Quy định thanh toán qua ngân hàng trên 20 triệu năm 2024

Kế toán cần lưu ý những gì đối với hóa đơn trên 20 triệu? Bạn sẽ hạch toán ra sao và chi tiết cụ thể những quy định mới này là thế nào? Bài viết này dịch vụ kế toán Vinatax xin chia sẻ quy định mới về hóa đơn trên 20 triệu các bạn xem chi tiết nhé!

1/ Thuế GTGT

Căn cứ Thông tư 26/2015/TT-BTC tại Điều 1, Khoản 10 sửa đổi, bổ sung Điều 15, Thông tư 39/2014/TT-BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ Tài chính ban hành.

“c] Đối với hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị hàng hoá, dịch vụ mua từ hai mươi triệu đồng trở lên, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hoá, dịch vụ bằng văn bản, hoá đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng thì cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.

Trường hợp khi thanh toán, cơ sở kinh doanh không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã được khấu trừ đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt [kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh thuế GTGT đã kê khai, khấu trừ].”

Khi mua hàng hóa trên 20 triệu đồng, trong kỳ doanh nghiệp đã kê khai thuế GTGT. Nhưng khi thanh toán thì thanh toán bằng tiền mặt. Vậy doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã được khấu trừ đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ thanh toán bằng tiền mặt này.

Kỳ kê khai điều chỉnh giảm số thuế đã kê khai khấu trừ, là kỳ phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt.

Ví dụ:

Trong tháng 12/2014, Công ty A có một hoá đơn mua hàng trị giá 150tr, số thuế GTGT là 15tr. Tại kỳ tính thuế tháng 12, Công ty đã kê khai khấu trừ thuế của Hoá đơn này.

Đến tháng 3/2015, Công ty A thanh toán hoá đơn này bằng tiền mặt. Công ty A khai điều chỉnh giảm số thuế đã kê khai khấu trừ là 15 tr vào tháng 3/2015. Tức là ghi 15 tr giảm trừ này vào chỉ tiêu 37 trênTờ khai 01/GTGT.

2/ Thuế TNDN

Căn cứ Thông tư 78/2014/TT-BTC tại Điều 6, Khoản 1 quy định về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:

“1.Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  1. a] Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
  2. b] Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  3. c] Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên [giá đã bao gồm thuế GTGT] khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.”

Căn cứ theo quy định trên thì những hóa đơn trên 20 triệu đồng thanh toán bằng tiền mặt không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN.

3/ Hạch toán.

Tại thời điểm giao dịch phát sinh chưa xác định được thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ có được khấu trừ hay không, kế toán ghi nhận toàn bộ số thuế GTGT đầu vào trên TK 133. Định kỳ, khi xác định số thuế GTGT không được khấu trừ với thuế GTGT đầu ra, kế toán phản ánh vào chi phí có liên quan, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán [thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ của hàng tồn kho đã bán]

Nợ TK 641, 642,627, 152 ,156, 154 – Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ của các khoản chi phí bán hàng, chi phí QLDN

Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.

Lưu ý: Những hóa đơn thanh toán bằng tiền mặt thì tổng giá trị của hóa đơn không được tính vào chi phí được trừ. Do đó khi làm quyết toán thuế TNDN kế toán loại toàn bộ hóa đơn này ra khỏi chi phí được trừ trước khi tính thuế TNDN [Ghi giá trị của hóa đơn này vào chỉ tiêu B4 tại Tờ khai Quyết toán thuế TNDN Mẫu 03/TNDN]

Trên đây là những quy định thay đổi mới nhất quy định về hóa đơn trên 20 triệu, chúc các bạn thành công.

Quy định hóa đơn trên 20 triệu phải chuyển khoản đã được Bộ Tài chính quán triệt thực hiện trong thời gian gần đây. Đây là giải pháp để cơ quan thuế có thể quản lý chặt chẽ hơn việc kê khai, nộp thuế GTGT của doanh nghiệp.

Hoá đơn có giá trị trên hai mươi triệu phải được chuyển khoản.

1. Quy định thanh toán hóa đơn đầu vào trên 20 triệu

1.1. Hóa đơn đầu vào trên 20 triệu thanh toán chuyển khoản

Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào của đơn vị kinh doanh đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 10, Điều 1, Thông tư 26/2015/TT-BTC.

Theo đó những hàng hoá, dịch vụ có giá trị mua vào [bao gồm cả hàng hoá nhập khẩu] có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên sẽ phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt mới được khấu trừ thuế GTGT.

