Quy trình xử lý báo cháy giả

Vừa qua, Bộ Công an vừa ban hành Thông tư 140/2020/TT-BCA quy định về triển khai các hoạt động chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng công an nhân dân.

Quy trình xử lý báo cháy giả

Hướng dẫn xử lý thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn (Ảnh minh họa)

Theo đó, ngay sau khi tiếp nhận thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn, cán bộ, chiến sĩ trực tại Trung tâm thông tin chỉ huy 114 phải thực hiện ngay những nhiệm vụ sau:

  • Xác định rõ địa chỉ nơi xảy ra cháy, sự cố, tai nạn và nhanh chóng phát lệnh báo động đi chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

  • Báo cáo trực chỉ huy đơn vị, nhận và truyền đạt lệnh điều động lực lượng, phương tiện đi chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của chỉ huy đơn vị đến các bộ phận có liên quan;

  • Chuyển phiếu chiến thuật chữa cháy cho đơn vị đi chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (khi đơn vị thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được bố trí cùng địa điểm với Trung tâm thông tin chỉ huy 114).

Sau đó, cán bộ, chiến sĩ trực tại bộ phận tiếp nhận và xử lý thông tin của các đơn vị cấp Đội thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và Công an cấp huyện khi tiếp nhận thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn thực hiện theo quy định sau:

  • Xác định rõ địa chỉ nơi xảy ra cháy, sự cố, tai nạn (nếu tiếp nhận thông tin trực tiếp) và nhanh chóng phát lệnh báo động đi chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

  • Báo cáo trực chỉ huy đơn vị, nhận và truyền đạt lệnh điều động lực lượng, phương tiện đi chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của chỉ huy đơn vị đến các bộ phận có liên quan;

  • Chuyển phiếu chiến thuật chữa cháy cho người được phân công đi chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (sau đây gọi chung là chỉ huy đơn vị đi chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ).

Thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn sau khi đã điều động lực lượng, phương tiện của đơn vị đi chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ sẽ được xử lý theo trình tự dưới đây:

  • Cán bộ và chiến sĩ sẽ kiểm tra, đánh giá tính xác thực của thông tin nhận được và cập nhật những thông tin mới có liên quan đến đám cháy, sự cố, tai nạn; đồng thời báo cáo và nhận lệnh từ trực chỉ huy đơn vị;

  • Thông báo cho cơ quan y tế để cấp cứu người bị nạn (nếu có); cơ quan điện lực để ngừng cung cấp điện nơi xảy ra cháy, sự cố, tai nạn; đơn vị cấp nước để phục vụ chữa cháy (nếu có); Công an cấp xã; cơ quan, đơn vị khác có trách nhiệm tham gia, hỗ trợ công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt khi có lệnh của người chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (sau đây gọi chung là người chỉ huy);

  • Ghi chép đầy đủ nội dung thông tin nhận được vào số tiếp nhận thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; tổng hợp tình hình và chuyển trực ban đơn vị để báo cáo thông tin vụ việc cho cơ quan cấp trên theo quy định;

  • Báo cáo Trung tâm thông tin chỉ huy 114 trong trường hợp bộ phận tiếp nhận và xử lý thông tin của các đơn vị cấp Đội thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và Công an cấp huyện trực tiếp nhận được thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn.

Lưu ý: Trường hợp thông tin về vụ cháy không thuộc phạm vi địa bàn được phân công thực hiện thì cán bộ, chiến sĩ có trách nhiệm nhanh chóng thông báo thông tin tiếp nhận được cho đơn vị được phân công thực hiện nhiệm vụ chữa cháy; đồng thời, báo cáo chỉ huy đơn vị để điều động lực lượng, phương tiện đi chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nếu khoảng cách từ nơi xảy ra cháy, sự cố, tai nạn đến đơn vị ngắn hơn đơn vị được phân công thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc sẵn.

Xem chi tiết tại: Thông tư 140/2020/TT-BCA, có hiệu lực từ ngày 08/02/2021.

