Rau sắn luộc bao nhiêu calo?

Không chỉ vậy, sắn còn là loại củ dễ chế biến. Sắn luộc, sắn hấp rất bở và có vị vừa ngọt vừa bùi dễ ăn. Bột sắn có thể nấu chè, làm bánh hoặc làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp thực phẩm. Ngoài ra, sắn còn được thái lát sau đó phơi khô, tận dụng để làm thức ăn cho gia súc.

Vậy bạn có biết sắn bao nhiêu calo? Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cứ 100g sắn lại cung cấp cho cơ thể khoảng 152 calo. Vì vậy, không thể phủ nhận rằng sắn là một loại thực phẩm rất giàu năng lượng. Bên cạnh đó, sẵn cũng được đánh giá là loại củ giàu vitamin như vitamin A, vitamin C tốt cho mắt và cho da.

Sắn bao nhiêu calo, ăn sắn có béo không?

Ăn sắn có béo không? Rất nhiều người sau khi biết sắn bao nhiêu calo thì tỏ ra e ngại với loại thực phẩm này và thắc mắc ăn sắn có béo không? Đặc biệt là đối với những người đang ăn kiêng, giữ dáng, vấn đề này lại càng được cân nhắc một cách kỹ lưỡng.

Nếu chỉ nhìn vẻ bề ngoài, không ít người sẽ nghĩ sắn chứa rất nhiều tinh bột, nhưng thực chất 100g sắn chỉ có khoảng 2% tinh bột mà thôi. Trong khi tinh bột là thành phần được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng hạn chế trong quá trình ăn kiêng. Thêm vào đó, sắn luộc hoặc sắn hấp khá khô, nên rất khó để ăn được quá nhiều cùng một lúc. Do đó, ăn sắn sẽ không gây béo phì hay tăng cân mặc dù chỉ số năng lượng khá cao.

Không những không gây béo, sắn còn giúp chúng ta giảm cân rất hiệu quả. Lý giải cho điều này là vì củ sắn có khoảng gần 80% là nước, giúp no lâu đồng thời kiềm chế sự thèm ăn.Hơn thế, sắn cũng là loại thực phẩm giàu chất xơ, rất tốt để hỗ trợ cho quá trình giảm cân, giữ gìn vóc dáng

Sắn bao nhiêu calo, ăn sắn có tốt không?

Tuy không giàu tinh bột nhưng sắn lại cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác có lợi cho sức khỏe như sắt, đạm, kali, photpho,…Ngoài ra, một vài tác dụng tích cực của củ sắn không thể bỏ qua đó chính là giảm chứng đau nửa đầu nhờ thành phần chính là vitamin B2. Vitamin A giúp mắt sáng hơn, chống mỏi mắt, mờ mắt. Bên cạnh đó, sắn còn giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, ngăn ngừa bệnh về đường ruột như khó tiêu, đầy bụng, táo bón,…

Một ưu điểm khác của loại củ này mà không phải ai cũng biết chính là khả năng làm lành vết thương nhanh chóng. Sắn cũng được ưu tiên sử dụng để giảm huyết áp, tốt cho sức khỏe thần kinh, duy trì cơ bắp chắc khỏe nhờ sự hiện diện của protein trong củ sắn nuôi dưỡng các mô. 

Bên cạnh vô số những công dụng lớn nhỏ, củ sắn cũng tồn tại những tác hại không ngờ mà bạn cần nắm được để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra. 

Trong củ sắn sống chứa một lượng tương đối lớn glycoside cyanogen, khi vào cơ thể sẽ giải phóng xyanua gây hại. Việc ăn sắn sống thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ ngộ độc cyanua, đồng thời gây suy giảm chức năng tuyến giáp và thần kinh. Thêm vào đó, tình trạng ngộ độc cyanua có thể gây tê liệt, tổn thương nội tạng và nghiêm trọng hơn có thể gây chết người.

Hơn nữa, ở một số khu vực trên thế giới, củ sắn đã được chứng minh rằng có thể hấp thụ các hóa chất độc hại từ đất trồng, chẳng hạn như asen và cadimi. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư ở những người ăn sắn thường xuyên.

