Răng khôn mọc lệch uống thuốc gì?

Cơn đau nhức khi mọc răng khôn là tình trạng mà khá nhiều người phải đối mặt. Cũng bởi vậy mà giai đoạn này bạn sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, bất tiện trong ăn uống và giao tiếp. Vậy mọc răng khôn uống thuốc gì để giảm sưng viêm? Bài viết này sẽ đưa ra một số gợi ý hữu ích cho bạn!

Tại sao mọc răng khôn lại bị đau?

Răng khôn là răng cuối cùng xuất hiện trên cung hàm do vậy nó thường không đủ chỗ để phát triển một cách bình thường. Bên cạnh đó, trong quá trình mọc nó sẽ phải đâm xuyên qua lớp nướu để có thể trồi lên trong miệng. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau nhức dữ dội khi răng số 8 mọc. Thậm chí, có người còn không thể ngủ nỗi do gặp phải tình trạng này.

Răng khôn mọc lệch uống thuốc gì?

Hầu hết các trường hợp mọc răng khôn đều bị đau

Đáng chú ý, nếu cơn đau răng khôn kéo dài và không thuyên giảm cho dù đã đã dùng thuốc giảm đau thì rất có thể nó đã bị mọc lệch, mọc kẹt dưới nướu hoặc trong xương hàm… Đây là tình trạng nguy hiểm và dễ gây ra biến chứng, bắt buộc bạn phải loại bỏ chúng sớm nhất có thể.

Mọc răng khôn uống thuốc gì để giảm đau hiệu quả?

Mọc răng khôn uống thuốc gì để giảm đau và hiện tượng sưng viêm là vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Theo các bác sĩ, trong từng trường hợp, bạn có thể áp dụng các loại thuốc khác nhau. Cụ thể

Răng khôn đau nhẹ và hơi sưng

Trường hợp răng khôn chỉ đau nhẹ và hơi sưng thì bạn có thể sử dụng gel làm tê hoặc thuốc Spiramycin. Cụ thể:

  • Gel gây tê

Bạn có thể tự dùng gel gây tê để giảm đau răng khôn mà không cần bác sĩ kê đơn. Hoạt chất benzocaine có trong loại gel này có tác dụng làm thuyên giảm nhanh triệu chứng sưng viêm, đau nướu. Tuy nhiên, trước khi sử dụng nó, bạn cần xem thành phần thuốc có phù hợp với cơ địa của mình không để tránh gây dị ứng.

Răng khôn mọc lệch uống thuốc gì?

Gel bôi gây tê Dentinox có tác dụng tại chỗ

  • Spiramycin

Trường hợp chỉ đau răng khôn nhẹ và lợi hơi sưng thì bạn cũng có thể dùng Spiramycin. Đây là thuốc kháng sinh uống với liều lượng 6 viên mỗi ngày cho 3 lần uống.

Bên cạnh đó, bạn cũng tham khảo sử dụng một loại thuốc kháng sinh khác có tác dụng tương tự như amoxicyclin, tetracylin, doxycyclin hay spiramycin…Chúng đều có tác dụng hiệu quả trong việc giảm sưng đau răng khôn.

Đau răng khôn nặng và sưng to

Nếu đau răng khôn nặng và sưng to hơn, bạn nên uống thuốc Ibuprofen. Đây là một trong những loại thuốc giảm đau rất an toàn và hữu hiệu, được bày bán ở tất cả các hiệu thuốc. Tất cả những thông tin về hướng dẫn sử dụng thuốc cũng như liều dùng đều sẽ được các dược sĩ hướng dẫn cụ thể cho bạn mà không cần sự kê đơn của bác sĩ.

Mọc răng khôn uống thuốc gì khi đau răng và sốt?

Trường hợp đau răng khôn kèm theo triệu chứng sốt thì bạn uống Spiramycin kết hợp với thuốc giảm đau Paracetamol với liều lượng như sau:

  • Spiramycin: 6 viên/ngày trong 3 lần uống.
  • Paracetamol: 3 viên/ ngày trong 3 lần uống.

Răng khôn mọc lệch uống thuốc gì?

