Quốc âm thi tập phản ánh vẻ đẹp con người Nguyễn Trãi về

I. Tiểu dẫn

- Quốc âm thi tập gồm 254 bài, là tập thơ Nôm đặt nền móng cho thơ tiếng Việt.

- Nội dung tập thơ phản ánh tư tưởng nghĩa sáng ngời, tình cảm yêu nước thương dân, giữ gìn nhân cách, hòa cảm với thiên nhiên.

- Nghệ thuật sáng tạo trong thể thơ Nôm Đường luật, có xen câu lục ngôn với câu thất ngôn.

- Tập thơ chia làm 4 phần:

+ Vô đề gồm những bài thơ không có đầu đề nhưng được sắp xếp theo các mục Ngôn chí [Nói lên chí hướng], Mạn thuật [Kể ra một cách tản mạn], Tự thán [Tự than], Tự thuật [Tự nói về mình], Bảo kính cảnh giới [Gương báu răn mình].

+ Môn thì lệnh [Thời tiết].

+ Môn hoa mộc [Cây cỏ].

+ Môn cầm thú [Thú vật].

- Bài thơ nằm trong mục Bảo kính cảnh giới, Cảnh ngày hè là bài số 43. Bài thơ là vẻ đẹp cảnh ngày hè bình dị, thôn dã. Bài thơ cũng thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của Nguyễn Trãi, cũng như nỗi lòng vì dân, vì nước của ông.

II. Văn bản [SGK]

- Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ là thể thất ngôn [bảy chữ] xen lục ngôn [sáu chữ], thể thơ sáng tạo, độc đáo của Việt Nam thế kỉ XV, XVI; đồng thời, giá trị của bài thơ [cũng như cả tập thơ] là được viết bằng chữ Nôm, chữ viết ghi lại tiếng nói của dân tộc, là những từ láy sinh động và câu thơ lục ngôn tự nhiên.

- Tài năng của Nguyễn Trãi, cùng với ý thức dân tộc của ông trong tác phẩm đã có công làm nền móng cho sự phát triển của văn học dân tộc các thời kì sau.

1. Trong bài thơ có nhiều động từ diễn tả trạng thái của cảnh ngày hè. Đó là những động từ nào? Trạng thái của cảnh được diễn tả ra sao?

- Các động từ diễn tả trạng thái của cảnh tập trung trong sáu câu thơ đầu.

- Trạng thái của cảnh ngày hè được diễn tả rất sống động.

2. Phân tích sự hài hòa giữa âm thanh, màu sắc, cảnh vật và con người.

- Trong bài thơ có các màu sắc: Màu xanh của cây hoa hòe, màu đỏ của hoa lựu, hoa sen, tất cả đều dưới ánh nắng chiều [lầu tịch dương]. Bài thơ còn có các âm thanh như tiếng "lao xao" của "chợ cá làng ngư phủ", tiếng rên rỉ [từ cổ; dắng dỏi] của ve sầu nghe như tiếng đàn [cầm ve] từ trên lầu dưới ánh nắng chiều.

- Trong bức tranh mùa hè có sự hài hòa giữa cảnh vật và con người.

+ Tuy ít nói tới con người nhưng vẫn thấy dấu vết, hình bóng con người. Những cây hòe, cây lựu, hồ sen... không phải là thực vật hoang dã mà có bàn tay chăm sóc của con người.

+ Bên cạnh các hình ảnh thiên nhiên ấy còn thấy cái hiên nhà [Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ], cái ao [Hồng liên trì đã tiễn mùi hương], và cả ngôi lầu [Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương]. Đặc biệt, có rất nhiều âm thanh được nghe từ xa [Lao xao chợ cá làng ngư phủ].

- Những hình ảnh, màu sắc, âm thanh, mùi vị, sự hài hòa giữa con người với cảnh vật là vẻ đẹp bình dị, gần gũi, thân thuộc của quê hương.

3. Nhà thơ cảm nhận cảnh vật bằng những giác quan nào? Tấm lòng của tác giả với thiên nhiên.

- Nhà thơ tập trung thị giác, thính giác, khứu giác và cả cảm giác để quan sát thiên nhiên.

+ Thiên nhiên ngày hè hiện lên với những đặc trưng cụ thể bởi những cảm nhận tinh tế.

+ Đó là màu xanh của lá cây, màu đỏ của hoa lựu và hương thơm của hoa sen. Mùa hè có tiếng ve kêu... Thiên nhiên hiện lên cụ thể, đẹp đẽ.

+ Một tâm hồn đẹp đẽ xuất phát từ thế giới quan lành mạnh, bao trùm lên là tấm lòng yêu nước, yêu đời của nhà thơ.

- Cảnh vật gần gũi với đời thường, đi vào thơ của Nguyễn Trãi, diễn tả tâm hồn bình dị, đẹp như thiên nhiên, nặng tình với đất nước.

4. Hai câu thơ cuối cho thấy tấm lòng của Nguyễn Trãi đối với người dân thế nào? Nhận xét về âm điệu kết thúc bài thơ.

- Hai câu kết diễn tả khát vọng, mong mỏi da diết của Nguyễn Trãi về cuộc sống thanh bình, hạnh phúc của nhân dân. Nhà thơ mong mỏi có khúc đàn Nam Phong của vua Thuấn. Mỗi khi khúc đàn ấy gảy lên thì mưa thuận gió hòa, nhân dân sung sướng no đủ.

- Lấy chuyện xưa để nói hiện tại, tấm lòng của Nguyễn Trãi cũng mong muốn như thế. Đó là tấm lòng yêu nước thương dân.

- Nhà thơ thể hiện niềm vui, sự ngợi ca, niềm mong ước đất nước thái bình, khuyên các vị vua noi gương Nghiêu, Thuấn “rủ lòng thương yêu và chăm sóc muôn dân”, lấy dân làm gốc.

- Âm điệu của bài thơ có sự thay đổi, câu kết chỉ có 6 chữ [lục ngôn], làm cho âm điệu đang 7 chữ dồn lại trong 6 chữ.

- Kết thúc bằng câu thơ lục ngôn khiến cảm xúc được dồn nén, nhưng dư âm của nó lại mở ra. Bài thơ hết những âm hưởng chưa hết, đó là nhờ cách kết thúc bằng câu thơ sáu chữ trong một bài thơ thất ngôn.

5. Cảm xúc chỉ đạo của bài thơ và vẻ đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ.

- Bài thơ tả cảnh ngày hè lấy cảm hứng từ tình yêu thiên nhiên. Đằng sau cảm hứng chủ đạo đó là lòng yêu đời, tình yêu đất nước, khát vọng về cuộc sống thái bình, hạnh phúc cho nhân dân

- Yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống con người và vươn tới khát vọng hòa bình hạnh phúc cho nhân dân là vẻ đẹp tâm hồn và lí tưởng của Nguyễn Trãi, nhân cách của Nguyễn Trãi.

