Sáng kiến kinh nghiệm Tập làm văn lớp 4

Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt văn miêu tả lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

bài văn hay giàu ý nghĩa ươm mầm tài năng văn học cho các em. Ngoài ra, nếu dạy tốt văn miêu tả cây cối, đồ vật, con vật sẽ là nền tảng vững chắc để các em học tốt văn tả người, tả cảnh ở lớp 5 3- Phạm vi nghiên cứu đề tài - Đối tượng nghiên cứu là chương trình phân môn Tập làm văn lớp 4; phương pháp dạy Tập làm văn miêu tả đồ vật, cây cối, con vật II - PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 1. Cơ sở lí luận thực tiễn và có tính định hướng cho việc nghiên cứu, tìm giải pháp của đề tài. Văn miêu tả mang tính thông báo thẩm mĩ, giúp người đọc hình dung một cách cụ thể hình ảnh của sự vật thông qua những nhận xét tinh tế, những rung động sâu sắc thể hiện cảm xúc thẩm mĩ của người viết. Trong thực tế, Giáo viên có nhận thức về việc đổi mới phương pháp dạy học, có hướng dẫn học sinh cách viết văn miêu tả, chất lượng giáo dục đào tạo trong nhà trường đã được nâng cao, xong vẫn còn hạn chế: học sinh chưa khai thác hết khả năng tiềm ẩn trong nội dung bài học, chưa biết lựa chọn, chắc lọc hình ảnh miêu tả, bài viết học sinh có sự trùng lặp, học sinh thường học thuộc bài văn mẫu để chép vào bài văn của mình. Với cách học ấy các em không quan sát, không có cảm xúc gì về đối tượng được tả. Không ít thầy cô còn chưa thực sự khai thác hết thế mạnh của các phương pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm đối tượng trung tâm. Giáo viên chỉ hình thành các hiểu biết về lý thuyết, các kỹ năng làm bài qua phân tích các bài mẫu ở sách giáo khoa, làm cho bài văn thiếu tính chân thực. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng học phân môn Tập làm văn miêu tả đồ vật, cây cối, con vật cho học sinh lớp 4 là một vấn đề cần thiết, nhằm khơi dậy những tiềm năng văn học đang ẩn dấu trong mỗi học sinh. 2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp a) Các phương pháp nghiên cứu đề tài: - Phương pháp thực nghiệm - Phương pháp phỏng vấn điều tra - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế - Các phương pháp khác: phân tích ngôn ngữ, so sánh đối chiếu, thống kê và sử lý các số liệu thu được b) Thời gian tạo ra giải pháp: - Thời gian tạo ra giải pháp: trong thời gian nhiều năm dạy học lớp 4 B. NỘI DUNG I - MỤC TIÊU: Nhằm: - Cung cấp, hướng dẫn cho học sinh biết lập dàn ý cho bài văn, viết được bài văn theo dàn ý đã lập có đủ 3 phần, lời văn trôi chảy, câu văn bước đầu có cảm xúc; biết nói, viết câu có dùng phép so sánh, nhân hóa; biết kiểm tra rà soát bài viết về nội dung, cách diễn đạt và cách trình bày. - Giúp học sinh thấy được cái hay, cái mới, điều lí thú khi học văn miêu tả, kích thích sự tìm tòi. Ham hiểu biết về khám phá thế giới xung quanh, góp phần mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy lô-gic, tư duy hình tượng; bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh. II - MÔ TẢ GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 1. Thuyết minh tính mới Trước hết giáo viên cần cho học sinh biết thế nào là văn miêu tả? Nhận biết được câu văn miêu tả. Nắm được cấu tạo bài văn miêu tả, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài. Vì vậy, khi dạy phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu, giáo viên cần tích hợp cho học sinh nhận biết các biện pháp nghệ thuật cũng như câu văn