Ăn sắn không hề béo bởi hàm lượng nước và chất xơ dồi dào sẽ khiến bạn nhanh no và giảm nhu cầu nạp thêm calo từ những thực phẩm khác. Trung bình trong 100g sắn tươi chứa 159,4 kcal cung cấp mức năng lượng tương đối lớn. Ngoài ra, sắn chứa nhiều tinh bột kháng có lợi cho đường ruột giúp nhanh chóng loại bỏ chất béo và giảm khả năng tích mỡ ở bụng, mông, đùi.

Lợi ích của sắn cho sức khỏe

Sắn nổi bật với khả năng cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Theo đó, một số công dụng không thể bỏ qua của củ sắn bao gồm:

Tốt cho hệ tiêu hóa

Tương tự như các loại rau củ khác, sắn chứa nhiều chất xơ giúp nhuận tràng và ngăn ngừa táo bón. Hơn nữa, butyrate sinh ra trong quá trình tiêu hóa tinh bột từ củ sắn có khả năng giảm viêm, phòng ngừa viêm loét dạ dày và ung thư trực tràng.

Tăng cường miễn dịch

Vitamin C trong củ sắn chiếm khoảng 20% nhu cầu hàng ngày của cơ thể giúp tăng cường miễn dịch và chống oxy hóa. Đây được xem là hoạt chất tuyệt vời hỗ trợ sản xuất collagen làm sáng da, mờ thâm sẹo và đẩy lùi quá trình lão hóa.

Điều hòa huyết áp

Sắn cung cấp kali giúp điều chỉnh nhịp tim và điều hòa huyết áp cho người sử dụng. Theo một số nghiên cứu, kali hỗ trợ giảm căng thẳng thành mạch, ổn định huyết áp và cải thiện sức khỏe tim mạch.

Bảo vệ xương khớp

Lượng magie trong sắn đóng vai trò quan trọng trong quá trình hấp thụ canxi và hạn chế viêm nhiễm do sự tổng hợp canxi từ các mô mềm. Sắn được xem là nguồn bổ sung magie tuyệt vời cung cấp hơn ⅓ nhu cầu magie của cơ thể. Nhờ đó, khi bạn ăn sắn đúng cách sẽ tăng cường mật độ xương, giảm đau nhức và phòng ngừa một số bệnh về xương khớp.

Cách ăn sắn giảm cân an toàn

Ăn sắn có thể gây nguy hiểm nếu bạn ăn sống hoặc sử dụng không đúng cách. Vì vậy, để giảm cân an toàn bạn nên chú ý từ cách chọn sắn đến khâu chế biến và lúc sử dụng.

Chọn sắn chất lượng

Bạn nên ăn sắn theo mùa bởi củ sắn đúng vụ có vị bùi, bở thơm ngon và giàu dinh dưỡng hơn. Ngoài ra, khi mua sắn, bạn nên chọn củ sắn tươi, thẳng, mập mạp và đặc biệt lớp vỏ áo có màu hồng sẽ hạn chế được độc tố.

Sơ chế đúng cách

Có thể bạn chưa biết, trong củ sắn có chứa độc tố cyanhydric thường xuất hiện ở vỏ, xơ và phần đầu của củ sắn. Để loại bỏ độc tố này, bạn cần sơ chế cẩn thận bằng cách lột lớp vỏ hồng, cắt bỏ 2 phần đầu và ngâm sắn trong nước ít nhất 2 giờ đồng hồ. Ngoài ra, khi chế biến bạn cần để sắn chín kỹ, có thể mở nắp để độc tố bay hết ra ngoài. Đồng thời có thể sử dụng kèm mật mía khi ăn để trung hòa chất độc.

Ăn uống lành mạnh

Bạn cần chủ động xây dựng cho mình một thực đơn ăn uống lành mạnh phù hợp thể trạng và nhu cầu giảm cân theo từng giai đoạn. Trong đó, ưu tiên các loại rau củ quả, bổ sung dầu thực vật, các loại hạt và ngũ cốc. Đồng thời hạn chế đường muối, thực phẩm đóng hộp hoặc đã qua chiên rán nhằm giảm lượng chất béo dư thừa.

