Sản xuất theo dây chuyền là gì

TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP

3.1. Khái niệm về tổ chức quá trình sản xuất

Tổ chức quá trình sản xuất doanh nghiệp là cách thức phương pháp hình thành các bộ phận sản xuất, sắp xếp bố trí về không gian, xây dựng mối liên hệ sản xuất giữa các bộ phận sản xuất nhằm kết hợp một cách hợp lý các yếu tố của sản xuất để tạo ra sản phẩm.

Mục tiêu của tổ chức sản xuất là sự bố trí các công đoạn, các khâu nhằm tạo ra năng suất, chất lượng cao hơn, nhịp độ sản xuất nhanh hơn, tận dụng và huy động tối đa các nguồn lực vật chất vào sản xuất, giảm chi phí sản xuất một đơn vị đầu ra tới mức thấp nhất, rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ. Do đó quyết định lựa chọn tổ chức sản xuất theo dây chuyền, tổ chức sản xuất theo nhóm hay tổ chức sản xuất đơn chiếc là tuỳ thuộc vào quy mô sản xuất, chủng loại hay kết cấu sản phẩm của doanh nghiệp.

3.1.1. Quá trình sản xuất.

Quá trình sản xuất nói chung là quá trình con người tác động và thiên nhiên để biến chúng thành của cải vật chất.

QTSX trong cơ khí được tính từ giai đoạn tạo phôi đến sản phẩm hoàn thiện hoặc từ tạo phôi đến bán thành phẩm hoặc từ bán thành phẩm đến sản phẩm hoàn thiện.

Bước công việc là đơn vị cơ sở của quá trình sản xuất, được thực hiện trên nơi làm việc bởi một hay một nhóm công nhân sủ dụng một loại máy móc thiết bị trên mộ đối tượng nhất định.

Quá trình sản xuất gồm 3 yếu tố : Tư liệu lao động, đối tượng lao động và lao động của con người.

3.1.2. Quá trình công nghệ.

QTCN là một phần của QTSX trực tiếp làm thay đổi trạng thái và tính chất của đối tượng sản xuất như thay đổi hình dáng, kích thước, độ chính xác gia công…

Quá trình công nghệ được phân chia thành các giai đoạn công nghệ dựa vào việc sử dụng các máy móc thiết bị giống nhau, hay phương pháp công nghệ.

3.1.3. Phạm vi của việc thiết kế qui trình công nghệ.

Bao gồm các bước điển hình như sau:

-   Rà soát các thiết kế và những yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm để đảm bảo yếu tố kinh tế của việc sản xuất sản phẩm.

-   Xác định phương pháp sản xuất nhằm đảm bảo chi phí thấp nhất.

-   triển khai việc chuẩn bị dụng cụ cần thiết cho việc sản xuất.

-   Bố trí khu vực sản xuất, mặt bằng phụ trợ…

-   Lập kế hoạch và thiết lập hệ thống sản xuất sao cho đảm bảo việc sản xuất hiệu quả.

3.1.4. Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Hiệu quhot động sn xuất kinh doanh ca doanh nghiệp, là mt vn đề phc tp, có quan hvi tt cả các yếu ttham gia vào quá trình sn xuất kinh doanh, (lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động); doanh nghiệp chcó thđạt hiu qucao khi các yếu tcơ bn này được sdụng hiu quả.

Để đánh giá chính xác, và có cơ skhoa học hiu quhot động sn xuất kinh doanh ca doanh nghiệp, thống cần phải xây dng hthống chtiêu đầy đủ, hoàn chnh va phn ánh mt cách tổng hợp, va phn ánh được mc sinh li, phn ánh hiu quả ca tng yếu t sn xuất, tng loại vốn đầu tư …

a). Phương pháp thứ nhất:           

 Hiệu qu hot động sn xuất kinh doanh được xác định dưới dng hiu số công thc:

Sản xuất theo dây chuyền là gì

Phương pháp này đơn gin, dễ tính nhưng nhng mặt hn chế nht định, không phn ánh hết cht lượng kinh doanh, cũng như tiềm năng nâng cao hiu quhot động sn xuất kinh doanh ca doanh nghiệp, không thdùng để so sánh hiu qusn xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp bn thân doanh nghiệp qua các thi knghiên cu khác nhau.

b) Phương pháp thhai:

Hiệu qu hot động SXKD được xác định bng cách so sánh theo 2 dng:

- Dạng thuận:

Sản xuất theo dây chuyền là gì

Theo phương pháp này, hiu quhot động sn xuất kinh doanh phn ánh mc sinh li ca các yếu t đầu vào ca quá trình sn xuất.

- Dạng nghch:

Sản xuất theo dây chuyền là gì

Chtiêu này phn ánh, để to ra được 1 đơn vị kết quđầu ra ta cần bao nhiêu đơn vchi phí đầu vào.

Từ các công thc xác định hiu quhot động sn xuất kinh doanh. Thống kê cần xác định chính xác nhng chtiêu nào thuc yếu tđầu vào và ch tiêu nào thuộc yếu t đầu ra, tu thuộc vào mc đích nghiên cu thống la chọn yếu tđầu vào và kết quđầu ra để so sánh cho phù hợp.

c). Trong tình hình thc tế hin nay, kết qu sn xuất kinh doanh ca doanh nghiệp gồm hai nhóm:

i). Kết qusn xuất

-   Chtiêu khi lượng sn phẩm hin vt hin vt qui ước đã sn xuất.

-   Chtiêu giá trsn xuất công nghiệp (GO)

-   Chtiêu giá trgia tăng (VA)

-   Chtiêu giá trgia tăng thun (NVA)

ii). Kết qukinh doanh

-   Ch tiêu khi lượng sn phẩm tiêu th.

-   Chtiêu doanh thu.

-   Chtiêu li nhun .

d). Chi phí sn xuất kinh doanh trong doanh nghiệp gồm ba nhóm:

i). Chi phí về lao động

-   Tổng số giờ - người làm việc thc tế trong k.

-   Tổng số ngày - người làm việc thc tế trong k.

-   Slượng lao động bình quân trong k.

-   Tổng quỹ lương.

ii). Chi phí v vốn

-   Tổng vốn sn xuất kinh doanh bình quân trong k.

-   Vốn cđịnh bình quân trong k.

-   Vốn lưu động bình quân trong k.

-   Tổng giá trkhu hao trong k.

-   Tổng chi phí sn xuất trong k.

-   Tổng chi phí trung gian trong k.

iii) Chi phí vđất đai

-   Tổng din tích mặt bng ca doanh nghiệp.

-   Tổng din tích sdụng vào sn xuất, kinh doanh ca doanh nghiệp.

3.2. Hàm sản xuất

Hàm sản xuất là quan hệ vật chất giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất, nó phản ánh cách thức kết hợp các yếu tố đầu vào có hiệu quả để sản xuất sản phẩm.

Y=f(x1,x2,…,xn)

Trong đó:

-   Y là mức sản lượng đầu ra

-   x1, x2, xn các yếu tố sản xuất

Giá trị của x thì lớn hơn hoặc bằng 0 và nó tạo thành giới hạn phụ thuộc của hàm sản xuất.

3.2.1. Sản xuất theo hàm một biến.

Hàm một biến số ta có thể viết như sau:

Y = f (F,L) = aK + bL

Hay ta có thể viết : Y = aX + b

Trong đó:

a, b : Các hệ số.

L : Lao động.

K : Vốn.

Sản xuất theo dây chuyền là gì

Hình 3.1. Biểu đồ sản xuất theo hàm một biến.

Sản xuất theo hàm một biến, chỉ biến đổi một yếu tố đầu vào.

Sản xuất theo kiểu hàm này thì mang tính đơn giản, khi X biến đổi một lượng thì Y cũng biến đổi theo một lượng tương ứng.

