Quy định về xử lý ngộ độc thực phẩm

Quy định về xử lý ngộ độc thực phẩm

Quy trình ứng phó sự cố khẩn cấp khi xảy ra ngộ độc thực phẩm

“Ngộ độc thực phẩm” là tình trạng bệnh lý do hấp thụ thực phẩm bị nhiễm hoặc có chứa chất độc, gây hại trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người.

1. Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm.

  • Thức ăn bị nhiễm vi sinh vật: do kí sinh trùng, nấm mốc và men
  • Ô nhiễm các chất hóa học: do thuốc bảo vệ thực vật, thuốc bảo quản thực phẩm,…
  • Thức ăn bị biên chất, ôi thiu.

2. Cách nhận biết một người bị ngộ độc thực phẩm

Sau khi ăn hay uống một thực phẩm bị nhiễm độc (sau vài phút, vài giờ, thậm chí có thể sau một ngày), người bệnh đột ngột có những triệu chứng: buồn nôn và nôn ngay, có khi nôn cả ra máu, đau bụng, đi ngoài nhiều lần (phân nước, có thể lẫn máu), có thể không sốt hoặc sốt cao trên 38 độ C.

3. Cách ứng phó và phòng ngừa khi đối mặt với sự cố ngộ độc thực phẩm

a) Khi có trường hợp ngộ độc thực phẩm xảy ra

– Khi phát hiện trường hợp bị ngộ độc thực phẩm, người phát hiện bình tĩnh, ngay lập tức xử lý và gọi người đến giúp.

– Xác định tình trạng của nạn nhân: còn tỉnh táo hay ngừng thở, ngừng tim

– Tiến hành thực hiện các bước sau:

  • Làm cho nạn nhân nôn ra hết thức ăn đã ăn vào bằng cách uống đầy nước rồi móc họng.
  • Để nạn nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên (phòng chất nôn sặc vào phổi).
  • Hà hơi thổi ngạt và ép tim.
  • Tuyệt đối không tiến hành gây nôn vì như vậy sẽ rất dễ gây sặc thức ăn hoặc tắc thở.
  • Cho nạn nhân nằm nghỉ và uống dung dịch để bù và chống mất nước cho cơ thể.(Dung dịch: hòa 1/2 thìa cà phê muối cộng với 4 thìa cà phê đường trong 1 lít nước).
  • Đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất: bệnh viện khu chế xuất….
  • Mang theo thức ăn nghi ngờ gây ngộ độc, chất nôn hoặc phân để giúp bác sĩ chẩn đoán và điều tri.

b) Công tác phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

  • Thường xuyên tổ chức tự kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động của bếp ăn tập thể tại đơn vị
  • Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Chỉ được phép hoạt động dịch vụ ăn uống sau khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật, kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và có hướng dẫn cụ thể các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể để các cơ sở thực hiện;
  • Tổ chức tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, khám sức khỏe định kỳ cho người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Nếu quý vị   cần thêm thông tin các khóa học An toàn – lao động thì vui lòng liên hệ:

Trung tâm ứng phó sự cố an toàn môi trường 

Address: 160 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 6, Quận 3, TP. HCM

Hotline: 1900 0340   |  Tel: 0903 063 599 (Ms Vân) – 0938 040 020 (Ms Linh)

Email:

Xem thêm các khóa học về An toàn – Môi trường : TẠI ĐÂY

Gây chết người do ngộ độc thực phẩm hiện nay đang là vấn đề gây xôn xao của tất cả mọi người và cũng là vấn đề khiến nhiều người đau đầu. Một phần là do nhiều người không nắm rõ hình thức xử lý của hành vi phạm tội này nên còn khá là dửng dưng trước pháp luật. Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp và cung cấp thêm kiến thức cho mọi người về hành vi này.

Quy định về xử lý ngộ độc thực phẩm

Gây chết người do ngộ độc thực phẩm được xử lý như thế nào?

Mục Lục

  • Quy định của pháp luật về hành vi gây chết người?
  • Quy định về hành vi vi phạm liên quan tới ngộ độc thực phẩm
  • Mức xử phạt hành vi vi phạm liên quan tới ngộ độc thực phẩm
    • Về xử phạt hành chính
    • Về truy tố trách nhiệm hình sự
  • Luật sư hỗ trợ tư vấn hành vi gây chết người trong các vụ việc hình sự

Quy định của pháp luật về hành vi gây chết người?

