Release confirmation to Customer là gì

Như các bạn đã biết, sau khi nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu ký kết hợp đồng ngoại thương theo điều kiện giao hàng cụ thể nào đó theo Incoterm thì đó là lúc phát sinh vấn đề tìm Công ty vận tải. Nếu làm việc tại các Công ty vận tải Quốc tế [Forwarder hoặc Công ty Logistics] thì các em đang đóng vai trò là người xử lý các thông tin mà khách hàng hỏi [Booking Request].

Nghiệp vụ xử lý Booking đó diễn ra như sau:

Bước 1: Báo giá

Khách hàng điền vào Booking Request, thường mỗi công ty Forwarder có mẫu cho khách hàng điền hoặc nhân viên Sales cước sẽ trao đổi và ghi lại thông tin rồi điền giúp khách hàng, sau đó đưa cho khách hàng xác nhận. Từ các thông tin này, công ty Forwarder sẽ tìm các Shipping Line phù hợp. Quá trình này có thể diễn ra từ khoảng 3 cho đến 12 tiếng sau khi nhận được Booking Request.

Mẫu Booking Request gồm các thông tin cơ bản sau:

  • Vessel Name & Voyage [Tên tàu và số chuyến đi lựa chọn]: nếu khách hàng đã có dự định chuyến tàu muốn Book

 Port of Loading [Cảng xếp hàng]

 Port of Discharge [Cảng dỡ hàng]

 Container Type [Loại Container]

 Commodity [Mô tả hàng hóa]

 Tonnage [Trọng tải]

 Payment Place- [Prepaid / Collect] [Nơi trả cước, ai trả? Cước trả trước hay trả sau]

 Stuffing Area   –   [ Shipper’s Premises  / Port Area ]: Nơi nhận hàng có thể là tại kho nhà cung cấp, khu vực gần Cảng thường dùng trong trường hợp Hãng tàu nhận vận chuyển Inland cho lô hàng.

 Stuffing Date: Ngày hàng đi dự kiến

 Who will Perform Oncarriagea: ai làm vận chuyển nội địa nước nhập khẩu

 Adress Details: Địa chỉ

 

Bước 2: Đàm phán

Khách hàng và Công ty Forwarder sẽ đàm phán với nhau về lịch tàu, giá cước và các điều kiện kèm theo sau đó đi đến thỏa thuận bằng việc Công ty Forwarder gửi cho khách hàng Booking Confirmation [Xác nhận đặt chỗ] và yêu cầu khách hàng xác nhận lại qua mail.

Mẫu booking confirm

Bước 3: Liên hệ

Công ty Forwarder liên hệ với nhà cung cấp của khách hàng để xác nhận lại các thông tin trong Booking. Sau đó, công ty Forwarder mới chính thức đặt chỗ với hãng tàu. Trong thực tế, quá trình liên hệ này được thực hiện qua email.

Bước 4: Vận chuyển nội địa

Tùy từng điều kiện giao hàng mà Công ty Forwarder hoặc chính khách hàng sẽ là người vận chuyển nội địa lô hàng ra Cảng đi.

Bước 5: Thỏa thuận thêm

Công ty Forwarder sẽ khai báo hải quan giúp khách hàng [nếu có] và bắt đầu theo dõi toàn bộ quá trình vận tải hàng hóa từ khi hàng lên tàu.

Bước 6: Gửi Shipping Instruction

Công ty Forwarder yêu cầu khách hàng gửi Shipping Instruction để từ đó làm Bill of Lading bản nháp. Sau đó, gửi Draft Bill of Lading cho khách hàng kiểm tra và yêu cầu khách hàng xác nhận các thông tin qua mail, không quên báo với khách hàng rằng cần Confirm lại trước bao lâu nếu không toàn bộ thông tin coi như không có gì thay đổi.

Mẫu Shipping Instruction

Bước 8: Gửi thông tin đến hãng tàu làm MBL

Tại bước này, công ty Forwarder sẽ gửi thông tin để hãng tàu làm Master Bill và xác nhận MBL cũng thông qua một Shipping Instruction như phía trên nhưng chỉ khác thông tin Shipper và Consignee

Bước 9: Phát hành HBL

Công ty Forwarder sau khi nhận được MBL từ hãng tàu, từ đó sẽ phát hành HLB và gửi cho khách hàng đồng thời yêu cầu khách hàng thanh toán các khoản phí trước khi giao HBL gốc cho khách hàng.

Bước 10: Gửi HBL gốc

Gửi đầy đủ 1 bộ Bill of Lading cho khách hàng, thường là 03 bản gốc và 03 bản sao, có đầy đủ chữ ký của Hãng tàu, nhà vận chuyển hoặc đại diện nhà vận chuyển.

Như vậy, dựa vào quy trình trên các em thấy rằng tất cả những gì khách hàng phải làm đó là: Đưa ra thông tin để nhận báo giá [Booking Request]–> Nhận Booking Confirmation–>Trả tiền dịch vụ. Các công đoạn hậu cần khác sẽ do Công ty Forwarder và Hãng tàu thực hiện.

Hy vọng với bài viết này các em đã hình dung ra được quy trình xử lý thông tin Booking của các nhà vận tải Quốc tế, nếu đi sâu hơn nữa thì các em còn bất ngờ vì sự tự động hóa trong các khâu của chuỗi Logistics Quốc tế. Hẹn các em ở bài viết khác nhé.

Mrs Đoàn Thúy- CEO HAN EXIM —————————————————————————- CLB Yêu Xuất Nhập Khẩu Hà Nội [HAN EXIM CLUB] Đào tạo nghiệp vụ Xuất nhập khẩu& Logistics Mobile: 0906246584 0986538963 Add: số 47 Nguyên Hồng, quận Đống Đa, Hà Nội

Website: //hanexim.edu.vn

Fanpage: //www.facebook.com/giasuxuatnhapkhau

Facebook: //www.facebook.com/lophocxuatnhapkhau

Danh mục các cảng biển Việt Nam

Danh mục các cảng biển Việt Nam

Bài tập tình huống về Incoterm hay

Các loại tàu biển phổ biến

Các loại tàu biển phổ biến

SURENDERED Bill of Lading

Surrender Bill - Vận đơn đã nộp tại cảng bốc hàng

Tiểu luận hay về Incoterm

Tiểu luận hay về Incoterm

Cách học Incoterm dễ nhớ nhất

Mẫu dịch song ngữ hợp đồng tàu chuyến GENCON

hợp đồng tàu chuyến GENCON

Sổ tay nghiệp vụ đại lý tàu biển

Sổ tay nghiệp vụ đại lý tàu biển

Các Nguyên Tắc Cơ Bản Khi Vận Hành Container Lạnh

Nếu như bạn cũng giống như chúng tôi, là một trong những người đang làm trong lĩnh vực HVAC [Heating, Ventilation and Air Conditioning], tức là liên quan đến việc kiểm soát nhiệt độ hoặc độ thông gió trong container thì bạn nên đọc bài viết này nếu bạn không muốn gặp phải rắc rối trong quá trình làm việc.

Cẩm Nang Vận Chuyển Hàng Hóa Bằng Container Đường Biển

Các nội dung được đề cập trong bài viết này [sẽ được cập nhật hàng tuần tại mục này]: 1. Các tác động gây ra trong quá trình vận chuyển 1.1. Tác động cơ học 1.2. Tác động thời tiết 1.3. Tác động sinh học 1.4. Tác động hóa học

Cấp Bill Trước Ngày Tàu Chạy – Nên Hay Không?

Theo quy định của tổ chức hàng hải thế giới thì Bill of lading [B/L] chỉ được cấp sau khi tàu đã chạy. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển [Forwarder] và những chủ hàng [Shipper] đang làm trái với quy định này. Vậy thì vấn đề này nên hay không nên? Những rủi ro nào phát sinh đối với các forwarder và shipper khi thực hiện việc cấp B/L trước ngày tàu chạy?

DEM [DEMURRAGE] VÀ DET [DETENTION] LÀ GÌ?

DEM là gì và DET là gì, tương ứng với 3 chữ viết tắt đầu tiên của Demurrage và Detention. DEM là số ngày mà bạn lưu container tại bãi [tại cảng]. Tương tự DET là số ngày mà bạn đem container về kho của mình để xếp hàng/tháo hàng từ kho vào container hoặc ngược lại.

Bạn Biết Gì Về Độ Thông Gió Trong Container?

Trái cây tươi là 1 trong những mặt hàng xuất khẩu tiềm năng hiện nay của VN, tổng kim ngạch đạt hơn 600 triệu USD trong năm 2015. Các mặt hàng chủ yếu để xuất đi thị trường Mỹ, Châu Âu thường là thanh long, chanh, bưởi,... Tùy vào từng loại thị trường sẽ có những yêu cầu riêng về chất lượng cũng như tỉ lệ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đòi hỏi các nhà XK ngày càng hoàn thiện chất lượng giống cây trồng, qui trình để đảm bảo đầu ra đạt tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, việc bảo quản hàng trái cây tươi xuất khẩu trong container lạnh sao cho vẫn giữ được đặc tính, phẩm chất mùi vị đến tay người tiêu dùng vẫn còn là điều trăn trở cho các nhà xuất khẩu VN hiện nay. Trong đó yếu tộ nhiệt độ và thông gió đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng trái cây xuất khẩu.

Nói đến SWITCH thì có nghĩa là BUÔN BÁN SANG TAY [CHUYỂN ĐỔI] nếu bạn dịch theo lối văn chương kinh tế. còn Bill ở đây là Bill tàu đường biển. Vậy khi nhắc đến Switch Bill of Lading thì bạn hiểu đó là việc buôn bán bằng đường biển mà ở đó sẽ có 3 chủ thể hoặc nhiều hơn [sang tay] vậy bạn nên đặt câu hỏi rằng là tại sao buôn bán ba bên mà cần đến Bill Switch này để làm gì??

Lệnh giao hàng [Delivery Order – D/O]

1. Khái niệm liên quan đến lệnh giao hàng - Lệnh giao hàng [Delivery Order – D/O] là chứng từ nhận hàng mà doanh nghiệp nhập khẩu nhận được để trình cho cơ quan giám sát kho hàng trước khi có thể rút hàng ra khỏi container, kho, bãi,…

Local Charges Là Gì? Các Loại Phí Local Charges Được Thu Trên Một Lô Hàng

Local charges là gì? Local charges là phí địa phương được trả tại cảng xếp hàng và cảng dỡ hàng. Ngoài cước biển [Ocean Fee], các hãng tàu/ Forwarder thường thu thêm một khoản Local Charges. Một lô hàng thì phí này cả shipper và consignee đều phải đóng. Phí này được thu theo hãng tàu và cảng. Bao gồm các loại phí như sau:

Các Nguyên Tắc Cơ Bản Khi Vận Hành Container Lạnh

Nếu như bạn cũng giống như chúng tôi, là một trong những người đang làm trong lĩnh vực HVAC [Heating, Ventilation and Air Conditioning], tức là liên quan đến việc kiểm soát nhiệt độ hoặc độ thông gió trong container thì bạn nên đọc bài viết này nếu bạn không muốn gặp phải rắc rối trong quá trình làm việc.

Manifest Là Gì? Những Lưu Ý Khi Khai Manifest

1. Manifest là gì? Tại sao lại khai manifest? Khi hàng hóa đến cảng nhận hàng, hãng tàu sẽ nhận được A/N [Arrival notice – Thông báo hàng đến] từ đại lý ở cảng xuất hàng và có trách nhiệm khai báo với hải quan về lô hàng vận chuyển với các thông tin như: số vận đơn, tên hàng, số lượng, shipper, consignee, ngày tàu chạy, ngày phát hành vận đơn,…

Genset 1.1. Định nghĩa • GENERATOR SETS Source: //logisticsinvietnam.vn/ • Là máy phát điện được dùng trong container lạnh [ thường là động cơ Diesel] • Máy phát điện được phép vận chuyển, giúp container lạnh duy trì nhiệt độ mà không cần nguồn cung cấp điện liên tục.Source: //logisticsinvietnam.vn/ • Thông thường Gensets được sử dụng vận chuyển trên xe tải hoặc đường sắt.

MBL và HBL Có Gì Khác Nhau?

MBL: Master Bill of lading là một chứng từ vận tải, được sử dụng trong vận chuyển đường biển, được phát hành, có chữ ký và logo của các hãng vận tải biển hoặc đại lý của nó. Có 2 trường hợp khi sử dụng MBL:

Những Điều Cần Lưu Ý Khi Chuyển Cảng [COD] Tại Rotterdam

Chuyển cảng [COD - Change Of Destination] là việc yêu cầu đơn vị vận chuyển [carrier/shipping lines] dỡ hàng/chuyển hàng đến một cảng đích không được thể hiện trên vận tải đơn đã phát hành [Bill of lading] ở mục cảng dỡ hàng [Port of discharge] hoặc nơi giao hàng [Place of delivery].

Phí CIC – Cân Bằng Container – Ai Là Người Chịu Thiệt?

