Sách lý luận cơ bản Y học cổ truyền

TẢI BG Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐH Y HÀ NỘI MIỄN  PHÍ TẬP ITẬP II

Sách được biên soạn theo chương trình của Đại học Y Hà Nội đã được phê duyệt, dành cho đối tượng là các sinh viên, học viên đào tạo bác sĩ chuyên ngành y học cổ truyền.

Nội dung chính tập I

PHẦN I – LÝ LUẬN CƠ BẢN

  • Chương 1 – Sơ lược lịch sử nền y học cổ truyền và chủ trương kết hợp chặt chẽ y học hiện đại với y học cổ truyền của dân tộc
  • Chương 2 – Triết học phương Đông và ứng dụng trong y học
  • Chương 3 – Tạng phủ – Kinh lạc
  • Chương 4 – Nguyên nhân gây bệnh
  • Chương 5 – Chẩn đoán học
  • Chương 6 – Những nguyên tắc chữa bệnh và phương pháp chữa bệnh bằng thuốc y học cổ truyền

PHẦN II – CÁC VỊ THUỐC TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN

  • Chương 1 – Đại cương về thuốc
  • Chương 2 – Thuốc giải biểu
  • Chương 3 – Thuốc thanh nhiệt
  • Chương 4 – Thuốc lợi thủy thẩm thấp
  • Chương 5 – Thuốc trục thủy
  • Chương 6 – Thuốc trừ hàn
  • Chương 7 – Thuốc bình can tức phong
  • Chương 8 – Thuốc an thần
  • Chương 9 – Thuốc trừ đàm
  • Chương 10 – Thuốc chữa ho
  • Chương 11 – Thuốc cổ sáp
  • Chương 12 – Thuốc tiêu hóa
  • Chương 13 – Thuốc tả hạ
  • Chương 14 – Thuốc lý khí
  • Chương 15 – Thuốc hành huyết
  • Chương 16 – Thuốc cầm máu
  • Chương 17 – Thuốc bổ
  • Chương 18 – Thuốc dùng ngoài

PHẦN III – CÁC BÀI THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN

  • Chương 1 – Đại cương về các bài thuốc y học cổ truyền
  • Chương 2 – Các bài thuốc giải biểu
  • Chương 3 – Các bài thuốc thanh nhiệt
  • Chương 4 – Các bài thuốc hòa giải
  • Chương 5 – Các bài thuốc trừ hàn
  • Chương 6 – Các bài thuốc trừ phong
  • Chương 7 – Các bài thuốc hóa thấp lợi tiểu
  • Chương 8 – Các bài thuốc trừ đàm
  • Chương 9 – Các bài thuốc tiêu đạo
  • Chương 10 – Các bài thuốc an thần
  • Chương 11 – Các bài thuốc khai khiếu
  • Chương 12 – Các bài thuốc cổ sáp
  • Chương 13 – Các bài thuốc tạ hả
  • Chương 14 – Các bài thuốc hành khí và giáng khí
  • Chương 15 – Các bài thuốc lý thuyết
  • Chương 16 – Các bài thuốc bổ
  • Chương 17 – Các bài thuốc khử trùng tích
  • Chương 18 – Các bài thuốc chữa mụn nhọt, viêm tấy
  • Chương 19 – Cách kê đơn thuốc

Nội dung chính tập II

PHẦN THỨ IV – BỆNH NỘI KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN

  • Chương 1 – Suy nhược
  • Chương 2 – Các bệnh thuộc hệ hô hấp
  • Chương 3 – Các bệnh thuộc hệ tuần hoàn
  • Chương 4 – Các bệnh thuộc hệ tiêu hóa
  • Chương 5 – Các bệnh về hệ tiết niệu sinh dục
  • Chương 6 – Các bệnh thuộc hệ thần kinh tâm thần
  • Chương 7 – Các bệnh khác

PHẦN V – CÁC BỆNH NHI Y HỌC CỔ TRUYỀN

  • Chương 1 – Đại cương về nhi khoa y học cổ truyền
  • Chương 2 – Một số bệnh truyền nhiễm
  • Chương 3 – Một số bệnh hay gặp ở trẻ em

