Rèn luyện tính trung thực như thế nào

Trước hết, ở nhà trường, chương trình giáo dục, phương pháp giảng dạy cũng như kiểm tra, đánh giá học sinh [HS] mấy chục năm qua coi trọng kiến thức, kỹ năng, coi trọng thành tích học tập mà xem nhẹ đạo đức, lối sống và kỹ năng sống.

Thay đổi cách ra đề thi của Bộ GD-ĐT tránh năm dễ, năm khó cũng là một giải pháp nâng cao trung thực trong giáo dục

ĐỘC LẬP

Một HS xếp học lực giỏi, đồng nghĩa với xếp loại hạnh kiểm tốt. Ngược lại, HS xếp loại học lực yếu, khó có thể là hạnh kiểm tốt. Giảng dạy của giáo viên [GV] chú trọng đến cung cấp kiến thức, chưa coi trọng phát triển kỹ năng và thái độ [mặc dù giáo án của GV có đặt ra]. Một số nhà trường quá chú trọng thành tích thi cử, nên công tác dạy và học coi trọng những môn học liên quan thi tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH, không chú trọng đến các môn học khác. Một số GV, do dạy thêm nên có khi không công bằng trong kiểm tra, đánh giá giữa HS có học thêm và không học thêm.

Về phía gia đình, nhiều bậc cha mẹ coi trọng thành tích học tập, điểm số, từ đó gây áp lực cho con em. Những năm gần đây, đã có chuyển biến tích cực trong nhận thức của phụ huynh là mong muốn con em học tập, vui chơi, rèn luyện và trải nghiệm nhằm phát triển toàn diện, nhưng đa số vẫn mong muốn con học giỏi. Khi con em bị điểm thấp, cha mẹ có hành vi la mắng, so sánh với bạn khác... dẫn đến con nhụt chí, nói dối, điểm cao thì khoe, điểm thấp thì giấu. Thậm chí có phụ huynh xin điểm, chạy điểm, cho con học thêm với thầy để được điểm cao.

Về phía xã hội, hiện nay vẫn còn nhiều hiện tượng không trung thực trong cuộc sống. Trong tuyển dụng công chức, viên chức có nơi chưa chú trọng đến năng lực, đạo đức mà chú trọng đến bằng cấp, chứng chỉ, thậm chí nảy sinh tiêu cực, vi phạm pháp luật trong tuyển dụng. Địa phương, đơn vị báo cáo, đánh giá không trung thực, thổi phồng thành tích, chạy thi đua, chạy khen thưởng.

Giải pháp hình thành phẩm chất trung thực cho học sinh

Về phía xã hội, xây dựng một xã hội công bằng, văn minh, trung thực, coi trọng lòng tự trọng của cá nhân. Những hành vi gian dối, lừa đảo, làm ảnh hưởng đời sống của người dân, của đất nước, cần được lên án mạnh mẽ và pháp luật trừng trị nghiêm minh. Xã hội cũng trân trọng, tuyên dương những người dân có hành động trung thực, biết lên án, tố cáo những hành vi gian dối, không trung thực. Việc tuyển người vào công chức, viên chức chú trọng đến năng lực, đạo đức; học viên, sinh viên đã từng có hành vi gian dối cần bị trừ điểm hoặc không tuyển dụng.

Bộ GD-ĐT và các cơ quan quản lý giáo dục coi trọng tính trung thực trong tất cả các khâu điều hành, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá, thi cử, kiểm định chất lượng và thi đua khen thưởng. Yêu cầu các trường học, địa phương báo cáo trung thực, chính xác, không che giấu yếu kém hay thổi phồng thành tích. Việc ra đề thi của Bộ phải được chuẩn hóa, tránh tình trạng năm dễ, năm khó, ra đề thi nhằm đánh giá người học so với mục tiêu của chương trình giáo dục.

Về phía nhà trường, công tác quản lý, tổ chức dạy và học cần công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình cho xã hội về chất lượng giáo dục. Thực hiện dân chủ trong nhà trường. Việc học của HS không chỉ để thi, để trở thành chuyên gia hay có vị trí nào đó trong xã hội, mà trước hết là để thành người và qua đó góp phần vào sự phát triển của từng cá nhân, cộng đồng và của toàn xã hội...

Đội ngũ nhà giáo là lực lượng chủ yếu quyết định chất lượng giáo dục, do đó, thầy cô không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức và phẩm chất nhà giáo; công bằng trong kiểm tra, đánh giá; việc dạy thêm đúng quy định của nhà nước và “dạy thêm có lương tâm”, dạy thêm vì sự tiến bộ của HS, chứ không dạy thêm chỉ vì cung cấp kiến thức, vì giải đề và gợi mở đề kiểm tra trên lớp. Thầy cô nêu gương về trung thực, đạo đức, tự học và sáng tạo.