Hành vi gây chết người được hiểu là hành vi gây tổn hại tới sức khỏe, tính mạng của người khác và dẫn tới chết người. Hành vi gây chết người được chia làm hai loại cụ thể như sau:

  1. Hành vi giết người quy định từ Điều 123-126 Bộ Luật Hình Sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017)
  2. Các hành vi gây chết người không được xem là hành vi giết người quy định tại Điều 123-126 Bộ Luật Hình Sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017)
  • Hành vi làm chết người khi đang thi hành công vụ
  • Hành vi vô ý làm chết người.
  • Hành vi bức tử.
  • Hành vi xúi giục hoặc giúp người khác tự sát.
  • Hành vi giết con mới đẻ.
  • Hành vi giết người do tinh thần bị kích động mạnh.
  • Hành vi giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

>> Xem thêm: Trường hợp nào gây tai nạn chết người nhưng không bồi thường?

Quy định về hành vi vi phạm liên quan tới ngộ độc thực phẩm

Bộ Luật Hình Sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) quy định về tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự như sau:

  • Làm chết người
  • Làm chết 2 người.
  • Làm chết từ 3 người trở lên.

Tùy theo tình tiết tăng nặng mà mức xử phạt cũng tăng theo. Ngoài ra tại Nghị định 178/2013/NĐ-CP cũng quy định về các loại hình kinh doanh dịch vụ liên quan tới ăn uống sau đây:

  • Cửa hàng ăn uống, cửa hàng, quầy kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín.
  • Kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc loại hình chế biến suất ăn sẵn; căn tin kinh doanh ăn uống; bếp ăn tập thể, bếp ăn hoặc nhà hàng ăn uống của khách sạn, khi nghỉ dưỡng; nhà hàng ăn uống.
  • Kinh doanh đường phố.

Quy định về xử lý ngộ độc thực phẩm

Quy định của pháp luật về hành vi liên quan đến ngộ độc thực phẩm

Mức xử phạt hành vi vi phạm liên quan tới ngộ độc thực phẩm

Về xử phạt hành chính

Nghị định 178/2013/NĐ-CP cũng quy định về các loại hình kinh doanh dịch vụ liên quan tới ăn uống nếu vi phạm pháp luật dẫn đến ngộ độc thực phẩm thì phải bị xử phạt như sau:

  • Đối với cửa hàng ăn uống, cửa hàng, quầy kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín: nếu kinh doanh dịch vụ ăn uống không bảo đảm an toàn vệ sinh dẫn tới ngộ độc thực phẩm thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
  • Đối với kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc loại hình chế biến suất ăn sẵn; căn tin kinh doanh ăn uống; bếp ăn tập thể, bếp ăn hoặc nhà hàng ăn uống của khách sạn, khi nghỉ dưỡng; nhà hàng ăn uống: nếu vi phạm pháp luật dẫn đến ngộ độc thực phẩm thì phải bị xử phạt từ 10.000.000 đồng cho đến 15.000.000 đồng.
  • Đối với kinh doanh đường phố: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng cho đến 2.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh đường phố không đảm bảo vệ sinh dẫn tới ngộ độc thực phẩm.

>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm.

Về truy tố trách nhiệm hình sự

Bộ Luật Hình Sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) quy định về tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự như sau:

  • Làm chết người sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng cho đến 500.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 03 năm cho đến 07 năm
  • Làm chết 2 người sẽ bị phạt tù từ 07 năm cho đến 15 năm.
  • Làm chết từ 3 người trở lên sẽ bị phạt tù từ 12 năm cho đến 20 năm.

Quy định về xử lý ngộ độc thực phẩm

Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm liên quan tới ngộ độc thực phẩm

Luật sư hỗ trợ tư vấn hành vi gây chết người trong các vụ việc hình sự

Đội ngũ Luật sư Long Phan PMT nhiều năm tích lũy các kiến thức cũng như kinh nghiệm về các vụ án hình sự sẽ hỗ trợ tận tâm cho Quý khách hàng các vấn đề pháp lý sau:

  • Tư vấn một cách tối ưu các vấn đề pháp lý liên quan tới các vụ việc hình sự.
  • Hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan tới mức xử phạt hành chính liên quan tới vấn đề ngộ độc thực phẩm.
  • Đại diện ủy quyền làm việc với cơ quan nhà nước nếu như khách hàng có yêu cầu liên quan tới hình sự.
  • Giải quyết các vấn đề pháp lý khác theo yêu cầu của khách hàng.

Bài viết trên đây là tổng hợp về các hành vi cũng như mức xử phạt về việc gây chết người do ngộ độc thực phẩm. Nếu Quý khách hàng có thắc mắc về vấn đề giải quyết về mức xử phạt cần TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ thì xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 1900636387. Xin cảm ơn.

Quy định về xử lý ngộ độc thực phẩm

Thạc Sĩ – Luật Sư Phan Mạnh Thăng thành viên đoàn luật sư Tp.HCM. Founder Công ty luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn giải quyết các vấn đề về đất đai, hợp đồng thương mại ổn thỏa và nhanh nhất. Với 7 năm kinh nghiệm của mình đã giải quyết thành công nhiều yêu cầu pháp lý của khách hàng.