PHẦN VI – BỆNH PHỤ KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN

  • Chương 1 – Đại cương
  • Chương 2 – Bệnh về kinh nguyệt
  • Chương 3 – Chữa khí hư
  • Chương 4 – Một số bệnh trong thời kỳ có thai
  • Chương 5 – Một số bệnh khác

PHẦN VII – BỆNH NGOẠI KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN

  • Chương 1 – Đại cương
  • Chương 2 – Bệnh nhiễm trùng cấp tính
  • Chương 3 – Bệnh ngoại khoa khác

PHẦN VIII – BỆNH HỌC THUỘC CHUYÊN KHOA

  • Chương 1 – Bệnh ngoài da
  • Chương 2 – Bệnh tai mũi họng
  • Chương 3 – Bệnh răng miệng
  • Chương 4 – Bệnh mắt

PHẦN IX – CHÂM CỨU

  • Chương 1 – Phương pháp châm cứu
  • Chương 2 – Cơ chế chữa bệnh
  • Chương 3 – Đại cương về huyệt
  • Chương 4 – 14 đường kinh và ác huyệt hay dùng
  • Chương 5 – Phương pháp vận dụng huyệt
  • Chương 6 – Các phương pháp châm khác

PHẦN X – KHÍ CÔNG XOA BÓP DƯỠNG SINH

  • Chương 1 – Khí công
  • Chương 2 – Xoa bóp
  • Chương 3 – Dưỡng sinh

Sách - Lý luận cơ bản y học cổ truyền (Giáo trình giảng dạy) Tác giả: Trường Đại Học Y Hà Nội – Khoa Y Học Cổ Truyền Số trang: 401 Khổ: 19x27 Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh Nhà phát hành: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh Bài mềm, in màu Năm xuất bản : 2021

Y học cổ truyền có hệ lý luận để chỉ đạo thực tiễn và các phương pháp phòng bệnh, chữa bệnh có hiệu quả thích hợp. Lý luận của y học cổ truyền được xây dựng tên cơ sở triết học cổ mang tính tổng hợp, chưa được tiêu chuẩn hóa. Mỗi thầy thuốc tùy kinh nghiệm lâm sàng có cách vận dụng riêng, song vẫn không ra khỏi khuôn phép nguyên tắc chung.

Cuốn sách đề cập đến phần lý luận cơ bản của y học cổ truyền gồm có phần triết học cổ vận dụng vào y học (Âm dương, Ngũ hành, con người và thiên nhiên), phần y học cơ sở như giải phẫu sinh lý (tạng tượng, kinh lạc), nguyên nhân gây bệnh, phân loại triệu chứng, chẩn đoán học (tứ chẩn, bát cương), bệnh lý học (bệnh lý tạng, phủ, lục kinh, vệ khí dinh huyết, tam tiêu), điều trị học, phòng bệnh

Tác giả: TS. Trần Quốc Bảo

Nội dung

Sách gồm 2 phần

- Phần 1: Những học thuyết cơ bản của YHCT

- Phần 2: Chẩn đoán YHCT

Tinh Hoa Xanh xin trân trọng giới thiệu quyển sách đến bạn đọc!

Bạn đọc có thể tham khảo thêm nhiều bài viết giới thiệu các sách YHCT khác trên Fanpage Sách YH cổ truyền (www.facebook.com/Sachyhctvdl/)

Ngoài ra, các bạn có thể xem một số sản phẩm khác trên kênh Youtube Tinh Hoa Xanh: (https://www.youtube.com/channel/UC8k6B5jcrX4e1df6SCJx_qQ/featured)

Thông tin chi tiết :

Tác giả: Lương y Nguyễn Trung Hòa

Nội dung:

Cuốn sách trình bày toàn bộ nội dung về lý luận cơ bản Đông y: Âm dương, Ngũ hành, Tạng tượng, Vệ khí dinh huyết, Tinh thần tân dịch. Nguyên nhân bệnh, phân loại chứng hậu. Tứ chẩn, bát cương và bát pháp.