- Bài thơ sử dụng hình ảnh gần gũi, bình dị, câu thơ thất ngôn xen lục ngôn, Nguyễn Trãi mang đến bức tranh thiên nhiên đầy sức sống, khoẻ khoắn. Đó cũng chính là vẻ đẹp của tinh thần lạc quan trong tâm hồn nhà thơ. 

Page 2

SureLRN

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu..........................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................7 4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................7 5. Bố cục khoá luận.........................................................................................7 PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................8 CHƯƠNG I. NGUYỄN TRÃI - “KHÍ PHÁCH”, “TINH HOA” CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM...................................................................................8 1.1. Vài nét về thời đại và con người Nguyễn Trãi.......................................8 1.1.1. Thời đại Nguyễn Trãi - những biến động lớn lao...............................8 1.1.2. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác thơ văn của Nguyễn Trãi...............10 1.2. Nguyễn Trãi trong lịch sử phát triển văn hoá, văn học Việt Nam.....14 1.2.1. Nguyễn Trãi – người chiến sĩ xuất sắc trên mặt trận văn hoá........14 1.2.2. Quốc âm thi tập – nhịp cầu nối thơ ca dân gian và thơ ca bác học 18 CHƯƠNG II. QUỐC ÂM THI TẬP – SỰ KẾT TINH NÉT ĐẶC SẮC VỀ NGHỆ THUẬT THƠ NÔM NGUYỄN TRÃI............................................21 2.1. Nhìn lại thơ Nôm trong tiến trình phát triển thơ ca của dân tộc.......21 2.2. Những biểu hiện đặc sắc về nghệ thuật thơ Nôm Nguyễn Trãi..........24 2.2.1. Đề tài đa dạng và độc đáo...................................................................24 2.2.2. Ngôn ngữ thơ trong sáng, giản dị.......................................................34 2.2.3. Hình ảnh thơ mang hơi thở của cuộc sống đời thường....................43 2.2.4. Sự cách tân trong thể thơ, vần thơ và nhịp điệu thơ........................49 PHẦN KẾT LUẬN........................................................................................58 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................59 A .PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Nền văn học của bất kỳ dân tộc nào cũng như lịch sử phát triển của dân tộc đó, để tồn tại cho đến ngày nay, nó đều phải dựa trên cơ sở của cái cũ và phát triển thêm cái mới. Nền văn học của dân tộc Việt Nam cũng như vậy. Ra đời sau văn học dân gian, văn học trung đại Việt Nam có điều kiện tiếp thu những ánh sáng và tinh hoa từ nền văn học truyền thống mà cha ông ta đã dày công xây dựng và để lại. Do đó văn học trung đại Việt Nam đã nhanh chóng phát triển, sớm trở thành một bộ phận lớn của nền văn học nước nhà. Có thể nói, văn học trung đại Việt Nam đã trở thành một mảnh đất tốt tươi, sản sinh, nuôi dưỡng biết bao nhà thơ, nhà văn ưu tú và mỗi người có một phong cách sáng tác riêng. Nếu đọc thơ Nguyễn Du ta bâng khuâng trước những giọt lệ cao cả, chảy mãi ngàn đời giống như Chế Lan Viên đã đúc kết: “Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều” thì đến với Nguyễn Trãi ta bắt gặp một nhà quân sự làm thơ hết sức tài tình: “Nghe hồn Nguyễn Trãi phiêu diêu. Tiếng gươm khua, tiếng thơ kêu xé lòng” [Tố Hữu]. Nguyễn Trãi là một nhà chính trị sáng suốt, một nhà quân sự lỗi lạc, một nhà ngoại giao thiên tài, một nhà sử học, địa lý học và một nhà thơ, nhà văn xuất sắc của văn học Việt Nam. Ở Nguyễn Trãi đã hội tụ tất cả “khí phách”, “tinh hoa” nghĩa là những gì tốt đẹp nhất của dân tộc ta. Sinh ra và lớn lên vào thời buổi lịch sử có nhiều biến động, cuộc đời Nguyễn Trãi cũng có nhiều biến cố, thăng trầm. Tuy nhiên, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, ông cũng là một tấm gương sáng, hết sức mẫu mực cho con cháu ngày sau noi theo và học tập. Với tư cách là một nhà văn, nhà thơ, Nguyễn Trãi đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ - một di sản văn học quý báu muôn đời. Đúng như Phạm Văn Đồng đã nhận xét: “…Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là một bài ca Trang 1 yêu nước và tự hào dân tộc”. Bước vào thế giới văn chương của Nguyễn Trãi, người đọc như được sống trong một thế giới đa thanh, đa sắc, đa điệu. Đó là lời sang sảng, hùng khí nhưng đầy nhân nghĩa của Bình Ngô đại cáo. Đó là tiếng nói đanh thép giống như một thứ vũ khí lợi hại, góp phần làm suy yếu tinh thần quân địch của Quân trung từ mệnh tập. Đó còn là tiếng nói tình cảm chân thành, nhiệt huyết của một con người suốt đời “âu việc nước”, “thân nhàn nhưng tâm không nhàn” trong những vần thơ Quốc âm. Có thể nói, Quốc âm thi tập là tập thơ có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam. Đây là tập thơ Nôm đầu tiên viết bằng ngôn ngữ dân tộc hiện còn. Xuân Diệu gọi nó là “tác phẩm mở đầu nền văn học cổ điển” nước ta. Sở dĩ có được vị trí trên vì bên cạnh giá trị nội dung, Quốc âm thi tập còn gặt hái được những thành tựu to lớn về giá trị nghệ thuật. Tìm hiểu Nét đặc sắc về nghệ thuật trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi sẽ góp phần giúp chúng ta nhận thức một cách toàn diện hơn về tài năng, phẩm giá và những đóng góp của Nguyễn Trãi trong tiến trình văn học Việt Nam. Mặt khác, văn chương của Nguyễn Trãi từ lâu đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình văn học ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông, thực hiện đề tài này sẽ góp phần phục vụ thiết thực và hiệu quả cho việc giảng dạy thơ Nguyễn Trãi nói chung, thơ Nôm của ông nói riêng. II. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Nguyễn Trãi xuất hiện trên thi đàn Việt Nam với một hồn thơ đa dạng và phong phú, đặc biệt là qua tập thơ Nôm Quốc âm thi tập. Ra đời và tồn tại hơn sáu thế kỷ nên tác phẩm này đã được rất nhiều người quan tâm, nghiên cứu và đánh giá. Do đó, vấn đề Nét đặc sắc về nghệ thuật trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi không còn là vấn đề mới mẻ nữa nhưng nó luôn là mảnh đất huyền bí, có sức hút mãnh liệt, là một dòng nước chưa bao giờ cạn đối với các nhà nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu, các bài viết của các tác giả đã Trang 2 đưa ra nhiều ý kiến nhận xét, đánh giá của mình nhưng bằng cách này hay cách khác họ đều thống nhất với nhau ở một điểm chung: Quốc âm thi tập đã gặt hái được những thành công to lớn về mặt nghệ thuật. Một số bài viết của các tác giả sau đây sẽ giúp chúng ta thấy rõ điều đó. Tác giả Thanh Lãng với bài viết Quốc âm thi tập đã khẳng định: Quốc âm thi tập là tài liệu văn học cổ nhất hiện còn lưu giữ được của nền văn học quốc âm. Giá trị của tập thơ không chỉ hạn hẹp ở những nét đặc sắc về nội dung mà còn ở nghệ thuật biểu hiện. Theo tác giả Thanh Lãng, với những gì mà Quốc âm thi tập đạt được thì Nguyễn Trãi xứng đáng là ông tổ của nền văn học cổ điển. Không những vậy, ông còn là ông tổ của nền văn học dân tộc, nhưng có tính chất không nguyên vì đem áp dụng luật thơ ngoại quốc vào việc chế tạo thơ văn quốc âm, cụ thể trong việc sử dụng các loại thể hoặc thuần tuý Việt Nam như loại thơ sáu chữ hoặc dung hoà Việt – Hán như lối bảy chữ xen sáu chữ… Tác giả bài viết còn đánh giá cao Nguyễn Trãi ở công khai sinh một nghệ thuật dùng ngôn ngữ của dân gian. Đây là điểm mới mẻ hơn các nhà thơ văn sống sau ông hơn ba bốn thế kỷ. Cuối cùng, Nguyễn Trãi được đánh giá là người dựng một cái mốc trên đà tiến của ngữ ngôn – một ngữ ngôn uyển chuyển, tế nhị trong việc diễn tả mọi tình ý một cách độc đáo [12. tr. 805]. Cũng bàn về việc sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Trãi, trong bài Một vài nhận xét bước đầu về ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Trãi, sau khi nhận xét về ngôn ngữ trong thơ chữ Hán, tác giả Nguyễn Tài Cẩn – Vũ Đức Nghiêu có nói về ngôn ngữ trong thơ Nôm: Nói đến ngôn ngữ trong thơ Nôm Nguyễn Trãi, điểm đầu tiên nổi bật là sự phong phú của tác giả về mặt dùng từ [20, tr. 181]. Tác giả bài viết đã thống kê toàn bộ các bài trong Quốc âm thi tập và phát hiện ra Nguyễn Trãi đã dùng hơn một vạn một ngàn lượt từ [11.067], trong đó có tất cả 2.235 từ khác nhau. Tác giả bài viết còn thống kê chi tiết số Trang 3 từ xuất hiện một lần [2.122 từ] cho đến những từ xuất hiện từ mười lần trở lên [272 từ]. Thế là trong kho từ của Quốc âm thi tập, gần 46 trường hợp Nguyễn Trãi đã không dùng từ lặp lại một lần nào – một tỷ lệ khá cao nếu đem so sánh ngay với cả thể loại truyện ký của các nhà văn hiện đại [20, tr. 182]. Điều đó chứng tỏ khả năng vận dụng từ ngữ phong phú, điêu luyện của Nguyễn Trãi. Cuối cùng, để làm nổi bật vai trò của Nguyễn Trãi đối với nền thơ dân tộc, tác giả bài viết còn khẳng định: Chúng ta quý Nguyễn Trãi đã để lại cho chúng ta khá nhiều thơ Nôm. Nhưng còn đáng quý hơn nữa là Nguyễn Trãi đã để lại cho chúng ta không phải một lối thơ Nôm bác học mà là một lối thơ Nôm viết bằng ngôn ngữ đậm đà màu sắc dân tộc [20, tr. 183]. Tác giả Bùi Văn Nguyên với bài viết Âm vang của tục ngữ, ca dao trong thơ quốc âm của Nguyễn Trãi đã khảo sát một cách tỉ mỉ hệ thống tục ngữ, ca dao xuất hiện trong thơ quốc âm để thấy rằng yếu tố tục ngữ, ca dao khá đậm đà trong nhiều câu, nhiều bài. Với 1908 câu thơ thì đã có 50 câu thơ có yếu tố tục ngữ và khoảng 20 câu thơ có yếu tố ca dao, và nếu tính phần trăm thì yếu tố tục ngữ chiếm khoảng 2,5 % và yếu tố ca dao chiếm khoảng 1 % [10, tr. 83]. Điều đáng ghi nhận là các hình thức vận dụng vốn cổ văn học dân gian được thể hiện một cách linh hoạt, sáng tạo: Có chỗ như “lẫy”, có chỗ như “tập”, có chỗ như “phỏng”, có chỗ lấy toàn cả ý, cả từ, có chỗ lấy ý mà từ có bổ sung hay có chỗ lấy từ mà ý có bổ sung [10, tr. 88]. Tác giả Hoàng Tuệ với bài viết Cống hiến của Nguyễn Trãi đối với tiếng Việt đã khẳng định: Cống hiến của Nguyễn Trãi đối với tiếng Việt, đó là một cống hiến hết sức lớn lao [12, tr. 826]. Nguyễn Trãi trên cơ sở của thái độ quý trọng và đề cao chất liệu của tiếng Nôm, tức tiếng Việt, văn học dân gian truyền miệng đã sử dụng một cách thành công bộ phận từ vựng Việt, ngữ pháp Việt, đặc biệt là tục ngữ rõ ràng là vật được quý chuộng [12, tr. 819]. Bên cạnh đó, đọc Quốc âm thi tập, tác giả bài viết còn phát hiện ra một vấn đề Trang 4 khác: vấn đề chất liệu trong tiếng Hán mà Nguyễn Trãi đã dùng nhiều [12, tr. 820]. Song dùng nhiều tiếng Hán không có nghĩa là Nguyễn Trãi