tả nhằm giúp học sinh làm quen, học hỏi với cách miêu tả. Lớp Bốn là lớp đầu tiên học văn miêu tả với bài viết hoàn chỉnh. Vì thế các em còn bỡ ngỡ, chưa quen. Tuy nhiên, ở lứa tuổi này học sinh đã có sự phát triển về trí tuệ, tâm hồn. Các em rất thích quan sát mọi vật xung quanh, rất nhạy cảm với các vẻ đẹp của thiên nhiên, nếu gợi ý và hướng dẫn, các em có thể nhớ được những gì mình quan sát. Song do vốn ngôn ngữ còn hạn chế, sắp xếp các ý chưa có hệ thống và diễn đạt còn thiếu mạch lạc, nên giáo viên cần cho học sinh quan sát nhiều, đàm thoại nhiều và thực hành nhiều. Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong tập làm văn. Mỗi giáo viên muốn dạy tốt môn văn miêu tả bên cạnh những điều kiện như: Tư tưởng tình cảm tốt, kiến thức sâu và nắm chắc về ngôn ngữ, về văn học, đời sống,thì việc nắm vững phương pháp dạy học là hết sức quan trọng. Giáo viên chỉ là người tổ chức ra những tình huống học tập, có tác dụng kích thích óc tò mò và tư duy duy độc lập của học sinh; giúp học sinh phát hiện ra những cái mới lạ, cái đẹp ở thế giới xung quanh mình. Từ đó các em thích quan sát và thể hiện những gì mình quan sát được một cách có hệ thống giàu hình ảnh, giàu cảm xúc và logic. Muốn viết một bài văn miêu tả, người viết cần hiểu rõ đối tượng miêu tả. Để viết được bài hay, ngoài tình cảm, cảm xúc mà người viết gửi gắm trong bài văn thì việc tái hiện lại được chân dung đối tượng miêu tả cụ thể, chi tiết sinh động đó mới là thành công của một bài văn. Muốn thực hiện được điều này, chúng ta cần áp dụng các phương pháp dạy học sau: * PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC MỚI 1- Định hướng quan sát Trong văn miêu tả quan sát là khâu quan trọng nhất. Cần phân biệt nhìn và quan sát. Nhìn là nhận diện đối tượng đó là gì? Là cây dừa hay cây chuối, cây bưởi? Còn quan sát là ta sử dụng nhiều giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác, miêu tả kĩ đặc điểm cây này có điểm gì khác với những cây khác. Muốn vậy giáo viên cần cho học sinh được trải nghiệm thực tế + Quan sát bằng mắt: nhận ra màu sắc, hình khối, sự vật + Quan sát bằng tai: âm thanh, nhịp điệu, gợi cảm xúc + Quan sát bằng mũi: những mùi vị tác động đến tình cảm + Quan sát bằng vị giác và xúc giác: nếm, sờ, cảm nhận của da Ví dụ : Đề bài: Em hãy tả một cây bóng mát Giáo viên cho học sinh tận mắt nhìn, hướng dẫn học sinh quan sát cây bàng, cây phượng hoặc cây me tây trên sân trường. Cần tổ chức tốt quá trình quan sát, tham quan thực tế. Khi học sinh tham quan hoặc quan sát, giáo viên đóng vai trò dẫn dắt, gợi mở, tạo nguồn cảm hứng, khơi dậy suy nghĩ trong các em. Sau khi các em đã quan sát, làm quen với đối tượng rồi thì cần phải viết cụ thể về những gì đã quan sát được, những gì đã được tham quan. Để viết câu văn hay, giàu hình ảnh, giáo viên cần gợi ý học sinh trả lời những câu hỏi nhỏ. Nhắc học sinh đưa thêm những gì mình cảm nhận được vào câu văn, bài văn và nêu cảm nhận bằng nhiều giác quan khác nhau để gây cảm xúc cho người đọc. Kích thích học sinh sử dụng các biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa. Giáo viên có thể yêu cầu các em hãy quan sát và thi xem ai tìm nhiều hình ảnh so sánh nhất. Ví dụ: Nhìn từ xa em thấy cây bàng như thế nào? Giống cái gì? ( nhìn từ xa, cây bàng như một cái dù xanh khổng lồ che mát cả một góc sân / như một cái nấm to che bóng mát cho chúng em vui chơi /) Tán lá như thế nào? ( Tán lá xanh um, mát rượi / một làn gió nhẹ thổi qua làm vài chiếc lá chao đảo rơi xuống cành / đâu đó một màn nhện giăng ngang cành cây /) Hướng học sinh mở rộng các giác quan, ta có cảm nhận được điều mà từ trước giờ ta chưa biết, chưa khám phá. Chẳng hạn: Yêu cầu học sinh: Nhắm mắt lại em nghe thấy gì? Em cảm nhận được gì? - Đâu đó tiếng chim kêu ríu rít trên cành ( thính giác) - Tiếng gió thổi rì rào qua ngọn cây làm tóc em bay mát rượi ( thính giác, xúc giác ) - Thoang thoảng đâu đây mùi hương hoa phượng ( khứu giác ) Hoặc khi tả quả ( tả cây ăn quả ), giáo viên yêu cầu học sinh: Sờ vào em cảm thấy như thế nào? Ngửi, nếm em thấy ra sao?... Tất cả những giác quan đó sẽ giúp học sinh viết được một bài văn hay, tràn đầy cảm xúc làm thu hút người đọc. Các em viết: Sau cơn mưa, một con giun đất chui lên bò dưới gốc cây. Hoặc Trên cành cây có một chú ong thợ đang xây tổ,điều đó tuy nhỏ nhưng chỉ thấy được qua lăng kính trẻ nhỏ, làm cho bài văn chân thực, sinh động hơn. Với những đối tượng miêu tả mà giáo viên không thể có điều kiện cho học sinh quan sát trực tiếp thì có thể phối hợp với gia đình học sinh. Ví dụ cha mẹ cho trẻ đi thăm những gì mà em chưa được thấy như: cảnh thiên nhiên, vườn thú, con vật, cây cối, Ngoài ra, giáo viên có thể hướng dẫn tạo vốn sống gián tiếp cho học sinh bằng cách sử dụng phương tiện dạy học như: tranh ảnh, dạy trình chiếu powerpoint. Qua các phương tiện trực quan, những hình ảnh sinh động, học sinh có thể tích lũy thêm vốn sống, nhất là những sự vật, hiện tượng các em khó có thể hoặc khó có cơ hội trải nghiệm. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách tiếp cận, lựa chọn những đặc điểm cần tả ; những đặc điểm nổi bật, khác biệt với các sự vật hiện tượng khác,để vận dụng vào viết, nói, tránh tràn lan, rườm rà, liệt kê, Ví dụ: Đề bài: Tả con vật nuôi trong vườn thú /Tả một con vật lần đầu tiên em thấy trên họa báo hay truyền hình, phim ảnh. Với đối tượng miêu tả trên, chắc chắn với điều kiện học sinh vùng nông thôn sẽ có nhiều em chưa trải nghiệm. Giáo viên cần hướng dẫn cách quan sát trên màn hình dạy trình chiếu powerpoint hoặc tranh ảnh thông qua những câu hỏi nhỏ để các em dễ tiếp cận. Huy động vốn từ và cách diễn tả bằng cách: yêu cầu học sinh ghi chép những gì mình nhìn thấy và quan sát được, không chỉ ghi tên sự vật mà còn nhận diện màu sắc, hình dạng. Lưu ý học sinh chú ý miêu tả chứ không phải liệt kê. Ví dụ: - Mào của trống ta y hệt một bông hoa đỏ chon chót. - Ngựa tung bờm lao nhanh trên đường đua tựa như mũi tên bay trong gió. 2 – Xây dựng nội dung: a) Hướng dẫn học sinh biết lập dàn ý cho một bài văn miêu tả: Việc lập dàn ý là một yêu cầu thường xuyên nhưng có rất nhiều em không thực hiện được có em không biết lập dàn ý. Bỡi vì, ở các lớp học dưới các em không làm việc này, mà các em chỉ viết câu văn, đoạn văn dựa vào câu hỏi có sẵn hay dựa vào gợi ý của thầy cô một cách đơn giản, ngắn gọn. Còn khi lên lớp 4 thì việc lập dàn ý cho một đề bài cụ thể ( loại bài miêu tả ) là yêu cầu bắt buộc mà các em phải thực hiện, để các em dựa vào đó mà tự hoàn chỉnh đoạn văn, bài văn. Để các em dễ dàng trong việc lập dàn ý cho bài văn, khi dạy học các bài: Cấu tạo của bài văn miêu tả( tả đồ vật, tả cây cối và tả loài vật), giáo viên cần giúp các em dựa vào ghi nhớ, cùng xây dựng một dàn bài chung. Sau đó yêu cầu mỗi em tự lập dàn ý riêng cho từng bài văn miêu tả sau này. Ví dụ: Khi dạy bài: Cấu tạo bài văn miêu tả con vật ( sách giáo khoa lớp 4 tập hai trang 112), sau khi rút ghi nhớ trong sách giáo khoa, giáo viên dùng câu hỏi dẫn dắt các em nêu để xây dựng dàn bài chung cho bài văn miêu tả con vật.. Mở bài: Giới thiệu con vật sẽ tả. - Để giới thiệu con vật sẽ tả, em cần nêu những gì? ( Tên con vật, nơi nó ở, lí do em thích nó,) Thân bài: + Tả hình dáng: Mỗi con vật thường đều có những bộ phận nào? ( đầu: mắt, mũi, miệng( mõm, mỏ ), tai,; mình :thân, lưng, bụng, ngực,; chi : móng, vuốt, cựa,; đuôi, cánh,) + Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật. - Thói quen sinh hoạt là những thói quen nào? ( ăn, ngủ, đùa giỡn,) - Những hoạt động chính của con vật là gì? Ví dụ: Con gà trống: Gáy báo hiệu trời sáng; con chó: giữ nhà, mừng chủ;) Kết luận: Nêu cảm nghĩ của em đối với con vật. Để thể hiện tình cảm của em đối với con vật em cần làm gì ? ( chăm sóc, bảo vệ,) b) Hướng dẫn học sinh xây dựng đoạn: Để thu hút người đọc giáo viên cần hướng dẫn học sinh chọn cách mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng. Còn phần thân bài, giáo viên cần hướng dẫn kĩ cách viết từng đoạn: Tả hình dáng con vật, tả hoạt động. Ví dụ: Khi dạy Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật ( sách lớp 4 tập 2 trang 130), Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 3( Hãy viết một đoạn văn có chứa câu mở đoạn như sau: Chú gà nhà gà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp. ) Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng dàn bài chung. Chọn đoạn Tả hình dáng ở phần thân bài trong dàn bài để hoàn thành bài tập. Như vậy, các em sẽ dễ dàng chọn lựa những bộ phận nổi bật của con gà trống để miêu tả như: Cái đầu, cái mào, cái mỏ,cặp mắt, bộ lông, đôi cánh, đôi chân, chiếc cựa, cái đuôi, c) Hướng học sinh cách chọn lựa, chắc lọc hình ảnh miêu tả: Cùng một đối tượng miêu tả( Ví dụ: cùng một con gà trống ) nhưng mọi cá nhân lại có sự cảm nhận riêng ( có em thích màu sắc bên ngoài, có em thích dáng vẻ oai vệ, có em lại thích tiếng gáy,) Để miêu tả một đối tượng miêu tả nào đó, giáo viên cần giúp các em biết quan sát đối tượng theo từng góc nhìn, từng thời điểm, biết cảm nhận và chọn “ điểm nhấn” của đối tượng tạo ra nét riêng biệt trong bài văn của mình. Thể hiện được tình cảm, cảm xúc thực của các em trước đối tượng miêu tả. Để thực hiện những yêu cầu trên, tôi thường hướng cho học sinh: + Xác định cụ thể và chọn một đối tượng cần quan sát ( Đó là vật gì? Hoặc con gì? Hay cây gì? ) + Quan sát sự vật bằng các giác quan như thị giác, thính giác, khứu giác và cả xúc giác. Trước tiên là quan sát bao quát đối tượng và cảm nhận( nó đep, dễ thương, hoặc oai phong, hay dữ tợn,), rồi quan sát từng bộ phận của đối tượng theo một trình tự tự nhất định ( từ trên xuống dưới, từ trước ra sau, hoặc đầu, mình rồi đến chi,) Quan sát thật kĩ những bộ phận của sự vật mà em thích thú, ấn tượng nhất. + Kết hợp quan sát là ghi chép ( ghi chép những điều quan sát được ) và liên tưởng( liên tưởng để so sánh, nhân hóa sự vật). Chẳng hạn, để giúp học sinh làm tốt bài tập 3 (( Hãy viết một đoạn văn có chứa câu mở đoạn như sau: Chú gà nhà gà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp. ) thì ở tiết học trước đó, giáo yêu cầu các em: Chọn quan sát hoặc nhớ lại một con gà trống mà em đã gặp ghi lại đặc điểm của từng bộ phận của nó. Chú ý ghi thật chi tiết những bộ phận nổi bật của con gà