Quy định về hiệu lệnh của người điều khiển giao thông như thế nào là đúng

Chắc chắn rằng khi đi ngoài đường, có những lúc bạn sẽ thấy CSGT đứng điều khiển phương tiện di chuyển ở những nơi ngã 3, ngã 4 thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt xe. Vậy có bao giờ bạn hiểu được ý nghĩa của những động tác kia, mà chỉ biết làm theo sự hướng dẫn của CSGT thôi.

Nếu bạn chưa biết ý nghĩa của những động tác đó thì hôm nay, chúng tôi sẽ giải thích cho các bạn biết ý nghĩa, và những câu hỏi lý thuyết có liên quan tới những động tác này.

1.  Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng dừng lại.

Quy định về hiệu lệnh của người điều khiển giao thông như thế nào là đúng

Câu 39 trong tài liệu: Tại nơi đường giao nhau, khi người điều khiển giao thông ra hiệu lệnh tay giơ thẳng đứng để báo hiệu thì người tham gia giao thông phải đi như thế nào?

1 –  Người tham gia giao thông ở phía trước và phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái  người điều khiển được đi.

2 –  Người tham gia giao thông ở các hướng phải dừng lại.

3 –  Tất cả các trường hợp trên.

Trong câu này thì đáp án “b” là đúng.

2. Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi.

Quy định về hiệu lệnh của người điều khiển giao thông như thế nào là đúng

Câu 41 trong tài liệu: Tại nơi đường giao nhau, khi người điều khiển giao thông ra hiệu lệnh bằng 2 tay hoặc 1 tay giang ngang để báo hiệu thì người tham gia giao thông phải đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

1 –  Người tham gia giao thông ở phía trước và phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái  người điều khiển được đi.

2 –  Người tham gia giao thông ở phía trước và phía sau người điều khiển giao thông được đi thẳng; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái  người điều khiển được đi thẳng và rẽ phải.

Trong câu này thì đáp án “a” là đúng.

3. Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.

Câu 40 trong tài liệu: Tại nơi đường giao nhau, khi người điều khiển giao thông ra hiệu lệnh bằng tay phải giơ về phía trước để báo hiệu thì người tham gia giao thông phải đi như thế nào?

1 –  Người tham gia giao thông ở phía sau người điều khiển phải dừng lại; người ở phía trước người điều khiển được rẽ trái; người ở phía bên trái người điều khiển được rẽ trái; người đi bộ qua đường phải dừng lại sau lưng người điều khiển giao thông.

2 –  Người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển phải dừng lại; người ở phía trước người điều khiển được rẽ phải; người ở phía bên trái người điều khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.

Trong câu này thì đáp án “b” là đúng. Lưu ý là đáp án “a” và “b” hơi giống nhau coi chừng nhầm lẫn câu trả lời nhé.

Mẹo để trả lời 3 câu này là:

+ Đối với câu 39 và 40: trong câu hỏi có cụm từ “giơ tay” thì đáp án luôn là đáp án 2.

+ Đối với câu 41: trong câu hỏi có cụm từ “giang tay” thì đáp án luôn là 1.

Xem thêm: 

Mục lục

1. Người điều khiển giao thông là ai?

Căn cứ vào quy định tại Điều 3 Luật Giao thông đường bộ, người điều khiển giao thông sẽ bao gồm:

  • Cảnh sát giao thông (CSGT)
  • Hoặc người dướng dẫn giao thông tại nơi ùn tắc, thi công, bến phà... Tại Điều 8 - Quy chuẩn 41, người này (1) phải được giao nhiệm vụ điều khiển giao thông và (2) mang băng đỏ rộng 10 cm ở khoảng giữa cánh tay phải.
  • Như vậy, bên cạnh đèn báo giao thông, biển báo giao thông và vạch kẻ đường, hiệu lệnh của người điều kiển giao thông cũng là một hình thức báo hiệu đường bộ mà tất cả những người tham giao giao thông đều phải tuân theo.

    Quy định về hiệu lệnh của người điều khiển giao thông như thế nào là đúng

    Căn cứ vào Điều 7 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT (chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2020), hiệu lệnh của người điều khiển giao thông được thể hiện: bằng tay, bằng cờ, bằng còi, hoặc đèn tín hiệu ánh sáng điều khiển giao thông.

    Xem thêm: Các loại biển hiệu lệnh tài xế cần thực hiện đúng dù ngày thường hay nghỉ lễ

    Bài viết dưới đây sẽ giúp các lái xe hiểu rõ hiệu lệnh của người điều khiển giao thông bằng tay và bằng còi để di chuyển thuận lợi hơn và tránh lỗi vi phạm nếu không tuân thủ hiệu lệnh.