nghiêng về nền Hán văn của Trung Hoa, không có nghĩa là Nguyễn Trãi đã đồng hoá kho từ vựng và văn liệu Hán học. Trái lại, với ý thức dân tộc sâu sắc, với tấm lòng yêu nước nồng nàn, Nguyễn Trãi đã cố gắng xây dựng ngôn ngữ văn học dân tộc trên cơ sở ngôn ngữ của nhân dân và ngôn ngữ của văn học dân gian [5, tr. 257]. Đây là thành tựu lớn nhất mà trong bài viết Nguyễn Trãi và tấm lòng ưu ái “đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông”, tác giả Đinh Gia Khánh đã nhận xét. Nếu như tác giả trên chú ý khai thác đặc sắc nghệ thuật của quốc âm ở phương diện ngôn ngữ thì tác giả Phạm Luận lại tiếp cận tập thơ ở phương diện thể loại. Trong bài Nguyễn Trãi và thể thơ Việt Nam trong Quốc âm thi tập, tác giả bài viết đã đối chiếu, so sánh khá tỉ mỉ những vần thơ quốc âm với thơ Đường, từ đó khẳng định Nguyễn Trãi đã vận dụng thi pháp thơ Đường một cách thành thạo. Nguyễn Trãi đã có sự sáng tạo khéo léo, tài tình: số lớn các bài thơ đều ít nhiều có chỗ viết khác niêm luật thơ Đường. Điều này thể hiện ở những câu 7 tiếng có cách ngắt nhịp [3/4] khác lối ngắt nhịp của thể thơ Đường [4/3] [12, tr. 840], ở việc dùng câu 6 tiếng xen với câu 7 tiếng trong bài thơ bát cú cũng như tứ tuyệt [12, tr. 841]. Cũng là tác giả Phạm Luận trong bài viết Thể loại thơ trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và thi pháp Việt Nam, sau khi căn cứ vào hình thức loại biệt trong tổ chức chất liệu ngôn ngữ, tác giả đã chỉ ra ba thể thơ mà Nguyễn Trãi sử dụng là thể luật Đường, thể thất ngôn, thể câu 6 chữ xen với câu 7 chữ. Ngoài ra, tác giả còn khẳng định trong quá trình sáng tác thơ bằng tiếng Việt Nguyễn Trãi đã tiếp thu sâu sắc thi pháp luật Đường… [12, tr.856]. Và từ những tiềm năng quý báu của thể thơ Trung Quốc này, Nguyễn Trãi đã có một cố gắng để xây dựng một lối thơ Việt Nam, một thi pháp Việt Nam ở giai Trang 5 đoạn văn học chữ Nôm mới bắt đầu được hình thành và phát triển [12, tr. 856]. Điều này được tác giả chứng minh qua lối kiến tạo tiết tấu, lối gieo vần lưng mà Nguyễn Trãi sử dụng trong tập thơ của mình. Trong bài viết Một vài nhận xét về mối quan hệ giữa thể thơ Nôm của Nguyễn Trãi với thể thất ngôn luật ở Trung Quốc cùng với tác giả Nguyễn Phạm Hùng, tác giả Phạm Luận cũng có những phát hiện thật xác đáng. Tác giả bài viết cho rằng: Trong Quốc âm thi tập vừa có nhân tố hợp luật Đường, lại vừa có nhân tố phi luật Đường [12, tr. 861]. Cụ thể ở cách hiệp vần trong thơ chủ yếu là vần bằng, ở cấu tạo nhịp câu thơ thất ngôn rất đa dạng nhưng phổ biến vẫn là cách ngắt nhịp 3/4, ở thể thất ngôn xen lục ngôn. Qua khảo sát của tác giả trong 254 bài thơ quốc âm thì đã có tới 156 bài có câu thất ngôn xen lục ngôn, chiếm 2/3 số bài trong tập. Điều này làm cho tiết điệu bài thơ phong phú hơn rất nhiều… Như vậy, vấn đề Nét đặc sắc về nghệ thuật trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi từ trước cho tới nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và đánh giá. Trên đây là một số ý kiến trong các bài viết của các tác giả nổi tiếng là những nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình văn học… mà trong điều kiện cho phép chúng tôi đã thu thập được. Các bài viết trên đều tiếp cận, lý giải vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau nhưng vì một vài lý do nào đó phần lớn mỗi bài viết chỉ mới dừng lại ở những nhận định chung hoặc đi vào tìm hiểu một vài đặc sắc nghệ thuật như một hiện tượng riêng lẻ. Chính vì vây, với công trình khoá luận này, trên cơ sở kế thừa và phát triển thành quả của những người đi trước, chúng tôi muốn đưa ra một cái nhìn hệ thống và tương đối toàn diện hơn. Từ đó khẳng định tài năng, vai trò, vị trí cũng như những đóng góp của Nguyễn Trãi cho nền văn học dân tộc. Trang 6 III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu, tìm hiểu của đề tài là đặc sắc thơ Nôm Nguyễn Trãi được làm rõ trên phương diện nghệ thuật. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là Thơ Quốc âm Nguyễn Trãi, sách do Bùi Văn Nguyên [biên khảo, chú giải và giới thiệu], của Nxb Giáo dục, năm 2003. IV. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích và thực hiện nhiệm vụ mà đề tài đã đặt ra, trong luận văn này chúng tôi kết hợp sử dụng một số phương pháp thông dụng trong nghiên cứu văn học như: - Phương pháp thống kê, phân loại. - Phương pháp đối chiếu, so sánh. - Phương pháp phân tích, chứng minh. - Phương pháp tổng hợp. B. PHẦN NỘI DUNG I. Nhìn lại cuộc đời và sự nghiệp của tác gia Nguyễn Trãi 1. Nguyễn Trãi- cuộc đời lừng lẫy mà bi thương: Nguyễn Trãi [1380 – 1442], tên hiệu là Ức Trai, sinh ở Thăng Long, ông ngoại là quan tư đồ Trần Nguyên Đán, cha là Nguyễn Ứng Long hay còn gọi là Trang 7 Nguyễn Phi Khanh, mẹ Trần Thị Thái. Còn nhỏ Nguyễn Trãi ở với ông ngoại là Trần Nguyên Đán. Năm 1385, Nguyễn Trãi theo ông ngoại về ở Côn Sơn. Lên 5 tuổi thì mẹ Nguyễn Trãi qua đời, một thời gian sau đó ông ngoại cũng mất, Nguyễn Trãi về ở với cha của mình tại quê nội làng Nhị Khê. Năm 1400, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, cũng là năm thi đầu tiên của nhà Hồ. Nguyễn Trãi lúc này 20 tuổi đã đi thi và đỗ Thái học sinh [Tiến sĩ]. Năm 1401 cha