Sau khi đánh thành Ung Châu, Lý Thường Kiệt làm gì de chống Tống

Lý Thường Kiệt (1019 - 1105) là nhà quân sự, chính trị cũng như thái giám nổi tiếng vào thời nhà Lý của nước Đại Việt. Ông làm quan 3 triều Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông. Trong sự nghiệp cầm binh của mình, ông đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Chiến công vẻ vang này đã giúp ông trở thành 1 trong hai danh tướng vĩ đại nhất nhà Lý, bên cạnh Lê Phụng Hiểu.

Trong lịch sử Việt Nam, ông nổi bật với việc chinh phạt Chiêm Thành (1069), đánh phá 3 châu Khâm, Ung, Liêm nước Tống (1075–1076), rồi đánh bại cuộc xâm lược Đại Việt của quân Tống do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy. Đặc biệt, trận chiến ở ba châu Khâm, Ung, Liêm đã khiến tên tuổi của ông vang dội ra khỏi Đại Việt và được biết đến ở đất Tống.

Năm 2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch liệt ông vào một trong 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam. Con tàu chiến USS Chincoteague (AVP-24) trong những năm 1972 - 1975 được mang tên là RVNS Lý Thường Kiệt (HQ-16), để vinh danh ông.

Sau khi đánh thành Ung Châu, Lý Thường Kiệt làm gì de chống Tống
Thái úy Lý Thường Kiệt có tài dụng binh như thần

Nhắc đến tài quân sự của Lý Thường Kiệt, sách Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên xuất bản khoảng năm 1329 chép: "Ông họ Lý tên Thường Kiệt, người phường Thái Hòa bên hữu kinh Thăng Long; (…). Ông nhiều mưu lược, có tài tướng soái, lúc nhỏ phong tư tuấn nhã, có tiếng khen ra ngoài, được sung làm chức Hoàng môn ký hầu”.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư cũng có những nhận xét tương tự: "…Thường Kiệt người phường Thái Hoà thành Thăng Long, nối đời làm quan, nhiều mưu lược, có tài làm tướng”. Văn bia đền Ngọ Xá (Thanh Hoá) do Nhữ Bá Sĩ soạn năm 1876 thì viết: “Thái úy người phường Thái Hòa hữu thành Thăng Long, họ Lý tên Thường Kiệt, còn gọi là Tuấn, tự Thường Kiệt hoặc khi xuất thân lấy tên tự để gọi.

Năm ông mới 13 tuổi (…) hỏi chí hướng của ông, ông thưa rằng: về văn học chỉ cần biết chữ để ký tên là đủ, còn võ phải học được như Vệ Thanh, Hoắc Khứ (tướng lĩnh nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc) là đi vạn dặm lập công to, giữ được ấn hầu, làm vẻ vang cho cha mẹ, ấy là sở nguyện. (…) Ông lo học đạo Tôn Ngô, đêm đọc sách, ngày luyện cung mã đến các phép xây doanh trại, bày trận địa đều tinh thông cả”.

Bia Cự Việt quốc thái uý Lý công thạch bi minh tự dựng khoảng năm 1159 viết: “…Từ tuổi ấu thơ Thái úy đã có phong tư thanh khiết, vẻ mặt sáng sủa. Năm Giáp thìn niên hiệu Thiên Phù Duệ Vũ thứ năm (1124) vua Nhân Tông yêu mến phong thái kỳ tú của Thái úy, biết Thái úy là người thông minh lanh lợi, nên tuyển vào trong tử cấm.

Thái úy cầm giáo mác mà múa trên nệm gấm, hát khúc Hồi phong mà lả lướt liễu mềm, người các nước đến thăm, không ai là không chú ý ngắm xem. Năm Đinh mùi đời vua Thần Tông (1127) Thái úy được tuyển vào chầu ở nơi nội cấm, chức vị bao trùm cả sáu bộ Thượng thư. Các việc chính sự ở trong cung cấm và việc xây dựng của thợ thuyền, vua đều ủy thác cho Thái úy cả.

