Quyết định bộ bảo hiểm xe máy 2022

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định số 03/2021/NĐ-CP, phạm vi bồi thường thiệt hại của bảo hiểm bao gồm: 

  • Trường hợp bên thứ ba thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe, tính mạng và tài sản do xe cơ giới gây ra.
  • Trường hợp hành khách thiệt hại về sức khỏe, tính mạng do xe cơ giới gây ra.

Cũng theo Thông tư số 04/2021/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 15/01/2021, biểu phí bảo hiểm xe máy [chưa bao gồm 10% thuế giá trị gia tăng] được quy định như sau:

  • Xe mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh dưới 50cc và xe gắn máy [bao gồm xe máy điện]: 55.000 đồng.
  • Xe mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh trên 50cc: 60.000 đồng.
  • Xe mô tô 3 bánh và các loại xe còn lại: 290.000 đồng.
Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới [Nguồn: Sưu tầm]

2. Quyền lợi khi mua bảo hiểm xe máy bắt buộc

Theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 03/2021/NĐ-CP, chủ phương tiện khi mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự sẽ được hưởng quyền như sau: 

  • Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho người được bảo hiểm số tiền mà người được bảo hiểm đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại. 
  • Trường hợp người được bảo hiểm chết, mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho người bị thiệt hại hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại [trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết] hoặc đại diện của người bị thiệt hại [trong trường hợp người bị thiệt hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa đủ sáu tuổi].

Cụ thể, theo điều 4 Thông 04/2021/TT-BTC quy định mức trách nhiệm chi trả bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự như sau:

- Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng do xe cơ giới gây ra là một trăm năm mươi [150] triệu đồng cho một người trong một vụ tai nạn. 

- Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản: 

  • Do xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy [kể cả xe máy điện] và các loại xe có kết cấu tương tự theo quy định của Luật Giao thông đường bộ gây ra là năm mươi [50] triệu đồng trong một vụ tai nạn. 
  • Do xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe máy chuyên dùng theo quy định của Luật Giao thông đường bộ gây ra là một trăm [100] triệu đồng trong một vụ tai nạn.
Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng do xe cơ giới gây ra là 150 triệu đồng/người/vụ tai nạn [Nguồn: Sưu tầm]

3. Quy định người dân cần biết về bảo hiểm xe máy bắt buộc từ 2022

Nghị định 03/2021/NĐ-CP đã đưa ra một số điểm mới về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự, theo đó, chủ xe cơ giới cần nắm rõ để đảm bảo quyền lợi cá nhân và tránh vi phạm luật. 

- Khoản 3 Điều 7 quy định về phí bảo hiểm như sau: “Căn cứ vào lịch sử tai nạn của từng xe cơ giới và năng lực chấp nhận rủi ro của mình, doanh nghiệp bảo hiểm chủ động xem xét, điều chỉnh tăng phí bảo hiểm. Mức tăng phí bảo hiểm tối đa là 15% tính trên phí bảo hiểm do Bộ Tài chính quy định”.

- Khoản 1 Điều 9 nêu rõ thời hạn bảo hiểm được quy định trên Giấy chứng nhận bảo hiểm, có hiệu lực tối thiểu 01 năm và tối đa 03 năm.

Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Nghị định 03/2021/NĐ-CP, chủ xe cần lưu ý 8 trường hợp không được công ty bảo hiểm bồi thường. Cụ thể: 

  • Tai nạn gây ra bởi hành động cố ý của chủ xe, lái xe hoặc của bên thứ ba bị thiệt hại.
  • Người lái xe gây tai nạn và cố ý bỏ chạy và không thực hiện đúng trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
  • Người lái xe chưa đủ tuổi hoặc quá độ tuổi điều khiển xe cơ giới theo quy định pháp luật về giao thông đường bộ.
  • Chủ xe cơ giới gây ra hậu quả gián tiếp bao gồm: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.
  • Tai nạn liên quan đến chiến tranh, khủng bố hoặc động đất. 
  • Người lái xe gây ra tai nạn sau khi sử dụng chất kích thích bị cấm theo quy định của pháp luật.
  • Chủ xe gây thiệt hại về tài sản có giá trị cao như đá quý, vàng, bạc, các loại tiền hoặc giấy tờ tương đương đồ cổ, thi hài hoặc hài cốt, tranh ảnh quý hiếm.

>>> Xem thêm: Lỗi không có bảo hiểm xe máy bị phạt bao nhiêu?

Điều 13 Nghị định 03/2021/NĐ-CP nêu 8 trường hợp chủ xe không được công ty bảo hiểm bồi thường [Nguồn: Sưu tầm]

4. Xe máy điện có cần phải mua bảo hiểm bắt buộc?

Khoản 2 Điều 3 tại Nghị định số 03/2021/NĐ-CP đã giải thích rõ về các loại phương tiện giao thông và xe máy chuyên dùng thuộc xe cơ giới. Cụ thể: “Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bao gồm: Xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy [kể cả xe máy điện] và các loại xe có kết cấu tương tự theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.”

Điều này có nghĩa rằng xe máy điện là xe cơ giới và được quy định trong văn bản pháp luật về việc áp dụng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự. Khoản 1 Điều 9 của Nghị định này nêu rõ thời hạn bảo hiểm cho xe máy điện tối thiểu là 1 năm và tối đa là 3 năm. 

Mức phí tham gia bảo hiểm bắt buộc đối với xe máy điện là 55.000 đồng

>> Xem thêm: Tham gia giao thông bằng xe máy điện có phải mua bảo hiểm không?

Như vậy, quy định pháp luật đã có thông tin rõ ràng về phương tiện tham gia giao thông [trong đó có cả xe máy điện] phải có bảo hiểm bắt buộc. Bên cạnh đó, mức trách nhiệm bảo cũng được tăng lên nhằm đảm bảo quyền lợi và giảm gánh nặng tài chính cho người tham gia giao thông trong trường hợp xảy ra tai nạn ngoài ý muốn.

Quý khách hàng có nhu cầu sở hữu xe máy điện VinFast có thể đặt mua xe Online trên website chính thức của VinFast hoặc mua trực tiếp tại hệ thống Showroom/đại lý VinFast trên toàn quốc. Tại đây, khách hàng sẽ được chuyên viên kinh doanh tư vấn lựa chọn các dòng xe máy điện phù hợp và hướng dẫn các thủ tục đăng ký xe, mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự xe máy để bảo vệ quyền lợi cá nhân và tuân thủ các quy định của pháp luật. 

Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

* Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo.

>>> Xem thêm:

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là một trong những loại giấy tờ mà người điều khiển phương tiện bắt buộc phải mang theo khi tham gia giao thông theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ.

Theo đó, bảo hiểm xe máy là cách thường được dùng để chỉ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe máy.

Đối chiếu với khoản 1 Điều 6 Nghị định 03/2021/NĐ-CP, bảo hiểm xe máy được thể hiện thông qua giấy chứng nhận bảo hiểm. Đây là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự giữa chủ xe với doanh nghiệp bảo hiểm.

Mỗi xe được cấp 01 Giấy chứng nhận bảo hiểm [có thể dưới dạng Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử] nếu bị mất phải có văn bản đề nghị doanh nghiệp bảo hiểm [nơi đã cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm] cấp lại Giấy này. 
 

Bảo hiểm xe máy có mấy loại?

Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 03/2021:

3. Ngoài việc tham gia hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo điều kiện, mức phí bảo hiểm, mức trách nhiệm bảo hiểm quy định tại Nghị định này, chủ xe cơ giới và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm về mở rộng điều kiện bảo hiểm, mức trách nhiệm bảo hiểm tăng thêm và mức phí bảo hiểm bổ sung tương ứng. Trong trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm tách riêng phần bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới trong Giấy chứng nhận bảo hiểm.

Như vậy, hiện nay bảo hiểm xe máy có 02 loại:

- Bảo hiểm xe máy bắt buộc;

- Bảo hiểm xe máy tự nguyện.
 

Bảo hiểm xe máy bao nhiêu tiền?