của Nguyễn Trãi đổi tên là Nguyễn Phi Khanh được nhà Hồ mời ra làm quan, giữ chức Quốc tử giám tư nghiệp. Nguyễn Trãi cũng được mời làm Ngự sử đài chính chưởng. Năm 1407, giặc Minh xâm lược nước ta, nhà Hồ đem quân chóng cự nhưng không thành. Cha con Hồ Quý Ly cùng một số triều thành đã bị bắt trong đó có Nguyễn Phi Khanh. Nguyễn Trãi muốn tròn đạo hiếu với cha nên đã cùng em là Nguyễn Phi Hùng đi theo cha. Trên đường đi Nguyễn Trãi nghe theo lời dặn của cha nên quay về lại tìm đường cứu nước. Nhưng rồi Nguyễn Trãi bị giặc minh bắt và giam lỏng ở thành Đông Quan [Hà Nội]. Một thời gian sau, ông trốn khỏi Đông Quan tìm đường theo Lê Lợi. Cuối năm 1426, Nguyễn Trãi đã thay mặt Lê Lợi viết những thư từ giao thiệp với tướng Minh. Những bức thư đó có tính chiến đấu mạnh mẽ và có tác dụng lớn trong việc đánh vào tinh thần quân địch. Năm 1427, cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo. Cũng trong năm này ông được phong làm Triều Liệt đại phu, tiếp đó là Nhập nội hành khiển, Lại bộ thượng thư, Tước quan phục hầu. Sau một thời gian làm quan, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn tại Côn Sơn [Hải Dương]. Năm 1434, Thái Tông mời ông ra giúp nước. Năm 1442 Thái Tông mất, triều đình đổ tội giết vua cho ông và khép vào án tru di. Đến năm 1464, Lê Thánh Tông thấu hiểu nỗi oan của Nguyễn Trãi, phục hồi cho ông chức Tân trù bá, đồng thời cho tìm con của ông để bổ dụng. Trang 8 2. Nguyễn Trãi- tác gia vĩ đại của dân tộc Việt Nam: Nguyễn Trãi là một tài năng lỗi lạc hiếm có. Ông đã hướng ngòi bút của mình theo hai hướng chữ Hán và chữ Nôm. Ở phương diện nào ông cũng có những thành công nhất định. Tác phẩm của Nguyễn Trãi sau khi ông qua đời cũng chịu nhiều số phận long đong. Những tác phẩm của Nguyễn Trãi bị lệnh tiêu huỷ. Hai mươi hai năm sau, 1464 Lê Thánh Tông truyền lệnh sưu tầm tác phẩm của Nguyễn Trãi nhưng rồi bị thất tán. Do đó, mãi đầu thế kỷ XIX, tác phẩm của ông mới được tìm lại và nửa cuối thế kỷ XIX mới được khắc in. Nhờ vào tình yêu thơ văn Nguyễn Trãi của biết bao thế hệ, những tác phẩm ấy được bảo tồn. Về chữ Hán có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng. Ở lĩnh vực chính trị, quân sự có tác phẩm Quân trung từ mệnh tập, bao gồm một số thư từ văn bia, biểu chiếu mà Nguyễn Trãi thay Lê Lợi viết để đối nội và đối ngoại. Bình Ngô đại cáo vừa là “áng thiên cổ hùng văn” trong lịch sử, tổng kết đầy đủ và xúc động về cuộc kháng chiến anh dũng chống giặc Minh xâm lược vừa là bản tuyên ngôn về lòng yêu hoà bình của dân ta. Ngoài ra, Nguyễn Trãi còn soạn 28 bài gồm: phú, chiếu, biểu, tấu, bi kí, lục…Trong đó đáng chú ý là bài Phú núi Chí Linh, Chuyện cũ về cụ Băng Hồ. Ở lĩnh vực lịch sử, có tác phẩm Lam Sơn thực lục và Văn bia Vĩnh Lăng: Nguyễn Trãi ghi lại quá trình khởi nghĩa Sơn, khẳng định tư tưởng gắn bó với dân là điều kiện tiên quyết của mọi thắng lợi. Dư địa chí là tác phẩm địa lí duy nhất còn lại ở nước ta. Ngoài giá trị địa lí, cuốn sách còn có giá trị lịch sử và dân tộc học. Và Ức Trai thi tập là tác phẩm văn học lớn nhất bằng chữ Hán [105 bài] thể hiện tâm sự cá nhân của Nguyễn Trãi. Về chữ Nôm, Nguyễn Trãi có tập đại thành Quốc âm thi tập, đánh dấu sự trưởng thành của nền thơ ca tiếng Việt. Tác phẩm bao gồm 254 bài, nhìn một Trang 9 cách tổng quát thì những bài thơ đó trước hết là để miêu tả thiên nhiên. Thiên nhiên trong Quốc âm thi tập vừa mang vẻ đẹp thanh tao, cao nhã, vừa mang vẻ đẹp chân chất, đơn sơ, bình dị của làng quê Việt Nam. Nguyễn Trãi ca ngợi cảnh vật đất nước với tấm lòng tin yêu, rộng mở và gợi nhiều thi hứng dạt dào. Song không chỉ đơn thuần miêu tả thiên nhiên, Nguyễn Trãi còn gửi gắm tấm ân tình của mình ở đằng sau nó. Những bài thơ ấy đều ẩn chứa một dấu hỏi về trách nhiệm, bổn phận của con người trước cuộc đời. Đó chính là tâm huyết của một bậc anh hùng cứu quốc, một bậc triết nhân suốt đời “âu việc nước”: Bui có một niềm chăng nỡ trễ Đạo làm con lẫn đạo làm tôi. [Ngôn chí, bài 1] Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: Từ bài Bình Ngô đại cáo qua các bức thư gửi các tướng tá xâm lược đến thơ chữ Hán và chữ Nôm… ngòi bút thần của Nguyễn Trãi đã để lại cho chúng ta những tác phẩm gồm nhiều thể văn và tất cả đều hay và đẹp lạ thường [13, tr. 15]. Nhìn chung, các tác phẩm của Nguyễn Trãi dù là chữ Hán hay chữ Nôm thì chúng đều có sự thống nhất về mặt nội dung. Điều đó thể hiện ở hai điểm nổi bật là tinh thần yêu nước nồng nàn và lí tưởng đấu tranh vì chính nghĩa. Về nghệ thuật thì các tác phẩm thể hiện sự phong phú về thể loại và có nhiều đóng góp cho nghệ thuật thơ ca nước nhà. Những tác phẩm của Nguyễn Trãi còn lại đến ngày nay là tài sản vô giá của văn học dân tộc, là niềm tự hào chính đáng của các thế hệ người Việt Nam xưa nay. II. Khái quát về thơ nôm dân tộc và “ Quốc Âm Thi Tập” : 1. Nhìn lại thơ Nôm trong tiến trình phát triển thơ ca của dân tộc: Cho đến nay người ta vẫn chưa biết chính xác thơ Nôm ra đời ở thế kỷ nào. Chỉ biết nó ra đời sau văn học viết bằng chữ Hán. Trước đó nền văn học Trang 10 chữ Hán đang trên đà phát triển và thu được nhiều thành tựu rực rỡ. Nhiều thể loại văn học, nhiều tác phẩm Hán học lớn ra đời, góp phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh giành và giữ nền độc lập của dân tộc. Năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán, thiết lập nhà nước phong kiến Việt Nam. Đất nước độc lập, yêu cầu phải có một thứ chữ viết riêng. Nhu cầu bức thiết ấy đã thúc đẩy sự ra đời của chữ Nôm. Chữ Nôm được dần dần hoàn thiện và đến thế kỷ XIII, người Việt đã dùng nó vào trong sáng tác văn chương. Các tác giả thế kỷ X – XIV đã sử dụng chữ Nôm để Việt hoá thành công hai thể loại văn học ngoại nhập, đó là thơ Đường luật và phú. Người có công đầu tiên trong việc này là Hàn Thuyên. Đại Việt sử ký toàn thư đã từng ghi lại: “Nhâm ngọ [Thiên Bảo] năm thứ tư [1282]. Mùa thu, tháng tám… Bấy giờ có cá sấu đến sông Lô. Vua sai Thượng Thư Hình bộ là Nguyễn Thuyên làm văn ném xuống sông. Con cá sấu tự mất đi. Vua cho là việc này giống như việc của Hàn Dũ, cho đổi họ là Hàn Thuyên. Thuyên lại giỏi làm thơ phú quốc âm. Nước ta thơ phú dùng nhiều quốc âm, thực bắt đầu từ đây”. Lấy hiện tượng Hàn Thuyên, nhiều ý kiến cho rằng thơ Nôm Đường luật ra đời từ đó. Tên tuổi Hàn Thuyên gắn liền với hai chữ Hàn luật. Tiếc rằng hiện nay chưa tìm thấy thơ Nôm Đường luật của Hàn Thuyên. Song sự kiện được ghi chép lại trong Đại Việt sử ký toàn thư, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng được. Bởi đây là một bộ sử chính thức, ghi lại những sự kiện quan trọng của nước ta thời bấy giờ. Sự ra đời của thơ Nôm Đường luật là một bước ngoặt lớn trong tiến trình thơ ca Việt Nam. Từ đây, bên cạnh nền văn học viết bằng chữ Hán còn có nền văn học viết bằng ngôn ngữ dân tộc mà thơ Nôm là thành tựu bước đầu. Thơ Nôm ra đời ở thế kỷ XIII rồi ngày càng được chuẩn hoá và hoàn thiện các mặt từ đề tài thơ, ngôn ngữ thơ … cho đến vần thơ và nhịp điệu thơ. Nhìn Trang 11 lại thơ Nôm trong tiến trình thơ ca dân tộc, sau khi ra đời, thơ Nôm đã phát triển qua các thời kỳ khác nhau gắn liền với những đặc sắc riêng. Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII, đây là giai đoạn phát triển đầu tiên của thơ Nôm Đường luật. Thơ Nôm giai đoạn này đã trải qua những bước thăng trầm: đạt được thành tựu rực rỡ ở thế kỷ XV, thành tựu lớn ở thế kỷ XVI, kém phát triển hơn trong thế kỷ XVII. Và với sự xuất hiện trên thực tế văn bản viết tay của Quốc âm thi tập thì tập đại thành thơ Nôm này đã trở thành “tác phẩm mở đầu cho nền văn học cổ điển Việt Nam” [Xuân Diệu]. Nói như vây, Xuân Diệu muốn khẳng định sự đóng góp to lớn của tập thơ cả về phương diện nội dung lẫn nghệ thuật. Quốc âm thi tập vừa thể hiện một niềm thao thức của một cái tôi suốt đời “âu việc nước, đêm đêm thức nhẵn nẻo sơ chung”, vừa thể hiện chí khí thanh cao, trong sáng của một con người cống hiến hết mình cho non sông đất nước, lại vừa là một túi thơ chứa hết mọi giang san của một tâm hồn lộng gió bốn phương. Tác phẩm là bằng chứng ghi nhận sự nỗ lực lớn lao của Nguyễn Trãi – nỗ lực để “xây dựng một lối thơ Việt Nam” trên cơ sở tiếp thu, vận dụng thể thơ có sẵn ở Trung Quốc. Tuy nhiên, không tuân thủ tính quy phạm chặt chẽ của thơ Đường, Nguyễn Trãi đã đem đến cho Quốc âm thi tập những cách tân tiến bộ, những xu hướng phá cách trong sáng tác Đường luật Nôm. Nguyễn Trãi đã khéo léo, tinh tế trong việc lựa chọn đề tài thơ; hạn chế tối đa ngôn ngữ Hán, các điển tích, điển cố; tận dụng tối đa ngôn ngữ dân tộc, đặc biệt là thành ngữ, tục ngữ, ca dao từ văn học dân gian để làm chất liệu sáng tác thơ Nôm của mình. Gần gũi, gắn bó với quê hương làng mạc Việt Nam, Nguyễn Trãi đã đưa vào Quốc âm thi tập những hình ảnh thơ dân giã, bình dị, khác xa với văn chương bác học của tầng lớp quý tộc phong kiến. Nguyễn Trãi cũng tạo nên một âm điệu mới cho thể thơ 6 chữ xen vào những câu thơ 8 câu 7 chữ. Với những khám phá và thành công về nội dung cũng như nghệ thuật Trang 12 như trên, Quốc âm thi tập có một vị trí quan trọng trong vườn hoa văn học nước nhà. Tác phẩm từ đó cũng ảnh hưởng tới hàng loạt các sáng tác sau này như Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông [cuối thế kỷ XV], Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm [thế kỷ XVI]. Hồng Đức quốc âm thi tập thể hiện sự tìm tòi của Lê Thánh Tông trong việc tìm cho thơ Nôm Đường luật những chức năng mới cho thể loại. Đó là hiện tượng dùng thơ Đường luật để trào phúng và tự sự. Thể thơ 6 chữ trong Hồng Đức quốc âm thi tập vẫn được tác giả Lê Thánh Tông kế tục từ thơ Nôm Nguyễn Trãi. Song đến Bạch Vân quốc ngữ thi tập thì số lượng những câu thơ 6 chữ đã giảm đi rất nhiều. Đề tài, chủ đề dân tộc trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập cũng không đậm nét như trong thơ thế kỷ XV. Nét nổi bật trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm là những đề tài, chủ đề mang tính chất xã hội. “Tư duy thế sự” tạo cho Nguyễn Bỉnh Khiêm “một phong cách triết gia” không thể nhầm lẫn với bất cứ một tác giả nào trước và sau đó. Sang thế kỷ XVII, cùng với việc ban hành nhiều chính sách giáo hoá mới, Trịnh Tạc đã cho thu thập nhiều sách Nôm “có hại cho giáo hoá” đốt đi. Thơ Nôm cùng với văn tự của nó bị coi nhẹ, bị gọi là “cha mách qué”. Điều này trở thành hạn chế chung cho cả một thời kỳ văn học. Sau hơn một thế kỷ phát triển với nhịp điệu bình thường, không có những thành tựu lớn, bước sang thế kỷ XVIII – XIX, thơ Nôm Đường luật khởi sắc trở lại. Hiện tượng thơ Hồ Xuân Hương xuất hiện ở giai đoạn này đã tạo nên sự giao thoa giữa hai nền văn học – văn học viết và văn học dân gian. Nữ thi sĩ này đã tiếp tục xu hướng dân tộc hoá ở các tác giả của thời kỳ trước, đồng thời đã chuyển nhanh thể loại thơ Nôm Đường luật trên con đường dân chủ hoá nội dung và hình thức nghệ thuật. Và nếu như Nguyễn Trãi là người “khai sơn phá thạch” với những thử nghiệm bước đầu để xây dựng một lối thơ Việt Nam thì Hồ Xuân Hương chính là người tạo nên sự ổn định trong chính chỉnh Trang 13 thể của nó: “So trước nhìn sau, mọi người đều thừa nhận rằng thơ Hồ Xuân Hương là rực rỡ nhất vì hình thức thơ đẹp hơn, dân tộc hơn và đại chúng hơn cả” - Nguyễn Đăng Na. Sang giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX, mặc dù đây là giai đoạn cuối cùng của thơ Nôm Đường luật nhưng nó vẫn có những thành tựu đáng kể. Hai tác giả lớn cuối cùng của dòng thơ Nôm Đường luật là Trần Tế Xương và Nguyễn Khuyến. Hai tác giả này đã chuyển thơ Nôm Đường lụât từ văn học trung đại sang văn học cận – hiện đại. Với những vần thơ “cười ra nước mắt” kết hợp nhuần nhuyễn giữa trào phúng và trữ tình, Tú Xương và Nguyễn Khuyến đã nâng tầm khái quát nghệ thuật của thơ Nôm Đường luật lên một bước tiến mới. Chức năng phản ánh xã hội của thể loại này không chỉ dừng ở mức “trữ tình thế sự”, “tư duy thế sự”, trào phúng mà còn vươn lên phản ánh xã hội đương thời bằng ngòi bút chân thực và sinh động. Tuy nhiên, hoàn cảnh lịch sử mới không cho phép sự tồn tại tiếp tục dòng thơ này. Ngày mà Tú Xương “Vứt bút lông đi để viết bút chì” chính là ngày báo hiệu sự suy giảm của thơ Nôm Đường luật. Chữ Nôm không được dùng trong sáng tác. Thể loại thơ Đường luật ghi âm bằng tiếng Hán kết hợp phương thức biểu ý mà trước đó ta gọi bằng thơ Nôm giờ đã nhường chỗ cho thể thơ Đường luật viết bằng chữ quốc ngữ hay còn gọi là tiếng Việt. Như vậy, từ Nguyễn Trãi đến Hồ Xuân Hương, Trần Tế Xương thơ Nôm Đường luật đã trải qua năm thế kỷ phát triển rực rỡ với diện mạo riêng. Qua năm thế kỷ đó, thơ Nôm Đường luật không ngừng vận động, phát triển và ngày càng hoàn thiện. Những tác phẩm thơ Nôm Đường luật còn lại tới ngày nay là vốn cổ quý giá, thể hiện những nỗ lực, cố gắng để xây dựng một lối thơ mang bản sắc dân tộc của ông cha ta. Trang 14 2. Quốc âm thi tập – nhịp cầu nối thơ ca dân gian và thơ ca bác học Theo các tài liệu ghi chép để lại, Quốc âm thi tập không phải là tập thơ đầu tiên viết bằng chữ Nôm. Trước Nguyễn Trãi, vào thế kỷ XIII đã có Nguyễn Thuyên, Nguyên Sĩ Cố làm phú bằng thơ Nôm. Tuy nhiên những tác phẩm ấy vẫn còn ngượng nghịu, gượng ép, lúng túng trong việc sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh làm phương thức biểu đạt. Hơn nữa, những tác phẩm ấy hiện nay đều không còn. Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi là tác phẩm đầu tiên viết bằng ngôn ngữ dân tộc được giữ lại tới tận ngày nay. Xem xét vai trò của Quốc âm thi tập, chúng tôi thấy đây là một tập thơ giữ vị trí quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Quốc âm thi tập bao gồm 254 bài, được viết ở nhiều thời điểm khác nhau trong lúc nhà thơ về trí ẩn ở Côn Sơn. Với sự ra đời của tập thơ này, nó đã khẳng định dứt khoát sự tồn tại trong thực tế dòng văn học tiếng Việt. Từ đây dòng văn học chữ Nôm sẽ phát triển song song với dòng văn học chữ Hán, làm cho văn học dân tộc phát triển phong phú, toàn diện và mạnh mẽ hơn. Quốc âm thi tập được chia làm 4 mục lớn: Vô đề [192 bài]; Thời lệnh môn [21 bài]; Hoa mộc môn [34 bài]; Cầm thú môn [7 bài]. Nhìn chung, bố cục tập thơ vẫn dựa theo công thức phổ biến thời bấy giờ nhưng đã được chỉnh lý, chọn lọc theo ý đồ riêng của tác giả. Trong đó quan trọng nhất là mục Vô đề gồm 13 chủng loại nhỏ: từ Ngôn chí, Mạn thuật, Trần tình … đến Huấn nam tử. Nói mục này quan trọng nhất vì nó chứa đựng đầy đủ nhất tâm tư, tình cảm và Trang 15 tấm lòng sắt son của Nguyễn Trãi với đất nước với nhân dân. Qua Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi muốn gửi gắm một triết lý tình thương bao la, một chủ nghĩa nhân đạo rộng lớn đến con người và cảnh vật. Qua Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi cũng muốn khẳng định vai trò to lớn của tập thơ – nhịp cầu nối giữa hai nền thơ ca của dân tộc. Đó là thơ ca dân gian và thơ ca bác học. Nhịp cầu ấy được thể hiện rõ nét thông qua những khám phá về nội dung và những phát minh về hình thức nghệ thuật. Về nội dung, tiếp thu những thành tựu của nền văn học dân gian và các tác phẩm của nền văn học viết trước đó, Quốc âm thi tập thể hiện lòng yêu nước thương dân với lý tưởng nhân nghĩa cao đẹp. Bên cạnh đó, tập thơ còn ca ngợi chí khí thanh cao, cuộc đời giản dị của một vị anh hùng dân tộc. Đồng thời qua Quốc âm thi tập, người đọc có thể nhận ra một tâm hồn phong phú, đa dạng và rất lãng mạn của Ức Trai, một con người mẫu mực với những triết lí giáo dục đạo đức sâu sắc. Chính nhờ Nguyễn Trãi mà những giá trị của truyền thống, những phong tục, tập quán, những lời giáo huấn chân tình mà sâu