    2. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông - Bằng tay

  • Tay giơ thẳng đứng
  • Hiệu lệnh này báo hiệu người tham gia giao thông ở tất cả các hướng đều phải dừng lại

  • Hai tay hoặc một tay dang ngang
  • Quy định về hiệu lệnh của người điều khiển giao thông như thế nào là đúng

    Hiệu lệnh này báo hiệu người tham gia giao thông ở phía trước và sau người điều khiển phải dừng lại. Trong khi đó, người tham gia giao thông ở phía bên phải và trái người điều khiển được đi tất cả các hướng.

    Cánh tay trái người điều khiển giao thông gập đi gập lại sau gáy: Báo hiệu người tham gia giao thông ở bên trái người điều khiển đi nhanh hơn.

    Cánh tay phải người điều khiển giao thông gập đi gập lại trước ngực: Báo hiệu người tham gia giao thông ở bên phải người điều khiển đi nhanh hơn.

    Bàn tay trái hoặc phải của người điều khiển giao thông ở vị trí ngang thắt lưng và đưa lên, xuống: Náo hiệu người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải người điều khiển đi chậm lại.

    Bàn tay trái hoặc phải của người điều khiển giơ thẳng đứng vuông góc với mặt đất: Báo hiệu người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải người điều khiển dừng lại.

  • Tay phải giơ về phía trước
  • Quy định về hiệu lệnh của người điều khiển giao thông như thế nào là đúng

    Hiệu lệnh này báo hiệu người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển dừng lại. Trong khi đó, người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển sẽ được rẽ phải và người tham gia giao thông ở bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng. Còn người đi bộ được phép qua đường phía sau lưng người điều khiển giao thông.

    Đồng thời tay trái giơ về phía trước lặp đi lặp lại nhiều lần, song song với tay phải báo hiệu người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển được rẽ trái qua trước mặt người điều khiển.

    3. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông - Bằng còi

  • 1 tiếng còi dài + mạnh = Dừng lại
  • 1 tiếng còi ngắn + nhanh = Đi
  • 1 tiếng còi dài + 1 tiếng còi ngắn = Rẽ trái qua mặt
  • 2 tiếng còi ngắn + mạnh = Đi chậm lại
  • 3 tiếng còi ngắn + nhanh = Đi nhanh lên
  • Thổi liên tiếp tiếng một + nhiều lần + mạnh = Phương tiện dừng lại đẻ kiểm soát/ Phương tiện vi phạm
  • Bên cạnh việc sử dụng hiệu lệnh bằng tay và còi, người điều khiển giao thông còn có thể sử dụng ánh sáng với yêu cầu là cầm đèn ánh sánh có mặt đỏ giơ cao hướng về phía phương tiện đang chạy tới.

    Hoặc đối với trường hợp người điều khiển giao thông chỉ gậy, gậy chỉ vào hướng nào thì xe ở hướng đó phải dừng lại.

    Câu hỏi đặt ra là trong trường hợp có tín hiệu hoặc hiệu lệnh phải dừng lại mà phương tiện đã đi qua vạch dừng tại các nơi giao nhau thì người tham gia giao thông được phép đi tiếp bởi dừng lại sẽ gây mất an toàn giao thông. Đối với người đi bộ còn đang đi ở lòng thường thì nhanh chóng đi hết hoặc dừng lại ở đảo an toàn. Nếu không có đảo an toàn thì người đi bộ có thể dừng lại ở vạch phân chia hai dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều.

    4. Không tuân thủ hiệu lệnh của CSGT phạt bao nhiêu tiền?

    Quy định về hiệu lệnh của người điều khiển giao thông như thế nào là đúng

    Theo tin tức pháp luật, khi tham gia giao thông, nếu đồng thời xuất hiện cả đèn/biển báo hiệu giao thông, vạch kẻ đường và hiệu lệnh của người điều khiển giao thông thì thứ tự ưu tiên đầu tiên chính là hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

    Tại Điểm b Khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-C, trường hợp không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, lái xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô sẽ bị phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng.

    Đồng thời, hình phạt bổ sung là tước Giấy phép lái xe (GPLX) từ 01 - 03 tháng. Nếu gây tai nạn giao thông thì lái xe sẽ bị tước GPLX từ 02 - 04 tháng. Mức phạt này nặng hơn rất nhiều so với trước đó.

    Do đó, khi tham giao giao thông, chúng ta cần hiểu rõ các hiệu lệnh của người điều khiển giao thông vừa đảm bảo việc đi lại thuận tiện, vừa đảm bảo an toàn cho bản thân và những người tham gia giao thông khác, đồng thời tránh việc mất tiền vì những lỗi "ngớ ngẩn".

    Xem thêm: Lỗi ô tô đè vạch liền trên đường 2 chiều bị phạt nặng từ năm 2020

    Nguồn ảnh: Internet

    Tuấn Phương - Theo Nhà quản lý