Hiện nay, mức phí bảo hiểm xe máy bắt buộc [bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của phương tiện] được quy định tại Thông tư 04/2021/TT-BTC. Mức phí bảo hiểm tùy theo từng phương tiện như sau [chưa bao gồm 10% VAT]:

- Xe máy dưới 50cc, xe máy điện là 55.000 đồng;

- Xe máy trên 50cc là 60.000 đồng;

- Các loại xe gắn máy còn lại: 290.000 đồng.

Còn bảo hiểm xe máy tự nguyện giá bao nhiêu phụ thuộc vào hợp đồng bảo hiểm giữa người dân và doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm.

Xem thêm: Bảo hiểm xe máy bắt buộc: Mua ở đâu là chuẩn?


Bảo hiểm xe máy: Toàn bộ quy định người dân cần biết [Ảnh minh họa]
 

Bảo hiểm xe máy có tác dụng gì?

Theo Điều 14 Nghị định 03, nguyên tắc bồi thường của bảo hiểm xe máy bắt buộc đó là: 

1. Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho người được bảo hiểm số tiền mà người được bảo hiểm đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Trường hợp người được bảo hiểm chết, mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho người bị thiệt hại hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại [trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết] hoặc đại diện của người bị thiệt hại [trong trường hợp người bị thiệt hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa đủ sáu tuổi].

Mức bồi thường cụ thể cho từng loại thương tật, thiệt hại về người được xác định theo Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về người theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 03/2021/NĐ-CP hoặc theo theo thoả thuận [nếu có] giữa người được bảo hiểm và người bị thiệt hại hoặc người thừa kế hoặc đại diện của người bị thiệt hại, nhưng không vượt quá mức bồi thường quy định tại Phụ lục I.

Trường hợp có quyết định của Tòa án thì căn cứ vào quyết định của Tòa án nhưng không vượt quá mức bồi thường quy định tại Phụ lục I.

Trường hợp nhiều xe cơ giới gây tai nạn dẫn đến thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, mức bồi thường được xác định theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm nhưng tổng mức bồi thường không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm.

Đối với vụ tai nạn được cơ quan có thẩm quyền xác định nguyên nhân do lỗi hoàn toàn của bên thứ ba, thì mức bồi thường bảo hiểm về sức khỏe, tính mạng đối với các đối tượng thuộc bên thứ ba bằng 50% mức bồi thường quy định tại Phụ lục I hoặc theo thoả thuận nhưng không vượt quá 50% mức bồi thường quy định tại Phụ lục I.

Từ 01/3/2021, mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về người do xe cơ giới gây ra là 150 triệu đồng/01 người/01 vụ tai nạn [theo Thông tư 04].

Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản/01 vụ tai nạn được xác định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm...

Còn với bảo hiểm xe máy tự nguyện, chủ xe nhận được quyền lợi gì cũng phụ thuộc vào nội dung hợp đồng, thỏa thuận giữa bên bán bảo hiểm và bên mua bảo hiểm. Người mua có thể lựa chọn bảo hiểm cho chủ xe hoặc bảo hiểm cho chính chiếc xe... Trong khi đó, bảo hiểm xe máy bắt buộc chỉ chi trả cho bên thứ 03 bị thiệt hại [không phải chủ xe].

Xem thêm…


Xe máy không mua bảo hiểm có bị phạt?

Theo đúng tinh thần "tự nguyện", chủ xe máy không mua bảo hiểm tự nguyện không bị phạt. Nhưng nếu không có bảo hiểm xe máy bắt buộc, khi bị lực lượng chức năng kiểm tra, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt.

Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng.

Có thể thấy, mức phạt này cao hơn nhiều so với giá bảo hiểm xe máy bắt buộc. Tuy nhiên, không phải ai cũng chấp hành đầy đủ quy định của pháp luật về việc mua bảo hiểm bắt buộc cho xe máy.

>> Ô tô, xe máy không tham gia bảo hiểm bắt buộc vẫn được đền bù

>> Bảo hiểm xe máy bắt buộc: Giá, mức hưởng, thủ tục hưởng

Video liên quan

Chủ Đề