Related searches là gì

Tomorrow Marketers – Ngày nay, nếu bạn muốn trang của mình được xếp hạng cao trên Google Search, hãy làm content phù hợp với “ý định tìm kiếm” của khách hàng [search intent]. Hiểu và xây dựng content đúng với ý định tìm kiếm là vô cùng quan trọng, khi các bộ máy tìm kiếm ngày càng thông minh hơn, chúng hiểu thực sự người dùng muốn tìm kiếm điều gì khi gõ một cụm từ, thậm chí còn đề xuất gợi mở cho người dùng những câu hỏi phù hợp hơn với ý định của họ. 

Ý định tìm kiếm là gì và tại sao nó lại quan trọng?

Ý định tìm kiếm [search intent] là lí do để một người thực hiện hành động tìm kiếm trên internet. Có thể họ làm vậy bởi muốn nghiên cứu thông tin trước khi mua hàng, hoặc họ đang muốn tìm kiếm một website nào đó? Hiểu được mục đích tìm kiếm của người dùng là bước đầu tiên trên con đường thành công của content SEO, bởi mục tiêu của Google là cung cấp cho người dùng kết quả tìm kiếm liên quan nhất đến mục đích tìm kiếm của họ. Thành công của Google bắt nguồn từ việc họ đã thành công hoàn thành nhiệm vụ này. Bạn hãy nhìn vào Bing và sẽ hiểu được kết cục của một công cụ tìm kiếm cho ra những kết quả kém chất lượng và không liên quan. Hầu như chẳng ai dùng nó cả, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không thu được nhiều doanh thu từ quảng cáo.

Vậy đấy, thời buổi này, nếu bạn muốn trang của mình “rank” cao trên Google, bài viết của bạn không chỉ cần liên quan đến từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất có thể, mà content của bạn còn phải phù hợp với ý định tìm kiếm. 

Khi một người tìm kiếm trên Google, mục đích tìm kiếm của họ là gì?

Dưới đây là bốn nguyên nhân chủ yếu đằng sau mỗi lần tìm kiếm.

Tra cứu thông tin

Ở trường hợp này, người dùng đang tìm kiếm thông tin. Đó có thể là đáp án cho một câu hỏi đơn giản như “Tổng thống Mĩ là ai?”. Hoặc một vấn đề gì đó cần một câu trả lời chi tiết như “Blockchain hoạt động như thế nào?”. Tuy nhiên, không phải tất cả những tìm kiếm với mục đích này đều dưới dạng câu hỏi.

Điều hướng đến web

Người dùng đang tìm kiếm một website cụ thể. Từ đầu, họ đã xác định được mình cần truy cập trang web nào rồi nhưng vẫn tìm kiếm trên Google vì như vậy sẽ nhanh hơn việc đánh máy cả một URL “dài ngoằng”. Hoặc cũng có thể họ không nhớ chính xác đường link của trang web. [Bạn cũng thường tìm kiếm website như vậy đúng không haha]

Tìm kiếm mua hàng

Người dùng đang chuẩn bị thực hiện hành động mua hàng và muốn tìm kiếm một nơi có bán mặt hàng đó.

Nghiên cứu thị trường

Người dùng quan tâm đến một loại sản phẩm hoặc dịch vụ nhưng vẫn chưa quyết định mua sản phẩm từ đâu. Họ đang tham khảo các bài đánh giá, so sánh và “cân đo đong đếm” các phương án để đưa ra lựa chọn đúng đắn.

Điều bạn cần chú ý là rất nhiều tìm kiếm về một địa điểm cụ thể mang ý định này, ví dụ như “siêu thị gần…” hay “khách sạn giá rẻ ở Singapore”…

Đọc thêm: Giảm tỷ lệ thoát trang trên Website như thế nào? 

Làm thế nào để hiểu được ý định tìm kiếm của khách hàng?

Dĩ nhiên là dựa vào từ khoá được tìm kiếm rồi!

Ví dụ, một người tìm “mua bitcoin” thì chắc chắn người đó đang hoặc chuẩn bị tham gia vào thị trường tiền ảo và đang có ý định mua hàng. Trong khi, những người tìm kiếm “cách thắt cà vạt” thì có ý định thuộc loại đầu tiên – tìm kiếm để lấy thông tin.

Dưới đây là một vài dấu hiệu nhận biết ý định tìm kiếm từ khóa:

Nhưng vấn đề là không phải cụm từ tìm kiếm nào cũng chứa “dấu hiệu”. Nếu bạn chỉ dựa vào những dấu hiệu để suy ra mục đích tìm kiếm, bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều keyword “có chất lượng”.

Vậy thì phải làm thế nào mới hiểu được ý định tìm kiếm của khách hàng?

Câu trả lời là dựa vào Trang hiển thị kết quả tìm kiếm – SERPs*

[*] SERPs là thuật ngữ viết tắt của cụm từ Search Engine Results Page dùng để chỉ những trang kết quả được các bộ máy tìm kiếm [Google, Yahoo, Bing ..] trả về khi một ai đó thực hiện một truy vấn tìm kiếm tới các bộ máy tìm kiếm này.

Bạn đã bao giờ tìm kiếm trên Google và bắt gặp phần này trong kết quả tìm kiếm?

Đây chính là featured snippet** – một trong nhiều tính năng của Google thỉnh thoảng sẽ xuất hiện. 

[**] Featured Snippet [trích dẫn nổi bật] là những kết quả tìm kiếm được lựa chọn nổi bật [Featured] trên trang nhất kết quả tìm kiếm tự nhiên [organic] của Google, được đặt trong một box nhất định, bao gồm phần tóm tắt câu trả lời được trích từ một trang web kèm theo liên kết đến trang, tiêu đề và URL trang.

Khi bạn search, đôi khi bạn sẽ bắt gặp một vài chức năng khác trên Google, ví dụ như:

  • Những câu hỏi liên quan [People also ask]

Google có xu hướng cho hiện những mục này trên SERP thường xuyên hay không phụ thuộc vào ý định tìm kiếm. Điều này có nghĩa là chúng ta có thể dựa vào sự xuất hiện của những tính năng trên SERP để xác định mục đích tìm kiếm của một cụm từ.

Ví dụ, featured snippet thường xuất hiện vì mục đích “tra cứu thông tin”, trong khi sản phẩm để bán chỉ xuất hiện khi mục đích là “mua hàng”.

Bảng dưới đây là một cách đơn giản để xác định ý định tìm kiếm:

Tuy nhiên, mỗi cụm từ được tìm kiếm không chỉ chứa đựng một mục đích ẩn sau nó. Khi tìm kiếm tên một sản phẩm, khả năng cao là  người đó đang có ý định mua hàng, nhưng có một số không nhỏ chỉ muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm trước khi rút ví.

Tạm kết

Sau khi đọc xong bài này, bạn đã hiểu được tầm quan trọng và cách áp dụng search intent trong SEO rồi chứ? Để hiểu rõ hơn về SEO và cách tối ưu hoá SEO, hãy tham khảo khóa Content Marketing của Tomorrow Marketers nhé.

Video liên quan

Chủ Đề