Thuốc Spiramycin giảm đau răng khôn

Một số lưu ý khi dùng thuốc giảm đau răng khôn

Một số lưu ý quan trọng khi dùng thuốc giảm đau răng khôn cho bạn là:

  • Các biến chứng nặng xuất hiện do răng khôn mọc lệch, mọc ngầm không thể điều trị khỏi bằng thuốc. Lúc này bạn cần tới phòng khám nha khoa để nhổ bỏ răng này.
  • Các loại thuốc kể trên chỉ có tác dụng giảm đau, kháng viêm tạm thời và hoàn toàn không phải là phương pháp điều trị triệt để.
  • Khi mọc răng khôn bị sưng đau bạn cần hạn chế há miệng và dùng tay sờ vào vùng mọc răng. Lúc này việc dùng thuốc kháng sinh và giảm đau, chống viêm là điều cần thiết.
  • Kết hợp uống thuốc giảm đau răng khôn với việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ để hạn chế tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn xâm nhập và tấn công.

Theo các bác sĩ, bạn có thể dùng thuốc để thuyên giảm cảm giác đau nhức do mọc răng khôn. Tuy nhiên việc tới phòng khám nha khoa uy tín để kiểm tra tình trạng răng mọc là điều cần thiết. Có như vậy bạn mới phát hiện sớm dấu hiệu răng khôn mọc lệch, mọc kẹt hoặc mọc ngầm để sớm có phương pháp khắc phục kịp thời.

Mọc răng khôn là hiện tượng thường gặp ở người trưởng thành từ 18 - 25 tuổi. Răng khôn còn gọi là răng số 8, là chiếc răng mọc cuối cùng trong hàm (khi khuôn răng đã phát triển hoàn thiện). Răng khôn có thể mọc theo nhiều phương hướng khác nhau: Mọc thẳng, mọc ngầm, mọc ngang, ngược về phía xương hàm,... gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe răng miệng.

Răng khôn không đóng bất kỳ vai trò gì trong toàn bộ cung hàm, thậm chí còn gây đau đớn cho bệnh nhân. Quá trình mọc răng khôn thường kéo dài tới 3 - 5 tháng. Khi mọc răng khôn, người bệnh thường có các biểu hiện sau:

  • Vùng nướu bị sưng;
  • Sốt cao, nhức đầu;
  • Cứng hàm;
  • Hơi thở có mùi hôi;
  • Chán ăn.

Với câu hỏi trên, đáp án là có. Khi mọc răng khôn và đi khám tại bệnh viện hoặc phòng khám nha khoa, người bệnh cũng thường được bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau, kháng viêm tại nhà.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc giảm đau răng khôn cần phải cẩn trọng. Một số trường hợp không được khuyến khích dùng thuốc. Ví dụ như phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người mắc bệnh lý về thận, gan,... Nguyên nhân vì thuốc Tây phần lớn đều tồn tại những tác dụng phụ, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.

Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng thuốc đau răng khôn do cơn đau nhức vượt quá sức chịu đựng thì người bệnh nên dùng đúng liều lượng và thời gian được bác sĩ chỉ định để đảm bảo an toàn.

Đau răng khôn uống thuốc gì? Sử dụng thuốc giảm đau phù hợp là biện pháp quan trọng giúp cải thiện cơn đau răng khôn. Cụ thể, các loại thuốc giảm đau răng khôn nhanh thường được sử dụng là:

3.1 Gel gây tê

Các loại gel gây tê miệng như Anbesol hoặc Orajel được sử dụng để bôi trực tiếp vào nướu hoặc răng, làm giảm đau do mọc răng khôn, tổn thương nướu,... Thành phần chính của các loại gel này là benzocain - 1 hoạt chất gây tê cục bộ giảm đau theo cơ chế ngăn chặn tín hiệu của các dây thần kinh. Thuốc có thể sử dụng ở cả trẻ em và người lớn (với liều dùng khác nhau). Thuốc thường được bào chế dạng gel bôi, tuy nhiên cũng có dạng bào chế khác như dung dịch thoa răng hoặc dạng xịt.

Đối với hầu hết các trường hợp, gel gây tê an toàn khi sử dụng trong cả ngày. Tuy nhiên, với người lớn, thuốc được sử dụng lượng nhỏ mỗi lần, tối đa 4 lần/ngày, dùng không quá 7 ngày liên tục. Trẻ em cần dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, cần thận trọng khi dùng thuốc ở người có tiền sử dị ứng với benzocain.

3.2 Thuốc giảm đau không kê đơn

Các loại thuốc giảm đau không kê đơn được sử dụng phổ biến trong nha khoa để làm giảm triệu chứng đau do mọc răng khôn. Các thuốc đó là:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID), gồm: Ibuprofen, naproxen hoặc gel diclofenac;
  • Acetaminophen.

Ibuprofen là 1 loại thuốc chống viêm không steroid có tác dụng tốt đối với chứng đau răng khôn. Thuốc có thể làm giảm tình trạng viêm thường gặp ở các chứng đau nhức liên quan tới răng miệng. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, hỗn dịch uống hoặc viên nang gel lỏng.

Lưu ý khi sử dụng: Một số đối tượng không nên sử dụng ibuprofen như: Người đang dùng aspirin, thuốc làm loãng máu, thuốc ức chế men chuyển, corticosteroid, lasix, lithium và methotrexate,... Ngoài ra, sử dụng ibuprofen kéo dài có thể gây kích ứng, tổn thương dạ dày, gan, thận, dẫn đến viêm loét dạ dày - tá tràng hoặc viêm gan, viêm thận. Đồng thời, loại thuốc này cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Acetaminophen là 1 loại thuốc giảm đau không kê đơn thường được sử dụng để kiểm soát các cơn đau răng, đặc biệt là với bệnh nhân dị ứng với ibuprofen. Acetaminophen được bào chế dưới dạng công thức hỗn dịch uống, viên nén hoặc viên nang gel lỏng. Đây là thuốc giảm đau và không có đặc tính chống viêm.

Lưu ý khi sử dụng: Acetaminophen là thành phần của nhiều loại thuốc khác nên bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ về loại thuốc mình đang dùng trước khi sử dụng Acetaminophen để giảm đau răng khôn. Bên cạnh đó, với liều lượng lớn, Acetaminophen có thể gây tổn thương gan. Bệnh nhân cũng không nên uống rượu khi đang dùng thuốc Acetaminophen vì rượu kết hợp với thuốc có thể gây tổn thương gan.

3.3 Thuốc giảm đau kê đơn

Với các trường hợp đau răng khôn nghiêm trọng, không cải thiện triệu chứng khi sử dụng thuốc giảm đau thông thường thì bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau theo toa. Các thuốc giảm đau theo toa gồm:

  • Corticosteroid;
  • Opioid.

Corticosteroid là thuốc kê đơn, có tác dụng làm dịu khu vực bị viêm, giảm sưng, điều trị đau răng khôn. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén và thuốc tiêm.

Lưu ý khi sử dụng: Thuốc Corticosteroid có thể gây một số tác dụng phụ như: Tăng cân và giữ muối trong cơ thể, thay đổi tâm trạng, khó ngủ, tăng nguy cơ viêm loét dạ dày, mỏng xương và da, suy yếu hệ thống miễn dịch, lượng đường trong máu cao,... Để hạn chế các tác dụng phụ, bác sĩ thường kê thuốc ở liều thấp nhất có thể, tăng lên khi cần thiết.

Opioid là thuốc giảm đau có chất gây nghiện, thường được sử dụng ngắn hạn để điều trị các cơn đau cấp tính như đau răng khôn dữ dội, đau sau khi nhổ răng khôn. Opioid có chứa opiate tự nhiên, bán tổng hợp hoặc tổng hợp như: Codeine, Fentanyl, Morphine, Oxycodone, Oxycodone kết hợp acetaminophen,...

Lưu ý khi sử dụng: Thuốc Opioid có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, buồn ngủ, ngứa da, táo bón, các vấn đề về hô hấp, gây nghiện,... Do đó, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ về liều dùng và cách dùng thuốc phù hợp, tránh được những rủi ro không mong muốn.

Thực tế, thuốc đau răng khôn có thể gây ra khá nhiều tác dụng phụ. Do đó, lời khuyên cho bệnh nhân muốn giảm đau bằng phương pháp này an toàn chính là cần tuân thủ các nguyên tắc sử dụng thuốc được bác sĩ chỉ định. Đồng thời, bạn còn cần lưu ý tới những vấn đề quan trọng như:

  • Kiểm tra hạn sử dụng của thuốc giảm đau trước khi uống, nếu thuốc quá hạn thì nên bỏ ngay;
  • Chỉ nên sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian ngắn (không dùng quá 7 ngày);
  • Trong trường hợp uống thuốc giảm đau không mang lại hiệu quả thì bạn nên ngưng dùng thuốc, tìm gặp bác sĩ để được kiểm tra, tư vấn phương pháp khác phù hợp hơn;
  • Không sử dụng thuốc giảm đau nếu bệnh nhân bị dị ứng với bất kỳ thành phần, tá dược nào của thuốc;
  • Trong trường hợp thuốc giảm đau răng khôn gây ra tác dụng phụ như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, phát ban da,... thì người bệnh nên ngưng dùng thuốc và liên hệ ngay với bác sĩ để được khắc phục;
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc giảm đau ở phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú;
  • Tránh sử dụng thức ăn, nước uống quá nóng hoặc quá lạnh. Những loại thực phẩm chứa nhiều axit, đường hoặc chất gây kích ứng răng,... cũng cần hạn chế sử dụng;
  • Dùng chỉ nha khoa để làm sạch các mảnh thức ăn thừa và vi khuẩn trên răng khôn;
  • Kê cao gối khi ngủ để làm giảm áp lực lên răng, cải thiện các cơn đau;
  • Súc miệng bằng nước muối ấm để loại bỏ vi khuẩn, cải thiện cơn đau.

Ngoài sử dụng thuốc giảm đau răng khôn, người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp giảm đau răng khôn khác như:

  • Chườm đá: Sử dụng túi chườm đá, chườm lên vùng hàm mọc răng khôn tối đa 15 phút/lần để chống viêm, làm tê răng, hạn chế các cơn đau;
  • Súc miệng với nước muối: Nước muối có đặc tính khử trùng tự nhiên nên có thể loại bỏ sự tích tụ của vi khuẩn trong nướu, ngăn ngừa các cơn đau răng. Để súc miệng với nước muối, bệnh nhân nên hòa vài thìa muối vào 1 cốc nước ấm, dùng nước này súc miệng trong 2 phút rồi nhổ ra;
  • Trà xanh: Chất tanin trong trà xanh có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, hỗ trợ giảm sưng do nhiễm trùng vi khuẩn. Người bị đau răng khôn có thể pha 1 tách trà, đặt tách trà vào tủ lạnh (kèm túi trà). Khi trà lạnh thì dùng túi trà xanh đặt lên vị trí răng khôn bị đau;
  • Hành tây: Hành tây có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, hỗ trợ giảm sưng và chống lại tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn. Người bệnh có thể cắt 1 miếng hành tây, đặt lên vị trí răng bị đau, nhai trong vài phút hoặc tới khi cơn đau cải thiện rồi nhổ hành tây ra là được;
  • Tinh dầu cỏ xạ hương: Cỏ xạ hương là 1 loại thuốc truyền thống thường được dùng để giảm viêm, cải thiện các cơn đau do mọc răng khôn. Bệnh nhân có thể pha loãng vài giọt dầu cỏ xạ hương vào dầu oliu rồi thoa hỗn hợp lên răng khôn bị đau để làm giảm triệu chứng khó chịu;
  • Đinh hương: Là dược liệu thường dùng để điều trị các cơn đau do mọc răng khôn. Để điều trị, bệnh nhân có thể đặt nụ đinh hương lên vị trí răng khôn bị đau, để yên tới khi cơn đau được cải thiện. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể nhỏ vài giọt tinh dầu đinh hương vào 1 miếng bông gòn, giữ tại vị trí răng đau tới khi cơn đau được cải thiện.

Các biện pháp giảm đau tại nhà thường áp dụng đối với cơn đau nhẹ tới trung bình. Khi bị đau nhiều, người bệnh nên tham khảo sử dụng các loại thuốc giảm đau răng khôn được bác sĩ chỉ định.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.