1. Phí CIC là gì? Phí CIC [Container Imbalance Charge] còn có tên gọi tiếng Việt là phí cân bằng container là một loại phụ phí biển [local charges] do hãng tàu thu nhằm bù đắp vận chuyển container rỗng về nơi có nhu cầu xuất hàng.

Sự Thật Về Vận Đơn Cho Hàng Hóa Đi Brazil

[BÀI HỌC VỀ VẬN ĐƠN CHO HÀNG HÓA ĐI BRAZIL KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT!] Việc xuất khẩu hàng hóa đi Brazil [gồm các cảng như Santos, Rio de Janeiro, Fortaleza, Itajai,…] là 1 quá trình “khó nhằn” và phải được chuẩn bị kỹ lưỡng trong từng khâu để tránh bị phạt hoặc bị tịch thu hàng hóa bởi luật hải quan của Brazil. Đặc biệt, cần phải thật cẩn thận với các giấy tờ chứng từ cần thiết cho xuất khẩu,

SURRENDERED B/L, TELEX RELEASE VÀ SEAWAY B/L LÀ GÌ?

Surrendered Bill of Lading – Vận đơn đã nộp tại cảng bốc hàng [Port of Loading]: Khi chủ hàng [shipper] yêu cầu Surrendered B/L có nghĩa là họ gửi yêu cầu của mình đến hãng tàu [shipping line] hay Công ty giao nhận [forwarder] yêu cầu trả hàng [release cargo] cho người nhận hàng [consignee] mà không cần B/L gốc nộp tại cảng đến [Port of Discharge].

Tại Sao Sử Dụng House B/L Thay Vì Master B/L?

Về vận tải đường biển, công dụng của MBL và HBL nói chung đều như nhau. Tuy nhiên, sẽ có nhiều trường hợp shipper không thể sử dụng MBL và cần tới HBL. Sau đây là một số lý do và các ví dụ cụ thể để các bạn hình dung rõ hơn trường hợp nào thì sử dụng MBL, trường hợp nào thì sử dụng HBL.

Vận đơn hàng không là chứng từ do người chuyên chở phát hành để xác nhận việc nhận lô hàng để vận chuyển bằng máy bay. Thuật ngữ này trong tiếng Anh là Air Waybill, thường viết tắt là AWB. Chức năng AWB Về chức năng, Vận đơn đường hàng không đóng vai trò là:

Vận Chuyển Hàng Siêu Trường, Siêu Trọng

Trong vận tải, các phương án lựa chọn là không giới hạn. Việc tìm ra các giải pháp sáng tạo, đáp ứng hàng loạt các nhu cầu khác nhau, nhằm trả lời câu hỏi làm sao để vận chuyển hàng hóa một cách tối ưu và hiệu quả nhất nhưng vẫn có thể cắt giảm chi phí tối đa trong khi đảm bảo được thời gian giao hàng là nhiệm vụ then chốt của những người làm trong lĩnh vực logistics.

B/L [Vận Đơn Đường Biển] Và Những Vấn Đề Liên Quan

Nhiều bạn mới tìm hiểu về xuất nhập khẩu chắc hẳn hàng ngày đều nghe đến vận đơn đường biển [Bill Of Lading – B/L]. Vận đơn rất đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức, và được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Với lý do trên, việc nhận biết các loại vận đơn và ý nghĩa của từng loại rất quan trọng để để tránh những sai lầm, rủi ro, tranh chấp không đáng có.

Tất cả các loại Phụ phí đường biển

Tất cả các loại Phụ phí đường biển

Các hệ thống quản lý vận tải TMS trong tương lai sẽ như thế nào ?

Ngành vận tải đã trở thành một phần không thể thiếu của logistics toàn cầu, vì vậy để hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn, việc áp dụng công nghệ mới và tiên tiến là một điều không thể bỏ qua. Ngành vận tải, một phần thiết yếu của logistics toàn cầu mà trong đó hệ thống quản lý giao thông vận tải [Transportation Management Systems – TMS] là trung tâm của nó, đã chứng kiến một sự phát triển đáng kinh ngạc trong vài thập kỷ qua. Với mỗi phát minh mới trong công nghệ logistics và TMS ra đời, ngành này lại có thể có thêm một lựa chọn vận tải thay thế khác. Nhưng, bởi các công nghệ đang ngày càng tiến bộ vượt bậc và nhu cầu của người tiêu dùng tăng nhanh đáng kể, công nghệ thông tin đang hướng sự tập trung mạnh mẽ vào logistics và / hoặc quản lý chuỗi cung ứng của các công ty hàng hải với một tốc độ nhanh hơn nhiều. TMS đóng vai trò quan trọng trong quản lý chuyến, thanh toán cước và ngay cả trong hợp tác đối tác thương mại. Kết quả là, một cách chủ động, thị trường đã đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng với nhiều sản phẩm và các tùy chọn hơn. Vì vậy, các chủ hàng [shippers] có một chút khó khăn hơn trong việc tìm ra giải pháp phù hợp cho mình.