Trong quá trình sản xuất, máy móc cũng cần ít nhất một người để điều khiển và lao động cũng cần những trang thiết bị tối thiểu cần thiết để sản xuất.

Sản xuất theo hàm một biến thì đơn giản, dễ kiểm soát.

3.2.2. Sản xuất theo hàm nhiều biến.(hai biến)

Y=f(x1,x2,…,xn) = Y = f (F,L,A) = A.Kα. Lβ

Trong đó:       A là công nghệ sản xuất.

                        α, β : Độ co giãn đầu ra tương ứng với lao động và vốn.

Sản xuất theo hàm hai biến có sự biến đổi đầu vào của hai yếu tố. Sản xuất theo hàm nhiều biến thì phức tạp hơn nhưng dạng sản xuất này cho phép doanh nghiệp kết hợp các biến số này lại với nhau để tạo ra sản phẩm và cân đối sản xuất.

Ví dụ trong sản xuất nếu chi phí đầu tư vật liệu, máy móc quá lớn, nhưng nhân công rẽ thì doanh nghiệp có thể tăng lượng nhân công lên để đảm bảo năng suất lao động.

Đường đẳng lượng (Q) là tập hợp các phối hợp khác nhau giữa các yếu tố sản xuất để tạo ra mức sản lượng như nhau.

Sản xuất theo dây chuyền là gì

Hình 3.2. Biểu đồ đường đẳng lượng.

Sự kết hợp các yếu tố sản xuất được thể hiện ở tỷ lệ thay thế của yếu tố đầu vào L cho yếu tố đầu vào K nhằm đảm bảo mức sản lượng ổn định.

Đường đẳng phí là tập hợp các các phối hợp các yếu tố sản xuất để sản xuất ra sản phẩm với mức chi phí tương đương nhau.

Đường đẳng phí: 

Sản xuất theo dây chuyền là gì

 Trong đó:

IC: là tổng chi phí sản xuất.

K, L là số lượng các yếu tố đầu vào K và L.

PK , PL : là giá của hai yếu tố đầu vào K và L.

Sản xuất theo dây chuyền là gì

Hình 3.3. Biểu đồ dường đẳng phí.

Kết hợp hai yếu tố đầu vào để đạt hiệu quả cao nhất:

- Đường đẳng lượng thể hiện ý muốn của nhà sản xuất.

- Đường đẳng phí thể hiện khả năng thực hiện của nhà sản xuất.

3.3. Nội dung của tổ chức sản xuất.

3..3.1. Nội dung của quá trình sản xuất

Nội dung cơ bản của quá trình sản xuất là quá trình lao động sáng tạo tích cực của con người.

Bộ phận quan trọng của quá trình sản xuất chế tạo là quá trình công nghệ.

Quá trình công nghệ lại được phân chia thành nhiều giai đoạn cộng nghệ khác nhau, căn cứ vào phương pháp chế biến khác nhau, sử dụng máy móc thiết bị khác nhau.

Mỗi giai đoạn công nghệ lại có thể gồm nhiều bước công việc khác nhau ( hay còn gọi là chuyên công ). Bước công việc là đơn vị cơ bản của quá trình sản xuất được thực hiện trên nơi làm việc, do một công nhân hoặc một nhóm công nhân cùng tiến hành trên một đối tượng nhất định.

Khi xét bước công việc ta phải căn cứ vào cả ba yếu tố: Nơi làm việc, công nhân, đối tượng lao động. 

3.3.2. Nội dung của tổ chức sản xuất

Tổ chức sản xuất là các phương pháp, các thủ thuật kết hợp các yếu tố của quá trình sản xuất một cách hiệu quả.

Nếu coi tổ chức sản xuất như một trạng thái thì đó chính là các phương pháp, các thủ thuật nhằm hình thành các bộ phận sản xuất có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và phân bố chúng một cách hợp lý về mặt không gian. Theo cách quan niệm này thì nội dung của tổ chức sản xuất gồm:

Hình thành cơ cấu sản xuất hợp lý.

Xác định loại hình sản xuất cho các nơi làm việc bộ phận san xuất một cách hợp lý, trên cơ sở đó xây dựng các bộ phận sản xuất.

Bố trí sản xuất nội bộ xí nghiệp.

Tổ chức còn có thể xem xét như là một quá trình thì đó chính là các biện pháp, các phương pháp, các thủ thuật để duy trì mối liên hệ và phối hợp hoạt động của các bộ phận sản xuất theo thời gian một cách hợp lý. Nội dung tổ chức sản xuất sẽ bao gồm:

-   Lựa chọn phương pháp tổ chức quá trình sản xuất.

-   Nghiên cứu chu kỳ sản xuất tìm cách rút ngắn chu kỳ sản xuất.

-   Lập kế hoạch tiến độ sản xuất và tổ chức công tác điều độ sản xuất.

3.4. Yêu cầu cơ bản của tổ chức sản xuất

3.4.1.Tính tỉ lệ cân đối của tổ chức sản xuất

Quá trình sản xuất cân đối là quá trình sản xuất được tiến hành trên cơ sở hợp lý, kết hợp chặt chẽ ba yếu tố của sản xuất: lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động.

Cụ thể, các quan hệ cân đối đó bao gồm các quan hệ tỷ lệ thích đáng giữa khả năng các bộ phận sản xuất, các yếu tố của quá trình sản xuất theo không gian và thời gian:

-   Khả năng sản xuất của các bộ phận sản xuất chính.

-   Khả năng phục vụ có hiệu quả của các bộ phận sản xuất phụ trợ cho quá trình sản xuất chính.

-   Quan hệ giữa năng lực sản xuất, số lượng, chất lượng công nhân và số lượng, chất lượng đối tượng lao động.

3.4.2.Tính chuyên môn hóa

Chuyên môn hóa sản xuất là hình thức phân công lao động xã hội làm cho xí nghiệp nói chung và các bộ phận sản xuất, các nơi làm việc nói riêng chỉ đảm nhiệm việc sản xuất một (hay một số ít) loại sản phẩm, chi tiết, hay chỉ tiến hành một hoặc một số ít các bước công việc.

Việc chuyên môn hóa sản xuất phải xác định phù hợp với những điều kiện cụ thể của xí nghiệp. Các điều kiện cụ thể đó là:

-   Chủng loại, khối lượng, kết cấu sản phẩm chế biến trong xí nghiệp.

-   Qui mô sản xuất của xí nghiệp.

-   Trình độ hợp tác sản xuất.

-   Khả năng chiếm lĩnh thị trường, mức độ đáp ứng thay đổi của nhu cầu.

-   Chiến lược công ty nói chung và chiến lượt cạnh tranh, phát triển hệ thống sản xuất nói riêng.

3.4.3.Tính nhịp điệu

Quá trình sản xuất nhịp nhàng, đều đặn khi mà hệ thống có thể tạo ra lượng sản phẩm trong mỗi đơn vị thời gian đều nhau phù hợp kế hoạch.

3.4.4. Tính liên tục

Quá trình sản xuất được gọi là liên tục khi các bước công việc sau được thực hiện ngay sau khi đối tượng hoàn thành ở bước công việc trước, không có bất kỳ một sự gián đoạn nào về thời gian. 

3.4.5. Tổ chức sản xuất sao cho lượng tồn kho là ít nhất.

Giai đoạn chuẩn bị sản xuất và sản xuất cần được lập kế hoạch và kiểm soát tiến độ sản xuất hợp lý, thực hiện các lưu trình công đoạn và tối ưu hóa trong sản xuất.

Giai đoạn sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cần đảm bảo yếu tố cung và cầu hợp lý.

3.5. Cơ cấu sản xuất.

3.5.1. Cơ cấu sản xuất.

3.5.1.1. Khái niệm.

Cơ cấu sản xuất là tổng hợp tất cả các bộ phận sản xuất và phục vụ sản xuất, hình thức xây dựng những bộ phận ấy, sự phân bố về không gian và mối liên hệ sản xuất giữa chúng với nhau

Cơ cấu sản xuất là một đặc tính chất lượng của hệ thống sản xuất. Đó chính là cơ sở vật chất kỹ thuật của một hệ thống sản xuất. Cơ cấu sản xuất cũng thể hiện hình thức tổ chức của quá trình sản xuất sản phẩm, hình thức phân công lao động giữa các khâu, các bộ phận trong hệ thống, nó biểu hiện đặc điểm cụ thể của sự kết hợp các yếu tố sản xuất trong quá trình tạo ra sản phẩm.

Cơ cấu sản xuất là nhân tố khách quan tác động tới việc hình thành bộ máy quản lý sản xuất.

3.5.1.2. Các cấp của cơ cấu sản xuất.

Các cấp của cơ cấu sản xuất chính là sự phân chia cơ cấu theo chiều dọc. Các cấp sản xuất cơ bản trong hệ thống  là cấp phân xưởng, cấp ngành, cấp nơi làm việc.

Phân xưởng là đơn vị tổ chức sản xuất cơ bản và chủ yếu trong các xí nghiệp có qui mô lớn, có nhiệm vụ hoàn thành một loại sản phẩm hay một giai đoạn công nghệ trong quá trình sản xuất sản phẩm.

Ngành : là đơn vị tổ chức sản xuất trong các phân xưởng đó là tổng hợp trên cùng một khu vực nhiều nơi làm việc có quan hệ mật thiết với nhau về mặt công nghệ.

Nơi làm việc : là phần diện tích sản xuất mà ở đó có một công nhân hay một nhóm công nhân sử dụng máy móc thiết bị để hoàn thành một hay một vài bước công việc cá biệt trong quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm hoặc phục vụ quá trình sản xuất.

3.5.1.3. Các kiểu cơ cấu sản xuất.

Tùy theo điều kiện cụ thể của xí nghiệp như đặc tính kinh tế - kỹ thuật, trình độ chuyên môn hóa, qui mô …mà có thể lựa chọn cơ cấu sản xuất thích hợp. Các kiểu cơ cấu sản xuất cơ bản hiện nay là :

Xí nghiệp – Phân xưởng – Ngành – Nơi làm việc.

Xí nghiệp – Phân xưởng - Nơi làm việc.

Xí nghiệp - Ngành  – Nơi làm việc.

Xí nghiệp - Nơi làm việc.

3.5.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất.

3.5.2.1. Chủng loại, đặc điểm kết cấu và yêu cầu chất lượng sản phẩm.

Sản phẩm có kết cấu phức tạp là sản phẩm gồm nhiều chi tiết hợp thành, yêu cầu về kỹ thuật cao, quá trình công nghệ gồm nhiều dạng gia công khác nhau, nhiều bước công việc khác nhau. Sản phẩm càng phức tạp phải trang bị nhiều máy móc thiết bị, dụng cụ chuyên dùng vì thế khó khăn trong việc chuyên môn hóa nơi làm việc nâng cao loại hình sản xuất. Sản xuất càng đơn giản càng có nhiều khả năng chuyên môn hóa nơi làm việc và nâng cao loại hình sản xuất.

Nếu chủng loại sản phẩm ít và đơn giản thì cơ cấu sản xuất sẽ đơn giản hơn.

Đặc điểm của kết cấu sản phẩm như số lượng các chi tiết, tính phức tạp của kỹ thuật sản xuất, yêu cầu độ chính xác… có ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất. sản phẩm có tính công nghệ cao hoặc quá trình sản xuất đơn giản có thể làm cho cơ cấu sản xuất đơn giản hơn.

3.5.2.2. Chủng loại, khối lượng, đặc tính cơ lý hóa của nguyên vật liệu cần dùng.

Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến bộ phận phục vụ sản xuất, vì khối lượng chủng loại nguyên vật liệu cần dùng cùng những đặc tính của nó sẽ yêu cầu hệ thống kho bãi, diện tích sản xuất qui mô công tác vận chuyển thích hợp. Ngoài ra nhân tố này cũng ảnh hưởng tới các bộ phận sản xuất chính vì có thể nó sẽ yêu cầu tổ chức một cơ cấu sản xuất phù hợp với việc xử lý các nguyên vật liệu.

5.2.3. Máy móc, thiết bị công nghệ.

Việc lựa chọn máy móc, thiết bị công nghệ có thể đặt ra bởi các yêu cầu kỹ thuật, nói chung đây không phải là nội dung của tổ chức sản xuất nhưng máy móc thiết bị lại ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất vì vậy việc sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị cần có những cách thức tổ chức thích hợp.

5.2.4. Trình độ chuyên môn hóa và hợp tác hóa sản xuất.

Một xí nghiệp có trình độ chuyên môn hóa cao thể hiển ở chủng loại sản phẩm nó sản xuất ít và số lượng sản phẩm mỗi loại lớn. Điều kiện chuyên môn của xí nghiệp như vậy cho phép có thể chuyên môn hóa cao đối với các nơi làm việc và bộ phận sản xuất.

Chuyên môn hóa còn có thể dẫn tới khả năng tăng cường hợp tác giữa các xí nghiệp, làm giảm chủng loại và gia tăng khối lượng chi tiết bộ phận chế biến trong xí nghiệp, nâng cao hơn nữa loại hình sản xuất.

Nói chung, các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất là khách quan, chung gây ra tác động tổng hợp lên loại hình sản xuất. Hơn nữa, các nhân tố ảnh hưởng lên loại hình sản xuất luôn biến đổi nên công tác tổ chức sản xuất phải nghiên cứu phát hiện các yếu tố này để điều chỉnh loại hình sản xuất thích hợp. Ngoài ra, với nhưng điều kiện nhất định, nếu chúng ta chủ động đưa ra các biện pháp thích hợp thì có thể làm ổn định nhiệm vụ sản xuất cho các nơi làm việc.

3.5.3. Phương hướng hoàn thiện cơ cấu sản xuất.

Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất mang tính khách quan, và chúng luôn biến đổi, chính vì thế cơ cấu sản xuất cần phải được hoàn thiện phù hợp với những điều kiện và đang dược hình thành.

Một cơ cấu sản xuất được coi là hợp lý khi nó phản ánh đầy đủ và đúng đắn quá trình sản xuất sản phẩm, những đặc điểm về công nghệ chế tạo, qui mô và loại hình sản xuất của doanh nghiệp. Mặc khác nó phải đảm bảo tính hợp lý xét trên cả hai mặt: sắp xếp bố trí các bộ phận sản xuất trong không gian và mối liên hệ sản xuất giữa chúng trên cơ sở tăng cường chuyên môn hóa và hợp tác hóa sản xuất. Ngoài ra, cơ cấu sản xuất cũng phải đảm bảo khả năng nhất định trong quá trình phát triển sản xuất của doanh nghiệp.

3.5.3.1. Lựa chọn đúng nguyên tắc xây dựng bộ phận sản xuất.

Các bộ phận sản xuất trong hệ thống sản xuất có thể xây dựng theo các nguyên tắc đối tượng, công nghệ hay hỗn hợp.

a). Bố trí theo nguyên tắc đối tượng.

Bộ phận sản xuất được xây dựng theo nguyên tắc đối tượng nghĩa là nó chỉ có nhiệm vụ sản xuất một loại sản phẩm hay chi tiết nhất định.

Sản xuất theo dây chuyền là gì


b). Bố trí theo nguyên tắc công nghệ.

