Sinh mổ lần 1 ở tuần bao nhiêu

Sinh mổ lần 2 nên mổ vào tuần bao nhiêu sẽ được các bác sĩ tiên lượng dựa trên tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ căn cứ vào quá trình mang thai, thông tin về lần sinh trước để xác định thời gian phù hợp.

Thời điểm sinh mổ lần 2 phụ thuộc vào nhiều yếu tố 

Thông thường, một thai phụ có sức khỏe tốt, quá trình mang thai ổn định thì sẽ được sinh mổ vào tuần thứ 39. Trước khi xuất hiện những cơn đau chuyển dạ với những cơn co thắt có thể gây ảnh hưởng tới vết sẹo mổ lần 1. 

Thai nhi ở tuần thứ 37 đã có thể tự thở và sống ở điều kiện môi trường bên ngoài. Tuy nhiên các mẹ nên sinh con từ tuần thứ 39 trở đi bởi những tuần cuối là thời điểm thai nhi hoàn thiện một số cơ quan quan trọng. Sinh ra ở tuần thứ 39, bé sẽ có sức sống tốt hơn so với những trẻ sinh non. 

Sinh mổ lần 2 có đau không?

Khi đã trải qua lần đầu sinh mổ, rất nhiều sản phụ đã tích lũy có mình những kinh nghiệm nhất định. Nhưng những luồng thông tin cho rằng sinh mổ lần 2 đau gấp nhiều lần so với sinh mổ lần 1 khiến nhiều thai phụ hoang mang. Tuy nhiên theo các Chuyên gia Sản phụ khoa BVĐK Phương Đông, sinh mổ lần 2 có đau hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là cơ địa của mỗi người. Bên cạnh đó, khi sinh mổ, sản phụ sẽ được tiêm gây tê tủy sống. Sau khi thuốc tê hết tác dụng, sản phụ có thể được sử dụng thuốc giảm đau. 

Dấu hiệu cần nhập viện khi sinh mổ lần 2

Khi sinh mổ lần 2, thai phụ cần lưu ý và cần nhập viện ngay khi gặp những dấu hiệu sau:

Trong quá trình mang thai, bất kỳ lúc nào thai phụ gặp phải hiện tượng ra máu âm đạo đều cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa sản phụ ngay. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, ra máu âm đạo có thể là dấu hiệu dọa sảy hoặc chửa ngoài dạ con. Trong 3 tháng cuối, rau máu có thể là dấu hiệu cảnh báo bất thường ở rau thai hoặc sinh non. Lượng máu ra càng nhiều, mức độ nghiêm trọng càng cao.

Thai phụ cần lưu ý mọi dấu hiệu bất thường xảy ra để đảm bảo sức khỏe

Ra nước ối

Do sự thay đổi hormone khi mang thai nên thông thường âm đạo của thai phụ luôn tiết dịch nhầy trắng đục, không mùi, không hôi. Nếu thai phụ nhận thấy lượng dịch ra nhiều bất thường, chảy ồ ạt hoặc rỉ liên tục đồng thời có mùi tanh, nồng, nhớt thì rất có thể ối bị rỉ hoặc vỡ ối sớm. Những trường hợp này đều có nguy cơ sinh con cao và có nguy cơ nhiễm trùng nếu rỉ ối lâu. 

Thai phụ cần tới viện khám ngay khi phát hiện nước ối rò rỉ. Bác sĩ sẽ tiến thành thăm khám và làm xét nghiệm để có chỉ định cụ thể phù hợp với mỗi người.

Tử cung và vùng bụng dưới đau bất thường

Thai nhi càng phát triển, thai phụ càng cảm thấy phần bụng dưới nặng nề và lưng đau mỏi hơn. Đôi khi xuất hiện những cơn gò, đặc biệt là khi gần tới ngày sinh. Tuy nhiên nếu thai phụ cảm nhận những cơn đau dữ dội đột ngột và liên tục, mẹ nên đến viện thăm khám ngay.

Thai cử động ít 

Khi thai nhi bước vào tuần thứ 16, thai nhi sẽ cử động rõ rệt để báo hiệu với mẹ rằng bé vẫn ổn. Trong 3 tháng cuối, thai máy sẽ đều đặn và sẽ chọn những khoảng thời gian cố định trong ngày để “nghịch ngợm”. 

Vì vậy, mẹ nên chú ý khi số lần thai cử động bởi cử động giảm đó là dấu hiệu báo động sức khỏe của thai nhi gặp vấn đề. 

Dấu hiệu bất thường khác

Thai phụ cần lưu ý mọi dấu hiệu bất thường xảy ra để đảm bảo sức khỏe cho mình và thai nhi. Ví dụ như sốt cao, chóng mặt, ngất xỉu, đau tức, nôn mửa, rối loạn thị giác đều cần tới viện để được xử lý kịp thời. 