Đến như các phép viết chữ, tính toán, bắn cung, cưỡi ngựa, thuốc men, kinh mạch, không nghề nào là Thái úy không tinh thông; đến như việc bói toán, binh pháp, chơi bài, đánh cờ, không việc nào là Thái úy không nghiên cứu (…)”. Những ghi chép trên cho thấy, Lý Thường Kiệt quả thực là con nhà võ tướng, có tài cầm quân, tinh thông mưu lược. Mưu trí ấy không chỉ dừng lại trong sách vở “tầm chương trích cú” mà đã được ông ứng dụng vào thực tế chiến đấu, đem lại chiến thắng vẻ vang.

Chủ trương 'tiên phát chế nhân' và trận tử chiến hạ thành Ung Châu

Nhân dân Đại Việt dưới triều nhà Lý đang sống yên bình thì tin tức về quân xâm lược phương Bắc tràn tới. Nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta. Cuộc kháng chiến diễn ra trong 2 năm (1075-1077) với vô vàn trận đánh lớn nhỏ, trong đó nổi lên ba trận đánh then chốt, có ý nghĩa quyết định.

Trong cuộc chiến tranh tự vệ của nhà Lý chống quân Tống, Lý Thường Kiệt đã đưa ra chủ trương "tiên phát chế nhân": "Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước chặn thế mạnh của giặc" (ra tay trước để khống chế kẻ địch).

Theo tìm hiểu, 'tiên phát chế nhân' là một kế sách trong 'Tam thập lục kế' nghĩa là 'ra tay trước chế phục người'. Và trong cuộc chiến chống quân tống, Lý Thường Kiệt đã chủ động tiến công trước để triệt phá cơ sở chuẩn, làm giảm thiểu sức mạnh, ý chí và hành động xâm lược của địch, tạo tiền đề cho việc giành thắng lợi trong chiến tranh. Với việc dùng chính binh pháp của Trung Hoa để cầm quân tập kích bất ngờ nhà Tống, Lý Thường Kiệt đã làm được điều mà người Tống ngày ấy không ai nghĩ rằng kế sách của tiền nhân họ lại đập vào lưng hậu thế mình.

Trận tử chiến hạ thành Ung Châu là ví dụ điển hình nhất trong việc Lý Thường Kiệt áp dụng chủ trương 'tiên phát chế chân'. Nói về trận hạ thành Ung Châu, sử sách chép: Để chuẩn bị cho kế hoạch xâm lăng, nhà Tống đã lấy thành Ung Châu (Nam Ninh, Quảng Tây) làm trung tâm tích trữ lương thảo, tập trung lực lượng. Lý Thường Kiệt biết rõ điều nên đã vận dụng chủ trương 'đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của địch".

Sau khi đánh thành Ung Châu, Lý Thường Kiệt làm gì de chống Tống
Thành Ung Châu đại bại sau 42 ngày cố thủ

Cuối năm 1075, 10 vạn quân được huy động và chia làm hai đạo. Quân bộ do Tông Đản chỉ huy và xuất phát trước. Quân thủy do Lý Thường Kiệt trực tiếp dẫn đầu. Cả hai đạo quân nhằm hướng Ung Châu mà đánh.

Đạo quân của Tông Đản nhanh chóng tiêu diệt các trại quân Tống ở mặt nam Ung Châu. Trung tuần tháng 1/1706, đạo quân này bắt đầu vây hãm thành Ung Châu. Đạo quân Lý Thường Kiệt dễ dàng hạ Khâm Châu, Liêm Châu (đều thuộc Quảng Đông) và sau đó cũng kéo đến Ung Châu.

Đối mặt với đại quân nhà Lý, chủ tướng Ung Châu là Tô Giám - một người biết dùng binh của nhà Tống đã đem tài sản phân phát cho nhân dân trong thành, dùng lời khích lệ tinh thần khiến cả thành đồng lòng cố thủ. 

Lý Thường Kiệt vây thành ngót hơn một tháng không thể hạ nổi. Quân Đại Việt nghĩ cách đào hầm xuyên qua hào sâu và tường thành để đột nhập vào trong thành. Quân Ung Châu phát hiện được hầm, Tô Giám cho phóng hỏa đốt ngay miệng hầm khiến quân Đại Việt lại bị thương vong. 

