, chúng sẽ sẵn sàng trở lại và trở thành hiểm họa lớn ở cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế./.

Ngày 18/3/2020, Chính phủ Mỹ chính thức liệt al-Salbi, thủ lĩnh mới của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng [IS] vào danh sách những kẻ khủng bố toàn cầu. Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ đã treo thưởng 5 triệu USD cho bất kỳ ai cung cấp thông tin dẫn đến việc bắt giữ hoặc tiêu diệt al-Salbi…


Vụ thảm sát Sinja

3 giờ sáng ngày 3/8/2014, hơn 600 tay súng IS dưới sự chỉ huy của Amir Mohammed Abdul Rahman al-Mawli al-Salbi [từ đây gọi tắt là al-Salbi] bất ngờ mở cuộc tấn công vào thành phố Sinja, huyện Sinja, tỉnh Nineveh, Iraq và các làng lân cận. 250 binh sĩ thuộc lực lượng người Kurd bỏ chạy.

Al-Salbi [đứng quay lưng, bên trái] xem các tay súng IS xử tử người thiểu số Yazidi khi chiếm được Sinja.

Thừa thắng xông lên, al-Salbi xua quân tràn vào và giết chết tất cả những ai mà chúng nghi là ủng hộ Chính phủ Iraq, đồng thời phá hủy 5 đền thờ, gồm Sheikh Mand, Sheikh Hassan, Malak Fakhraddin, Mahma Rasha và Shiite Zainab của cả người Kurd lẫn người Yazidi.

Vài ngày trước khi cuộc tấn công diễn ra, các “jihadis - chiến binh thánh chiến” IS nhận được lệnh từ al-Salbi, rằng “bọn Yazidi không xứng đáng để đứng trên mặt đất”. Kết quả là 10.000 người Yazidi đã chết, trong đó 3.100 người chết bằng cách bị bắn, bị chặt đầu hoặc bị thiêu sống. Hơn 50.000 người Yazidi còn lại chạy trốn vào dãy núi Sinja, nơi không có thức ăn và nước uống.

Theo số liệu của Tổ chức Nhân quyền Liên Hợp Quốc, trong suốt 10 ngày cho đến khi được cứu thoát, khoảng 1.200 người đã chết vì đói, khát và vì lạnh, hầu hết là phụ nữ, trẻ em. Để cứu sống họ, máy bay Iraq, Anh, Australia… phải thả dù hàng cứu trợ dưới làn đạn IS bắn lên như mưa.

Những người ở thành phố Sinja không chạy kịp chỉ còn cách là thề trung thành với IS và cải đạo sang đạo Hồi, vợ của họ biến thành nô lệ tình dục cho các tay súng IS, còn con cái họ - từ 12 tuổi trở lên bị đưa đến các trại huấn luyện của IS.

Ngày 7/8, Chính phủ Mỹ tuyên bố sẽ hành động quân sự để cứu giúp cộng đồng Yazidi đang bị vây trong núi Sinja theo đề nghị của Chính phủ Iraq.

Ngày 13/8, liên quân do Mỹ dẫn đầu phá tan vòng vây IS. Có ít nhất 6 ngôi mộ tập thể được tìm thấy, chứa 670 thi thể nạn nhân, phần lớn là người Yazidi, số còn lại là người Kurd. Tác giả của những vụ thảm sát này và cả vụ thảm sát ở thành phố Sinja là al-Salbi!

Al-Salbi là ai?

Sinh trưởng trong một gia đình người Turkmen ở thành phố Tal Afar, quận Nineveh, tây bắc Iraq, al-Salbi được xem là trường hợp đặc biệt trong hàng ngũ IS bởi lẽ tuy không phải là người Arab, nhưng người này lại được Hội đồng lãnh đạo tối cao IS chọn làm kẻ đứng đầu tổ chức khủng bố này sau khi Baghdadi kích nổ áo bom mặc trong người để tự sát lúc đặc nhiệm Mỹ tập kích vào nơi ẩn náu, ngày 27/10/2019.

