Sản xuất giống cây trồng bằng phương pháp ghép mắt ghép cành thường được áp dụng cho loại cây nào

Vườn ươm là một bộ phận không thể thiếu được của ngành trồng cây ăn quả. Muốn có những vườn ươm cây ăn quả sinh trưởng khoẻ mạnh, năng suất, sản lượng cao, phẩm chất tốt, tính chống chịu cao phải có giống tốt và những cây giống tốt.  


 


Cơ sở khoa học của phương pháp là khi ghép, bằng những phương pháp nhất định làm cho tượng tầng của gốc ghép và thân ghép tiếp xúc với nhau, nhờ sự hoạt động và khả năng tái sinh của tượng tầng làm cho mắt ghép và gốc ghép gắn liền với nhau.

* Những ưu điểm của phương pháp ghép

- Cây ghép sinh trưởng phát triển tốt nhờ sự phát triển, hoạt động tốt của bộ rễ gốc ghép và khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai của cây gốc ghép.

- Cây ghép giữ được các đặc tính của giống muốn nhân.

- Hệ số nhân giống cao, trong thời gian ngắn có thể sản xuất được nhiều cây giống đáp ứng yêu cầu của sản xuất.

- Giống làm gốc ghép sớm cho ra hoa kết quả vì mắt ghép chỉ tiếp tục giai đoạn phát dục của cây mẹ.

- Tăng cường khả năng chống chịu của cây với điều kiện bất thuận như: chịu hạn, chịu úng, chịu rét và sâu bệnh.

- Thông qua gốc ghép có thể điều tiết được sự sinh trưởng của cây ghép.

- Cókhả năng phục hồi sinh trưởng của cây, duy trì giống quý thông qua các phương pháp ghép như: ghép nối cầu hay ghép tiếp rễ.

Yêu cầu của giống gốc ghép

- Giống làm gốc ghép phải sinh trưởng khoẻ có khả năng thích ứng rộng với điều kiện địa phương.

- Giống làm gốc ghép phải có khả năng tiếp hợp tốt với thân cành ghép.

- Giống làm gốc ghép phải có khả năng chống chịu sâu bệnh và có khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận.

- Giống làm gốc ghép phải sinh trưởng nhanh, dễ gây giống, ít mọc mầm phụ ở gốc cây con.

* Những yêu cầu kỹ thuật để nâng cao tỷ lệ ghép sống và tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn

- Chăm sóc cây con trước khi ghép: sau khi ra ngôi cần áp dụng đầy đủ các quy trình khác của kỹ thuật chăm sóc để cây gốc ghép sớm đạt tiêu chuẩn ghép. Trước khi ghép 1 - 2 tuần cần tiến hành vệ sinh vườn cây gốc ghép và tăng cường chăm sóc để cây có nhiều nhựa, tượng tầng hoạt động tốt.

- Chọn cành, mắt ghép tốt: cành ghép được lấy từ vườn chuyên lấy cành ghép hoặc trên vườn sản xuất với những cây mang đầy đủ các đặc tính của giống muốn nhân. Cành ghép được chọn ở giữa tầng tán, không có các đối tượng sâu bệnh nguy hiểm gây hại. Tuổi cành ghép chọn phù hợp tuỳ thuộc vào thời vụ ghép khác nhau. Trong điều kiện cần vận chuyển đi xa, cần bảo quản trong điều kiện đủ ẩm, tránh nhiệt độ cao.

- Chọn thời vụ ghép tốt: trong điều kiện khí hậu miền Bắc nước ta, đa số các giống cây ăn quả được tập trung ghép vào vụ xuân và vụ thu.

- Thao tác kỹ thuật ghép: đây là khâu kỹ thuật có tính chất quyết định, phụ thuộc vào sự thành thạo của người ghép. Các thao tác ghép cần được tiến hành nhanh và chính xác.

- Chăm sóc cây con sau khi ghép: tất cả các khâu kỹ thuật từ mở dây sau ghép, xử lý ngọn gốc ghép, tỉa mầm dại, tưới nước làm cỏ, bón phân, tạo hình cây ghép cho tới công tác phòng trừ sâu bệnh hại cần được tuân thủ một cách nghiêm ngặt, đúng kỹ thuật.

* Các phương pháp ghép:

+ Tuỳ thuộc vào mục đích áp dụng, từng đối tượng cây ăn quả mà có thể sử dụng các phương pháp khác nhau. Một số phương pháp ghép chủ yếu đang được áp dụng để nhân giống cây ăn quả được chia thành hai nhóm là ghép mắt và ghép cành.


 


Phương pháp ghép mắt cửa sổ thường được áp dụng với các chủng loại cây ăn quả dễ bóc vỏ, có thân cành dễ lấy mắt, mắt ghép lớn.