Tinh Hoa Xanh trân trọng giới thiệu quyển sách đến bạn đọc!

Lý luận cơ bản Y học cổ truyền là kiến thức nền tảng mà sinh viên chuyên ngành cần nắm rõ để những quyết định trong thực tiễn khám chữa bệnh đều dựa trên những cơ sở khoa học, không phải “làm chừng, đoán mò”.

Y học cổ truyền là nền Y học được hình thành từ lâu đời với nhiều danh Y lỗi lạc (Tuệ Tĩnh, Hải thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác,...), chữa thành công nhiều bệnh tật nguy hiểm cho con người nhưng không cần dùng thuốc mà dựa vào cân bằng âm - dương; ngũ - hành. Vậy, cơ sở của phương pháp chẩn đoán, điều trị mà thầy thuốc áp dụng là gì?

Sách lý luận cơ bản Y học cổ truyền

Lý luận Y học cổ truyền là cơ sở khoa học cho thực tiễn

Sơ lược những vấn đề lý luận cơ bản Y học cổ truyền

Hầu hết, các tài liệu Đông Y chọn lọc đều có đề cập qua những lý luận Y học cổ truyền căn bản:

Học thuyết kinh lạc

Kinh lạc là một tên gọi dùng để chỉ các kinh mạch và lạc mạch bên trong cơ thể. Kinh lạc là con đường vận động theo đường thẳng và đường ngang của âm dương, tân dịch, khí huyết khiến con người từ lục phủ, ngũ tạng, cân, mạch, xương kết thành một chỉnh thể thống nhất.

Có 12 kinh mạch chính: 6 ở tay và 6 ở chân có tác dụng lưu thông khí huyết, bảo vệ cơ thể chống ngoại tà; liên kết với tạng, phủ tạo thành một khối thống nhất. Về mặt bệnh lý, khi hệ kinh lạc thì mất khả năng hoạt động, khiến kinh khí không thông dễ bị ngoại tà xâm nhập và gây bệnh. Kinh mạch nối liền với tạng phủ và có đường đi ở những vị trí nhất định của cơ thể. Y sĩ sẽ dựa vào đó để chẩn đoán bệnh. Ví dụ nhức đỉnh đầu là do can, đau nửa đầu là do đởm,...Học thuyết này được ứng dụng nhiều trong xoa bóp, châm cứu, chỉ đạo việc quy tác dụng của thuốc tương ứng với tạng, phủ hay đường kinh nào đó gọi là sự quy kinh của thuốc. Ví dụ như quế chi vào phế nên chữa ho, cảm mạo; ma hoàng vào phế nên chữa ho hen, vào bàng quang nên có tác dụng lợi niệu.

Học thuyết tạng phủ

Chắc hẳn đây là học thuyết không còn xa lạ với các bạn sinh viên Cao đẳng Y học cổ truyền. Ngũ tạng tức là 5 bộ phận của cơ thể làm nhiệm vụ tàng trữ, vận chuyển khí, tinh, huyết, tân dịch đó là: tâm (phụ là tâm bào lạc), can, tỳ, phế, thận.  Lục phủ là 6 bộ phận thu nạp, hấp thu, vận chuyển, tiêu hóa các chất được nạp vào cơ thể qua con đường ăn uống: đởm, vị, tiểu đường, đại trường, bàng quang và tam tiêu.

Nguyên nhân gây bệnh

Học thuyết âm dương

Giáo trình lý luận cơ bản Đông Y PDF cũng đề cập sâu vào phần này.  Học thuyết âm dương nhìn nhận rằng sự vật luôn vận động không ngừng và có những mâu thuẫn không đồng nhất, từ biến hóa, phát sinh, phát triển và tiêu vong. Nó quán triệt từ đầu đến đuôi, từ đơn giản đến phức tạp trong quá trình cấu tạo cơ thể, sinh lý, bệnh lý, chẩn đoán và phương pháp điều trị.

Các quy luật cơ bản trong học thuyết âm dương: Âm dương đối lập nhau, Âm dương hỗ căn, Âm dương tiêu trưởng, Âm dương bình hành; ứng dụng trong Y học (sinh bệnh lý, chẩn đoán, thuốc, phương pháp điều trị,...).

Học thuyết ngũ hành

Ứng dụng của học thuyết ngũ hành là quan sát, quy nạp, nêu lên sự tương quan của các hoạt động sinh lý trong các tạng phủ, để chẩn đoán bệnh, tìm tính năng, tác dụng của thuốc để bào chế thuốc men.

Nội dung của học thuyết ngũ hành: định nghĩa, sự quy hành về ngũ hành trong tự nhiên và trong cơ thể người; các quy luật hoạt động của ngũ hành; ứng dụng trong Y học (về quan hệ sinh lý, về quan hệ bệnh lý, về chẩn đoán, về điều trị, về bào chế thuốc).

Sách lý luận cơ bản Y học cổ truyền

Cân bằng âm dương - ngũ hành là cơ sở trong điều trị bệnh theo Đông Y

Học thuyết thiên nhân hợp nhất

Học thuyết thiên nhân hợp nhất nói về mối quan hệ thống nhất lẫn mâu thuẫn của con người với điều kiện tự nhiên. Trong đó con người chế ngự, thích nghi, cải tạo, chinh phục tự nhiên và xã hội sẽ tồn tại và phát triển. Y học ứng dụng học thuyết này để đề ra các biện pháp phòng chữa bệnh nhờ tìm ra được các nguyên nhân.

Nguyên nhân gây bệnh khác

* Nguyên nhân bên trong

Bảy thứ tình chí gây ra do những rối loạn về tâm lý, tình cảm. Đó là: Vui, giận, buồn, nghĩ, lo, kinh sợ. Khi cảm xúc thay đổi có thể gây mất cân bằng âm dương, tạng phủ, khí huyết, kinh lạc gây ra các bệnh như huyết áp cao, loét dạ dày, suy nhược thần kinh,...Đặc biệt thất tình có quan hệ với tạng phủ, gây ra các triệu chứng bệnh cho 3 tạng: Tâm, can, tỳ

  • Tâm: chính xung, kinh quý, mất ngủ, mất trí nhớ, tinh thần bất ổn, hay bị hoảng loạn, hoang tưởng, cười nói thao thao bất tuyệt.
  • Can: uất ức, cáu gắt, đau tức,  kinh nguyệt không đều, thống kinh.
  • Tỳ: chán ăn, đầy bụng, đại tiểu tiện khó, bế kinh, phong huyết,...

* Nguyên nhân bên ngoài (lục dâm, lục tà)

Phong (gió), hàn (lạnh), thử (nắng), thấp (độ ẩm), tạo (độ khô), hỏa (nhiệt), khi trở thành nguyên nhân gây bệnh gọi là lục dâm, lục tà. Đây là những yếu tố gây ra một số bệnh ngoại cảnh như nhiễm trùng, đau thần kinh ngoại biên do lạnh, các bệnh truyền nhiễm. Chúng có mối quan hệ với thời tiết: Chẳng hạn  phong: mùa xuân, hàn: mùa đông, thử: mùa hè, táo: màu thu. Trong những thứ khí này thì phong thường xuất hiện nhiều hơn và gây bệnh có tính chất phức tạp như phong hàn, phong nhiệt, phong thấp,...

Vừa rồi là bản tóm tắt Y học cổ truyền căn bản. Các bạn có thể tham khảo thêm chi tiết hơn trong bài giảng Y học cổ truyền qua các tập, mỗi phần sẽ đi sâu để phân tích, mổ xẻ  từng chi tiết. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho các bạn nguồn tài liệu quý giá. Chúc các bạn học tập tốt, trở thành những Y sĩ giỏi trong tương lai.

Cao đẳng Dược Phạm Ngọc Thạch tổng hợp