Sơ đồ tư duy ứng dụng di truyền học lớp 12

Với sơ đồ tư duy Bài 23 Sinh học 12, Kiến Guru hy vọng sẽ giúp bạn đọc nắm bắt, ghi nhớ kiến thức tổng quan và dễ dàng ôn tập nội dung cơ bản nhất về Di truyền học – nội dung sẽ có trong các bài kiểm tra, các kỳ thi sắp tới. Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Phần 1 – Xác định nội dung chính của sơ đồ tư duy

Để có thể vẽ sơ đồ tư duy bài 23 sinh học 12 có hệ thống và logic nhất, trước hết hãy cùng Kiến tìm hiểu cách xác định nội dung chính của sơ đồ tư duy nhé!

Khái quát chung về sơ đồ tư duy:

Sơ đồ tư duy [mindmap] là phương pháp ghi chép tổng hợp một cách ngắn gọn, thể hiện khả năng nghe, nhìn và hệ thống kiến thức một cách có logic.

Nhờ được ký hiệu bằng các mũi tên, sử dụng nhiều màu sắc phong phú, sơ đồ tư duy hỗ trợ việc học lý thuyết một cách hiệu quả hơn so với kiến thức tài liệu thông thường.

Cách xác định nội dung chính của sơ đồ tư duy môn sinh học 12:

Trước khi tiến hành vẽ sơ đồ tư duy, đầu tiên chúng ta cần hồi tưởng, hệ thống lại các nội dung chính sẽ trình bày trên sơ đồ đó.

Tiếp theo, chúng ta cần xác định chủ đề [keyword] mà sơ đồ tư duy sẽ xoay quanh. Đây sẽ là khởi đầu cho các ý nhỏ được triển khai sau này. Thông thường, ý chính này sẽ ở vị trí trung tâm của sơ đồ [đóng vai trò là phần gốc]. Từ keyword này sẽ phát triển thành các nhánh vừa, nhánh nhỏ để cụ thể hóa chủ đề này.

Từ từ khóa chính đặt ở trung tâm, sắp xếp và lựa chọn các từ khóa phụ trong chương trình Sinh học 12 Bài 23 có mối liên hệ tương quan với từ khóa chính để chuẩn bị bước vào bước xác định nội dung phụ cho sơ đồ tư duy.

Phần 2 – Xác định nội dung phụ của các sơ đồ tư duy:

Sau khi tiến hành lên ý tưởng, xác định từ khóa chính và một số chủ đề xung quanh, ta tiến hành vẽ các nhánh chính trong sơ đồ tư duy sinh học 12 bài 23. Nhánh chính được nối từ hình ảnh trung tâm tới các từ khóa chính có liên quan đến chủ đề chính. Các nhánh chính này được ưu tiên sử dụng các nét đậm, dày để làm nổi bật các từ khóa bởi độ dày, độ đậm nhạt là phương thức để phân bậc từ khóa.

Vì số lượng nhánh trong sơ đồ tư duy là không có giới hạn nên bạn có thể sử dụng các nhánh vẽ sao cho cụ thể, logic và thuận tiện cho việc hệ thống kiến thức nhất.

Với mỗi nhánh trong sơ đồ tư duy, bạn có thể sử dụng những hình khối hoặc những biểu tượng, đường cong khác nhau sao cho thẩm mỹ và tránh được sự nhàm chán, khô cứng của nó nhất. Bên cạnh việc sử dụng nhánh cong, bạn có thể sử dụng những hình khối và những biểu tượng, màu sắc khác nhau theo các cấp độ khác nhau. Bởi chính điều này kích thích thị giác và tư duy sáng tạo cho não bộ.

Khi xác định nội dung phụ, các ý phụ sẽ xuất hiện trong sơ đồ tư duy sẽ đi sâu vào khai thác các kiến thức chi tiết được chủ đề chính và các ý chính khái quát. Đây là phần quan trọng bậc nhất của sơ đồ tư duy vì nó cung cấp cho chúng ta lượng tri thức liên quan đến nội dung có trong Sinh học 12 Bài 23.

Lưu ý khi vẽ sơ đồ tư duy bài 23 sinh học 12: Lời khuyên cho bạn là nên sử dụng mũi tên khi vẽ sơ đồ tư duy [mindmap] để nối các ý có mối liên hệ với nhau. Việc ghi nhớ sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các ký tự chữ được liên kết với nhau bằng hình ảnh.