Ngoại trừ những trường hợp giá trị hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị nhỏ hơn hai mươi triệu đồng, hàng hoá, dịch vụ mua vào từng lần theo hoá đơn nhỏ hơn hai mươi triệu đồng theo giá đã bao gồm thuế GTGT; trường hợp hàng hóa được nhập khẩu là quà biếu tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.

Do đó, với những hóa đơn có giá trị trên hai mươi triệu đồng, đơn vị kinh doanh phải tiến hành thanh toán bằng hình thức chuyển khoản để được hưởng chính sách khấu trừ thuế GTGT theo pháp luật.

Xem thêm bài viết quyết toán thuế doanh nghiệp mới nhất.

1.2. Hóa đơn đầu vào trên 20 triệu thanh toán bằng tiền mặt

Hoá đơn đầu vào có giá trị trên hai mươi triệu đồng nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác được quy định tại Khoản 10, Điều 1, Thông tư 26/2015/TT-BTC thì không được khấu trừ thuế GTGT.

Doanh nghiệp không được khấu trừ thuế GTGT khi thanh toán hoá đơn trên hai mươi triệu bằng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được định nghĩa là chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua đến tài khoản của bên bán và đó phải là tài khoản đã đăng ký hoặc thông báo với cơ quan thuế.

Vì vậy, doanh nghiệp thanh toán hoá đơn đầu vào trên hai mươi triệu đồng bằng tiền mặt thì bị mất quyền lợi khấu trừ thuế GTGT theo quy định.

Khi gặp phải trường hợp này, doanh nghiệp có thể tiến hành khắc phục bằng một số giải pháp sau:

  • Bên mua trao đổi với bên bán để đòi lại khoản tiền mặt đã thanh toán cho bên bán và thực hiện thanh toán chuyển khoản cho bên bán.
  • Bên mua và bên bán có sự thỏa thuận để bên mua viết uỷ nhiệm chi chuyển khoản sang tài khoản của bên bán. Khi tiền đã được chuyển vào tài khoản của bên bán thì bên bán phải tiến hành hoàn lại tiền mặt hoặc séc cho bên mua.

Hoá đơn đầu vào trên hai mươi triệu nhưng người mua thanh toán một nửa bằng tiền mặt.

Khi đó, người mua sẽ được khấu trừ thuế GTGT theo đúng số tiền đã chuyển khoản cho người bán và được tính vào chi phí.

Còn phần thanh toán bằng tiền mặt sẽ không được khấu trừ thuế GTGT.

Ngoài ra, trong một số trường hợp cụ thể, doanh nghiệp có thể gửi công văn để được cục thuế quản lý hướng dẫn giải quyết.

Khi đó, cục thuế sẽ xem xét tình hình thực tế để quyết định có cho phép công ty tiến hành điều chỉnh và chịu trách nhiệm về việc điều chỉnh để có được chứng từ thanh toán qua ngân hàng đáp ứng điều kiện khấu trừ thuế GTGT hay không.

Tuy nhiên, việc này phải được diễn ra trước khi có quyết định kiểm tra, thanh tra của cơ quan thuế.

2. Hóa đơn đầu ra trên 20 triệu thanh toán bằng tiền mặt

Bên bán có khả năng phải chịu phạt khi cho phép thanh toán hoá đơn trên hai mươi triệu bằng tiền mặt.

Đối với hoá đơn đầu ra có giá trị trên hai mươi triệu đồng, người mua phải thanh toán bằng hình thức chuyển khoản thì mới được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

Trong trường hợp, người mua vẫn nhất quyết thanh toán bằng tiền mặt thì cả hai bên đều phải chịu rủi ro.

Bên mua không được khấu trừ thuế GTGT còn bên bán có khả năng phải đối mặt với các mức phạt của cơ quan thuế.

Trong trường hợp, người bán xuất hoá đơn GTGT có giá trị nhỏ hơn hai mươi triệu đồng nhưng xuất nhiều lần trong ngày dẫn đến tổng giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên thì chỉ trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng mới được khấu trừ thuế.

Khi đó, người bán phải là người nộp thuế có mã số thuế, trực tiếp kê khai và nộp thuế GTGT.

Như vậy, theo quy định hóa đơn trên 20 triệu phải chuyển khoản thanh toán bằng chứng từ thanh toán qua ngân hàng hoặc chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác mới được khấu trừ thuế GTGT.

Kế toán viên nên tìm hiểu kỹ vấn đề này để áp dụng trong từng trường hợp cụ thể và được hưởng khấu trừ thuế GTGT theo quy định.

Chủ Đề