Bộ phận sản xuất được xây dựng theo nguyên tắc công nghệ bao gồm các nơi làm việc giống nhau, bố trí các máy móc thiết bị giống nhau nhằm thực hiện một giai đoạn công nghệ nhất định.

Sản xuất theo dây chuyền là gì


c). Bố trí hỗn hợp.

Hai nguyên tắc xây dựng bộ phận sản xuất kể trên đều có những ưu điểm, nhược điểm nhất định. Trong những điều kiện nhất định chúng ta có thể kết hợp hai nguyên tắc để xây dựng các bộ phận sản xuất theo nguyên tắc hỗn hợp. Điều này cho phép tận dụng các ưu điểm và loại trừ bớt các nhược điển của chúng. Bộ phận sản xuất xây dựng theo nguyên tắc hỗn hợp sẽ gồm một số bộ phận nhỏ tổ chức theo nguyên tắc đối tượng còn một số còn lại theo nguyên tắc công nghệ.

Sản xuất theo dây chuyền là gì


3.5.3.2. Giải quyết quan hệ cân đối giữa các bộ phận sản xuất chính với các  bộ phận sản xuất phụ trợ và phục vụ khác, đảm bảo sự cân đối giữa các bộ phận sản xuất.

Với một hệ thống sản xuất sản phẩm chủ yếu được tạo ra từ các bộ phận sản xuất chính, vì vậy muốn gia tăng  sản lượng, nâng cao chất lượng săn phẩm trước hết trông cậy vào hoạt động của chúng. Song vấn đề không hoàn toàn như vậy, Các bộ phận sản xuất phụ trợ và phục vụ luôn có tác dụng gia tăng hiệu quả hoạt động của sản xuất chính. trong điều kiện trình độ kỹ thuật và tổ chức sản xuất của các bộ phận phụ trợ và phục vụ sẽ chiếm một lượng lớn lực lượng lao động, diện tích sản xuất. Việc mở rộng sản xuất, nâng caop trình độ của sản xuất luôn phải chú ý đến tương quan phát triển của bộ phận sản xuất phụ trợ và phục vụ. Điều đó cho phép sử dụng triệt để khả năng sản xuất của các bộ phận sản xuất chính, đảm bảo cho quá trình sản xuất liên tục hiệu quả.

3.5.3.3. Coi trọng bố trí mặt bằng.

Bố trí mặt bằng sản xuất là sự bố trí các yếu tố của hệ thống sản xuất bao gồm các phân xưởng sản xuất chính, các phân xưởng sản xuất phụ và các bộ phận phục vụ có tính chất sản xuất trên một không gian diện tích nhất định đã được biến đổi thích hợp.           

Bố trí mặt bằng tạo ra sự hợp lý trong cách sắp xếp bố trí các bộ phận trong không gian đảm bảo mối liên hệ sản xuất chặt chẽ giữa các bộ phận sản xuất.

Việc bố trí mặt bằng sản xuất cần theo các nguyên tắc sau:

-   Tuân thủ hành trình công nghệ gia công chế biến sản phẩm.

-   Đảm bảo khả năng mở rộng sản xuất.

-   Đảm bảo an toàn cho sản xuất và người lao động.

-   Tiết kiệm diện tích.

Trong nội bộ phân xưởng, Sản xuất cơ khí thường được bố trí theo nhóm và bố trí theo khu vực thường được áp dụng hơn vì có nhiều ưu điểm:

-   Bố trí theo nhóm cho phép sản xuất nhiều loại chi tiết khác nhau có khối lượng nhỏ vẫn đạt hiệu quả của sản xuất dây chuyền.

-   Làm giảm thời gian hoạch định công nghệ.

-   Giảm khối lượng vận chuyển và tông kho.

-   Phối hợp các công việc dễ dàng.

-   Giảm nhu cầu đầu tư các thiết bị cố định và công cụ.

-   Giảm thời gian chuẩn bị cho sản xuất. 

a). Phương pháp bố trí theo nhóm :

Bước 1: Xác đinh nhóm chi tiết bằng cách nghiên cứu thiết kế của tất cả các chi tiết, từ đó tìm ra các chi tiết tương tự về hình dáng, máy móc, thiết bị sử dụng và quy trình công nghệ.

Bước 2: Bố trí máy móc vào một khu vực chế tạo để chế tạo một nhóm chi tiết.

b). Phương pháp bố trí theo khu vực:

i). Bố trí hình C :

Các máy móc được xếp theo hình chữ C trong khu vực làm việc, chi tiết sẽ chuyển nơi này đến nơi khác lần lượt theo trình tự, thường thì công việc vận chuyển do một Robot thực hiện.

ii). Bố trí theo kiểu săn thỏ:

Các máy móc sắp đặt theo 1 vòng tròn, hướng vào trong, một công nhân điều khiển các máy bằng cách di chuyển xung quanh vòng tròn nhỏ.Chu kỳ làm việc bằng tổng thời gian làm việc trên các máy cộng thời gian di chuyển. Người công nhân di chuyển xung quanh vòng tròn, tháo lắp trên các máy tự động và thực hiện các công việc khi các máy làm việc tự động. Nếu việc thiết lập thường xuyên trên nhiều máy thì xó thể tăng thêm máy. Muốn tăng sản lượng cho khu vực sản xuất kiểu này thì có thể bố trí hai công nhân di chuyển theo vòng tròn, người nọ sau người kia và phân chia công việc phù hợp nhưng phải đảm bảo điều kiện là công nhân phải có đủ khả năng thực hiện tất cả các hoạt động trong khu vực làm việc.

iii). Bố trí theo hình U

Máy móc thiết bị bố trí theo hình giống chữ U, một công nhân sẽ tiến hành một các tuần tự các máy móc dọc theo bờ của chữ U cho đến cuối và qua trở lại bên kia. Muốn tăng sản lượng thì tăng thêm số công nhân nhưng phải phân chia khu vực chữ U từ đó làm giảm yêu cầu về kỹ thuật của mỗi công nhân.

3.6. Loại hình sản xuất.

3.6.1. Khái niệm loại hình sản xuất.

Loại hình sản xuất là đặc tính tổ chức kỹ thuật tổng hợp nhất của sản xuất được quy định chủ yếu  bởi trình độ chuyên môn hóa nơi làm việc, số chủng loại và tính ổn định của đối tưọng chế biến nơi làm việc. Thực chất, loại hình sản xuất là dấu hiệu biểu thị trình độ chuyên môn hóa nơi làm việc.

3.6.2.Đặc điểm các loại hình sản xuất.

3.6.2.1. Loại hình sản xuất khối lượng lớn.

Sản xuất khối lượng lớn là loại hình sản xuất chế tạo thường xuyên hoặc liên tục trong nhiều năm các sản phẩm cùng loại.

Đặc điểm:

-   Chủng loại sản phẩm rất ít, số lượng lớn,

-   Quy trình công nghệ yêu cầu tỉ mỉ, thường là phân tán nguyên công nên mỗi máy chỉ thực hiện 1 bước công việc nên máy chủ yếu là máy chuyên dùng và sản xuất bố trí theo dây chuyền.

-   Tay nghề thợ không cần cao.

-   Năng suất, chất lượng cao

-   Đầu tư lớn

Loại hình này có nhược điểm là tính linh hoạt rất thấp, khả năng thích ứng với thay đổi của môi trường kém.

3.6.2.2. Đặc điểm của loại hình sản xuất hàng loạt.

Sản xuất hàng loạt là loại hình sản xuất chế tạo đồng thời hoặc liên tiếp 1 lượng xác định sản phẩm như nhau hay giống nhau. Loại hình này được chia làm 3 loạt: Nhỏ vừa và lớn.