Cha mẹ HS cần chú trọng phát triển toàn diện HS, cùng với nhà trường phát hiện những khả năng, năng khiếu của con em để phát huy, đồng thời phát hiện những lệch lạc, những chỗ còn yếu về kiến thức, về phẩm chất để giúp đỡ con em tiến bộ; rèn luyện tính trung thực cho con em trong cuộc sống ở gia đình và trong học tập.

Về phía HS, không chỉ học, tìm hiểu về trung thực mà cần thực hành tính trung thực trong học tập và trong cuộc sống ở gia đình, nhà trường và xã hội; thực hiện đầy đủ yêu cầu cần đạt về phẩm chất trung thực được quy định trong chương trình giáo dục.

Điều quan trọng đối với mỗi HS đó là tính trung thực phải kết hợp với sự hiểu biết, có kiến thức, kỹ năng, năng lực vận dụng kiến thức vào học tập và cuộc sống thì trung thực mới không yếu ớt và vô dụng, trung thực khi đó sẽ góp phần khẳng định bản thân.

Giáo dục trẻ đức tính trung thực là việc mẹ cần làm ngay từ khi con còn nhỏ, bởi đó chính là chìa khóa cho trẻ bước vào cuộc đời trong tâm thế của con người biết sống chân thành, tôn trọng bản thân, tôn trọng lẽ phải thay vì sự dối trá.

Đức tính thật thà, trung thực là một trong những đức tính quan trọng và cốt lõi giúp hình thành nhân cách, tính cách, quyết định tới cuộc sống sau này của trẻ.

Đối với nhiều bậc cha mẹ, nuôi dạy những đứa trẻ trung thực, thật thà là một thách thức bởi trẻ rất khó phân biệt giữa sự thật và lời nói dối, đặc biệt với trẻ dưới 6 tuổi.

Vậy nên việc dạy con sống trung thực là việc mà ai cũng cảm thấy vô cùng cần thiết nhưng lại luôn có nhiều lý do để không thực hiện.

Trung thực là chìa khóa cho trẻ bước vào cuộc đời trong tâm thế của con người biết sống chân thành, tôn trọng bản thân, tôn trọng lẽ phải [Ảnh minh họa].

Tiến sỹ Lim Boon Leng, nhà tâm lý học thuộc Trung tâm Tâm lý Sức khỏe Tâm thần BL Lim [Singapore] giải thích: "Trẻ nói dối vì chúng nghĩ rằng mình có thể đạt được điều gì đó bằng cách này. Ví dụ, bằng cách nói dối về việc đã hoàn thành công việc, trẻ có thể đi xem tivi. Trẻ cũng nói dối để tránh bị cha mẹ, thầy cô phạt hoặc để thoát khỏi những tình huống khó khăn".

Vậy làm thế nào để trẻ cảm thấy yên tâm và phát huy được đức tính này thay vì liên tục phải tìm cách để nói dối và che giấu sự thật, mẹ hãy tham khảo ngay 7 giải pháp đáng chú ý sau:

1. Không đẩy trẻ vào tình huống phải nói dối

Đôi khi chính cha mẹ cũng muốn thử xem con mình có nói dối hay không và việc này vô tình khiến trẻ rơi vào tình huống "phải" nói dối.

Chẳng hạn mặc dù đã biết chắc là con chưa làm bài xong nhưng mẹ vẫn hỏi con đã làm xong chưa, như vậy sẽ khiến con khó xử và tìm cách nói dối để làm mẹ hài lòng.

Thay vào đó, mẹ hãy nói rằng: "Mẹ thấy con chưa làm xong bài, con đưa mẹ xem con đã làm đến đâu rồi" sẽ khích lệ trẻ nhiều hơn.

Mẹ không nên đẩy bé rơi vào những tình huống buộc phải nói dối [Ảnh minh họa].

2. Người lớn cũng cần trung thực và thừa nhận khuyết điểm của mình

Tiến sỹ Lim cho hay bố mẹ nói dối, dù chỉ là rất nhỏ và vô hại cũng sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ về lòng trung thực ở trẻ nhỏ bởi đôi khi trẻ không thể phân biệt được những lời nói dối vô hại với lời nói dối có hại, có hậu quả nghiêm trọng.

Nếu bắt buộc phải nói dối con thì mẹ cần phải giải thích cho con hiểu tại sao mẹ lại làm vậy và nhấn mạnh đó là trường hợp ngoại lệ mà thôi.

Nhiều bậc cha mẹ còn sợ việc phải thừa nhận lỗi của mình với con cái vì lo sợ con sẽ không còn tôn trọng nữa, nhưng hành động trung thực và sẵn sàng nhận sai với chính con trẻ cũng sẽ giúp tạo dựng niềm tin và môi trường sống tốt đẹp trong gia đình.

3. Cố gắng nói thật cho con

Trẻ thường rất khó uống thuốc vì sợ vị đắng và mùi khó chịu, nhưng thay vì nói rằng thuốc này rất ngọt, dễ uống để dụ dỗ bé thì mẹ chỉ cần nói đơn giản là thuốc này tốt cho sức khỏe của con.

