Sáng kiến kinh nghiệm thi GVCN giỏi

Sáng kiến kinh nghiệm của Đ/C Tô Thị Thúy GVCN lớp 2A, dự thi GVCN giỏi cấp huyện năm 2018 2019


I ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

Năm học 2018- 2019 Trường Tiểu học Nam Hồng tham gia dạy thí điểm mô hình trường Tiểu học mới Việt Nam (VNEN) đối với khối 2,3,4,5. Là một giáo viên chủ nhiệm và giảng dạy lớp 2, tôi nhận thấy công tác chủ nhiệm của mỗi giáo viên cần phải có phương pháp quản lý hiện đại, để điều hành, tổ chức các hoạt động cho học sinh của mình đem lại hiệu quả tôt, đáp ứng được yêu cầu các mục tiêu , đồng thời phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế , xã hội ở địa phương.Đó là về tổ chức lớp học, về trang trí lớp , hoạt động ngoài giờ cũng được đổi mới .Đây là một hoạt động nhằm nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên, mô hình trường học kiểu mới này có thành công hay không, điều đó cũng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà một trong những yếu tố đó chính là hoạt động của HĐTQ. HĐTQ được thành lập để đảm bảo cho các em tham gia một cách dân chủ và tích cực vào các hoạt động của nhà trường và phát triển lòng khoan dung, sự tôn trọng bình đẳng, tinh thần hợp tác và đoàn kết giữa học sinh với học sinh.
HĐTQ là một biện pháp giáo dục nhằm thúc đẩy sự phát triển về đạo đức, tình cảm và xã hội của học sinh thông qua những kinh nghiệm hoạt động thực tế của các em trong nhà trường và mối quan hệ với những người xung quanh.
Hội đồng tự quản học sinh được thành lập vì học sinh, do học sinh để đảm bảo cho các em tham gia một cách dân chủ và tích cực vào đời sống học đường, khuyến khích các em tham gia một cách toàn diện vào các hoạt động của nhà trường và phát triển sự tôn trọng, bình đẳng, cởi mở, tinh thần hợp tác và đoàn kết cho học sinh. Hội đồng tự quản học sinh giúp các em phátHội đồng tự quản học sinh giúp các em phát triển kỹ năng ra quyết định, kỹ năng hợp tác và kỹ năng lãnh đạo đồng thời cũng chuẩn bị cho các em ý thức trách nhiệm khi thực hiện những quyền và bổn phận của mình. Để HĐTQ lớp mình hoạt động hiệu quả , người GVCN cần làm gì ? Để trả lời câu hỏi này tôi xin được chia sẻ : Một số biện pháp thúc đẩy HĐTQ của lớp hoạt động có hiệu quả tốt .

  1. MÔ TẢ GIẢI PHÁP :

1, Trước khi có sáng kiến :

1.1.THỰC TRẠNG:
1.Ưu điểm ( Thuận lợi của nhà trường ) trước khi có sáng kiến :
Mô hình VNEN khi được áp dụng tại trường được rất nhiều sự quan tâm, hỗ trợ của ngành và của chính quyền địa phương.
Được nhà trường quan tâm và giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tối đa để tôi hoàn thành tốt công việc của mình đúng theo tinh thần VNEN.
Cơ sở trường lớp khang trang. Lớp học có đầy đủ hệ thống bóng đèn, cung cấp đủ ánh sáng cho các em học tập. Môi trường học tập sạch sẽ, thân thiện.
Bản thân giáo viên nhiệt tình, có tay nghề vững vàng và được tham gia lớp tập huấn về phương pháp, nội dung dạy học theo Mô hình trường học mới Việt Nam
Phụ huynh quan tâm mua sắm đầy đủ đồ dùng học tập cho học sinh, quan tâm giúp đỡ giáo viên rất nhiều trong công tác giảng dạy cũng như trang trí lớp.
Đa số học sinh ngoan, chăm học nên trong quá trình học các em đều rất nhiệt tình.
2. Nhược điểm ( Khó khăn) của nhà trường khi chưa có sự vào cuộc của HĐTQ :
*Về phía giáo viên:

Giáo viên vừa trải nghiệm, vừa rút kinh nghiệm nên nhiều lúc còn lúng túng, chưa biết làm thế nào để lựa chọn và xây dựng ban HĐTQ .
* Về phía học sinh:
Học sinh hiếu động, chưa biết hợp tác trong khi làm việc nhóm. Một số em còn thụ động nhút nhát và ngại làm việc, làm việc chậm.
Hội đồng tự quản học sinh chưa biết cách điều hành chung.
Từ những thực trạng trên, tôi đã đưa ra một số biện pháp nhằm khắc phục những tồn tại, cụ thể như sau:
2.Giải pháp mới , các bước thực hiện của giải pháp đó :
2 .1.Thành lập Hội đồng tự quản:

Ngay đầu năm , sau khi nhận lớp , tôi đã thực hiện tốt tuần 0 của VNEN, trong đó có việc thành lập HĐTQ lớp, thành lập HĐTQ đúng qui trình.

Sau khi thành lập xong hội đồng tự quản cần phải có biện pháp thúc đẩy hoạt động của HĐTQ. Lúc này giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh cùng nhau xây dựng:

Góc sinh nhật(Không chỉ là giúp HS nhớ ngày sinh, biết tổ chức ngày sinh nhật mà còn có tác dụng như một đồ dùng dạy học: chẳng hạn giúp học sinh biết 1 năm có bao nhiêu tháng,

Bảng theo dõi sĩ số:(Ngoài việc các em dánh giá được tính chuyên cần của mình còn giúp các em học về môn toán bài ngày tháng :Biết một tháng có ? tuần.Một tuần có ? ngày )

Sổ nhật ký học tập

Sổ ghi chép đối nội, đối ngoại

Nội quy lớp học:

+GV và HS bàn bạc, trao đổi nêu ra nội quy của riêng lớp mình.

+ Nội quy lớp học có thể thay đổi . Chẳng hạn Nội quy không đi học muộn nếu các em thực hiện tốt rồi thì cứ duy trì và có thể thay vào đó là những nội quy mà trong lớp nảy sinh những điều chưa tốt và đó cũng là hình thức nhắc nhở

Hộp thư bè bạn:

+ Mục đích: Hộp thư cá nhân tạo cơ hội cho giáo viên và học sinh được chia sẻ, cảm xúc, suy nghĩ. Hình thành cho học sinh thói quen quan tâm, chia sẻ với mọi người, rèn luyện cho học sinh biết tôn trọng sự riêng tư của bạn, góp phần nâng cao năng lực sử dụng Tiếng Việt của các em, là cách để giáo viên khích lệ học sinh, hiểu học sinh hơn nữa.

+ Các bước thực hiện:

Bước 1. Học sinh tự tạo một hộp thư cá nhân cho mình.

Giáo viên cho mỗi học sinh tự tạo một hộp thư nhỏ từ các vật dụng như: giấy bìa, tranh ảnh, giấy màu, giấy trắng GV để HS tự vẽ, cắt, dán, trang trí những hình ảnh các em yêu thích. Trên mỗi hộp thư cá nhân có tên của HS. GV có thể hỗ trợ HS, HS cũng có thể hỗ trợ lẫn nhau để tạo hộp thư. Công việc này cũng có thể thực hiện ở nhà với sự hỗ trợ của PHHS. GV lưu ý HS về kích cỡ tối đa cho mỗi hộp thư cá nhân.

Bước 2: Cùng gắn những hộp thư cá nhân của HS cả lớp tại một vị trí hoặc chia thành các nhóm. Cần trang trí hộp thư của lớp, nhóm. Lưu ý gắn các hộp thư ở vị trí đảm bảo tất cả các HS trong lớp đều có thể với tới được.

+ Cách sử dụng: GV cùng trao đổi với HS về tác dụng của hộp thư, giải thích cho HS thấy mỗi cá nhân trong lớp đều có hộp thư riêng nên bất cứ điều gì các em muốn chia sẻ, trao đổi với bạn hoặc cô giáo, các em có thể viết thư và bỏ vào hộp. Các em có thể đề tên mình trong hộp thư hoặc không.GV nên sử dụng hộp thư cá nhân để khích lệ động viên, góp ý với HS mà không làm các em xấu hổ trước lớp. GV cũng có thể bỏ vào hộp thư cá nhân của các em những bài toán, câu đố để tăng thêm hứng thú học tập cho các em.

GV nên dành thời gian vào các giờ nghỉ giải lao hay các buổi sinh hoạt tập thể để HS viết thư cho nhau. GV thường xuyên sử dụng hộp thư này để tạo phong trào và hình thành dần thói quen chia sẻ trong lớp.

+ Cách quản lí: GV có thể giao cho một bạn phụ trách việc bảo quản và phát hiện những rách rời, hỏng hóc của các hộp thư để cùng sửa chữa. Các cá nhân có ý thức tự bảo quản và thường xuyên kiểm tra hộp thư của mình.

