Rsi chứng khoán là gì

Chỉ báo RSI trong chứng khoán là một công cụ tuyệt vời dùng để MUA ĐÁY và BÁN ĐỈNH cổ phiếu.

Ưu điểm của RSI so với các chỉ báo khác là phát hiện giá cổ phiếu lọt vào các vùng quá muaquá bán, mà sau đó giá thường đảo chiều (bật lên, bật xuống) theo hướng ngược lại.

Vậy, RSI là gì? cách sử dụng RSI để mua-bán cổ phiếu thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Quà tặng dành cho bạn đọc

Trọn bộ seri phân tích kỹ thuật chứng khoán
Nội dung chính:
  • Thí nghiệm với quả bóng tennis
  • Vậy, chỉ báo RSI là gì?
  • Cách vẽ chỉ báo RSI trên biểu đồ kỹ thuật
  • Cách dùng RSI để mua bán chứng khoán
  • Tại sao có các mốc 30-70?
  • Kết luận
  • Bài viết tiếp theo
  • Để giúp bạn hiểu một cách trực quan hơn về RSI sức mạnh của giá thì mình sẽ làm một thí nghiệm đơn giản thế này:

    Thí nghiệm với quả bóng tennis

    Mình dùng vợt đánh quả bóng tennisvàomột vật cản.

    Quả bóng va vào vật cản với một lực F. Lúc này, sẽ có 2 trường hợp xảy ra:

    Rsi chứng khoán là gì
    Thí nghiệm: Đánh một quả bóng tennis vào vật cản

    Quả bóng sẽ bật ngược lại(Lực F < Lực cản)

    Quả bóng sẽ xuyên qua vật cản (Lực F > Lực cản)

    Tương tự:

    Giá cổ phiếu sẽ xuyên qua vùng cản (hỗ trợ, kháng cự) Nếu lực mua (hoặc bán) > lực cản (của vùng hỗ trợ, kháng cự)

    Ngược lại, giá cổ phiếu sẽ bị bật ngược trở lại Nếu lực mua (bán) < lực cản

    Trong vật lý, người ta có lực kế để đo ngoại lực F, thì trên biểu đồ kỹ thuật chúng ta có chỉ báo RSI để đo lực tăng / giảm (hay sức mạnh) của giá.

    Xem thêm: Cách xác định các ngưỡng HỖ TRỢ & KHÁNG CỰ trên biểu đồ chứng khoán

    Vậy, chỉ báo RSI là gì?

    RSI là viết tắt của cụm từ Relative Strength Index Chỉ số sức mạnh tương đối, do J. Welles Wilder nghiên cứu và phát triển. Dùng để đo chỉ số sức mạnh của giá trên biểu đồ chứng khoán.

    Nói cách khác: RSI là một chỉ báo kỹ thuật dùng để đo độ mạnh yếu của giá (lực mua, lực bán).

    Rsi chứng khoán là gì
    Chỉ báo RSI

    Cấu tạo của RSI gồm:

    Đường gấp khúc RSI: Nằm ở giữa 2 vùng (cả mép trên và mép dưới)

    Vùng quá mua: Vùng đường mua quá mạnh tay (từ đường 70 trở lên)

    Vùng quá bán: Vùng bị bán quá mạnh tay (từ đường 30 trở xuống)

    Khi RSI lên quá cao, đâm thủng mái nhà (vùng quá mua) Cổ phiếu tăng nóng do được mua quá mạnh tay (và sắp sửa giảm)

    Khi RSI giảm quá mạnh, đâm thủng mặt đất (vùng quá bán) Cổ phiếu bị dìm sâu do bị bán quá mạnh tay (và sắp sửa tăng trở lại)

    Bất kể mọi sự vật, sự việc, hiện tượng trên đời đều nằm trong một quy luật sau:

    Lên quá cao, thì ắt sẽ giảm

    Xuống quá thấp, thì ắt phải tăng

    Cách vẽ chỉ báo RSI trên biểu đồ kỹ thuật

    Để vẽ được chỉ báo RSI trên biểu đồ kỹ thuật bạn làm như sau:

    Bước 1: Truy cập vào biểu đồ kỹ thuật của TradingView.com trên máy tính (hoặc app của TradingView trên điện thoại) chọn mã cổ phiếu cần xem

    Biểu đồ TradingView.com

    Bước 2: Bấm vào biểu tượng chỉ báo trên thanh công cụ

    Rsi chứng khoán là gì
    Bấm vào biểu tượng chỉ báo

    Bước 3: Tại hộp thoại Các chiến lược & chỉ báo bạn gõ RSI chọn Chỉ số sức mạnh tương đối

    Nếu để ngôn ngữ tiếng anh thì chọn Relative Strength Index

    *Hãy làm đúng như hình mình hướng dẫn

    Rsi chứng khoán là gì
    Chọn "Chỉ số sức mạnh tương đối" hoặc "Relative Strength Index"

    Bước 4: Biểu đồ của RSI sẽ hiển thị ở ngay dưới biểu đồ giá

    Rsi chứng khoán là gì
    Biểu đồ RSI

    Cách dùng RSI để mua bán chứng khoán

    Câu hỏi 1: Theo bạn nếu RSI đâm xuống dưới đường 30, rồi lại vượt lên đường 30 Thì nên MUA hay BÁN?

