Quản lý thị trường ngoại hối tại Việt Nam

Nội dung bài viết:

  1. 1. Thế nào là thị trường giao dịch Forex?
  2. 2. Đặc điểm của thị trường ngoại hối forex
  3. 3. Những quy định quản lý thị trường ngoại hối Forex tại Việt Nam:
  4. 4. Phiên giao dịch được tính theo giờ Việt Nam

Quy định về thị trường ngoại hối forex là gì ? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Luật ACC để biết thông tin cụ thể về các thắc mắc trên.

Quản lý thị trường ngoại hối tại Việt Nam
Thị trường ngoại hối forex là gì

1. Thế nào là thị trường giao dịch Forex?

  • Là một thị trường quốc tế mà ở đó bạn có thể thỏa sức mua và bán tiền tệ.
  • Là sự kết nối lại các ngân hàng,các nhà môi giới và tổ chức cũng như giao dịch cá nhân.

Việc các nhà đầu tư muốn chuyển từ loại tiền tệ này sang loại tiền tệ khác thì sẽ dễ dàng thực hiện hơn trong thị trường ngoại hối Forex.

Trên thế giới có thể thấy rằngthị trường giao dịch Forexlà thị trường mà ở đó có hàng trăm triệu giao dịch viên thực hiện giao dịch có thể coi đây là thị trường có thanh khoản cao nhất thế giới. Số lượng người tham gia giao dịch lớn nên thị trường ngoại hối sẽ không dễ dàng nào mà bị thao túng.

2. Đặc điểm của thị trường ngoại hối forex

Thị trường ngoại hối là thị trường toàn cầu và hoạt động 24/24 giờ do sự chênh lệch về múi giờ giữa các khu vực trên thế giới.

Trung tâm của thị trường ngoại hối là thị trường liên ngân hàng với doanh số giao dịch chiếm 85% tổng doanh số giao dịch ngoại hối toàn cầu. Tỉ giá được niêm yết trên các thị trường khác nhau hầu như là thống nhất với nhau (có độ chênh lệch không đáng kể) do thị trường có tính toàn cầu.

Đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trong giao dịch là USD, chiếm trên 40% tổng các đồng tiền tham gia giao dịch. Đây là thị trường nhạy cảm với các sự kiện chính trị, kinh tế, tâm lí xã hội, nhất là với chính sách tiền tệ của các nước phát triển.

3. Những quy định quản lý thị trường ngoại hối Forex tại Việt Nam:

Ngày 26/6/2019 dưới sự cho phép của Ngân hàng nhà nước về sự hướng dẫn quản lý ngoại hối với việc đầu tư trực tiếp vốn từ nước ngoài vào Việt Nam thì các đối tượng bao gồm cả các Doanh nghiệp là một trong các đối tượng được mở và sử dụng.

Việc mở trực tiếp tài khoản thì các nhà đầu tư phải tuân thủ theo các quy định sau:

  • Việcmở trực tiếp một tài khoản vốn đầu tư bằng ngoại tệ cần giao dịch tại một ngân hàng được phép thực hiện.
  • Tài khoản vốn khi đã được đầu tư bằng ngoại tệ thì giao dịch viên sẽ chỉ được mở một tài khoản trong trường hợp thực hiện vốn đầu tư bằng đồng Việt Nam.

Với một sự tích cực đưa ra chính sách của nhà nước thị giao dịch thị trường ngoại hối tại Việt Nam đã được rất nhiều sự ủng hộ tin tưởng từ các nhà đầu tư bên cạnh đó cần có những hạn chế,quy tắc mà các nhà đầu tư cần tuân thủ nhằm bảo vệ chính mình và cảthị trường Forex tại Việt Nam.