Trên gốc ghép, cách mặt đất 25 - 30 cm, chọn vị trí không có nhánh hoặc mầm ngủ, tiến hành mở vết ghép có dạng cửa sổ và bóc bỏ phần vỏ. Trên cành ghép, chọn vị trí có mầm ngủ, cắt một phần khoanh vỏ có chứa mầm ngủ với kích thước tương tự hoặc nhỏ hơn vết mở trên gốc ghép. Đặt mắt ghép vào gốc ghép và dùng dây nilon cuốn lại, lưu ý cuốn kín dây từ dưới lên trên một lượt để tránh nước mưa thấm vào và cố định dây ghép.

Sau ghép 15 - 20 ngày tuỳ thuộc vào chủng loại cây ăn quả, tiến hành cởi dây ghép. Nếu mắt ghép còn xanh thì sau 2 - 3 ngày tiến hành cắt ngọn gốc ghép, áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây con sau khi ghép.


 

Phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ được áp dụng để nhân giống hồng, các cây ăn quả có múi và một số chủng loại cây ăn quả khác. Trên gốc ghép, ở độ cao cách mặt đất 25 - 30 cm, chọn vị trí không có nhánh hoặc mầm ngủ, tiến hành mở gốc ghép có dạng hình lưỡi của gốc ghép. Trên cành ghép, chọn vị trí có mầm ngủ, cắt lấy mắt ghép dạng hình lưỡi có một phần gỗ tương tự như trên gốc ghép. Đặt mắt ghép vào gốc ghép và dùng dây nilon cuốn lại, lưu ý cuốn kín dây từ dưới lên trên một lượt để tránh nước mưa thấm vào và cố định dây ghép. Trường hợp mắt ghép nhỏ hơn so với vết mở trên gốc ghép thì đặt mắt ghép lệch về một bên để có ít nhất một phía tượng tầng được trùng khớp. Sau ghép 20 - 25 ngày tuỳ thuộc vào chủng loại cây ăn quả, tiến hành cởi dây ghép. Nếu mắt ghép còn xanh thì sau 2 - 3 ngày tiến hành cắt ngọn gốc ghép, áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây con sau khi ghép.

những cây có thể ghép với nhau [các loại cây có thể ghép Mắt]

Các vườn ươm và vườn cây ăn quả thường sử dụng phương pháp ghép để nhân giống cây. Ghép chính nó là một hoạt động đơn giản bao gồm việc giữ hai phần của các cây khác nhau lại với nhau, nói chung là rễ và thân, để làm cho chúng phát triển thành một cây mới kết hợp các đặc điểm tốt nhất của cả hai cây, cây được chọn cho hệ thống rễ của nó, và khác về thân hoặc thân và cành, lá, hoa và / hoặc quả của nó. Cây ghép kết hợp giữa “gốc” và “cành ghép”, cây đầu tiên sẽ hình thành hệ thống rễ của cây mới và cây thứ hai là tán lá. “Cành ghép”, còn được gọi đơn giản là “cành ghép”, có thể là bất cứ thứ gì từ một chồi duy nhất, thường được gọi là “mắt”, đến một cành con một năm tuổi, đôi khi được gọi là cion.

Tại sao cây ăn quả. Vì đơn giản, chúng tôi sẽ hạn chế ghép cho cây ăn quả. Tuy nhiên, những cân nhắc tương tự cũng đúng đối với cây cảnh. Việc sinh sản bằng hạt hiếm khi được nông dân coi là có giá trị vì cây trồng từ hạt thường biểu hiện các đặc tính “hoang dã”, hoặc ở một khía cạnh nào đó kém hơn so với cây mẹ của chúng. Để duy trì các đặc tính của một giống cụ thể, hay “giống cây trồng” trong thuật ngữ, cần phải nhân giống bằng cách cắt, phân lớp hoặc ghép [được gọi là nhân giống agamic]. Điều này cho phép bạn chắc chắn rằng các đặc tính của giống cây trồng bạn muốn nhân giống sẽ được duy trì, giúp bạn dễ dàng có được một số lượng lớn các cây giống [vô tính] từ một cây được đánh giá cao.

Quan trọng: cổ phiếu. Khi ghép cây ăn quả, bạn có khả năng lựa chọn giống cây có bộ rễ phù hợp nhất với một loại đất cụ thể, hoặc loại đất có khả năng chống lại một số loại ký sinh trùng tốt nhất. Việc lựa chọn giống cây của bạn rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sức mạnh của cây và cũng có thể đóng một vai trò cơ bản trong việc xác định thời điểm nó ra quả, hoặc trong việc cải thiện màu sắc và các phẩm chất cảm quan khác của quả. Một số cây ăn quả, chẳng hạn như actinidia [quả kiwi], sung, cây phỉ, ô liu và chanh, chẳng hạn, cũng có thể được nhân giống bằng cách cắt hoặc phân lớp. Điều tương tự cũng không xảy ra đối với anh đào, táo, lê hoặc mận [chúng không dễ bén rễ] và nhiều cây ăn quả khác, do đó, phải được nhân giống bằng cách ghép cành.