sắc của cha ông mới được truyền lại qua bao thế hệ. Về phương diện nghệ thuật, Quốc âm thi tập được đánh giá là đã tạo nên sự bứt phá của dòng thơ Nôm Việt Nam: “Đến Nguyễn Trãi với Quốc âm thi tập mới là một sự bứt lên thành một tiếng Việt văn chương với nhiều sáng tạo: vừa sử dụng nâng cao tiếng nói của nhân dân thường ngày vừa sử dụng trực tiếp chữ Hán, hoặc dịch ra tiếng Việt một cách mạnh dạn, đồng thời cũng tiếp nối hoặc sáng tạo một âm điệu mới cho thể thơ 8 câu 7 chữ là âm điệu câu thơ 6 chữ xen vào từng lúc” [16, tr.19]. Như vậy, khác với tập thơ chữ Hán Ức Trai thi tập thì tập thơ Nôm Quốc âm thi tập đại thành này nhờ sử dụng ngôn ngữ dân tộc, Nguyễn Trãi có thể bộc lộ được tâm tư tình cảm, các sắc thái trữ tình một cách sâu sắc hơn, linh động, uyển chuyển hơn. Vì lẽ đó mà lời thơ dung dị, gần gũi với nếp nghĩ, với lời ăn tiếng nói hằng ngày Trang 16 của mỗi người dân Việt. Song không dừng lại ở việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc, Nguyễn Trãi còn có sự trau chuốt, gọt giũa, cách tân theo những hướng tiến bộ cả mặt ngôn ngữ lẫn thể thơ. Nguyễn Trãi đồng thời cũng hạn chế đến mức tối đa việc vận dụng chữ Hán, thay vào đó là ông dịch ra tiếng Việt một cách dễ nhớ, dễ thuộc. Nguyễn Trãi là một người có ý thức dân tộc sâu sắc, có tinh thần yêu nước nồng nàn. Ta thấy trong Quốc âm thi tập, tác giả đã sử dụng một nguồn thi liệu dân tộc phong phú, từ hệ thống đề tài đến thể thơ, hình ảnh thơ và hệ thống vần thơ, nhịp điệu thơ. Điều đặc biệt đem đến thành công cho tập thơ là tuy sử dụng chất liệu dân gian nhưng không thụ động, Nguyễn Trãi đã vận dụng một cách sáng tạo. Chính vì vậy, Quốc âm thi tập được xem là nhịp cầu, làm cho thơ ca dân gian và thơ ca bác học xích lại gần nhau, giúp cho thơ ca tiếng Việt khắc phục được khuynh hướng ngoại lai và phát triển mạnh mẽ, gần gũi với quần chúng lao động. Tóm lại, ở một thời đại mà nền văn học chữ Hán đang thịnh hành, sự xuất hiện và để lại dấu ấn quan trọng như Quốc âm thi tập là một thành công to lớn của Nguyễn Trãi nói riêng, của nền văn học Việt Nam nói chung. Quốc âm thi tập đã đánh một mốc son chói lọi vào hành trình thơ ca dân tộc. Nỗ lực xây dựng một nền văn hoá, văn học được bộc lộ rõ nét ở vai trò là nhịp cầu nối hai nền thơ ca bác học và thơ ca dân gian. Đặc biệt, với việc sử dụng một cách linh hoạt và sáng tạo những nét nghệ thuật biểu hiện của thơ ca dân tộc, Nguyễn Trãi đã đem đến cho tập thơ của mình một phong vị dân tộc đậm đà, một nét thuần Việt độc đáo. Trang 17 III. Đặc sắc nghệ thuật thơ nôm trong “ Quốc Âm Thi Tập” 1. Quốc âm thi tập nét độc đáo về đề tài: Văn học có khả năng phản ánh hiện thực vô cùng rộng lớn. Đối tượng của văn học bao gồm toàn bộ thế giới tự nhiên và con người. Trong những điều kiện sáng tác nhất định, tuỳ theo kinh nghiệm, vốn sống, trình độ, năng lực, sở thích mà mỗi nhà thơ, nhà văn có thể hướng ngòi bút của mình đến một lĩnh vực, một phạm vi cụ thể của đời sống mà họ yêu thích, am tường. Đọc những vần thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Tế Hanh đã xúc động nói lên nỗi lòng mình: Nhắc tới tên ông là thấy thơ Như một nguồn thiêng chẳng bến bờ Nghìn năm sự việc bao thay đổi Một nét tâm tư chẳng thể mờ Thơ suy nghĩ nhân tình, thế cuộc Thơ ca ngợi cảnh đẹp non sông Thơ nói đến con mèo, con vện Thơ nói về cây trúc, cây thông. Bài thơ đã giúp người đọc hình dung được một số khía cạnh đề tài mà Nguyễn Trãi phản ánh trong Quốc âm thi tập. Trong phạm vi cho phép của bài viết này, chúng tôi xin nghiên cứu hai khía cạnh đề tài tiêu biểu trở thành nét đặc sắc trong thơ Nôm Nguyễn Trãi là đề tài viết về nhân tình, thế cuộc và đề tài viết về tình yêu. a] Quốc âm thi tập- sự kết tinh của những vần thơ viết về nhân tình, thế cuộc: Trang 18 “ Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật” [Beilinski]. Cuộc đời chính là chất liệu, là ngọn nguồn sáng tác cho mỗi nhà thơ, nhà văn. Đọc Quốc âm thi tập, chúng ta có thể nhận ra Nguyễn Trãi có rất nhiều bài thơ nói về thời cuộc. Nguyễn Trãi nói đến thời đại và thông qua thời đại để nói đến cuộc đời riêng của mình. Trong hành trình “tìm đường”, “tìm minh chủ” cũng như những năm tháng làm quan, có lúc Nguyễn Trãi cảm thấy vui vì mình sinh ra gặp thời thế. Ông đã chân thành bày tỏ lòng biết ơn của mình: Phúc thay, sinh gặp thủa thăng bình Nấn ná qua ngày được dưỡng mình. Trong mặt những mừng ơn bầu bạn, Trên đầu luống đội đức triều đình. [Tự thán, bài 29] Nguyễn Trãi cảm thấy mảnh đất mình sinh ra và lớn lên thật đáng quý và thật đáng tự hào: Đất thiên tử dưỡng tôi thiên tử Đời thái bình ca khúc thái bình … Rày mừng thiên hạ hai của: Tể tướng hiền tài, chúa thanh minh. [Thuật hứng, bài 20] Vì cuộc đời tươi đẹp như vậy cho nên nó luôn thôi thúc Nguyễn Trãi thi thố tài năng xây dựng một xã hội vua sáng, tôi hiền; một đất nước có văn hiến, đứng đầu là “Tể tướng hiền tài, chúa thanh minh” đảm đương công việc. Nhưng ước vọng tốt đẹp và những cố gắng của Nguyễn Trãi dần dần sụp đổ. Bản chất muôn đời của chế độ phong kiến cuối cùng cũng bộc lộ rõ ra. Vua Lê nghe lời dèm pha, ton hót của bọn nịnh thần quay sang sát phạt những Trang 19

Video liên quan

Chủ Đề