Đặc điểm:

-   Chủng loại sản phẩm không nhiều, số lượng sản phẩm trong 1 loại tương đối nhiều, sản xuất có chu kì lặp lại.

-   Quy trình công nghệ tương đối tỉ mỉ, máy được bố trí là máy vạn năng và máy chuyên dùng.

-   Năng suất, chất lượng tương đối cao.

-   Tính linh hoạt không cao lắm.

3.6.2.3. Đặc điểm của sản xuất đơn chiếc.

Sản xuất đơn chiếc là loại hình sản xuất chế tạo từng sản phẩm riêng rẽ, thường là các sản phẩm đặc biệt, sản phẩm mang tính chất sửa chữa.

Đặc điểm:

-   Chủng loại sản phẩm nhiều, số lượng sản phẩm trong 1 loại rất ít, thậm chí chỉ có một chiếc. Sản xuất không có chu kì lặp lại, nếu có cũng không biết trước.

-   Quy trình công nghệ không cần tỉ mỉ, thường tập trung nguyên công, tất cả các công việc thực hiện trên 1 máy nên máy được bố trí là vạn năng.

-   Tay nghệ thợ đòi hỏi cao.

-   Năng suất chất lượng thấp.

Loại hình sản xuất này có ưu điểm là có tính linh hoạt cao, có khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường

3.6.2.4. Sản xuất dự án.

Sản xuất dự án cũng là một loại sản xuất gián đoạn, nhưng các nơi làm việc tồn tại trong một thời gian ngắn theo quá trình của công nghệ sản xuất của một loại sảm phẩm hay đơn hang nào đó. Sự tồn tại của nơi làm việc ngắn, nên máy móc thiết bị công nhân thường hay phân công theo công việc, khi công việc kết thúc có thể giải tán lực ượng lao động này hoặc di chuyển đến nơi làm việc khác. Vì thế người ta sử dụng các công nhân các bộ từ các bộ phận khác nhau trong tổ chức để phục vụ một dự án. Trong loại hình sản xuất này hiệu quả sử dụng máy, thiết bị thấp, công nhân và máy móc thiết bị thường phải phân tán cho các dự án khác, vì thế để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức, nó phải tổ chức theo cơ cấu ma trận. Cơ cấu này có khả năng tập trung điều phối sử dụng hợp lý các nguồn lực của hệ thống, cơ cấu ngang hình thành theo các dự án có nhiệm vụ phối hợp các hoạt động khác nhau phù hợp với tiến độ của từng dự án.

3.7. Phương pháp tổ chức quá trình sản xuất.

7.1. Phương pháp sản xuất dây chuyền.

7.1.1. Những đặc diểm của sản xuất dây chuyền.

Sản xuất dây chuyền dựa trên cơ sở một quá trình công nghệ sàn xuất sảm phẩm đã được nghiên cứu một cách tỉ mĩ phân chi thành nhiều công việc sắp xếp theo trình tự hợp lí nhất, với thời gian chế biến bằng nhau hoặc lập thành quan hệ bội số với bước công việc ngắn nhất trên dây chuyền. Đặc điểm này là đặc diểm chủ yếu nhất của sản xuất  dây chuyền, nó cho phép dây chuyền hoạt động với tính liên tục cao.

Các nơi làm việc trong sản xuất chuyên môn hóa cao. Trên nơi làm việc thường được trang bị bởi các máy móc, thiết bị dụng cụ chuyên dung, được thiết đặt một chế độ làm việc hợp lí nhất để có thể thực hiện công việc liên tục với hiệu quả cao. Để thực hiện các bước công việc đã sắp xếp theo một trình tự hợp lí, các nơi làm việc chuyên môn hóa trong sản xuất dây chuyền sẽ được bố trí theo nguyên tắc đối tượng, tạo thành đường dây chuyền phản ảnh trình tự chế biến sảm phẩm.

Ở thời diểm nào đó nếu chung ta quan sát dây chuyền sẽ thấy đối tượng được chế biến đồng thời trên tất cả các nơi làm việc. Theo quá trình chế biến, một dòng dịch chuyển của đối tượng một cách liên tục từ nơi làm việc này đến nơi làm việc khác trên các phương tiện vận chuyển đặc biệt. Các đối tượng có thể vận chuyển từng cái một, từng lô hợp lý trên các băng chuyền, các bàn quay hay các xích chuyển động…Ngày  nay các phương tiện vận chuyển sử dụng trong dây chuyền ngày càng phong phú và trở thành yếu tố đặc biệt quan trọng đảm bảo quá trình sản xuất liên tục hiệu quả.

7.1.2. Phân loại sản xuất dây chuyền.

Nếu tính trên phương diện tính ổn định sản xuất trên dây chuyền ta có thể phân ra làm hai loại:

a). Dây chuyền cố định: Là loại dây chuyền chỉ sản xuất một loại sản phẩm nhất  định,quá trình công nghệ không thay đổi trong một khoảng thời gian dài, khối lượng sản phẩm lớn. Trên dây chuyền cố định, các nơi làm việc chỉ thực hiện một bước công việc nhất định của quá trình công nghệ. Loại sản xuất dây chuyền này thích hợp với sản xuất khối lượng lớn.

b). Dây chuyền thay đổi: là loại dây chuyền không có khả năng tạo ra một loại sản phẩm,mà nó còn có khả năng điều chỉnh ít nhiều để sảm phẩm ra một khối lượng sản phẩm tương tư nhau. Các sản phẩm này được thay phiên chế biến theo từng loạt, giữa các loạt như vậy dây chuyền có thể tạm ngừng sản xuất để điều chỉnh thích hợp. Loại hình sản xuất hàng loạt lớn có thể sử dụng loại dây chuyền này.

Các dây chuyền còn khác nhau ở trình độ liên tục trong quá trình hoạt động của nó.

c) Dây chuyền sản xuất liên tục: là loại dây chuyền mà trong đó các đối tượng được vận chuyển từng cái một, một cách liên tục từ nơi làm việc này qua nơi làm việc khác, không có thời gian ngừng lại chờ đợi. trong loại dây chuyền này đối tượng chỉ tồn tại ở một trong hai trạng thái.

3.7.1.3.Các tham số của dây chuyền cố định liên tục.

Quản lý sản xuất dây chuyền khá đơn giản, nhưng để có được dây chuyền sản xuất người ta phải tính toán hết sức tỷ mỷ các tham số của nó. Để đơn giản trước hết chúng ta nghiên cứu các tham số cơ bản cho loại sản xuất dây chuyền cố định và liên tục.

- Đặc tính rất quan trọng của dây chuyền liên tục là tính nhịp điệu của nó.

Nhịp sản xuất là khoảng thời gian tuần tự chế biến xong hai sản phẩm kế tiếp nhau ở bước công việc cuối cùng.

Nhịp sản xuất được tính theo kế hoạch hay nói cách khác là theo yêu cầu của khách hàng.

Sản xuất theo dây chuyền là gì

Trong đó:

r: Nhịp sản xuất ( takt time)- (tính theo giây, phút hay giờ)

T: tổng thời gian hoạt động của dây chuyền.

Q: sản lượng sản phẩm làm ra trong thời gian T.

Cần phải phân biệt nhịp sản xuất (takt time) với thời gian chế biến trên từng nơi làm việc (cycle time). Nhịp dây chuyền chỉ có thể lớn hơn hoặc bằng thời gian chế biến trên từng nơi làm việc, nếu không đảm bảo được yêu cầu này thì cần chia bước công việc đó ra sao cho đảm bảo thời gian.

Nếu trong dây chuyền cố định liên tục thì thời gian chế biến trên nơi làm việc có quan hệ sản xuất chung theo hệ thức sau.