Thai sản trọn gói BVĐK Phương Đông chăm sóc toàn diện cho mẹ bầu

Xóa tan những lo lắng và đau đớn khi sinh nở, BVĐK Phương Đông mang tới dịch vụ THAI SẢN TRỌN GÓI giúp mẹ Mang thai an toàn – Đi sinh nhẹ nhàng. Các mẹ bầu sẽ được chăm sóc toàn diện trước, trong và sau khi sinh. Quá trình mang thai được theo dõi sát sao và thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, các siêu âm cần thiết để phát hiện sớm các bất thường thai kỳ. Đi sinh "nhẹ nhàng" như đi nghỉ dưỡng, bới Phương Đông đã chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dùng cho mẹ và bé. Em bé được chăm sóc tại phòng vô trùng và kiểm tra sức khỏe trước khi về với gia đình. Sản phụ sau khi sinh sẽ được nghỉ ngơi tại phòng nội trú cao cấp đầy đủ tiện nghi, sang trọng, hiện đại với đội ngũ điều dưỡng viên chuyên nghiệp phục vụ 24/7. Các bác sĩ sản khoa và nhi khoa hàng đầu sẽ thường xuyên thăm khám và theo dõi sức khỏe của mẹ và bé trước khi xuất viện. Bên cạnh đó, mẹ cũng được hướng dẫn và tư vấn về cách chăm sóc, nuôi dưỡng em bé. 

Để xác định thời điểm sinh mổ lần 2, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi. Cùng với đó là thông tin về quá trình mang thai được mẹ bầu cung cấp.

Khi sinh mổ lần 2 không nhất thiết phải chờ đến lúc chuyển dạ. Vì những cơn co thắt khi chuyển dạ có thể làm ảnh hưởng lớn đến vết sẹo của lần sinh mổ đầu tiên. Thông thường, các bà mẹ có sức khỏe tốt, thai nhi phát triển ổn định thì có thể được sinh mổ ở tuần 39 trở đi.

Mặc dù từ tuần thứ 37, bé đã có thể thở và sống được ở môi trường bên ngoài. Tuy nhiên mẹ nên sinh con sau tuần thai thứ 39. Vì những tuần cuối của thai kỳ là khoản thời gian mà nhiều cơ quan quan trọng trong thai nhi được hoàn thiện. Nếu sinh con ở tuần 39 bé sẽ ít gặp các vấn đề về sức khỏe. Đồng thời cũng đảm bảo được tình trạng sức khỏe của người mẹ sau khi sinh.

Dù cho sinh mổ hay sinh thường thì các thai phụ vẫn sẽ phải đối mặt với nhiều nguy hiểm khác nhau. Chính vì thế mà mẹ cần phải có những kiến thức và chuẩn bị tâm lý thật tốt để quá trình sinh nở diễn ra một cách suôn sẻ.

Sinh mổ lần 2 có đau hơn không?

Khi sinh các sản phụ sẽ được gây tê tủy sống để không có cảm giác đau đớn. Tuy nhiên, điều này có tác dụng trong khoảng vài tiếng. Sau khi thuốc tê đã hết tác dụng, cảm giác đau ở mỗi sản phụ sẽ khác nhau. Cơn đau có thể kéo dài đến 8 tuần sau khi sinh và thậm chí là lâu hơn.

Sau khi sinh, các sản phụ được yêu cầu ở lại bệnh viện từ 3 – 5 ngày để theo dõi. Thực tế cho thấy có những bà mẹ sẽ rất đau trong khoảng 1 tuần sau mổ nhưng cũng có những người lại hoàn toàn khỏe mạnh chỉ sau vài ngày. Nếu mẹ cảm thấy đau nhức và không thoải mái, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc để có thể hạn chế cơn đau.

Vậy nên, tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà cảm giác đau khi sinh mổ lần 2 so với lần đầu sẽ khác nhau. Các mẹ cần phải giữ cho mình một tinh thần thoải mái, tránh việc suy nghĩ và lo lắng nhiều. Bên cạnh đó, mẹ cần phải chăm sóc vết mổ đúng cách để tránh nhiễm trùng. Không để vết thương gây ảnh hưởng đến việc sinh hoạt và chăm sóc bé.

Sinh mổ lần 1 ở tuần bao nhiêu

Tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà cảm giác đau khi sinh mổ lần 2 so với lần đầu sẽ khác nhau (Nguồn: Sưu tầm)

Sinh mổ lần 2 cần chuẩn bị những gì?