Ưu điểm Bằng cách ghép, bạn có thể lặp lại các đặc điểm của giống, và nếu chúng ta lấy chồi ghép hoặc chồi từ cùng một cây “mẹ”, chúng ta sẽ thu được các cây có các đặc điểm giống hệt nhau, tất cả đều giống nhau. Đó là điều rất quan trọng, vì canh tác cây ăn quả hiện đại không chỉ phải trồng những giống được chọn lọc kỹ càng mà còn phải đáp ứng nhu cầu của thị trường muốn quả có kích thước và chất lượng đồng đều. Ngay cả những người nghiệp dư cũng thường xuyên sử dụng kỹ thuật ghép cành, trên a11 để nhân giống các giống cũ được lưu truyền qua nhiều thế hệ nhưng khó có được từ các vườn ươm.

Việc lựa chọn nguồn cung cấp là cơ bản trong việc xác định kích thước của nhà máy. Ví dụ, các dòng nhân bản nổi tiếng của East Malling gần đây đã được đưa vào Ý, nơi chúng được đánh giá cao là giống cây lùn, thích hợp để lấy cây không phát triển quá cao và có thể kết trái trong vòng ít nhất là hai năm kể từ khi ghép.

Một nhánh cũng đã được cắt sẵn sàng để ghép, trong trường hợp này là ghép khía. Cành ghép, được nhìn thấy nằm trên thân cây cũ đã cắt, phải có hai chồi và đã được tạo hình để vừa khít với rãnh đã chuẩn bị cho nó.

Kỹ thuật ghép cây hiện nay có nhiều cách ghép khác nhau, là cách nhân giống vô tính cây trồng rất quan trọng, được áp dụng phổ biến bên cạnh cấy mô và chiết

Những kỹ thuật ghép cây phổ biến đang được những người nhân giống chuyên nghiệp áp dụng thực tế tại Cái Mơn Bến Tre, hàng năm sản xuất hàng triệu cây bằng phương pháp này

Trong ghép cây cũng có nhiều cách khác nhau với những đặc tính và ưu khuyết điểm rất khác biệt ví dụ dễ thực hiện thì tỷ lệ thành công không cao và ngược lại

Ghép cây để làm gì, tại sao không ươm hạt trồng mà phải ghép?

Đây là câu hỏi khá phổ biến đối với nhiều người mới bước vào lĩnh vực nông nghiệp, và cả những người thuộc các lĩnh vực khác. Lấy một ví du thế này: Sau khi ta ăn 1 trái mít siêu sớm và muốn có cây mít tương tự để sau có trái ăn với mong muốn cây mít có trái sớm, ruột hồng, không nhão, múi nhiều, trái lớn….như trái mít vừa ăn, ta đi mua 1 cây mít Thái siêu sớm ghép và tự ươm một cây mít từ hạt mít siêu sớm để trồng. Sau 2 – 2,5 năm cây mít siêu sớm có trái với đầy đủ các đặc tính mong muốn bên trên, cây mít ươm từ hạt đến 4 năm mới có trái vừa méo vừa nhỏ, múi màu trắng nhạt, nhão như mít ướt

Mặc dù được ươm từ hạt mít siêu sớm với chất lượng tốt đã ăn thực tế, nhưng cây mít con tạo ra không có được những đặc điểm tốt của loại mít mong muốn. Nguyên nhân do nhân giống hữu tính chịu rất nhiều tác động của thụ phấn chéo do gió, do ong bướm mang lại và vấn đề gen lặn gen trội trong lai giống

Do đó ghép là phương pháp nhân giống vô tính nhằm tạo ra cây con mang đầy đủ các đặc tính của cây bố mẹ muốn nhân giống

Các kỹ thuật ghép cây phổ biến hiện nay

  • Cách ghép cây nối ngọn
  • Ghép chuôi cành
  • Ghép chồi 1 bên thân
  • Ghép cải tạo
  • …..