Sản xuất theo dây chuyền là gì

Trong đó:

nb: số nơi làm việc cùng được giao nhiệm vụ thực hiện một bước công việc nào đó.

tb: thời gian chế biến của bước công việc đó.

Nhịp sản xuất thể hiện được năng suất của dây chuyền,nếu nhịp sản xuất càng ngắn năng suất dây chuyền càng cao. Mối quan hệ này có thể biểu diển bằng công thức:

Sản xuất theo dây chuyền là gì

Trong đó:

w: là năng suất của dây chuyền.

Tính toán nhịp sản xuất còn cho phép tìm ra thời gian các bước công việc hợp lý, bởi vì chúng ta biết rằng muốn sản xuất liên tục thì rỏ ràng các bước công việc phải được phân chia sao cho thời gian thựcc hiện phải bằng hay lập thành quan hệ bội số  với nhịp dây chuyền.

-Tổng số nơi làm việc trên dây chuyền sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu về diện tích sản xuất, máy móc thiết bị và lao động cho dây chuyền. Tổng số nơi làm việc trên dây chuyền phụ thuộc vào số công việc trên dây chuyền và số nơi làm việc cụ thể để thực hiện 1 bước công việc. Nếu ta có thể làm cho tất cả các công ciệc có thới gian chế biến như nhau thì mỗi nơi làm việc có thể thực hiện một công việc và như thế số nơi làm việc bằng với số bước công việc trong quá trình công nghệ. Nếu thời gian thực hiện cáccông việc khác nhau, thì để đảm bảo nhịp sản xuất chung mổi bước công việc phải có nb nơi làm việc cùng tiến hành và được tính theo công thức:

Sản xuất theo dây chuyền là gì

Dấu  [  ] biểu thị việc lấy tròn lên số nguyên lớn nhất.

Tổng số nơi làm việc trên dây chuyền:

Sản xuất theo dây chuyền là gì

Trong đó:

n: tổng số nơi làm việc trên dây chuyền

m: số bước công việc của quá trình công nghệ.

Vì trong sản xuất dây truyền các đối tượng được tiến hành sản xuất song song nên số nơi làm việc sẽ ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm dở dang và định mức sản phẩm dở dang trên dây chuyền

-Bước dây chuyền là khoảng cách giữa hai trung tâm nơi làm việc kế tiếp nhau. Bước dây chuyền phụ thuộc vào kích thước của sản phẩm,của máy móc thiết bị và yêu cầu bố trí nơi làm việc. Bước dây chuyền ảnh hưởng đến diện tích sản xuất, đặc biệt là việc lựa chọn thiết bị và tốc độ vận chuyển.

-Độ dài hiệu  quả của dây chuyền là độ dài thực tế của dòng dịch chuyển đới tượng trên dây chuyền. Độ dài hiệu quả của dây chuyền phụ thuộc vào số nơi làm việc một phía của dây chuyền.

Sản xuất theo dây chuyền là gì

Trong đó:

L: độ dài hiệu quả của dây chuyền.

nb:  số nơi làm việc cùng phía dây chuyền.

3.7.2. Phương pháp sản xuất theo nhóm.

Loại hình sản xuất hàng loạt nhỏ và vừa thường có nhiều mặt hàng cùng được sản xuất trong hệ thống. Vì thế, người ta cần rất nhiều thời gian để điều chỉnh sản xuất cho các loạt sản phẩm. Sản xuất dây chuyền trong trường hợp này sẽ không đạt hiệu quả cao.

Phương pháp sản xuất theo nhóm không thiết kế quy trình công nghệ, bố trí máy móc để sản xuất từng loại sản phẩm, chi tiết, mà làm chung cho cả nhóm dựa vào chi tiết tổng hợp đã chọn. Các chi tiết của một nhóm được gia công trên cùng một lần điều chỉnh máy.

Phương pháp sản xuất theo nhóm bao gồm các bước chủ yếu sau:

-   Tất cả các chi tiết cần chế tạo trong xí nghiệp sau khi đã tiêu chuẩn hóa chúng được phân thành từng nhóm căn cứ vào kết cấu, phương pháp công nghệ, yêu cầu máy móc thiết bị giống nhau.

-   Lựa chọn chi tiết tổng hợp cho cả nhóm. Chi tiết tổng hợp là chi tiết phức tạp hơn cả và có chứa tất cả các yếu tố của nhóm. Nếu không chọn được chi tiết như vậy, phải tự thiết kế một chi tiết có đủ điều kiện như trên, trong trường hợp này người ta gọi đó là chi tiết tổng hợp nhân tạo.

-   Lập quy trình công nghệ cho nhóm, thực chất, là cho chi tiết tổng hợp đã chọn.

-   Tiến hành xây dựng định mức thời gian cho các bước công việc của chi tiết tổng hợp. Từ đó lập định mức cho tất cả các chi tiết trong nhóm bằng phương pháp so sánh.

-   Thiết kế, chuẩn bị dụng cụ, đồ gá lắp, bố trí máy móc thiết bị cho toàn nhóm.

3.7.3. Phương pháp sản xuất đơn chiếc.

Trong hệ thống sản xuất đơn chiếc, người ta tiến hành sản xuất rất nhiều loại sản phẩm với sản lượng nhỏ, đôi khi chỉ thực hiện một lần vì thế trình độ chuyên môn hóa nơi làm việc rất thấp.

Để tiến hành sản xuất theo phương pháp đon chiếc, người ta thường không lập qui trinh công nghệ một cách tỉ mỉ cho từng chi tiết, sản phẩm mà chỉ qui định những bước công việc chung như tiện, phay, bào…Công việc sẽ được giao cụ thể cho mỗi nơi làm việc phù hợp với kế hoạch tiến độ và dựa trên cơ sở các tài liệu kỹ thuật như bản vẽ, chế độ gia công…Việc kiểm soát quá trình sản xuất yêu cầu hết sức chặt chẽ đối với các nơi làm việc vốn được bố trí theo nguyên tắc công nghệ nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị. Hơn nữa sản xuất đơn chiếc còn yêu cầu giám sát khả năng hoàn thành từng đơn hàng.

3.7.4. Phương pháp sản xuất đúng thời hạn (JIT – Just in time).

Trước tiên ta đến với thống kê 8 lãng phí trong sản xuất trong mô hình sản xuất cải tiến LEAN :

-   Sản xuất dư.

-   Thông tin sai.

-   Làm lại.

-   Chờ đợi.

-   Sự di chuyển không cần thiết.

-   Sự vận chuyển.

-   Lưu trình công đoạn không cần thiết.

-   Hàng tồn lớn.

Quản lý sản xuất đúng thời hạn JIT ( Just in time) là sản xuất các sản phẩm đạt chất lượng, đúng lúc vừa đủ số lượng đã được yêu cầu.

Just In Time là một ý tưởng trong đó mỗi bộ phận sản xuất, mỗi phòng ban, chức năng khác nhau của một doanh nghiệp hướng tới một mục đích là xây dựng một cấu trúc tổ chức cho phép chỉ sản xuất những gì sẽ bán được và phải kịp thời.

Just in time là một hổ trợ cho các phương pháp quản lý sản xuất khác, có tác dụng làm giảm phế phẩm, hỏng hóc… đưa doanh nghiệp tơi một chính sách hợp tác, và đạt hiệu quả cao trong sản xuất từ đó gia tăng được sức cạnh tranh và đảm bảo được mối quan hệ bền lâu với khác hàng.

7.4.1. Mục đích của JIT là tăng sức cạnh tranh.

Các doanh nghiệp luôn chịu sức ép của qui luật cạnh tranh trên thị trường, giá bán sản phẩm bị ấn định trên thị trường nê một doanh nghiệp chỉ có lợi nhuận khi giá thành đủ thấp. Vì vậy để có được sức cạnh tranh cao trên thị trường, doanh nghiệp có thể quản lý sản xuất theo hai cách :

-   Nâng cao năng suất lao động bằng các khoản đầu tư lớn.

-   Hoàn thiện cơ cấu quản lý bằng những nghiêng cưu tìm tòi một cách có hệ thống nhằm loại bỏ những chi phí ẩn.

7.4.1.1. Các khoản đầu tư lớn.

Hạ giá thành và thay đổi hình ảnh về một “mác” sản phẩm thường đưa doanh nghiệp đến chổ phải thực hiện một khoản đầu tư lớn về kỹ thuật công nghệ cao.

Doanh nghiệp tương lai là nơi mà các công việc được tin học hóa và được tự động hóa, điều khiển quản lý quá trình sản xuất được đảm bảo bằng một trung tâm máy tính.

Mọi khoản đầu tư cần phải được tính toán kỹ lưỡng và kiểm tra tính khả thi và sinh lợi của chúng. Trong bảng phân tích tài chính của các phương pháp đầu tư người ta có thể tính toán được các chi phí đầu tư trực tiếp nhờ hệ thống kế toán phân tích, nhưng không thể tính toán được chi phí đàu tư cho sự thay đổi cấu trúc quản lý.

      Ví dụ:

Khi sử dụng hai máy có giá thành giờ máy là 200F, năng suất 200 sản phẩm/giờ, ta có chi phí gia công sản phẩm là 1F/sản phẩm và khả năng sản xuất là 400 sản phẩm/giờ. Nếu doanh nghiệp mua 1  máy tốt hơn có giá thành giờ máy là 300F và có thể sản xuất được 400 sản phẩm /giờ, về mặt tài chính thì khoản lợi dường như rõ ràng và đầu tư có sinh lợi, và thông thường người ta sẽ quyết định thay hai máy bằng 1 máy mới.

Nhưng trên thực tế khoản đầu tư này đã đưa đến sự thay đổi về cấu trúc :

-   Hành trình di chuyển của sản phẩm dài hơn.

-   Và điều gì xảy ra khi máy hỏng.

Vì vậy cho ta hiểu khi thực hiện các dự án lớn hoặc quan trong người ta thường sử dung các biện pháp dự phòng, có thể là dự phòng máy hoặc dự phòng nơi sản xuất nào đó có thể ứng phó với những tình huống không mong muốn. Nhưng điều này không mang nghĩa là đầu tư với công nghệ là không mang lại hiệu quả và an toàn cao, đưa đến các doanh nghiệp một thông điệp đầu tư đúng mục đích và phù hợp với khả năng vốn có của doanh nghiệp.

7.4.1.2. Thay đổi về cấu trúc.

Đầu tư và thiết bị máy móc, công nghệ kỹ thuật cao là một biện pháp để nâng cao năng suất, ngoài ra vấn đề cấu trúc và tổ chức sản xuất của doanh nghiệp như :

-   Cơ cấu tổ chức kém.

-   Dự trữ quá lớn.

-   Chu kỳ sản xuất quá dài.

-   Thiếu linh hoạt.

-   Thiếu độ tin cậy, độ ổn định.

-   Kỹ năng con người kém.

Trở ngại lớn nhất trong việc giảm giá thành sản phẩm là hậu quả của sự rối loạn cơ cấu để tìm cách khác phục các nguyên nhân gây rối loạn tổ chức cũng như vấn đề trong sản xuất, bởi bởi vì ta thường chỉ thấy cái hậu quả bên ngoài và ít khi tìm được nguyên nhân sâu xa của nó.

7.4.2. Nội dung của phương pháp JIT.

JIT  về bản chất là một ý tưởng hổ trợ cho phương pháp quản lý sản xuất và là một sự ngăn ngừa.

Tùy theo tình hình cụ thể của mỗi doanh nghiệp cần phân tích đánh giá để tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng nhiều nhất đến sự yếu kém của doanh nghiệp.

Thường có 6 nguyên nhân chính :

-   Bố trí máy móc, thiết bị không hợp lý , hành trình quá dài.

-   Thời gian thay dụng cụ quá lớn.

-   Vấn đề chất lượng sản phẩm.

-   Máy móc hư, không ổn định.

-   Các nhà cung cấp thiếu tin cậy.

-   Trình độ người lao động chưa tốt.

Các nguyên nhân trên thương gây nên một trong 8 lãng phí trong quá trinh sản xuất trong LEAN như đã được đề cập.

Để áp dụng phương pháp sản xuất JIT là tìm ra đung nguyên nhân giải quyết triệt để các nguyên nhân trên hệ thống sản xuất từ đó sẽ mang lại kết quả :

-   Tính linh hoạt cho hệ thống sản xuất.

-   Nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm.

3.8. Chu kỳ sản xuất.

3.8.1. Chu kỳ sản xuất và biện pháp rút ngắn chu kỳ sản xuất.

3.8.1.1. Chu kỳ sản xuất.

a). Khái niệm.

Chu kỳ sản xuất là khoảng thời gian từ khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất cho đến khí chế tạo xong, kiểm tra và nhập kho thành phẩm.

Chu kỳ sản xuất có thể tính cho từng chi tiết, bộ phận sản phẩm, hay sản phẩm hoàn chỉnh.

Chu kỳ sản xuất được tính theo thời gian lịch tức là sẽ bao gồm cả thời gian sản xuất và thời gian nghỉ theo chế độ (Lễ, Tết…)

b). Nội dung của chu kỳ sản xuất.

Nội dung của chu kỳ sản xuất bao gồm: thời gian hoàn thành các công việc trong quá trình công nghệ; thời gian vận chuyển; thời gian kiểm tra kỹ thuật; thời gian các sản phẩm dở dang dừng lại tại các nơi làm việc, các kho trung gian và trong những ca không sản xuất. Ngoài ra chu kỳ sản xuất đôi khi còn bao gồm cả thời gian của các quá trình tự nhiên (Chờ nguội sau khi đúc)

Sản xuất theo dây chuyền là gì

Trong đó :

TCKSX : Là thời gian chu kỳ sản xuất (tính bằng ngày đêm).

tcn : Thời gian của quá trình công nghệ.

tvc  : Thời gian vận chuyển.

tkt  : Thời gian kiểm tra kỹ thuật.

tgd  : Thời gian gián đoạn sản xuất do đối tượng dừng lại ở các nơi làm việc, các khâu trung gian, và các nơi không sản xuất.

ttn : Thời gian quá trình tự nhiên.

c). Ý nghĩa.

Chu kỳ sản xuất là một chỉ tiêu khá quan trọng cần được xác định. Chu kỳ sản xuất làm cơ sở cho việc dự tính thời gian thực hiện các đơn hàng, lập kế hoạch tiến độ.Chu kỳ sản xuất biểu hiện trình độ kỹ thuật, trình độ tổ chức sản xuất. Chu kỳ sản xuất càng ngắn biểu hiện trình độ sử dụng hiệu quả các máy móc thiết bị, diện tích sản xuất.Chu kỳ sản xuất ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong khâu sản xuất. Trong thị trường cạnh tranh nhiều biến động chu kỳ sản xuất càng ngắn càng nâng cao khả năng của hệ thống sản xuất đáp ứng với những thay đổi.

Chu kì sản xuất có thể dài hoặc ngắn, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Chu kì sản xuất càng kéo dài thì càng bất lợi vì đọng vốn, nhỡ thời cơ…nên trong sản xuất cần thiết phải tìm cách rút ngắn chu kì sản xuất. 