Lê Thanh

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]

Lỗi báo cháy giả là lỗi khá phổ biến của nhiều hệ thống báo cháy hiện nay. Việc chuông báo cháy tự kêu khi không thực sự có cháy nổ xảy ra gây nên sự phiền phức cho những người xung quanh. Vậy nguyên nhân nào gây nên hiện tượng báo cháy giả? Cách khắc phục như thế nào?

Lỗi báo cháy giả nguyên nhân do đâu?

Lỗi báo cháy giả là lỗi mà chuông báo cháy tự kêu khi không thực sự có cháy nổ xảy ra.

– Báo cháy giả do thiết kế lắp đặt có thể vì:

+ Lắp đặt đầu báo cháy không phù hợp với môi trường như lắp đặt đầu báo khói ở nơi thường có bụi bám,…

+ Lắp đặt quá nhiều đầu báo trên 1 kênh tín hiệu của trung tâm báo cháy

+ Dây tín hiệu của hệ thống báo cháy có tiết diện quá nhỏ.

+ Lắp đặt không đồng bộ, các thiết bị của các hãng khác nhau có tùy chỉnh khác nhau

Quy trình xử lý báo cháy giả

– Hiện tượng báo cháy giả do quá trình vận hành, sử dụng có thể vì:

+ Không vệ sinh, bảo dưỡng, bảo trì hệ thống kỹ thuật tòa nhà đúng quy trình, bởi các đầu báo khói thường không phân biệt được khói và bụi, nếu trong quá trình sử dụng, bụi bám lâu ngày đạt đến ngưỡng của thiết bị sẽ gây báo cháy giả.

+ Thiết bị báo cháy bị trục trặc

+ Cư dân kích hoạt hệ thống báo cháy bằng tay như trẻ nhỏ ấn nhầm nút, hay người lớn trong khi di chuyển vô tình chạm vào nút chuông báo cháy.

Cách khắc phục lỗi chuông báo cháy tự kêu

Để khắc phục hiện tượng báo cháy giả, chuông báo cháy tự kêu, ban quản lý nhà chung cư cần phối hợp với ban quản trị tòa nhà xử lý các nguyên nhân trên. Cụ thể là:

– Thiết kế, lắp đặt hệ thống PCCC chung cư đúng tiêu chuẩn về mật độ, chất lượng và yêu cầu đồng bộ, đảm bảo chất lượng thiết bị và hoạt động của hệ thống: sử dụng đầu báo nhiệt cố định cho các khu vực bếp, phòng máy là những nơi thường xuyên có sự thay đổi về nhiệt; sử dụng đầu báo nhiệt thay thế cho đầu báo khói cho những nơi thường xuyên có bụi bám; tùy chỉnh đầu báo của hệ thống,…

Quy trình xử lý báo cháy giả

– Thường xuyên kiểm tra, bảo trì bảo dưỡng hệ thống PCCC chung cư nhằm phát hiện sớm sự cố kỹ thuật, đảm bảo hoạt động của hệ thống báo cháy và toàn bộ hệ thống kỹ thuật tòa nhà: tiến hành bảo trì định kỳ 6 tháng 1 lần, đặc biệt đầu báo khói cần được vệ sinh thường xuyên để không cản trở báo cháy, vận hành hệ thống kỹ thuật tòa nhà an toàn, cô lập ngay các thiết bị có dấu hiệu hư hỏng hoặc đã hư hỏng để bảo trì thay thế ngay để hạn chế phát sinh báo cháy giả.

– Cần thông báo cho cư dân không được xem nhẹ hiện tượng báo cháy giả; đồng thời tuyên truyền, nâng cao ý thức của mỗi người trong việc tuân thủ các nội quy chung cư, không tự ý kích hoạt hệ thống báo cháy. Đối với các đối tượng tự ý kích hoạt báo cháy với mục đích xấu và cố ý nghịch ngợm sẽ bị sử phạt theo quy định tại điều 18 Nghị định số 52/2012/NĐCP ngày 14/6/2012 của Chính phủ về xử phạt các hành vi vi phạm về thông tin báo cháy.

Công ty CPPT công nghệ Ngày Đêm là đơn vị chuyên bảo trì, bảo dưỡng hệ thống pccc trên toàn quốc. Để khắc phục lỗi báo cháy giả, chuông báo cháy tự kêu bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ theo thông tin dưới đây: