Review ký túc xá học viện nông nghiệp việt nam

Đến ký túc xá trường Đại học Nông nghiệp [Đường Ngô Xuân Quảng, thị trấn Trâu Quỳ,Gia Lâm,  Hà Nội], hình ảnh đầu tiên đem đến cho thấy đây đúng là ký túc xá [KTX] của sinh viên nông nghiệp. Xung quang các khu nhà màu vàng là những hàng cây xanh tạo nên một khuôn viên rất đẹp.

Sinh viên được hỗ trợ nhiều mặt

Được xây dựng cách đây khoảng 50 năm, KTX Đại học Nông nghiệp gồm 10 khu: A1, A2, A3, B2, B3, B4, C2, C3 và khu lưu học sinh [sinh viên nước ngoài], khu sinh viên cao học. Trong đó, chỉ có hai khi A2 và A3 là khu vệ sinh chung, còn lại các khu khác có khu phụ khép kín. Ngoài khu C2 và khu lưu học sinh có 5 tầng, khu C3 có 7 tầng, các khu khác đều có 3 tầng.


Ký túc xá trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội [ảnh Phạm Ngọc]


Khu nhà A1[ảnh Phạm Ngọc]


Khu nhà B2[ảnh Phạm Ngọc]

KTX Đại học Nông nghiệp rộng 14. 373 m2  với 3.450 sinh viên/ hơn 22.000 sinh viên toàn trường, mở cửa từ 5h đến 23h.

Hiện tại, ký túc có 350 phòng đang sử dụng, 80 phòng thuộc khu C3 đến hết tháng 11/2011 sẽ đưa vào sử dụng. Theo như Ban quản lý, khu nhà này sẽ dành cho sinh viên khóa 56 gồm 640 người từ A2 và A3 chuyển sang. Hai khu A2, A3 sẽ được tu sửa lại.


Đến hết tháng 11/2011, khu C3 7 tầng sẽ được đưa vào sử dụng [ảnh Phạm Ngọc]

Khu lưu học sinh là tòa nhà 5 tầng, gồm sinh viên các nước Lào, Campuchia, Mông Cổ, Bangladess, trong đó chủ yếu là sinh viên Lào Và Campuchia. Khu có 40 phòng, mỗi phòng hai sinh viên. Điều đặc biệt là ở khu này sinh viên có chỗ tự nấu ăn.


Khu lưu học sinh dành cho sinh viên nước ngoài [ảnh Phạm Ngọc]

Tiền phòng hàng tháng tại ký túc được tính theo hai mức giá. Các khu vệ sinh chung có mức giá 30.000 đồng/ người/ tháng, còn khu vệ sinh khép kín là 80.000 đồng/ người/ tháng. Tiền điện được tính theo mức giá sinh hoạt gia đình, tiền nước dùng 2.000 đồng/ m3. Hàng ngày, mỗi phòng còn được cấp 10 lít nước uống. Bình quân một tháng mỗi sinh viên nộp 5.000 đồng tiền nước uống.


 Giá phòng 80.000 đồng/ người/ tháng là rất "mềm" [ảnh Phạm Ngọc]

So với giá phòng bên ngoài 600.000 đồng/ tháng với phòng vệ sinh chung, khoảng 1.200.000 đồng/ tháng với phòng khép kín, với tiền nước 50.000 đồng/ người/ tháng và tiền điện 3.000 đồng/ số điện. Nhiều sinh viên trọ ngoài không khỏi ngạc nhiên và mong muốn có một chỗ trong ký túc.

Lê Thị Thùy [Kinh tế và phát triển nông thôn K54C] chia sẻ: “Mình thấy ở trong ký túc rất thoải mái. Đặc biệt là vấn đề tiền bạc, vì với giá phòng và điện nước như vậy nhiều bạn sinh viên không còn lo lắng nhiều về chuyện nộp tiền phòng hàng tháng nữa”.