Mẹ cần chuẩn bị khi sinh mổ với những vật dụng như sau:

  • Quần áo rộng, nên nhớ là bạn có thể cho bé bú mẹ sau khi sinh mổ nên quần áo cần thuận tiện cho bé bú.
  • Dép đi trong nhà.
  • Quần lót lưng cao để không cấn vào vết mổ.
  • Vật dụng phòng tắm (xà phòng, khăn tắm, v.v…).
  • Đồ để em bé mặc về nhà.
  • Đem theo đồ ăn uống riêng nếu bạn là người kén ăn do đồ ăn ở bệnh viện thường khó nuốt.
  • Đem theo ít thực phẩm giàu chất xơ và trái cây như mận khô để hệ thống tiêu hóa có thể trở lại hoạt động sau khi sinh mổ càng sớm càng tốt.
  • Thẻ khám bệnh và các giấy tờ bảo hiểm y tế có liên quan.
  • Dầu xoa bóp để ông xã hoặc ai đó trong gia đình dùng để xoa bóp cho bạn sau khi mổ,...
  • Đem thêm vài cái gối và chăn.
  • Ghế để đặt em bé trên xe hơi khi về nhà.
  • Và một số vật dụng cho bé. Hãy cùng tìm hiểu trong túi dự sinh của các mẹ Huggies® có gì nhé!

    Sinh mổ tự chọn diễn ra như thế nào?

    Khi lựa chọn sinh mổ, bạn sẽ nhận được một đôi vớ để mang khi phẫu thuật giúp ngăn chặn việc hình thành máu đông, sơn móng tay được yêu cầu tẩy sạch, phải tháo hết đồ trang sức ra, lông mu bị cạo sạch. Trong phòng mổ, bạn sẽ được gây tê tại chỗ hoặc toàn thân hoặc gây tê ngoài màng cứng. Ông xã bạn được yêu cầu mặc áo của phòng mổ và thường được ở lại bên bạn.

    Bác sĩ gây tê sẽ kiểm tra để chắc chắn là bạn đã mất cảm giác trước khi bắt đầu mổ. Một tấm màn được dựng lên để bạn không nhìn thấy những gì đang diễn ra sau tấm màn đó, một ống thông tiểu được đặt vào người bạn, bác sĩ sẽ mổ ngay mép trên quần lót để tiếp cận vào tử cung của bạn. Có thể bạn sẽ có cảm giác bị giật mạnh hoặc bị lục lọi gì đó nhưng không thấy đau. Em bé được lấy ra trong vòng 3 đến 5 phút sau khi mổ.

    Nếu mọi việc suôn sẻ, bạn có thể bế con trên ngực trong khi bác sĩ khâu lại vết mổ. Quá trình sinh mổ thưởng diễn ra trong vòng 30 cho đến 1 tiếng. Sau đó bạn được chuyển ra phòng hồi sức rồi về phòng của mình. Các nữ hộ lý sẽ khuyến khích bạn cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt.

    Sinh mổ lần 1 ở tuần bao nhiêu

    Quá trình sinh mổ thường diễn ra 30 phút đến 1 tiếng (Nguồn: Sưu tầm)

    Sau khi sinh mổ lần 2 cần lưu ý những gì?

    Sau khi thực hiện sinh mổ lần 2, để có thể hồi phục và lấy lại sức khỏe nhanh chóng, các mẹ cần lưu ý đến những điều như sau:

  • Một trong những điều quan trọng nhất là phải nghỉ ngơi. Cố gắng hạn chế lượng khách đến thăm và các hoạt động thể chất, chỉ nghỉ ngơi và ngủ càng nhiều càng tốt.
  • Uống nhiều nước để thay cho lượng máu bị mất trong lúc mổ.
  • Tránh lên xuống cầu thang càng nhiều càng tốt.
  • Dùng nhiều gối để tựa lưng khi cho con bú.
  • Kiêng giao hợp ít nhất 6 tuần sau mổ.
  • Khi hết ra máu và vết sẹo mổ đã lành hẳn, hãy thử bơi lội. Bơi là một trong những bài thể dục tốt nhất giúp bạn mau hồi phục.
  • >> Tham khảo thêm: Chăm sóc sau sinh mổ đúng cách và những lưu ý

    Có một chút tranh cãi quanh vấn đề sinh mổ, nhiều người cho rằng không nên sinh mổ lần 2. Nhưng bạn cũng không nên chú ý đến những người phản đối việc sinh mổ mà hãy làm những gì bạn cho là đúng và không nên để bị tác động bởi mặt tiêu cực của chuyện sinh mổ. Bạn nên tự tìm hiểu càng nhiều thông tin càng tốt để có quyết định đúng đắn nhất cho mình.

    Nếu mẹ còn ngàn câu hỏi đang phân vân cần lời giải đáp. Hãy nhanh chóng gửi ngay câu hỏi của mình về các Chuyên gia Huggies® nào! Để bé yêu luôn khỏe mạnh, mẹ hãy tham khảo chuyên mục Cách chăm sóc bé hoặc tìm hiểu Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

    Nguồn tham khảo:

    https://www.nct.org.uk/labour-birth/different-types-birth/caesarean-birth/planning-repeat-caesarean-birth