Phần 3: Sơ đồ tư duy Bài 23 Sinh học 12:

Sau khi đã tìm hiểu các nội dung cần có trong sơ đồ tư duy, bạn đọc đã có thể lên ý tưởng và hoàn thiện sơ đồ tư duy bài 23 sinh học 12 phục vụ cho quá trình hệ thống lại kiến thức lý thuyết cho riêng mình.

Sơ đồ tư duy bài 23 sinh học 12 phần di truyền:

Sơ đồ tư duy di truyền học ở cấp độ phân tử:

  • Cấu trúc ở cấp độ phân tử: Gen, ARN [mARN. tARN, rARN] và protein.
  • Gen là một đoạn của ADN mang thông tin mã hóa một sản phẩm xác định [chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN].
  • Gen cấu trúc gồm 3 phần: vùng điều hòa [nằm ở đầu 3’ mạch gốc], vùng mã hóa [nằm ở giữa] và vùng kết thúc [nằm ở đầu 5’ của mạch gốc].
  • Dưới cấp độ phân tử có 4 cơ chế hoạt động di truyền cơ bản: Tự sao chép ADN, dịch mã, phiên mã và cơ chế điều hòa của gen.
Sơ đồ tư duy Bài 23 Sinh học 12 – Di truyền cấp độ phân tử.

Ngoài cơ chế di truyền dưới cấp độ phân tử, còn tồn tại cơ chế di truyền cấp độ tế bào/cơ thể và cơ chế di truyền cấp độ quần thể.

Sơ đồ tư duy bài 23 sinh học 12 phần biến dị:

Sơ đồ tư duy phần đột biến Gen

  • Khái niệm đột biến Gen: Đột biến Gen là sự biến đổi bên trong cấu trúc của Gen, thường liên quan đến một cặp Nucleotit [gọi là đột biến điểm] hoặc một vài cặp Nucleotit xảy ra trên một điểm nào đó của ADN.
  • Ứng dụng: Đột biến Gen là nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa và chọn giống.
Sơ đồ tư duy bài 23 Sinh học 12 – Đột biến Gen

Sơ đồ tư duy bài 23 Sinh học lớp 12 phần đột biến NST:

  • Đột biến NST là những biến đổi về mặt số lượng hoặc biến đổi bên trong cấu trúc của Nhiễm sắc thể. Tương ứng với điều đó, có 2 dạng đột biến Nhiễm sắc thể thường gặp là đột biến cấu trúc NST [bao gồm: lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn] và đột biến số lượng NST bao gồm thể lệch bội và thể đa bội. Tuy nhiên, dạng đột biến Nhiễm sắc thể này ảnh hưởng đến sức sống và sự sinh sản của sinh vật.
Sơ đồ tư duy bài 23 sinh học lớp 12 – Đột biến NST

Sơ đồ tư duy bài 23 sinh học 12 phần ứng dụng của Di truyền học

Có thể nói rằng, di truyền học được ứng dụng rất phổ biến trong chọn giống sinh vật. Chính di truyền học chính là nguồn vật liệu đồng thời cũng là phương pháp để chọn giống. Điều này được cụ thể hóa ở bảng sau:

Đối tượng Nguồn vật liệu Phương pháp chọn giống Vi sinh vật Đột biến Gây đột biến nhân tạo Thực vật Đột biến, biến dị tổ hợp Gây đột biến, lai tạo Động vật Biến dị tổ hợp [chủ yếu] Lai tạo
Sơ đồ tư duy bài 23 Sinh học 12 – Ứng dụng của di truyền học trong chọn giống.

Các nội dung lý thuyết liên quan khác

Phần 5: Di truyền học

Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị

Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

Bài 2: Phiên mã và dịch mã

Bài 3: Điều hòa hoạt động gen

Bài 4: Đột biến gen

Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Chương 4: Ứng dụng di truyền học

Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào

Bài 20: Tạo giống nhờ công nghệ gen

Kết luận

Kiến thức Sinh học 12 sẽ chiếm tỷ lệ 80% trong tổng số kiến thức sẽ xuất hiện trong bài thi Tốt nghiệp THPT môn Sinh học sắp tới. Hy vọng sơ đồ tư duy bài 23 Sinh học 12 mà Kiến vừa chia sẻ sẽ giúp bạn ghi nhớ sâu nội dung kiến thức của bài học này, từ đó đạt được các mục tiêu điểm số dễ dàng hơn.

Ngoài ra, bạn đọc cũng có thể tham khảo các chủ đề liên quan của chúng mình tại đây.

Video liên quan

Chủ Đề