 Khu vệ sinh khép kín [ảnh Phạm Ngọc]

Ngoài ra, mỗi phòng còn được phát một bộ bàn ghế, chổi, bình đựng nước uống, giá phơi quần áo,… Khi các vật dụng sinh hoạt bị hư hỏng sinh viên xuống báo với ban quản lý sẽ được sửa chữa, thay mới miễn phí.

Căng tin bán đồ ăn nhẹ và các vật dụng sinh hoạt được đặt tại mỗi khu. Nhà ăn của KTX phục vụ sinh viên hai bữa chính: trưa và tối. Giá một xuất ăn tại đây cũng rất ưu đãi từ 10.000- 20.000 đồng/ xuất, với đa dạng các món. Sau mỗi lượt sinh viên ăn xong đều có nhân viên phục vụ dọn dẹp bát đũa, giấy ăn và lau bàn. Vì vậy, trong nhà ăn luôn sạch sẽ.


Mỗi xuất ăn tại nhà ăn từ 10.000- 20.000 đồng với đa dạng các món [ảnh Phạm Ngọc]

“Mình thấy khu bày đồ ăn sạch sẽ và giá cả cũng hợp lí. Mình thường ăn xuất 10.000- 12.000 đồng là đủ”, Tô Thiêu Dung [Kinh tế K54KTB, khu ký túc B3] cho biết.

Không gian học tập, giải trí lành mạnh

Để sinh viên có một không gian học tập tốt, Ban quản lý đã tổ chức đã tổ chức tạo mỗi tầng có một phòng tự học. Sinh viên khi đến phòng tự học phải thực hiện đúng quy định tại phòng, trong giờ tự học sinh viên không được tiếp khách trong phòng, có ý thức giữ trật tự chung để tạo không gian yên tĩnh, nghiêm túc để học tập có hiệu quả.


Phòng tự học tại các tầng [ảnh Phạm Ngọc]

Sinh viên trong KTX có thể dùng mạng tìm kiếm tài liệu bằng Wifi hoặc có thể đến thư viện Lương Định Của đặt ngay trong ký túc để mượn tài liệu học tập.


Sinh viên nội trú dùng Wifi miễn phí tìm kiếm tài liệu [ảnh Phạm Ngọc]

Ngoài ra, sinh viên còn được tham gia rất nhiều các hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao như: bóng rổ, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, đá cầu, chạy,… Vào các buổi chiều có đài truyền thanh của trường phát các bài hát về trường và các thông báo cho sinh viên. Bởi vậy, ngoài phong trào học tập thì phong trào thể thao tại ký túc cũng rất cao.


Vào các buổi sáng và buổi chiều, sinh viên nội trú thường tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao [ảnh Phạm Ngọc]

Chia sẻ cảm nhận của mình sau 3 năm ở tại ký túc, Chu Thị Xuân [Quản trị kinh doanh K54A] cho biết: “Mình thấy ở đây rất thoải mái và an toàn, mọi người trong phòng cũng rất hòa đồng. Đợt hè vừa rồi mình phải ra ngoài ở trọ thấy rất ngột ngạt và nóng bức, mà tinh thần thể dục cũng ít. Mình chỉ mong hết hè để được vào ký túc ở. Vì ở đây có nhiều cây cối nên không khí mát mẻ, trong lành, còn các buổi sáng thì mình có thể đi chạy thể dục được”.


Bạn Chu Thị Xuân [Quản trị kinh doanh K54A][ảnh Phạm Ngọc]

Hằng năm, Ban quản lý KTX còn tổ chức định kỳ hai lần “Phòng ở kiểu mẫu”. Tiêu chí để chấm “Phòng ở kiểu mẫu” đó là: phòng ở gọn gàng, khu vệ sinh sạch sẽ, sử dụng nước sinh hoạt tiết kiệm, trong phòng có nhiều sinh viên đạt học bổng, có nhiều người tham gia hoạt động ngoại khóa của trường, không vi phạm nội quy KTX, trực tự quản đầy đủ. Phong trào “Phòng ở kiểu mẫu” đã được rất nhiều bạn sinh viên nội trú hưởng ứng và tích cực tham gia.


Ông Lê Ngọc Hướng [Giám đốc trung tâm dịch vụ trường học] [ảnh Internet]

Theo như ông Lê Ngọc Hướng [Giám đốc trung tâm dịch vụ trường học] đánh giá: “Trong các đợt tổ chức chấm “Phòng ở kiểu mẫu”, ban quản lý đều có phần thưởng cho những khu tham gia tốt. Sau các đợt, tôi thấy trong sinh viên có nhiều thay đổi theo chiều hướng tốt. Chẳng hạn như, sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động đoàn đội nhiều hơn”.

Mong rằng với sự tạo điều kiện học tập và vui chơi giải trí của Ban quản lý đối với sinh viên nội trú, các bạn sẽ tiếp tục phát huy và nâng cao hơn nữa nếp sống văn minh, giữ vững môi trường học tập và thể thao lành mạnh, tăng cường hoạt động tự quản, xây dựng ký túc sạch đẹp, thuận tiện, an toàn, môi trường cảnh quan ngày càng cải thiện.

Phạm Ngọc

Nhắc đến khối ngành đào tạo về nông nghiệp thì Học viện Nông nghiệp Việt Nam chắc chắn là địa chỉ uy tín nhất. Hãy cùng tìm hiểu xem ngôi trường này có gì đặc biệt nhé!

Giới thiệu chung

Với hơn 60 năm xây dựng và phát triển, Học viên Nông nghiệp Việt Nam đã trở thành một trong những trường học có uy tín về chất lượng giảng dạy và đào tạo sinh viên trong ngành nông nghiệp Việt Nam.

Tham khảo điểm chuẩn Học viện Nông nghiệp Việt Nam TẠI ĐÂY

Tiền thân của Học viên Nông nghiệp Việt Nam là Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội là trường đại học chuyên về nông nghiệp có địa chỉ tại Thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội, cách trung tâm TP. Hà Nội 12 km. Ngày 28/3/2014, Trường được Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 441/QĐ-TTg thành lập Học viện Nông nghiệp Việt Nam từ đây.

Hiện nay, Học viện không chỉ đào tạo về nông nghiệp mà còn mở rộng đào tạo đa ngành nghề, đa chương trình giảng dạy phù hợp nhu cầu xã hội và sở thích ngành nghề của sinh viên.

Đội ngũ cán bộ giảng viên

Học viện là đơn vị uy tín nhất trong ngành đào tạo nông nghiệp nên đội ngũ giảng viên vô cùng lớn mạnh và chất lượng. Hiện nay, tổng số giảng viên của trường là 1392 người trong đó bao gồm: 738 giảng viên, 01 nhà giáo nhân dân, 27 nhà giáo ưu tú, 8 giáo sư và 85 phó giáo sư, 278 tiến sĩ, 510 thạc sĩ. Ngoài ra còn có 658 cán bộ quản lí và nhân viên của trường.

Cơ sở vật chất

Học viện nông nghiệp có đặc sản mà không trường nào không biết đến đó là “đất” bởi khuôn viên của trường rộng  gần 200 ha, có thể chứa cả cánh đồng, sinh viên đi mỏi chân không hết, ai mà đến thăm nếu không có người dẫn đường sẽ dễ bị lạc vì đi mãi không thấy đường ra. Sinh viên Học viện đều là những ngươi có sức khỏe bền bỉ và dẻo dai, một đôi chân thon dài sải bước,…vì hàng ngày đi học được dạo quanh công viên “be bé” của trường, cũng nhờ đó mà sinh viên được rèn luyện sức khỏe thể dục thể thao hàng ngày để sau này có thể lực để chống chọi với cái nắng, cái mưa khi đi thực tế trải nghiệm ngành nghề.