Hay khi bé không thích món quà được tặng nào đó, đừng cố dạy con phải giả vờ và thích thú hay là nói thẳng ra con không thích món quà đó, thay vào đó mẹ hãy dạy trẻ nói lời cảm ơn vì sự chu đáo và quan tâm mà người tặng dành cho con.

Mẹ hãy nói thật và giải thích cho con từng tình huống cụ thể [Ảnh minh họa]

4. Khích lệ con nói ra sự thật

Mỗi khi con trót làm vỡ bát đĩa, hay xé trang sách, mẹ thường tỏ ra bực bội cáu giận thay vì chú ý đến lòng trung thực của con là đã thú nhận việc làm của mình với mẹ.

Việc trẻ nhận lỗi chứng tỏ sự can đảm và dũng cảm rất lớn. Vì vậy cha mẹ hãy mở lòng và lựa chọn các ứng xử phù hợp hơn như khích lệ, động viên con và nhắc nhở con cẩn thận hơn cho lần sau.

5. Để con tự chịu trách nhiệm, nhận hậu quả

Nếu bé quên làm bài tập về nhà, thay vì vội vàng bắt con làm hay làm cho con thì mẹ hãy để cho con được tự chịu trách nhiệm.

Việc mẹ che giấu và giúp con tránh khỏi những hậu quả là đang tiếp tay cho bé với suy nghĩ dễ dàng thoát ra được những hành động sai trái, từ đó tạo hệ lụy cho sự không thành khẩn, trung thực.

Không nên che giấu hoặc hoặc thay con mà hãy để bé tự chịu trách nhiệm với hành động của mình [Ảnh minh họa].

6. Giữ thái độ chừng mực, không quá gay gắt với con

Có một sự thật là mỗi khi trẻ làm sai thì phản ứng và cách ứng xử của cha mẹ lại ảnh hưởng rất nhiều đến mức độ thành thật của trẻ.

Cáu gắt, la hét hay đòi hỏi quá cao sẽ chỉ khiến trẻ thêm bối rối và tìm cách lẩn tránh sự thật. Chính vì vậy sự bình tĩnh và giữ thái độ chừng mực sẽ giúp cả cha mẹ và bé tìm hiểu, giải quyết vấn đề một cách triệt để, hiệu quả hơn.

Cáu gắt, la hét hay đòi hỏi quá cao sẽ chỉ khiến trẻ thêm bối rối và tìm cách lẩn tránh sự thật [Ảnh minh họa]

7. Tìm nguyên nhân khiến trẻ không trung thực

Theo Tiến sỹ Lim: "Khi phát hiện con nói dối và không đúng sự thật, cha mẹ cần lắng nghe và tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ làm vậy là gì. Tìm được nguyên nhân thì cha mẹ có thể có cách xử lý phù hợp và trẻ cũng không cần phải nói dối sau này nữa".

Rất có thể trẻ đã quá mệt mỏi và áp lực với bài vở ở trường, hoặc bài quá khó vượt ngoài khả năng của trẻ.

Rèn luyện đức tính trung thực như thế nào?

Hướng trẻ luôn nói đúng sự thật. Hoặc tránh nói dối..

Để trẻ luôn hiểu rằng sự thật mới là đích đến cuối cùng..

Dạy trẻ về lòng dũng cảm..

Dạy trẻ sống tự lập, khiêm tốn..

Luôn tôn trọng trẻ.

Làm gương cho trẻ học tập..

Để con yên tâm nói ra sự thật..

Tìm lý do cho sự thiếu trung thực của trẻ.

Trung thực có ý nghĩa như thế nào trọng cuộc sống học sinh cần rèn luyện tính trung thực như thế nào?

Trung thực là một đức tính tốt đẹp của con người, là sự tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải, chân lý, thật thà, sống ngay thẳng, dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc sai lầm. Việc sống trung thực sẽ giúp bạn xây dựng được sự uy tín, sự tín nhiệm đối với mọi người xung quanh.

Cần làm gì để có lối sống trung thực?

Trung thực là gì?.

Không nịnh bợ.

Ánh mắt nhìn thẳng và chính trực..

Người trung thực nhận ra được khuyết điểm của bản thân là gì.

Người trung thực luôn luôn được đồng nghiệp xung quanh tin tưởng..

Không che giấu cảm xúc thật và thừa nhận khi làm sai..

Luôn luôn giữ đúng lời hứa..

Tính trung thực có ý nghĩa như thế nào?

Trung thực có nghĩa là trung thực, thẳng thắn và không nói dối. Người trung thực là một người luôn tôn trọng sự thật, nói đúng sự thật và dũng cảm nhận lỗi. Trung thực là một khía cạnh của đạo đức con người được hiểu là sự thật thà, chân thành, luôn nói đúng sự thật.

Chủ Đề