Hiện nay, các công ty xuất nhập khẩu Việt thường xuất FOB và nhập CIF. Thực tế điều này khiến công ty xuất nhập khẩu Việt Nam chịu nhiều thiệt thòi về giá xuất và nhập. Lí do chủ yếu bắt nguồn từ "thế" và "lực" của công ty xuất nhập khẩu Việt còn yếu. Vậy giải pháp nào cho vấn đề này? Chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Mẫu hợp đồng thuê tàu chuyến thực tế

Mẫu hợp đồng thực tế Doanh Nghiệp

Các phương thức vận chuyển hàng hóa quốc tế

Các phương thức vận chuyển hàng hóa quốc tế: 1.Phương thức vận chuyển đường thủy [Waterways] 2.Phương thức vận chuyển đường bộ [roadways] 3.Phương thức vận chuyển đường sắt [Railways] 4.Phương thức vận chuyển đường hàng không [Airways] 5.Phương thức vận chuyển bằng đường ống [Pipeline Transport]

Các yếu tố Shipper lựa chọn Forwarder

Các yếu tố Shipper lựa chọn Forwarder

Vận chuyển nội địa - nên chọn phương thức nào? Vận chuyển nội địa tại Việt Nam khá đa dạng nhờ đặc điểm địa lý đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về đường bộ, đường biển/đường thủy, đường sắt và đường hàng không.

Các điều khoản trong vận chuyển hàng hóa quốc tế

CÁC ĐIỀU KHOẢN TRONG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA QUÔC TẾ Trong thương mại quốc tế việc tuân thủ các điều khoản vận chuyển quốc tế là cực kì quan trong, nó quy định chi tiết trách nhiệm của người bán, người mua và thời điểm chuyển giao rủi ro giữa người mua và người bán. Cùng nắm qua các điều khoản vận chuyển quốc tế được quy định trong INCOTERMS [2010].

Cách đánh dấu vị trí container trên tàu vận tải biển

Cách đánh dấu vị trí container trên tàu vận tải biển, Để làm việc một cách có hiệu quả trên tàu contennơ và hiểu biết cách tác nghiêp contennơ đòi hỏi sĩ quan boong và thủy thủ phải có đầy đủ kiến thức về contennơ bao gồm ký hiệu, kích thước tiêu chuẩn và cách nhận biết vị trí của chúng trên tàu. Đặc biệt làm quen sơ đồ dãy [Bay Plan] để dễ dàng xác dịnh vị trí của contennơ. Contennơ chuyên chở trên tàu biển có kích thước dài 20 ft [thuộc nhóm C] và 40 ft [thuộc nhón A]. Tuy nhiên cũng có contennơ dài 45 ft. Chiều cao nói chung từ 8 ft đến 8 feet 6 inch. Contennơ HC có chiều cao 9 ft 6 inch. Chiều rộng của contennơ được tiêu chuẩn hóa 8 ft. Đi sâu vào chuyên chở contennơ thì còn nhiều chuyện phải bàn. Ở đây chỉ giải đáp cách đánh số vị trí của mỗi contennơ.

Air Waybill và Những điều chủ hàng cần biết

Vận đơn hàng không là chứng từ do người chuyên chở phát hành để xác nhận việc nhận lô hàng để vận chuyển bằng máy bay. Thuật ngữ này trong tiếng Anh là Air Waybill, thường viết tắt là AWB.

Phân biệt House Bill và Master Bill

Phân biệt House Bill và Master Bill Phân biệt House Bill và Master Bill thế nào? Vận đơn MBL là gì? HBL là gì? Đây là những câu hỏi thường gặp khi người làm xuất nhập khẩu làm việc liên quan đến Vận đơn đường biển.

PHÍ LCL LÀ GÌ? KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ CẦN BIẾT

Video liên quan

Chủ Đề