8.1.2. Biện pháp rút ngắn chu kỳ sản xuất.

Muốn nâng cao năng suất lao động, hoàn vốn nhanh thì phải tìm cách rút ngắn chu kì sản xuất. Việc rút ngắn chu kì sản xuất là nhiệm vụ của tổ chức sản xuất. Các biện pháp rút ngắn chu kì sản xuất bao gồm hai nhóm biện pháp sau:

a) Về kỹ thuật.

-   Cải tiến kỹ thuật, hoàn thiện quy trình công nghệ để rút ngắn thời gian gá lắp, gia công.

-   Ứng dụng kĩ thuật tiên tiến để rút ngắn thời gian gia công.

-   Thay thế quá trình tự nhiên bằng quá trình nhân tạo để rút ngắn thời gian chờ đợi.

b) Về tổ chức.

-   Nâng cao trình độ tổ chức, hợp lý hóa quá trình sản xuất như tăng ca trong ngày, lợi dụng những ngày nghỉ để sửa máy, bảo trì phòng ngừa…

-   Áp dụng các phương thức phối hợp hợp lý các bước công việc, làm đến đâu xong đến đó, tránh chồng chéo.

-   Tổ chức tốt khâu phục vụ sản xuất như đưa phôi kịp thời đến nơi sản xuất, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện…

-   Giáo dục ý thức trách nhiệm cho người lao động.

8.2. Những phương thức phối hợp các bước công việc.

Phương thức phối hợp bước công việc có thể ảnh hưởng lớn đến thời gian chu kỳ sản xuất vì sẽ ảnh hưởng đến thời gian công nghệ. Tổng thời gian công nghệ chiếm tỉ trọng đáng kể trong chu kỳ sản xuất, đó chính là tổng thời gian thực hiện các bước công việc trong quá trình công nghệ. Thời gian bước công việc phụ thuộc và điền kiện kỹ thuật và những điều kiện sản xuất khác. Giả định rằng các điều kiện đó không thay đổi, nghĩa là thời gian bước công việc không thay đổi, thì tổng thời gian công nghệ vẫn có thể khác nhau, bởi cách thức mà chúng ta phối hợp các bước công việc tuần tự hay đồng thời. Phối hợp các bước công việc không những ảnh hưởng đến thời gian công nghệ mà còn ảnh hưởng tới các mặt hiệu quả khác như mức sủ dụng máy móc thiết bị, năng suất lao động…

Để minh họa cho các phương thức, ta xét ví dụ sau :

Để chế tạo chi tiết A ta có 5 bước công việc cùng với thời gian tương ứng trong bảng.

Mỗi loại chế biến 4 chi tiết, tìm phương thức phối hợp công việc tương ứng.

Stt

Bước công việc

Thời gian

1

I

6

2

II

4

3

III

5

4

IV

7

5

V

4

8.2.1. Hình thức di chuyển tuần tự: là hình thức di chuyển mà khi gia công xong cả loạt chi tiết ở bước này mới chuyển sang ở bước tiếp theo.

Thời gian công nghệ :

Sản xuất theo dây chuyền là gì

Trong đó :

Tcntt  : Thời gian công nghệ theo phương thức tuần tự.

ti : Thời gian thực hiện bước công việc i.

n  : Số chi tiết của một loạt.

m : Số bước công việc trong quá trình công nghệ.

Ứng dụng ví dụ trên theo phương thức này ta có:

Sản xuất theo dây chuyền là gì


Tcntt = 4 x 26 = 104 (phút)

         Với phương pháp này thì thời gian bị chu kỳ kéo dài nhưng dễ bố trí về mặt kế hoạch và tổ chức sản xuất nên trong thực tế phương pháp này chỉ thích ứng trong trường hợp số lượng chi tiết không nhiều hoặc là trong trường hợp kế hoạch sản xuất không đòi hỏi thời gian quá gấp.

8.2.2. Hình thức di chuyển song song : là hình thức di chuyển mà sau khi một chi tiết gia công xong ở bước công việc này thì chuyển sang ngay để thực hiện gia công trên bước khác. hình thức này thì thời gian rút ngắn đáng kể nhưng các bước công việc bị gián đoạn.

Thời gian công nghệ :

Sản xuất theo dây chuyền là gì

Trong đó :

            tmax : Là thời gian của bước công việc dài nhất.

Ứng dụng ví dụ trên trong phương thức này ta có : 

Sản xuất theo dây chuyền là gì


Tcnss : a + b + c = (6 + 4 + 5 + 7 ) + (4 - 1) x 7 + 4  = 47  (phút)

         Trong thực tế phương pháp này áp dụng trong trường hợp sản xuất loạt lớn vì đòi hỏi số lượng máy và nhân công đáng kể mới phù hợp. Đối với sản xuất đơn chiếc sẽ lãng phí máy và nhân công.

8.2.3. Hình thức di chuyển kết hợp: là phương pháp di chuyển kết hợp hai hình thức trên.Để tránh gián đoạn, người ta bố trí bằng cách khi kết thúc chi tiết thứ nhất ở bước trước thì bắt đầu gia công chi tiết đó ở bước tiếp theo, các chi tiết sau bố trí theo hình thức tuần tự. Khi chuyển từ bước dài sang bước có thời gian ngắn ta chuyển sao cho khi kết thúc chi tiết cuối cùng của bước dài thì cũng là lúc bắt đầu gia công chi tiết ấy ở bước ngắn. Phương pháp này có thời gian hoàn thành công việc được rút ngắn hoặc bằng phương án di chuyển sản phẩm song song, thì các bước công việc được thực hiện liên tục.

Thời gian công nghệ : 

Sản xuất theo dây chuyền là gì

Trong đó :

td : Thời gian công việc dài hơn, tức là công việc ở giữa hai bước công việc có thời gian chế biến ngắn hơn nó.

tn : Thời gian công việc ngắn hơn, tức là công việc nằm giữa hai bước công việc có thời gian chế biến dài hơn nó.

Nếu trước hoặc sau nó không có bước công việc thì xem như có bước công việc có thời gian chế biến bằng không.

Ứng dụng ví dụ trên theo phương thức này ta có :

Sản xuất theo dây chuyền là gì


Thời gian công nghệ :

Tcnhh   = (6 + 4 + 5 + 7 + 4 ) + (4 - 1) x ((6 + 7)  - 4 )  = 53 (phút)

Phương thức này đã loại bỏ được sự nhàn rỗi tại các nơi làm việc khi thời gian thực hiên các bước công việc khác nhau. Phương thức này có thể áp dụng cho các loại hình sản xuất hàng loạt.

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Quá trình sản xuất , quá trình công nghệ là gì ?

Câu 2 : Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh ?

Câu 3: Các yêu cầu cơ bản của tổ chức sản xuất ?

Câu 4: Cơ cấu sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất ?

Câu 5: Phương hướng hoàn thiện cơ cấu sản xuất ?

Câu 6: Nêu hình thức bố trí mặt bằng theo hình C, hình U ?

Câu 7: Nêu đặc điểm của các loại hình sản xuất ?

Câu 8: Phương pháp sản xuất dây chuyền như thế nào ?

Câu 9: Những lãng phí theo mô hình sản xuất tiên tiến LEAN và hướng khắc phục ?

Câu 10: Các biện pháp rút ngắn chu kỳ sản xuất ?

Câu 11: một xưởng sản xuất làm việc 450 phút một ngày. Nếu cần sản xuất 125 sản phẩm một ngày thì nhịp sản xuất bằng bao nhiêu.

Câu 12: Thống kê tại một chuyền may, các công đoạn được bấm giờ như sau:

Công đoạn

Thời gian (giây)

A

58

B

62

C

85

D

45

E

62

F

72

G

50

Nhịp sản xuất theo kế hoạch của đơn đặt hàng là 65 giây. Hỏi ít nhất phải cần bao nhiêu máy để đảm bảo sản xuất cân đối ?