Al-Salbi được cho là “ông trùm” mới của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng [IS].

Thời điểm ấy, nhằm che mắt người Mỹ và các đồng minh của Mỹ, al-Salbi xuất hiện dưới cái tên Abu Ibrahim al-Hashimi al-Quraishi, ngoài ra người này có những bí danh khác là Haji Abdullah và Abdullah Qardash. Riêng trong hàng ngũ IS, al-Salbi được các “chiến binh thánh chiến - jihadis” gọi là “Giáo sư” hoặc “Kẻ hủy diệt”.

Tiểu sử của al-Salbi do Cơ quan tình báo Iraq công bố cho thấy 18 tuổi, gã lấy bằng cử nhân về Luật Sharia tại Đại học Mosul, Iraq. Sau đó al-Salbi gia nhập quân đội Iraq rồi leo lên hàm sĩ quan cấp tá, đồng thời là đảng viên đảng Baath của tổng thống Iraq lúc bấy giờ là Saddam Hussein. Khi quân đội Mỹ xâm lược Iraq, lật đổ tổng thống Saddam Hussein, al-Salbi chạy sang hàng ngũ tổ chức khủng bố al-Qaeda rồi phục vụ cho tổ chức này với tư cách là nhà thuyết giáo, đồng thời là luật sư Luật Sharia.

Suốt thời gian ở al-Qaeda, “giáo sư” al-Salbi nổi tiếng là nhân vật cứng rắn khi thực thi luật Sharia. Ít nhất đã có 150 người đồng tính sống tại các khu vực do al-Qaeda kiểm soát đã bị ném đá đến chết theo lệnh al-Salbi. Bên cạnh đó, khoảng 100 phụ nữ khác bị treo cổ với cáo buộc ngoại tình dù nhiều nạn nhân trong số này chẳng hề có bằng cớ cụ thể. Họ chết chỉ vì những lời tố giác của kẻ khác.

Năm 2004, al-Salbi bị phía Mỹ bắt và bị giam giữ tại nhà tù Bucca ở Barsa, miền nam Iraq với lý do tuyên truyền chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Tại đó, gã gặp Baghdadi, người về sau trở thành lãnh đạo IS. Thông minh, quyết đoán và trung thành nên chẳng mấy chốc al-Salbi tạo được lòng tin với Baghdadi.

Cũng tại nhà tù Bucca, al-Salbi đã “chuyển hóa” hàng trăm tù nhân khác để rồi sau này, họ trở thành những jihadis cuồng tín trong hàng ngũ IS. Khi thành phố Baghuz, căn cứ cuối cùng của IS lọt vào tay quân chính phủ Syria hồi tháng 3-2019, vẫn al-Salbi một tay sắp xếp để các jihadis còn lại trở nhành những nhóm nhỏ chiến binh, hoạt động rải rác tại các khu vực biên giới giữa Iraq, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ.

Thế nên, chính vì niềm tin vào al-Salbi nên khi Baghdadi phải lẩn trốn để tránh sự săn lùng của người Mỹ thì ngay cả anh rể đồng thời là phụ tá cho Baghdadi là Muhammad Ali Sajit cũng chẳng rõ Baghdadi ở đâu, chỉ al-Salbi và một thành viên IS cao cấp khác, biết về nơi ông trùm ẩn náu.

Và nếu không có một điệp viên của Lực lượng Dân chủ Syria [SDF] lấy trộm được chiếc quần lót của Baghdadi rồi dựa trên mẫu vật này, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ CIA tiến hành kiểm tra, đối chiếu với DNA của Baghdadi thì có lẽ phía Mỹ chưa thể tiêu diệt được Baghdadi trong cuộc đột kích ngày 27/10/2019.

Trận Mosul

Trở lại với al-Salbi, được trả tự do năm 2010, gã quay lại hàng ngũ al-Qaeda nhưng đầu năm 2014, theo lời kêu gọi của Baghdadi, al-Salbi rời bỏ al-Qaeda để gia nhập Tổ chức Chiến binh Hồi giáo Iraq và Levant [tiền thân của Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS sau này].

Trong suốt nửa năm sau đó, al-Salbi tiến hành tái huấn luyện quân sự cho các jihadis. Với số tiền kiếm được từ việc bán dầu lửa, cổ vật, thu thuế, buôn bán người cùng sự ủng hộ của các nhóm Hồi giáo cực đoan ở nhiều nơi trên thế giới, Baghdadi và al-Salbi mua sắm vũ khí, chuyển từ hình thức chiến tranh phân tán sang chiến tranh tập trung.

Rạng sáng 6/6/2014, theo lệnh al-Salbi và Abu Alaa al-Afri, phó tướng của Baghdadi, gần 1.500 tay súng IS tấn công Mosul, thành phố lớn thứ 2 ở Iraq từ nhiều hướng.

Đến tối cùng ngày, quân đội Iraq đẩy lùi lực lượng IS ra khỏi thành phố nhưng 3 ngày sau, IS quay lại phản công, chiếm dinh tỉnh trưởng tỉnh Nineveh. Ở phía nam Mosul, IS đánh các mục tiêu quan trọng như doanh trại quân đội, sân bay, trại giam rồi đến sáng 10/6/2014, chiếm toàn bộ thành phố. Các đơn vị quân đội và cảnh sát Iraq tan rã.

Nhiều chiến lợi phẩm là các loại vũ khí, trang thiết bị quân sự lọt vào tay IS - trong đó có 4.000 khẩu đại liên hạng nặng, gần 100 súng đại bác cỡ nòng từ 105mm đến 155mm và một số máy bay trực thăng vũ trang. Bên cạnh đó, IS còn lấy được 425 triệu USD tiền mặt ở các ngân hàng trong thành phố Mosul. Hơn nửa triệu dân Mosul hoảng hốt tháo chạy vì sợ bị IS chặt đầu. Thành phố Mosul được Baghdadi, thủ lĩnh IS tuyên bố là thủ đô của Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant [ISIL].

Ngày 19/6/2014, gần hai tuần sau khi chiếm Mosul, Baghdadi lại đổi tên Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant [ISIL] thành Nhà nước Hồi giáo [IS], thủ đô chuyển từ Mosul, Iraq về thành phố Raqqa, Syria. Do những chiến công xuất sắc của al-Salbi, Baghdadi xem gã là cánh tay mặt và là người kế nhiệm nếu Baghdadi qua đời.

Cũng bắt đầu từ đó, al-Salbi trở thành nhân vật phụ trách giám sát các hoạt động của IS trên toàn thế giới, nhất là sau khi Abu Alaa al-Afri, phó tướng của Baghdadi bị máy bay không người lái của Mỹ tiêu diệt năm 2016 thì al-Salbi trực tiếp chỉ huy cả cánh vũ trang. Muhammad Ali al-Faah, một phần tử IS ở Yemen khi bị bắt đã khai tuần nào cũng vậy, nhóm IS ở Yemen đều phải nghe al-Salbi giảng bài qua những video phát trên mạng Internet.

Trở thành thủ lĩnh

Ngày 27/10/2019, chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi Abu Bakr al-Baghdadi, kẻ cầm đầu Nhà nước Hồi giáo tự xưng [IS] tự sát bằng cách kích nổ chiếc áo bom mặc trong người khi Lực lượng Đặc nhiệm Mỹ đột kích vào nơi ẩn náu thì al-Salbi được Hội đồng lãnh đạo tối cao IS đề cử làm người thay thế.

Lời kêu gọi của al-Salbi trên trang tin Al Naba.

Một thời gian ngắn sau đó, al-Salbi nhận được sự cam kết trung thành từ các chi nhánh IS ở Somalia, Ai Cập, Yemen, Saudi Arabia, Tunisia, Tây Phi, Mali, Burkina Faso, Lybia, Khorasan [khu vực giữa Afghanistan và Pakistan]…, trái ngược với sự tiên đoán của các cơ quan tình báo trong liên minh do Mỹ dẫn đầu, rằng bởi không phải là người Arab nên vị trí lãnh đạo của al-Salbi sẽ không được các chi nhánh IS ở nơi khác công nhận.

Theo phân tích của những chuyên gia về tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS, sở dĩ al-Salbi được các chi nhánh IS ở nhiều quốc gia thề trung thành mặc dù không phải là người Arab, có 2 nguyên nhân: Thứ nhất, al-Salbi được sự tín nhiệm của Baghdadi, trong đó không ít lần Baghdadi đã khẳng định với Hội đồng Tối cao IS rằng al-Salbi sẽ là người thay thế mình trong trường hợp xấu nhất [ý nói Baghdadi bị bắt hoặc bị giết].

Thứ 2 là qua việc chiếm đóng thành phố Mosul, al-Salbi đã thể hiện khả năng quân sự mặc dù sau này, Mosul được quân đội Iraq giải phóng.

Theo Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, al-Salbi đã thúc đẩy sự trỗi dậy của tổ chức IS tại Iraq và Syria, nơi chúng đã bị đánh bật khỏi Mosul, Raqqa và một số thành phố khác từ tháng 4-2019 mà nguyên nhân là mạng lưới của IS ở các vùng nông thôn hầu như vẫn còn nguyên vẹn, các thành viên IS vẫn nhận được tiền lương!

Một quan chức của Cơ quan Tình báo Iraq cho biết chỉ trong 6 ngày - từ 20 đến 26/12/2019, IS đã tổ chức 106 vụ tấn công vào các vị trí của quân chính phủ nhằm trả thù cho cái chết của Baghdadi. Riêng 2 tháng đầu năm 2020, trung bình mỗi tháng có 6 vụ đánh bom hoặc ám sát nhắm vào các lực lượng an ninh Iraq.

Ngày 18/3/2020, Mỹ chính thức liệt al-Salbi, thủ lĩnh mới của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng [IS] vào danh sách những kẻ khủng bố toàn cầu. Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ đã treo thưởng 5 triệu USD cho bất kỳ ai cung cấp thông tin dẫn đến việc bắt giữ hoặc tiêu diệt al-Salbi trong lúc theo nhận định của Cơ quan Tình báo Iraq, rất có thể al-Salbi đang ẩn náu ở vùng núi hẻo lánh phía tây thành phố Mosul.

Vẫn theo Cơ quan Tình báo Iraq, trước đại dịch COVID-19 đang hoành hành trên thế giới, al-Salbi đã ra lệnh cho các chiến binh thánh chiến tạm thời không đến châu Âu, châu Mỹ để khỏi bị nhiễm bệnh.

Để tránh nhiễm COVID-19, IS biến khăn che mặt thành khẩu trang.

Trên trang tin al-Naba, “ông trùm” mới của IS viết: “Hãy tránh xa đất dịch. Nếu bạn đang ở trên đất của chúng thì hãy ở yên tại chỗ và thực hiện việc tiêu diệt kẻ thù ngay tại nơi bạn ở vì dịch bệnh sẽ làm cho chúng phân tâm, lơi lỏng sự đề phòng…”.

Tuy vậy, al-Salbi cũng không quên dặn dò đồng bọn: “Để không bị nhiễm, hãy che miệng khi ngáp và hắt hơi, rửa tay trước khi ăn và sau khi cầm súng…”.

Hiện tại, theo ước lượng, chỉ riêng ở Syria và Iraq, IS vẫn còn khoảng 20.000 tay súng với một ngân quỹ lên đến 100 triệu USD. Riêng với các quốc gia có chi nhánh IS như Somalia, Ai Cập, Yemen, Arab Saudi, Tunisia, Tây Phi, Mali, Burkina Faso, Lybia, Khorasan [khu vực giữa Afghanistan và Pakistan]…, con số chiến binh thánh chiến được dự đoán là khoảng 6.000 người...

Vũ Cao [Theo Global Intelligence]

Video liên quan

Chủ Đề