Quân Đại Việt dùng hỏa tấn công, bắn các loại đạn gây cháy từ máy bắn đá và hỏa tiễn vào trong thành gây nhiều thương vong cho dân chúng và binh lính nhà Tống. Thành Ung Châu bị cháy nhiều nơi, không đủ nước để dập lửa.

Vì trong thành thiếu nước uống, dân chúng phải uống nước bẩn dẫn đến dịch bệnh lây lan khiến nhiều người thiệt mạng. Dù vậy, tường thành vẫn không hạ được. Đạn từ máy bắn đá thời kỳ này tỏ ra không đủ sức đánh thủng tường thành của Ung Châu. Cuối cùng Lý Thường Kiệt dùng kế "thổ công".

Ông sai quân lấy đất xúc vào bao, làm đến hàng vạn bao đất rồi bắt tù binh người Tống liều mạng vượt qua mưa tên khiên bao đất xếp dưới chân thành để tạo thành bậc thềm. Chẳng mấy chốc đã làm được một đường dốc cao tới mặt thành.

Quân Việt tràn vào trong thành, không thể địch nổi. Tô Giám lúc này vẫn cố liều chết lãnh đạo quân và dân trong thành kháng cự, khi thấy không còn hy vọng thì quay về giết hết người nhà, tổng cộng 36 người, chôn xác xuống hố rồi tự thiêu chết. Tô Giám liều mình như vậy khiến dân chúng thành Ung Châu cảm kích mà không chịu đầu hàng, họ đã chiến đấu đến cùng trong tuyệt vọng. Tai ương đã ập lên tất cả họ, một cuộc thảm sát đã diễn ra.

Để hoàn thành cuộc chiến tiêu hao sức lực này, Lý Thường Kiệt hạ lệnh giết tất cả người trong thành. Đến ngày 1/3/1076, thành Ung Châu bị hạ sau 42 ngày cố thủ. Số người thành Ung Châu bị giết lên đến 58.000 người. Về phía quân Đại Việt cũng có tổng thiệt hại đến hơn vạn người và một số voi chiến trong chiến cuộc Ung Châu. 

Chiến thắng thành Ung Châu làm đảo lộn kế hoạch xâm lược của quân Tống, khiến chúng rơi vào thế bị động, buộc phải chuẩn bị lại cho cuộc viễn chinh. Về phía ta, Lý Thường Kiệt phá hủy hết các kho tàng của quân Tống rồi rút về xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt án ngữ phía bắc Thăng Long.

Đánh giá về chiến dịch này của Lý Thường Kiệt, Đại tá TS Nguyễn Thành Hữu cho rằng: Nhằm đảm bảo quyền chủ động chiến lược, đẩy địch vào thế bị động và dẫn tới thất bại, Lý Thường Kiệt chủ trương “tiên phát chế nhân”- tiến công địch trước.

Đây là tư tưởng chiến lược rất táo bạo, nhưng đúng đắn, tạo sự bất ngờ và phù hợp với điều kiện nước ta lúc bấy giờ. Bởi lẽ, nếu biết được âm mưu của nhà Tống mà ta chỉ bí mật chuẩn bị để đợi giặc đến thì khó có thể chủ động đánh bại được kẻ thù và nếu có giành thắng lợi cũng sẽ chịu nhiều tổn thất. Vì vậy, chủ động tiến công đánh bại ý chí xâm lược của địch ngay trên đất nước chúng để bảo vệ giang sơn, xã tắc, gây bất ngờ, hoảng loạn đối với địch là nét độc đáo trong lịch sử dân tộc. 

Xem thêm: Bị dồn vào thế chân tường, Lý Thường Kiệt cầm 7 vạn quân đánh phủ đầu 100 vạn quân Tống

17/11/2020 539

Câu hỏi Đáp án và lời giải

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: B

Lý Thường Kiệt hạ lệnh cho các tù trưởng dân tộc ít người bố trí quân bố phòng ở những vị trí chiến lược qua trọng gần biên giới Việt Trung.

Giang (Tổng hợp)

01/01/2022 195

B. Vùng biên giới.

Đáp án chính xác

D. Trên đường địch tấn công.