Là cách ghép dùng chồi ghép nối tiếp trên ngọn gốc ghép đã bị cắt bỏ, su đó dùng bao nylon bọc kín chồi ghép, khỏng 1 tháng sau chồi ghép sẽ dính liền với gốc ghép, đây là cách dễ thực hiện nhất. Dễ dàng thực hiện trong nhà hoặc vườn ươm,  với cách ghép cây này môt ngày một kỹ thật viên thành thạo có thể ghép được 1000 cây

Ưu điểm:

  • Dễ thực hiện trong quá trình ghép và quản lý độ ẩm ánh sáng trong thời gian đợi cây liền da thành công
  • Tốc độ nhanh: Một kỹ thuật viên có thể thực hiện từ 500 cây đến 1000 cây mỗi ngày, một số lượng các cách ghép khác không thể làm được
  • Có thể ghép trong nhà lưới, vườn ươm

Khuyết điểm:

  • Tỷ lệ thành công không quá cao, trung bình chỉ từ 60%-85%
  • Cây sau ghép nhỏ do phát triển từ mầm trên chồi ghép nên phải nuôi thời gian dài mới có cây thành phẩm.
  • Đòi hỏi quá trình chẩn bị kỹ trước và sau ghép

Các loại cây có thể áp dụng cách ghép cây này: bơ, nhãn, điều, ghép mai….

Cách ghép cây nhãn tím phương pháp nối ngọn

Một lưu ý đối vớ ghép nối ngọn là không dùng bất cứ phân bón gì trong khoảng trước và sau ghép 1 tháng [đây là lưu ý quan trọng trong bất cứ cách ghép nào, để đạt tỷ lệ thành công cao cần cách ly khoảng 1 tháng, nhưng trước đó phải có phân bón để cây đạt đột khỏe mạnh nhất định, điều này nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thành công]

Cách xử lý chồi ghép để đạt tỷ lệ thành công cao

Cách ghép cây chuôi cành thực tế được các nhà vườn ở vùng Cái Mơn Bến Tre áp dụng trên nhiều  loại cây bởi tính tiện dụng đặc biệt nó mang lại như ghép: sầu riêng gốc nhớt, ghép cây bơ,…., ở một số vùng khác như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ dùng cho ghép điều, cà phê…

2.  Ghép chuôi cành

Ghép chuôi cành được áp dụng phổ biến trên các loại cây khó nhân giống, dùng gốc ghép ghép vào cành của cây cần nhân giống, sau 1 tháng đến 1,5 tháng sẽ cắt cây ghép ra khỏi cây bố mẹ và được 1 cây con mới với thân và cành chính là cành ghép. Một số tên gọi khác tùy theo các vùng miền: ghép cành, ghép treo,…

Ưu điểm:

  • Tỷ lệ thành công sau ghép cao nhất trong các phương pháp ghép lên đến 90%-95%
  • Thực hiện được trên hầu hết các loại cây, kể cả những loại khó
  • Cây sau ghép lớn thời gian chăm sóc đến khi thành phẩm ngắn

Khuyết điểm:

  • Tốc độ thực hiện chậm một kỹ thuật viên thành thạo mỗi ngày chỉ ghép được  150 cây – 250 cây
  • Phải thực hiện trực tiếp trên cây bố mẹ, dùng dây treo trên cây lấy cành ghép.
  • Khó thực hiện đại trà với số lượng quá lớn

Tại Bến Tre người ta ghép chuôi cành trên rất nhiều loại cây khác nhau do ưu điểm dễ thành công của cách ghép này. Các loại cây thường áp dụng ghép chuôi cành: mít, ổi, nhãn, na, vú sữa, sầu riêng,

Kỹ thuật ghép cây chuôi cành trên cây ổi ruột đỏ bằng gốc ổi Đài Loan

3. Cách ghép cây một bên thân

Phương ghép tương tự ghép nối ngọn nhưng người ta không ghép nối lên vết cắt mà chồi ghép được gắn vào môt bên của gốc ghép. Phần chồi ghép có thể là một chồi nhỏ như đối với cây bơ, cũng có thể là một đoạn cành có mắt ghép như với cây mít. Cách cây này thường dùng trên sầu riêng, dâu, chôm chôm, đặc biệt nhiều người phân vân không biết cách ghép mai như thế nào thì đây là phương pháp phổ biến nhất

Ưu điểm và khuyết điểm tương tự như ghép nối gọn

Kỹ thuật ghép mít một bên thân giống mít siêu sớm trên gốc đã bứng vào bầu

Video ghép chuôi cành, ghép nối ngọn và chiết cây ăn quả

Ngoài 3 cách ghép cây phổ biến trên do nó có nhiều ưu điểm nhất, thực tế người ta còn áp dụng những phương pháp nhân giống khác như ghép áp, ghép mắt, chiết cành, cấy mô. Mỗi cách nó có những ưu khuyết điểm riêng nhưng đều là nhân giống vô tính. nó sẽ giữ được đặc điểm của cây bố mẹ.

Một số giống cây chưa áp dụng nhân giống vô tính trong điều kiện Việt Nam hiện nay như dừa, chà là….mà no chỉ được nhân giống hữu tính nên cây sẽ bị lai do thụ phấn chéo

Công ty TNHH  Thế Giới Cây Giống

Địa chỉ:  ĐT750 ấp 3 , xã Trừ Văn Thố, Bàu Bàng, Bình Dương, Vietnam

ĐT: 0988868620

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề