Sai lầm gần đây nhất của bạn là gì

Sai lầm gần đây nhất của bạn là gì

Những sai lầm đơn giản nhất trong buổi phỏng vấn xin việc có thể khiến giấc mơ có được công việc mong muốn của bạn tan vào mây khói. Dưới đây là một số ví dụ điển hình khiến các nhà tuyển dụng phát điên trong một buổi phỏng vấn tuyển dụng.

 
Bạn không lắng nghe

Trong một buổi phỏng vấn xin việc, điều mà các ứng viên mong muốn là thể hiện bản thân mình càng nhiều càng tốt. Nhưng lắng nghe cũng là một điều rất quan trọng, Miriam Berger, chủ tịch của A Hire Authority, một công ty về dịch vụ hợp đồng tuyển dụng nói. “Điều khó chịu nhất là khi các ứng viên không ngừng nói và không lắng nghe. Tôi đã từng tổ chức rất nhiều buổi phỏng vấn với đội ngũ tuyên dụng, và một trong những lý do ứng viên không đủ điều kiện đó là vì ứng viên đó không dừng nói về bản thân mình”. Dù điều này đôi khi là vì vấn đề tinh thần, nhưng Berger cho biết các nhà tuyển dụng lo lắng vì lý do một ứng viên nói quá nhiều sẽ là một nhân viên làm người khác phân tâm khi làm việc hoặc khó mà có thể quản lý được.


Bạn mang theo một khán giả bất đắc dĩ

Các nhà quản lý và tuyển dụng nói rằng họ đang nhìn thấy một xu hướng kỳ lạ: các ứng viên trẻ  thường dẫn theo cha mẹ mình đến buổi phỏng vấn. “Trong những năm làm việc ở vai trò nhân sự, tôi đã từng trải qua nhiều hành vi rất vô lý và khó hiểu từ những người tìm việc”, Christine DiDonato, nhà sáng lập Career Revolution nói “Tuy nhiên, một điều không hay đó là một số sinh viên vừa tốt nghiệp gần đây đưa cha mẹ đến buổi phỏng vấn hay có cha hoặc mẹ gọi điện đến chúng tôi và cố gắng thương lượng về việc làm của con họ”. Đây là điều không giúp cho bạn tạo được một thương hiệu cá nhân, và chắc chắn điều đó không làm cho bạn trông độc lập và có khả năng, DiDonato nói.


Bạn phàn nàn.


Điều quan trọng là theo dõi thông tin sau quá trình phỏng vấn xin việc, nhưng Tracey Russell, một nhà tuyển dụng tại Naviga Business Services, lại nói:  nếu làm quá việc theo dõi thì  đó là một sai lầm. “Gửi nhiều email và gọi điện thoại nhiều lần trong ngày là các nhanh nhất để hồ sơ của bạn bị ném vào thùng rác”, cô nói. “Ngay cả những hồ sơ có triển vọng nhất sẽ không được xem xét khi ứng cử viên cư xử như thế."


Bạn quá nhiệt tình.


Nếu bạn muốn làm việc tại một công ty cụ thể, bạn có thể thể hiện sự quan tâ của bạn bằng cách ứng tuyển vào một vị trí công việc tại đó – chứ không phải là tất cả các công việc đang ứng tuyển. “Một trong những điều phiền phức nhất là khi một nhân viên ứng tuyển vào tất cả các vị trí tại công ty”, Haley Cousins, một chuyên viên tuyển dụng tại Naviga nói. “Không chỉ là mất thời gian của nhà tuyển dụng mà còn làm lãng phí thời gian của chính ứng viên đó. Ứng tuyển vào tất cả các vị trí khiến nhà tuyển dụng nhận thấy bạn không nghiên túc vè các vị trí ứng tuyển một cách rõ ràng, mà chỉ đơn giản là muốn có việc”. Do đó, bạn nên ứng tuyển vào các vị trí mà bạn có những kỹ năng và kinh nghiệm mà bạn có.


Bạn không mặc quần áo phù hợp


Với nhiều ứng viên ở vị trí cấp cao. Có vài trường hợp phải tiến hành phỏng vấn qua video. Nếu trường hợp bạn tham gia vào một buổi phỏng vấn như thế, nên chuẩn bị ăn mặc một cách nghiêm chỉnh và phù hợp trước khi nhà tuyển dụng gọi. Bergers nói. “Một nhà quản lý gọi ứng viên vào thời gian đã hẹn trước nhưng các ứng viên thường chuẩn bị trang phục muộn và trả lời trong khi đang mặc áo sơ mi”, cô nói, “Đó thực sự là điều không tốt một chút nào”. 


Bạn thiếu kỹ năng phỏng vấn cơ bản

Hãy chuẩn bị những kỹ năng phỏng vấn xin việc của mình thật kỹ trước khi đến ngày trọng đại nếu bạn không muốn bỏ qua nó. “Có rất nhiều điều mà các ứng viên khiến nhà tuyển dụng cảm thấy phát điên, bao gồm cả việc không thể hiện được bản thân mình trong buổi phỏng vấn, không có sự chuẩn bị với các ví dụ để trả lời các câu hỏi trong buổi phỏng vấn hay kiểm tra email và trả lời tin nhắn thậm chí trong khi quá trình phỏng vấn đang diễn ra”, Berger nói, “Điều đó phổ biến hơn bạn nghĩ đấy!”.

Thu Hiền (tổng hợp)

Sai lầm gần đây nhất của bạn là gì

Biết cách trả lời phỏng vấn hay cho những câu hỏi khó như “Bạn không thích điều gì nhất ở công việc gần đây?” sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt đẹp với nhà tuyển dụng.

Vì sao nhà tuyển dụng lại hỏi điều này?

Mọi câu hỏi trong buổi phỏng vấn đều có mục đích ngoài nghĩa đen của nó. Các nhà tuyển dụng biết rằng bất kỳ công việc nào cũng có điểm hạn chế và họ không muốn nghe bạn phàn nàn về điều đó.

Những gì họ đang cố gắng đánh giá là khả năng của bạn trong việc ứng phó với các tình huống khó khăn trong khi vẫn duy trì một thái độ tích cực. Họ muốn biết liệu bạn có thể biến điều gì đó tiêu cực thành cơ hội tích cực hay không, và hơn thế nữa, họ muốn biết liệu có bất kỳ điểm nào không tương thích giữa bạn và văn hóa công ty hay không.

Chẳng hạn, “Tôi không thích việc thiếu các chương trình đào tạo…” là cách trả lời phỏng vấn hay trong hầu hết các tình huống. Nhưng nếu bạn đang ứng tuyển vào một công ty nhỏ không thể cung cấp bất kỳ khóa học nào, thì đây là một sự không tương thích rất lớn và cuộc phỏng vấn của bạn sẽ nhanh chóng kết thúc.

Cuối cùng, họ muốn đánh giá xem những lời tốt đẹp bạn viết trên CV có đúng với thực tế hay không. Nếu bạn viết rằng mình có tinh thần đồng đội nhưng lại nói điều gì đó không tốt về đồng nghiệp, thì ngay lập tức nhà tuyển dụng sẽ nghi ngờ về sự trung thực của bạn.

Các lỗi thường gặp khi trả lời câu hỏi về điều không thích

Nói rằng không có gì mà bạn không thích

Đây là lỗi phổ biến nhất mà nhiều ứng viên hay mắc phải. Trước hết, câu trả lời này không đáng tin và nếu nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn đang nói dối thì mọi điều khác bạn nói đều sẽ rất đáng nghi.

Thứ hai, trong trường hợp đó là sự thật thì tại sao bạn lại rời bỏ một công việc hoàn hảo như vậy? Bạn cần chuẩn bị lời giải thích thuyết phục nếu quyết định trả lời theo cách này.  

Phàn nàn về quản lý và đồng nghiệp

Bạn nghỉ việc vì không thể chịu đựng được người đồng nghiệp khó chịu ngồi cạnh? Hoặc có thể bạn nghĩ rằng người quản lý thiên vị hoặc không nhìn thấy sự chăm chỉ của bạn ngay cả khi bạn giỏi hơn bất kỳ ai khác? Trong cả hai trường hợp, lời khuyên là hãy giữ điều đó cho riêng mình bởi không nhà tuyển dụng nào có thiện cảm với ứng viên thích nói xấu người khác.

Than vãn về điều gì đó là cần thiết trong công việc

Hãy hình dung bạn là một nhân viên kinh doanh và đang phỏng vấn cho vị trí mới. Nếu bạn nói căng thẳng là điều bạn không thích nhất trong công việc thì về cơ bản bạn đang nói với nhà tuyển dụng rằng bạn không phù hợp với vai trò đó.

Nhân viên kinh doanh lúc nào cũng phải làm việc dưới áp lực và khả năng xử lý áp lực là yêu cầu cơ bản đối với nghề này. Mặc dù bạn không thích nhưng nó là một phần tất yếu trong công việc hàng ngày mà bạn không thể tránh khỏi.

Đưa ra một danh sách dài những điều bạn không thích

Nhà tuyển dụng hỏi bạn không thích điều gì nhất ở công việc chứ không phải mọi thứ bạn không thích. Vì vậy, cách trả lời phỏng vấn hay là chỉ cần tập trung vào một hoặc hai khía cạnh và cần giải thích rõ ràng.

Quên rằng bạn đang phỏng vấn

Có một số người thích than vãn về mọi thứ ngay cả khi không có gì để phàn nàn. Và khi nhà tuyển dụng hỏi câu hỏi này, họ coi đó như là cơ hội để trút bầu tâm sự cũng như hoàn toàn quên rằng họ không đang trò chuyện với người bạn thân nhất. Đừng mắc phải sai lầm như họ nhé!

Bạn thấy đấy, nhà tuyển dụng không muốn nghe bạn nói xấu hoặc phàn nàn về công việc hoặc một ai đó, ngay cả khi câu hỏi của họ có vẻ như khơi gợi điều này. Vậy bạn nên trả lời ra sao? Dưới đây là gợi ý về cách trả lời chính xác mà không nói bất cứ điều gì khiến nhà tuyển dụng lo lắng.

Cách trả lời phỏng vấn hay về điều bạn không thích trong công việc

Chọn điều không thích nhưng bạn có thể thay đổi

Khả năng thích ứng với tình huống khó khăn và biến nó trở nên tích cực là một trong những kỹ năng mềm mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng yêu thích, bất kể công việc bạn đang ứng tuyển là gì.

Hãy quay lại ví dụ trước về việc thiếu các chương trình đào tạo. Sau khi đề cập đến vấn đề đó, bạn có thể giải thích rằng bạn đã chia sẻ với cấp trên và cố gắng chứng minh các khóa đào tạo cụ thể giúp cải thiện hiệu suất ra sao. Kết quả là sếp đã đồng ý tài trợ một khóa học trực tuyến hóa ra có lợi cho cả bạn, đồng nghiệp và cả công ty.

“Cách trả lời phỏng vấn hay về điều bạn không thích nhất ở công việc là tiếp cận câu hỏi với một giọng điệu tích cực và nêu ra một điều mà bạn có thể cải thiện tốt hơn.”

Thể hiện thái độ tích cực

Nếu bạn nói về điều gì đó bạn không thích nhưng không thể thay đổi, hãy đảm bảo thể hiện thái độ tích cực và nói rõ rằng bạn biết khía cạnh đó quan trọng như thế nào đối với công việc.

Không ai thích công việc giấy tờ và trừ khi nó là điều cần thiết trong công việc của bạn thì đây luôn là một câu trả lời an toàn và có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, hãy nói với nhà tuyển dụng rằng bạn hiểu thủ tục giấy tờ cần thiết như thế nào với công việc và sau một thời gian thì bạn đã thấy nó không còn làm phiền bạn nữa.

Thể hiện sự phù hợp với công việc mới

Nếu bạn đang làm việc cho một công ty nhỏ không thể mang lại cho bạn bất kỳ khả năng phát triển nào trong khi bạn rất khao khát, thì đây có thể là câu trả lời hoàn hảo về điều gì bạn không thích nhất. Ngoài ra, bạn có thể nói thêm rằng đây là lý do chính khiến bạn nộp đơn vào công ty đang phỏng vấn – nơi được biết đến là luôn tạo cơ hội phát triển cho bất kỳ ai xứng đáng.

Với cách trả lời phỏng vấn hay này, chỉ với một vài từ bạn đã cho nhà tuyển dụng thấy được hoài bão của bạn, rằng bạn đã nghiên cứu về công ty và bạn có động lực to lớn để thay đổi công việc.

Huỳnh Trâm