4. Phiên giao dịch được tính theo giờ Việt Nam

  • Với các thị trường khác như: cổ phiếu, trái phiếu và hàng hóa, các thị trường này đều đóng cửa vào một khoảng thời gian nào đó.
  • Ngược lại, thị trường Forex lại là một thị trường không đóng cửa qua đêm và hoạt động 24 giờ – đó là một sự khác biệt cũng như là một ưu điểm tuyệt vời của thị trường này.
  • Suy cho cùng trênthị trường Forex tại Việt Namvẫn sẽ có một số loại tiền tệ mới nổi sẽ đóng cửa một khoảng thời gian trong ngày giao dịch vậy nên các nhà đầu tư cần nắm bắt những thời gian quý báu trong thị trường ngoại hối để thực hiện giao dịch có như vậy mới tạo ra được lợi nhuận lớn cho bản thân.

Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi thị trường ngoại hối forex là gì mà chúng tôi cung cấp đến cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty luật ACC để được hỗ trợ:

Hotline: 1900.3330
Zalo: 0846967979
Gmail:
Website: accgroup.vn

Đánh giá post

(thitruongtaichinhtiente.vn) - Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, định hướng của Chính phủ; nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả công tác quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước (DTNHNN), từng bước tiệm cận dần với thông lệ và thực tiễn quốc tế, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa đề xuất thành lập Cục Quản lý DTNHNN trên cơ sở cơ cấu lại các chức năng của Vụ Quản lý ngoại hối và Sở giao dịch thuộc Ngân hàng Nhà nước.

Bộ Tư pháp vừa công bố Hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo hồ sơ được công bố, NHNN dự kiến thành lập Cục Quản lý DTNHNN trên cơ sở sắp xếp, điều chỉnh lại chức năng, nhiệm vụ của Vụ Quản lý ngoại hối và Sở Giao dịch thuộc NHNN. Bởi lẽ, với quy mô dự trữ ngày càng lớn lớn, việc quản lý phân tán hiện nay đang tồn tại một số hạn chế, bất cập, cũng như tiềm ẩn nhiều rủi ro cho hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối.

Tồn tại nhiều bất cập

Theo Đề án thành lập Cục Quản lý DTNHNN, NHNN cho biết, trong những năm qua, cơ quan này đã điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng, đồng thời vẫn đảm bảo kiểm soát lạm phát, điều hành tỷ giá trung tâm linh hoạt; phối hợp đồng bộ với các công cụ, biện pháp khác để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ.

Trong những giai đoạn nguồn cung ngoại tệ dồi dào, NHNN mua ngoại tệ từ các tổ chức tín dụng nhằm chuyển hóa nguồn ngoại tệ thành VND để hỗ trợ phát triển kinh tế và tăng DTNHNN. Tuân thủ nguyên tắc an toàn, thanh khoản và sinh lời trong quản lý DTNHNN, NHNN luôn theo dõi, bám sát tình hình biến động của nền kinh tế thế giới và trong nước để có những điều chỉnh thích hợp về chính sách và đầu tư. Nhờ vậy, DTNHNN trong các năm qua luôn được đảm bảo an toàn, ngay cả trong những giai đoạn thị trường quốc tế có bất ổn.

Ở giai đoạn trên có 2 đơn vị trực tiếp tham gia vào công tác quản lý DTNHNN là Vụ Quản lý ngoại hối (thực hiện quản lý DTNHNN) và Sở Giao dịch (thực hiện các nghiệp vụ cụ thể về DTNHNN). Hai đơn vị này vừa thực hiện chức năng, nhiệm vụ khác còn thực hiện nhiệm vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối thực hiện quản lý nhà nước về ngoại hối, vàng…; Sở Giao dịch thực hiện nghiệp vụ thị trường liên ngân hàng và quản lý dự trữ bắt buộc của các TCTD…).

Tuy nhiên qua quá trình phát triển, mô hình quản lý DTNHNN hiện nay đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Bởi ngoài chức năng quản lý DTNHNN thì hai đơn vị này còn thực hiện nhiều chức năng, nhiệm vụ khác… NHNN cho rằng, với mô hình như hiện nay thì việc quản lý DTNHNN tại NHNN chưa được chuyên môn hóa và tập trung về một đầu mối. Cho nên, công chức làm công tác quản lý DTNHNN chưa được đào tạo chuyên sâu đúng mức để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ được giao trong bối cảnh quy mô DTNHNN ngày càng tăng lên.

NHNN cũng cho biết, mô hình quản lý hiện nay cũng thể hiện sự thiếu kết nối giữa các bộ phận chức năng trong quản lý DTNHNN. Các bộ phận quản lý DTNHNN nằm tách biệt ở 2 đơn vị nên thiếu sự gắn kết, thông tin chưa được kết nối kịp thời để phục vụ công tác quản lý DTNHNN. Bộ phận xây dựng chính sách ở Vụ Quản lý ngoại hối thiếu thông tin về diễn biến thị trường cũng như tình hình giao dịch thực tế để kịp thời đề xuất điều chỉnh chính sách; Sở Giao dịch dù được tiếp cận với diễn biến thị trường hàng ngày nhưng phải chờ đề xuất thay đổi về chính sách đầu tư từ Vụ Quản lý ngoại hối mới có thể thực hiện sự thay đổi trong hoạt động đầu tư. Hệ quả là việc đầu tư DTNHNN tương đối bị động, khó có thể phản ứng nhanh trong trường hợp thị trường có biến động bất thường. Điều này làm giảm hiệu quả, thậm chí tăng rủi ro trong đầu tư DTNHNN.

Quản lý thị trường ngoại hối tại Việt Nam

Nguồn: Đề án thành lập Cục Quản lý DTNHNN

Với quy mô DTNHNN khiêm tốn như trước đây thì mô hình quản lý như trên có thể xem là phù hợp. Tuy nhiên, với mức DTNHNN như hiện nay (trên 100 tỷ USD) và xu hướng tiếp tục tăng lên trong tương lai, NHNN cho rằng, mô hình phân tán như trên không còn phù hợp. Công tác quản lý DTNHNN cần chuyên nghiệp hơn và tập trung về một đầu mối để có thể kết nối hiệu quả và phản ứng nhanh trước các biến động của thị trường.

Tuy nhiên, khi quy mô tăng lên, mô hình hiện nay đang tiềm ẩn nhiều rủi ro do khối lượng công việc quá tải tại Sở Giao dịch và Vụ Quản lý ngoại hối. Bởi lẽ, quy mô DTNHNN tăng rất nhanh trong vòng mấy năm qua. Tính đến thời điểm ngày 31/12/2021, DTNHNN đạt 109,94 tỷ USD và đến ngày 11/2/2022 là 112,83 tỷ USD, gấp 10 lần so với năm 2010 (gần 10 tỷ USD), gấp gần 4 lần so với năm 2015 (30,96 tỷ USD). Hiện Việt Nam đang đứng thứ 28/162 quốc gia trên thế giới về quy mô dự trữ ngoại hối. Dự báo quy mô DTNHNN sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.  

Bên cạnh đó, tổng tài sản Có do Sở Giao dịch quản lý (cả bằng nội tệ và ngoại tệ) tính đến thời điểm ngày 31/12/2021 lên tới 3.122.647,755 tỷ đồng, cao hơn nhiều lần so với thời điểm cuối năm 2015 (800.636 tỷ đồng).

Quy mô DTNHNN tăng dẫn đến việc quản lý DTNHNN trở nên phức tạp hơn, tiềm ẩn nhiều rủi ro trong công tác quản lý và hoạt động đầu tư. Do đó, NHNN cho rằng, mô hình quản lý DTNHNN phân tán hiện tại (thực hiện tại cả 2 đơn vị: Sở Giao dịch và Vụ QLNH) không còn phù hợp. Với khối lượng công việc hiện nay tại Sở Giao dịch, nếu không có sự điều chỉnh thích hợp về chức năng, nhiệm vụ, Sở Giao dịch sẽ quá tải và tạo áp lực lớn trong công tác quản lý và tác nghiệp, từ đó khó tránh khỏi nguy cơ rủi ro.

Thực tế này đòi hỏi NHNN cần phải thay đổi cách thức tiếp cận và phương thức quản lý đối với DTNHNN theo hướng thành lập một đơn vị độc lập quản lý DTNHNN để đảm bảo an toàn, hiệu quả trong công tác quản lý. Đây cũng là khuyến cáo được các tổ chức quốc tế như: Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK)… từng khuyến nghị.

Để đảm bảo an toàn, hiệu quả trong công tác quản lý, các tổ chức quốc tế đã khuyến nghị NHNN phải tái cơ cấu mô hình quản lý DTNH theo lộ trình phù hợp tương ứng với quy mô dự trữ từng thời kỳ. Trước mắt, cần tập hợp các bộ phận chuyên môn tham gia công tác quản lý DTNHNN đang nằm rải rác ở các đơn vị về một đầu mối và thành lập Cục Quản lý dự trữ ngoại hối. Kế hoạch này thực hiện càng sớm càng tốt để có thể thiết lập một hệ thống quản lý DTNHNN chuyên nghiệp, hiện đại.

Tiền đề để từng bước hiện đại hóa công tác quản lý DTNHNN theo thông lệ quốc tế

Xuất phát từ nhu cầu thực tế nhằm đổi mới công tác quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước phù hợp theo thông lệ quốc tế khi dự trữ ngoại hối nhà nước đạt quy mô nhất định, NHNN đề xuất thành lập Cục Quản lý DTNHNN trên cơ sở sắp xếp, điều chỉnh lại chức năng, nhiệm vụ của Vụ Quản lý ngoại hối và Sở Giao dịch hiện nay đang thực hiện.

NHNN cho biết, việc thành lập Cục Quản lý DTNHNN nhằm: khắc phục các bất cập của mô hình quản lý hiện nay (phân tán, không tập trung, thiếu kết nối, quá tải và tiềm ẩn rủi ro trong quản lý DTNHNN); thống nhất các đơn vị liên quan đến công tác quản lý DTNHNN tập trung vào một đơn vị đầu mối, đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro tác nghiệp trong bối cảnh quy mô DTNHNN ngày càng lớn…; tạo tiền đề để Cục Quản lý DTNHNN nâng cao năng lực, hoàn thiện cơ chế và phương pháp quản lý phù hợp với điều kiện mới và quy mô ngày càng lớn của DTNHNN…

Theo Đề án, Cục Quản lý DTNHNN là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của NHNN, thực hiện chức năng nghiệp vụ ngân hàng trung ương liên quan đến đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước và thực hiện quản lý về dự trữ ngoại hối nhà nước; được quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước do Thống đốc phân cấp, ủy quyền.

Cục Quản lý DTNHNN quản lý thống nhất toàn bộ quỹ DTNHNN (gồm Quỹ Dự trữ ngoại hối – Quỹ 1; Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng – Quỹ 2; tiền gửi bằng ngoại tệ và vàng của Kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng tại NHNN và các nguồn ngoại hối khác – Quỹ 3).

NHNN cho biết, việc chuyển chức năng, nhiệm vụ quản lý DTNHNN từ Vụ Quản lý ngoại hối và Sở Giao dịch về Cục Quản lý DTNHNN sẽ không ảnh hưởng đến việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ khác của 2 đơn vị.

Hơn nữa, việc thành lập Cục Quản lý DTNHNN một mặt đã khắc phục được những bất cập của mô hình quản lý DTNHNN hiện tại; mặt khác, việc tập trung quản lý DTNHNN về một đơn vị độc lập phù hợp với quy mô phát triển của DTNHNN trong giai đoạn mới, tạo tiền đề để NHNN từng bước hiện đại hóa công tác quản lý DTNHNN theo thông lệ quốc tế.