Hộp thư Điều em muốn nói

+ Mục đích: Đây là công cụ giúp HS được bày tỏ ý kiến của mình, những ý kiến của HS có thể là những tình cảm, cảm nhận, mong muốn, đề nghị hoặc bất cứ điều gì các em muốn nói về thầy cô, bạn bè, cha mẹ, nhân viên phục vụ, điều kiện học tập, sinh hoạt và các hoạt động vui chơi mà các em không thể hoặc chưa giám nói trực tiếp. Qua hộp thư này, người lớn( thầy cô, cha mẹ) sẽ có điều kiện hiểu các em nhiều hơn đông thời điều chỉnh các hoạt động giáo dục, sinh hoạt sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, hộp thư này còn có ý nghĩa giúp các em nhận biết mình là một thành viên của nhà trường và quyền cơ bản của trẻ được tạp điều kiện thể hiện( quyền được học quyền được vui chơi quyền được tham gia ý kiến) từ đó các em có ý thức, tự giác và chủ động khi tham gia các hoạt động của chính các em.

+ Cách xây dựng: Hộp thư có thể được làm bởi PHHS hoặc GV cùng HS thực hiện. GV và HS trang trí thêm những hình ảnh vui nhộn cho hộp thư và đặt nó tại các vị trí thuận tiện trong lớp, vừa tầm với của HS. Một số nơi còn có thêm các biện pháp bảo vệ cho hộp thư sao cho chỉ những người có trách nhiệm mở hộp thư mới được mở để đảm bảo giữ kín những thông tin HS.

+ Cách sử dụng: GV giải thích cho HS về mục đích của hộp thư. Khuyến khích các em sử dụng hộp thư này để giúp cho tình hình và các điều kiện của lớp học, trường học được cải thiện tốt hơn. GV cũng nên nhấn mạnh tới việc HS không cần thiết đề tên mình trong hộp thư nếu muốn.Lớp học cần phải lập một ban phụ trách gồm các thành viên: đại diện ban giám hiệu (nếu cần), hội đồng tự quản học sinh và giáo viên.mở hộp thư hàng ngày hoặc hàng tuần để ghi nhận, trả lời những ý kiến của HS cũng như giải quyết các vấn đề nảy sinh trong lớp, trường. Tuy nhiên, tốt nhất nên mở hộp thư hàng ngày để đảm bảo cập nhật và giải quyết kịp thời những vấn đề mới phát sinh. GV lưu ý, những vấn đề mang tính cá nhân thì cần trao đổi với cá nhân học sinh, những vấn đề mang tính chất tập thể thì cần có sự trao đổi, bàn bạc trước cả lớp để tìm ra phương án giải quyết.

+ Cách quản lí: GV có thể giao cho một số ban phụ trách việc bảo quản hộp thư này và phát hiện những hỏng hóc để cùng sửa chữa. Tuy nhiên GV cần cho HS hiểu rằng tất cả tài sản của lớp, trường học đều do từng cá nhân HS có ý thức bảo quản, giữ gìn.

Sau khi có các biện pháp thúc đẩy HĐTQHS thì giáo viên , học sinh tiếp tục xây dựng các góc: Như góc cộng đồng, góc học tập, góc thư viện.

2.2.Tập huấn cho các em trong HĐTQ :

Chủ tịch HĐTQ : Tập huấn về : Công việc trọng tâm , vai trò của CTHĐTQ . Cách điều Hành một hội nghị , một buổi sinh hoạt dưới nhiều hình thức chứ không bó hẹp trong khuôn khổ như trước đây . Khi các em đã hiểu về mục đích , ý nghĩa , tầm quan trọng của hoạt động thì các em dễ dàng thực hiện, thực hiện một cách tự tin , sáng tạo .

Đến thời gian này , em Nguyễn Trung Kiên CTHĐTQ đã biết xây dựng kế hoạch , điều hành các bạn làm theo kế hoạch .

Ví dụ : Tổ chức buổi sinh hoạt lớp .

Các thành viên khác trong Hội ĐTQ : tôi tập huấn cho các em các kiến thức về cách báo cáo , cách ghi chép , cách tập hợp số liệu ,

Từ đó các em biết theo dõi, ghi chép và báo cáo công việc hàng ngày cho bạn CTHĐTQ một cách khoa học .

Phát huy tính sáng tạo cho các em , chúng tôi cho các em tự xây dựng kế hoạch hoạt động của mình ( Trích kế hoạch ).

  1. 3. Thực hiện tốt việc phân cấp phân quyền : Em CTHĐTQ dựa vào năng lực , sở trường và sự tự giác của mỗi bạn để Phân công nhiệm vụ các thành viên trong ban hội đồng tự quản:
    Việc làm này nghe có vẻ là không ổn nhưng thực tế các em học sinh của tôi đã làm rất tốt . Việc các em tự nhận nhiệm vụ là có trách nhiệm với công việc rồi . Bước đầu như thế , sau đó tùy vào công việc các em đã dần có trách nhiệm ( chứ không nói là chịu trách nhiệm về việc mình đảm nhận vì nói như vậy có vẻ nặng nề ) với việc mình dảm nhận . Ví dụ em Trưởng ban văn nghệ điều hành , tổ chức các tiết mục văn nghệ trong lớp

Kiểm tra , giám sát hoạt động , việc làm của các em .

Mặc dù không trực tiếp xây dựng kế hoạch nhưng tôi luôn định hướng các hoạt động sao cho phù hợp với nhà trường nhưng vẫn phát huy tối đa sự sáng tạo của các em . Sau đó dõi theo việc các em làm từ đó có sự uốn nắn cho các em thêm hoàn chỉnh .

Ví dụ : CTHĐTQ cần phải làm những việc như: Quan sát, quán xuyến tất cả các ban. Vào thứ sáu hang tuần CTHĐ sẽ họp các trưởng ban để nghe báo cáo và rút kinh nghiệm, triển khai công việc của tuần tới. Khi có khách tới trường CTHĐTQ biết giới thiệu về trường, về các hoạt động và phân công cụ thể từng ban.

*Trưởng Ban vệ sinh: Có nhiệm vụ theo dõi vệ sinh chung của các lớp vào đầu mỗi buổi học, phải theo dõi, nhắc nhở và hướng dẫn các em học sinh lớp 1,2 rất cụ thể. Cuối mỗi buổi học cũng phải phân công các bạn trong ban kiểm tra lại xem lớp nào thực hiện vệ sinh chưa tốt để kịp thời nhắc nhở các bạn thực hiện tốt.

Sau mỗi buổi học, HĐTQ ở lại về sau các bạn 5 phút để gặp giáo viên báo cáo những việc đã làm được những việc chưa làm được còn gặp khó khăn để giáo viên kịp thời tư vấn giúp đỡ và giao nhiệm vụ ngày mai cho các bạn.

III, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN ĐEM LẠI :
HĐTQ lớp tôi đã đi vào nề nếp các em đã biết lập kế hoạch cụ thể cho những việc mình cần làm. Các thành viên trong HĐTQ biết tổ chức khởi động tiết học, biết thuyết trình tranh luận , biết tự giác hợp tác để giải quyết các công việc của lớp mình .

V, KẾT LUẬN:
Việc thúc đẩy , giúp HĐTQ nhanh nhẹn, năng nỗ là hết sức quan trọng và rất cần thiết vì nó có thể thay GV điều hành lớp tham gia tất cả các hoạt động trong nhà trường.
Ngày naytrong trong thời kì đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đòi hỏi phải có đội ngũ GV chủ nhiệm lớp có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm trong ứng xử sư phạm và có lòng nhiệt tình, ý thức trách nhiệm với học sinh. GVCN có vai trò trong giáo dục đạo đức học sinh, trong việc hình thành nhân cách thậm chí cả định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

Để có được những phẩm chất trên, thì không có con đường bồi dưỡng đào tạo nào bằng con đường tự rèn luyện của người GVCN. Trình độ và năng lực quản lý của GVCN lớp không hẳn do bẩm sinh. Để có được nó người GV phải thích cực hoạt động trong thực tiễn hoạt động quản lý. Thực tiễn hoạt động quản lý lớp là thước đo mức độ hình thành, phát triển trình độ và năng lực quản lý của mỗi cá nhân làm công tác quản lý lớp chủ nhiệm. Người GVCN phải không ngừng học tập, với tinh thần Học , Học nữa, Học mãi lý luận khoa học quản lý, thực tiễn quản lý đáp ứng được yêu cầu quản lý học sinh của mình trong tình hình hiện nay. Do đó người GVCN phải tự rèn luyện, bồi dưỡng theo các tiêu chí trên để trở thành GVCN làm công tác quản lý lớp giỏi.

Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân đã đúc kết được. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của anh chị em đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!