đó. d) Làm bài, rà soát lại bài: Viết thành một bài văn hoàn chỉnh, đây là bước quan trọng nhất và cũng là khó nhất. Giáo viên cần cung cấp vốn từ: làm giàu vốn từ cho học sinh nhất là những từ tượng thanh, tượng hình, từ gợi tả màu sắc,Có nhiều cách cung cấp vốn từ cho học sinh như tìm từ đơn, từ phức để miêu tả hình dáng, hoạt động,các tính từ, từ trái nghĩa, từ ghép, từ láy, Ví dụ: Từ long lanh, nhỏ xíu, mênh mông, thung thăng, cao vút, vòi vọi, Câu: - Hoa hồng đẹp( lộng lẫy ) cánh hoa đỏ ( thắm ), mịn như (nhung ). Bầu trời xanh ( thăm thẳm ), mây trắng ( bồng bềnh )trôi. Gió thổi (rì rào ) trong đám lá. Trên cơ sở dàn ý và các đoạn văn đã dựng, các em viết thành một bài văn hoàn chỉnh gồm 3 phần (MB,TB,KB ) 3 phần này các em đã được xây dựng ở các tiết học trước, các em cần kết nối 3 phần lại với nhau tạo nên một văn bản thống nhất từ đầu đến cuối. Khi viết , phải viết từng câu, nghĩ 2,3 câu liền rồi mới viết để các câu đứng cạnh nhau không bị khập khiễng về cách diễn đạt ý. Lời văn để diễn đạt các ý cần có hình ảnh gợi cảm và sinh động bằng cách sử dụng các biện pháp tu từ, các từ ngữ gợi tả, gợi cảm,Cần đặt câu đúng ngữ pháp, tránh viết câu quá dài, tạo nên những câu văn có nhiều ý không rõ ràng. Đặc biệt trong khi trình bày, cần đặt các dấu câu đúng chỗ , không viết tắt, không viết chữ số, trừ những số về đo lường và ngày, tháng, năm. Đọc lại bài làm: Sau khi viết xong cần nhắc các em đọc lướt lại bài văn để sửa các lỗi về chính tả, dấu câu, hạn chế tẩy xóa. 3- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật vào bài văn: Một bài văn hay thì trong bài văn không thể thiếu tính nghệ thuật. Khi viết văn miêu tả nhớ sử dụng khéo léo các tính từ, các biện pháp nghệ thuật để bài văn sinh động và làm nổi bật được đối tượng miêu tả. Ở Tiểu học, biện pháp nghệ thuật chỉ đơn giản là việc chọn lọc từ ngữ, hình ảnh và sử dụng các biện pháp so sánh và nhân hóa. Bỡi vậy nó cũng rất gần gũi quen thuộc với các em vì các em đã có được cả một quá trình học tập và rèn luyện ở lớp hai, lớp ba. Biện pháp so sánh: Trong quá trình tập diễn đạt nội dung, có thể gợi ý bằng các câu hỏi: - Ta có thể tả màu sắc hoa hồng nhung bằng từ nào? ( đỏ thẫm, đỏ thắm ) - Hai chiếc khóa cặp trông giống gì? ( giống hai con mắt sáng long lanh,) - Quai cặp cong cong giống cái gì? ( quai cặp cong cong giống như cầu vồng,) - Tàu lá chuối có thể so sánh với cái gì? ( Cái quạt khổng lồ, tấm lụa màu xanh lục ) - Những quả chuối cong cong giống hình ảnh gì? ( Vầng trăng khuyết ) Biện pháp nhân hóa: Đây là biện pháp quen thuộc với các em. Các em được tiếp xúc ở các lớp học dưới. Để học sinh thấy được sự ưu việt của biện pháp nghệ thuật này, tôi đã cho các em so sánh các cặp ví dụ cụ thể: - Thân chuối màu đen khô ráp vì nắng gió. Chị chuối thật giản dị trong bộ áo đen khô ráp vì nắng gió. - Gà mái mơ nuôi con rất khéo. Chị gà mái mơ dịu hiền chăm sóc con thật khéo léo. Sau khi so sánh học sinh nhận biết: Dùng biện pháp nhân hóa trong miêu tả làm cho câu văn hay hơn, sinh động hơn. Có thể nhân hóa bằng cách gọi tên người: Cô trăng, chị gió, bác mặt trời, anh gà trống, chị Mái Mơ, bác mèo mướp, chị chuối tiêu. Hoặc gắn suy nghĩ, tính cách, hoạt động của người vào sự vật, như - Hoa quỳnh trầm tư. / Đào bích cười tươi roi rói./ phong lan yểu điệu. - Bác mặt tời tỏa tia nắng ban mai hồng tươi. - Chị gió tinh nghịch nô đùa cùng đám lá. - Mèo mướp lười biếng nằm sưởi nắng ở dưới sân./ Cô gà mái đảm đang dẫn đàn con đi kiếm mồi./ Hồng nhung lộng lẫy trong chiếc áo đỏ thắm mịn màng Tóm lại, muốn đưa nghệ thuật vào bài viết, giáo viên cần gợi mở để học sinh nêu được nhiều hình ảnh so sánh, nhân hóa làm phong phú nội dung bài viết * Ví dụ: Khi tả cây hoa hồng, giáo viên hỏi: Gốc hồng làm nhiệm vụ gì? Hướng dẫn: Tuy nó sần sùi màu nâu và khô cằn. Em có thể dùng biện pháp so sánh hay nhân hóa để làm nổi bật nét đẹp trong hình thức xấu xí của nó được không?