Sách tăng cường tiếng Việt lớp 2

Tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số

1494_CV_HD_TCTV_cho_HSTH_vung_DTTS_signed_7bc7432ed3.pdf
Đọc bài Lưu

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản chỉ đạo các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện các hoạt động và giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số.

Thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo chính sách đối với học sinh tiểu học [HSTH] vùng dân tộc thiểu số [DTTS] cũng như đảm bảo chế độ đối với giáo viên dạy học vùng DTTS nhằm nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt cho HSTH vùng DTTS và đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện các nội dung sau:

  • Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lí và giáo viên về tăng cường tiếng Việt cho học sinh lớp 1, lớp 2, lớp 3 vùng DTTS; triển khai dạy học tăng cường tiếng Việt lớp 1, lớp 2, lớp 3 vùng DTTS nhằm tăng cường tiếng Việt cho HSTH vùng DTTS.
  • Tổ chức rà soát kết quả thực hiện các mục tiêu đề ra trong Kế hoạch thực hiện Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025 đã được UBND tỉnh phê duyệt để điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với thực tế hiện nay.
  • Bên cạnh đó tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí tổ chức triển khai các hoạt động tăng cường tiếng Việt cho HSTH vùng DTTS hàng năm, trong đó cần quan tâm bố trí nguồn kinh phí để hỗ trợ, cấp phát miễn phí các bộ tài liệu tăng cường tiếng Việt cho HSTH vùng DTTS được Bộ GDĐT tổ chức biên soạn, thẩm định và phê duyệt để các trường có đủ điều kiện triển khai thực hiện theo đúng quy định. Bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ thêm cho những giáo viên dạy các lớp chuẩn bị, tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, học sinh chưa qua mẫu giáo 5 tuổi trước khi vào lớp 1 trong thời gian giáo viên được nghỉ hè theo quy định và những giáo viên dạy các tiết tăng cường tiếng Việt cho HSTH vùng DTTS trong suốt năm học phù hợp với điều kiện của địa phương.
  • Tiếp tục thực hiện các giải pháp tăng cường tiếng Việt cho HSTH vùng DTTS linh hoạt, phù hợp với điều kiện của từng địa phương như: chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ trước khi vào lớp 1; xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt trong và ngoài nhà trường; tích hợp rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong các môn học/hoạt động giáo dục khác; dạy học theo hướng tăng thời lượng môn tiếng Việt; xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động thư viện; tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, cha mẹ học sinh và cộng đồng về việc tăng cường tiếng Việt cho HSTH vùng DTTS; xây dựng các cơ sở giáo dục tiểu học điển hình về tăng cường tiếng Việt giúp giáo viên có cơ hôi chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm; thực hiện các giải pháp khác: tổ chức thực hiện linh hoạt các hoạt động trải nghiệm, trò chơi học tập, giao lưu tiếng Việt, ... nhằm giúp học sinh có cơ hội giao lưu và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt.
  • Tăng cường kiểm tra, giám sát, tư vấn, hỗ trợ việc triển khai các hoạt động tăng cường tiếng Việt cho HSTH vùng DTTS, việc dạy học tăng cường tiếng Việt theo các tài liệu đã được Bộ GDĐT tổ chức biên soạn, thẩm định và phê duyệt./.

T.T.T

Tập tin đính kèm

Trình duyệt không hỗ trợ iframe.

Tác giả: Trần Thu Thủy
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Video liên quan

Chủ Đề