Ngôi trường tọa lạc tạo nơi cách xa thành phố 12 km nên không khí học tập của sinh viên vô cùng trong lành, thanh cảnh và gần gũi với thiên nhiên, rất tiện lợi cho việc thực hành thực tế.

Học viện không chỉ có lợi thế về diện tích mà cơ sở vật chất khang trang cũng góp phần tạo nên bộ mặt xanh, sạch, đẹp cho trường. Ngày nay, Học viện không những được biết đến là nơi đào tạo về ngành nông nghiệp uy tín mà còn là nơi nghiên cứu sản phẩm nông nghiệp của miền Bắc nên trang thiết bị hiện đại cũng được chú trọng đầu tư.

Đáp ứng nhu cầu ăn ở của sinh viên, Học viện đã xây dựng ký túc xá với 10 khu, rộng 14.373 m2 với 3.450 sinh viên/ hơn 22.000 sinh viên toàn trường, mở cửa từ 5h đến 23h. Hiện tại, ký túc có 350 phòng đang sử dụng bao gồm cả sinh viên, lưu học sinh và sinh viên cao học. Học viện không có gì ngoài đất rộng nên trong KTX có cả một thư viện, cung cấp kiến thức tại chỗ cho sinh viên học tập.

Học phí

Học phí của trường so với mặt bằng chung các trường Đại học có phần nhẹ hơn bởi sinh viên của trường hầu hết đến từ khu vực nông thôn hoặc khu vực khó khăn. Hiểu được điều này, nhà trường đã có những chính sách học bổng và miễn học phí cho khá nhiều sinh viên trong diện chính sách ưu tiên.

Hoạt động và đời sống sinh viên

Con gái Nông nghiệp được mệnh danh là hiền lành, đảm đang, ngoan ngoãn, bởi vậy mới có câu:

Trường nông con gái thật thà

Giản dị chất phác, mặn mà thủy chung.

Hoa khôi Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Sinh viên của trường cũng vô cùng năng động, tham gia tích cực các hoạt động tập thể, chương trình thiện nguyện trong đó phải kể đến câu lạc bộ Kết Nối là một trong những câu lạc bộ hoạt động mạnh của trường thành lập từ năm 2007. Câu lạc bộ này hoạt động thiên về làm tình nguyện, giúp đỡ các bạn, các gia đình, em nhỏ gặp nhiều khó khăn.

Nếu ai đã đến thăm ngôi trường này, không thể không ghé qua vườn táo nổi tiếng Học viện nông nghiệp Việt Nam, cứ đến mùa giáp Tết, mọi người lại đổ về đây để thưởng thức táo tự tay hái và ăn tại vườn với nhiều trải nghiệm vô cùng đáng quý.

Vườn táo Học viện nông nghiệp Việt Nam

Thành tựu

Sau 60 năm phát triển, Học viện đã vinh dự được Nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu đáng quý

như: Huân chương lao động, Huân chương Độc lập, Huân chương Tự do; Danh hiệu Anh hùng Lao

động, Bộ GD và ĐT khen thưởng và tặng cờ Trường tiên tiến xuất sắc, 20 Bằng khen của Bộ Nông

nghiệp – PTNT, Bộ KH và CN, của UBND các tỉnh về thành tích đào tạo cán bộ KHKT và chuyển

giao công nghệ phục vụ sản xuất, 30 năm liên tục được công nhận đơn vị tiên tiến xuất sắc về TDTT

của Thủ đô [1975 – 2005].

Không chỉ tập thể mà các cá nhân của trường cũng có những thành tích và giải thưởng có giá trị

như VIFOTECT dành cho sinh viên, các nghiên cứu khoa học của thầy cô được in và xuất bản trên

tạp chí,…

Video liên quan

Chủ Đề