Thời điểm ăn hợp lý

Việc ăn quá nhiều sắn có thể gặp phải tình trạng ngộ độc dẫn đến suy giảm chức năng tuyến giáp và thần kinh. Theo đó, bạn nên ăn một lượng sắn vừa phải, tuyệt đối không ăn sắn vào lúc bụng đói hoặc ban đêm. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng sắn vào bữa sáng hoặc sau bữa ăn trưa khoảng 1 tiếng để cơ thể hấp thu tốt nhất.

Đối tượng sử dụng phù hợp

Ngộ độc sắn có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Vì vậy, một số trường hợp như bà bầu, trẻ em dưới 3 tuổi, người hay bị ốm, người có hệ tiêu hóa không ổn định hoặc có sức đề kháng kém không nên ăn sắn để hạn chế các nguy cơ có thể xảy ra.

Kết hợp tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tốc độ và hiệu quả của quá trình giảm cân. Bên cạnh việc thực hiện ăn uống lành mạnh, bạn có thể lên kế hoạch luyện tập bằng các bộ môn thể dục đốt cháy calo và tăng cường cơ bắp như nhảy dây, chạy bộ, bơi lội, đạp xe,v.v.

Các món ăn từ sắn ngon miệng cho bạn

Sắn được chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon bổ dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên mỗi người, mỗi vùng miền lại có cách chế biến khác nhau khiến mức năng lượng bị thay đổi kéo theo những ảnh hưởng khác nhau cho vóc dáng.

Sắn luộc [hấp]

Sắn luộc [hấp] là món ăn chế biến đơn giản được khuyến khích trong các chế độ ăn uống lành mạnh. Sắn luộc chỉ chứa 112 kcal có thể dễ dàng tiêu hao thông qua luyện tập. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể sử dụng sắn luộc cho thực đơn ăn kiêng mà không sợ béo.

Chè sắn

Chè sắn nóng hổi là món ăn vặt thơm ngon lạ miệng phù hợp cho những ngày đông lạnh giá. Món chè có sự kết hợp giữa vị dẻo bùi của sắn, ngọt thanh của đường thốt nốt pha lẫn chút nóng ấm của gừng giúp làm ấm cơ thể và tăng cường hệ tiêu hóa. Bạn có thể ăn một bát chè sắn vào bữa phụ để giảm cơn đói tạm thời và cung cấp năng lượng cho những buổi tập thể dục hiệu quả.

Bánh sắn nướng

Sự kết hợp của sắn, nước cốt dừa, đường, sữa đặc và một số gia vị khác trong món bánh sắn nướng tạo nên hương vị thơm ngon khó cưỡng. Nếu bạn ăn quá nhiều bánh sắn nướng có thể gây dư thừa calo và dễ tích tụ mỡ thừa ở bụng. Vì vậy bạn nên ăn một lượng bánh sắn vừa phải để giữ cho thân hình gọn gàng cân đối.

Bột sắn dây

Nhiều người thắc mắc ăn bột sắn dây có béo không thì câu trả lời là không. Theo đó, bột sắn dây có hàm lượng calo và tinh bột thấp nên sẽ không gây tích tụ mỡ thừa giúp giảm cân hiệu quả. Hơn nữa, lượng carbohydrate trong bột sắn dây có tác dụng tích cực trong việc ngăn ngừa hấp thụ chất béo và giảm mỡ toàn thân hiệu quả. 

Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp cho bạn câu hỏi ăn sắn có béo không và những lưu ý khi ăn sắn giảm cân. Hy vọng những thông tin bổ ích có thể giúp bạn thoải mái thưởng thức những món ăn ngon từ củ sắn mà vẫn giữ được thân hình gọn gàng cân đối.

Hiện nay, các thiết bị chăm sóc sức khỏe tại nhà cho phép người dùng xây dựng kế hoạch luyện tập giảm cân và nâng cao sức khỏe một cách tiện lợi. Bằng việc ứng dụng những công nghệ thông minh hiện đại, máy chạy bộ và xe đạp tập đa năng giúp bạn kiểm soát calo, duy trì cân nặng và tăng cường độ linh hoạt cho xương khớp.

Để sở hữu máy chạy bộ và xe đạp tập chất lượng cao, vui lòng liên hệ Hotline 1900 232396 hoặc trực tiếp tham gia trải nghiệm tại hệ thống Showroom của Poongsan trên toàn quốc.

Chủ Đề