    Rsi chứng khoán là gì
    RSI giảm xuống dưới đường 30, rồi lại vượt lên

    Câu trả lời: MUA!

    RSI bị dìm xuống địa ngục đâm thủng mặt đất (đường 30), là dấu hiệu cổ phiếu bị bán quá mạnh cần phải canh chừng, nếu nó đi lên từ lòng đất MUA để BẮT ĐÁY.

    Có 2 dấu hiệu nhận biết sự đảo chiều (Key Reversal) sau khi RSI bị đè xuống dưới đường 30:

    1. RSI vượt lên trên đường 30 MUA ngay (ăn dày hơn, nhưng có thể là vào hơn bị sớm)

    2. RSI vượt lên trên đường 30giá vượt lên trên MA20 mới MUA (ăn ít hơn, nhưng an toàn, vì xu hướng Uptrend đã vững chắc).

    Xem thêm: Đường Trung bình MA là gì? Cách sử dụng đường Trung bình MA

    Câu hỏi 2: RSI vượt lên trên đường 70, rồi cắm đầu xuống dưới đường 70, thì nên MUA hay BÁN?

    Rsi chứng khoán là gì
    RSI vượt lên trên đường 70, rồi lại cắm đầu xuống

    Câu trả lời: BÁN!

    Nếu RSI đi lên thiên đàng, vượt 9 tầng mây là dấu hiệu cổ phiếu tăng nóng, bị mua quá mức nên hãy canh chừng, nếu nó vỡ trận đâm thủng xuống dưới thì BÁN để thoát ra, trước khi nó rơi tự do

    Cũng tương tự, có 2 dấu hiệu nhận biết sự đảo chiều (Key Reversal) sau khi RSI vượt lên trên đường 70:

    1. RSI cắm đầu giảm xuống dưới đường 70 BÁN ngay (chốt non, giá có thể vẫn tiếp tục tăng)

    2. RSI giảm xuống dưới đường 70giá cổ phiếu giảm xuống dưới MA20 mới BÁN (lợi nhuận sẽ giảm một chút, nhưng an toàn, vì xu hướng Downtrend đã vững chắc, nên thoát hàng thôi).

    Xem thêm: Đường xu hướng là gì? Cách vẽ đường xu hướng trên biểu đồ chứng khoán

    Tại sao có các mốc 30-70?

    Để tìm hiểu chuyên sâu về RSI bạn có thể tham khảo link dưới đây

    Link

    Nhưng tóm lại là khi kiểm chứng biểu đồ lịch sử giá, các nhà phân tích đã rút ra con số 30 và 70. Và đây là kết quả của công trình nghiên cứu.

    Đôi khi cũng có thể dùng mốc 20, 80, tuy nhiên phải chờ đợi rất lâu, vì mốc này rất gần 2 cực, và ít khi bắt được cổ phiếu rơi vào vùng đó.

    Tham khảo:

    TOP cổ phiếu tiềm năng!

    • 1. Danh sách cổ phiếu có lợi nhuận tăng trưởng mạnh (đầu tư dài hạn)
    • 2. Danh sách cổ phiếu có tín hiệu đồ thị Uptrend (đầu tư lướt sóng)
    • 3. TOP cổ phiếu được người nước ngoài mua nhiều nhất
    • 4. Danh sách cổ phiếu trả tỷ lệ cổ tức cao
    • 5. Danh sách cổ phiếu đầu ngành (Full)

    Kết luận

    Bạn hãy nhớ nguyên tắc của RSI:

    • RSI vượt lên trên đường 70 (đi vào vùng quá mua) Báo hiệu cổ phiếu đang ở vùng đỉnh, và sắp điều chỉnh giảm.
    • Ngược lại, RSI giảm xuống dưới đường 30 (đi vào vùng quá bán) Báo hiệu cổ phiếu đang ở vùng đáy, và sắp tăng trở lại.

    Dựa vào quy luật như vậy, chúng ta có thể tìm ra những điểm mua-bán thích hợp để bắt đỉnh và bắt đáy. Tuy nhiên, để an toàn hơn thì bạn nên kết hợp với đường trung bình MA20 (như hướng dẫn phần dấu hiệu đảo chiều ở trên) để cho kết quả nhận định xu hướng chính xác hơn.

    Hi vọng những kiến thức này sẽ hữu ích với bạn. Hãy thường xuyên theo dõi Blog để học thêm nhiều kiến thức thú vị về đầu tư mỗi ngày nhé!

    Bài viết tiếp theo: [HD chi tiết] Cách sử dụng mây ichimoku trong chứng khoán

    Tham khảo thêm!

    Nếu bạn đang cần tìm hiểu một Khóa học Đầu tư Chứng khoán (trực tuyến) chất lượng với chi phí thấp và nội dung dễ hiểu dành cho người mới. Hãy tham khảo khóa học dưới đây:

    Khóa Học Đầu Tư Chứng Khoán (Online)
    Bình luận bằng facebook
    10