( gốc cây như người mẹ giản dị trong bộ áo nâu xám. Nhường sắc xanh tươi cho lá, cho hoa). Bằng cách gợi mở, dẫn dắt như vậy học sinh sẽ nêu ra những ý kiến của mình. Sau khi nghe phần trình bày của các em, tôi sẽ rút ra một số từ ngữ, hình ảnh, câu văn hay để cả lớp có thể học tập và đưa vào bài làm. 4- Đưa cảm xúc vào bài văn Một bài văn hấp dẫn, gây ấn tượng với người đọc không thể thiếu “ cảm xúc” của người viết. Cảm xúc không chỉ ở phần kết luận, nó phải được thấm đậm trong từng câu, từng lời của bài văn. Để các em lồng vào tình cảm của mình vào từng ý văn, giáo viên nên gợi ý cụ thể như sau: - Hoa hồng đẹp đến khó tả được. Khi ngắm nhìn hoa em cảm thấy như thế nào? ( Hoa đẹp lộng lẫy làm say đắm lòng người) - Hương chuối chín thơm lừng gợi cho em cảm giác như thế nào? ( Thèm được ăn) - Được ăn trái ngon em có suy nghĩ gì về người trồng? ( Biết ơn, em sẽ chăm sóc cây) Tương tự như vậy ta cần yêu cầu học sinh đưa ra những suy nghĩ, nhận xét, cảm xúc của mình trước một sự vật, sự việc thì bài văn sẽ không còn đơn giản là sự liệt kê. Nó thấm đẫm các suy nghĩ, cảm xúc của người viết. Kết hợp được yếu tố trên: Nội dung, nghệ thuật, cảm xúc thì bài văn của học sinh cũng đạt tới một thành công lớn. Nó sẽ là yếu tố cơ bản, là nền tảng vững chắc để học sinh tiếp tục học văn miêu tả ở các lớp trên. 2. Khả năng áp dụng: - Thời gian áp dụng hoặc thử nghiệm có hiệu quả: Với những biện pháp trình bày như trên đã giúp cho cả giáo viên và học sinh tự tin, chủ động hơn trong các tiết học Tập làm văn miêu tả. Giờ Tập làm văn cũng trở nên nhẹ nhàng, sinh động hơn. Hoc sinh thích học văn hơn, không còn lúng túng trong việc lập dàn ý cho mỗi bài văn; việc viết một đoạn văn hay bài văn của các em trở nên dễ dàng. Nhờ vậy mà chất lượng phân môn Tập làm văn cũng như môn Tiếng việt của lớp đã được nâng cao. Từ chỗ học sinh chưa viết được bài văn mạch lạc, giờ đây các em đã xây dựng được những bài văn hay, câu văn giàu hình ảnh. Qua một năm thực hiện dạy nâng cao chất lượng văn miêu tả, tôi thấy chất lượng viết văn của các em nâng cao rõ rệt so với đầu năm, số học sinh chưa hoàn thành giảm đi nhiều, số học sinh hoàn thành tăng lên. Số liệu đã khảo sát được trong năm áp dụng giải pháp trên như sau: Sĩ số Thời gian Hoàn thành Chưa hoàn thành SL % SL % 28 Đầu năm 22 78,4 6 21,4 28 Cuối năm 27 96,4 1 3,6 - Khả năng áp dụng ở đơn vị hoặc trong ngành: Qua quá trình thực nghiệm và thu nhập kết quả, tôi thấy các em đã biết miêu tả một số đặc điểm tiêu biểu của một sự vật cụ thể theo yêu cầu, biết viết câu văn đúng ngữ pháp, rõ ý; biết sử dụng những từ ngữ sát nghĩa, có tác dụng gợi tả, gợi cảm; bước đầu biết sử dụng biện pháp tu từ đơn giản khi viết văn. Lời văn, ý văn của các em giàu hình ảnh, có cảm xúc, không còn nặng tính liệt kê hay kể nữa. Vì vậy, tôi nghĩ rằng sáng kiến này có khả năng áp dụng được trong dạy môn tập làm văn lớp 4 và có thể áp dụng