Số lượng bạch cầu bao nhiêu là bình thường năm 2024

TTO - Qua đợt khám sức khỏe của công ty, BS nói tôi bị bạch cầu, tiểu cầu máu cao [chỉ số BC 12500, TC 606000]. Nhưng lúc lấy máu xét nghiệm thì tôi đang bị viêm amiđan và sổ mũi. Cho tôi hỏi nếu BC, TC cao như vậy thì có bị bệnh bạch huyết không?

H.Cường

Bình thường bạch cầu khoảng 5.000- 8.000/ml máu. Khi bị viêm cấp tính như viêm amiđan thì cả hệ thống bạch cầu chuyển động.

Chúng tăng sản xuất bạch cầu đa nhân trung tính làm nhiệm vụ kháng viêm, bạch cầu limpho sản xuất kháng thể, các đại thực bào có nhiệm vụ "ăn" vi khuẩn. Vì thế việc xét nghiệm khi cơ thể bị viêm mà bạch cầu 12.500 có thể xem như bình thường, bạn không cần suy nghĩ gì.

Tiểu cầu được sản xuất trong tủy xương rồi đưa ra máu ngoại vi. Thường khi lấy máu đếm tiểu cầu người ta thấy số lượng trung bình là 15.000-400.000/ml máu. Tiểu cầu tham gia trong quá trình đông máu.Vì thế tăng tiểu cầu cần được theo dõi để tránh hiện tượng huyết khối [cục máu đông].

Thường những người dễ đông máu là những người có bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, mỡ trong máu cao hoặc hút thuốc lá. Nếu bạn không có những bệnh trên thì nên xét nghiệm lại vài lần nữa để khẳng định có phải bị tăng tiểu cầu không. Trường hợp của bạn không kết luận là bệnh bạch huyết được.

Tôi hiểu ý bạn lo lắng là bệnh máu trắng nhưng số lượng bạch cầu bấy nhiêu thì không phải. Số lượng tiểu cầu cũng chưa cao đến mức kết luận được.Thông thường khi dòng bạch cầu cao thì dòng hồng cầu và dòng tiểu cầu bị lấn át sẽ giảm xuống.

Còn xét nghiệm của bạn hai dòng bạch cầu và tiểu cầu chỉ mới nhích lên một chút. Theo tôi, bạn chờ điều trị hết viêm amiđan hãy làm lại xét nghiệm sẽ có kết quả chính xác.

Thân mến

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến địa chỉ email: tto@tuoitre.com.vn. Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để TTO liên hệ khi cần thiết.

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu [font chữ Unicode]. Chân thành cảm ơn.

Tuy nhiên, khoảng giá trị của các chỉ số xét nghiệm máu có sự khác biệt giữa các lứa tuổi và có sự thay đổi tùy theo tình trạng tổng thể, hay bệnh lý của mỗi cá nhân… Do vậy, việc phân tích kết quả xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi phải do bác sĩ thực hiện và đưa ra lời khuyên dựa trên việc tổng hợp khám lâm sàng và các xét nghiệm khác.

Các chỉ số xét nghiệm: hồng cầu

Số lượng hồng cầu [RBC: Red Blood Cell]:

Là số lượng hồng cầu có trong một lít máu toàn phần. Giá trị bình thường đối với người trưởng thành: Nam: 4.2-5.4 T/l; Nữ: 4.0-4.9 T/l.

– Số lượng hồng cầu tăng: Gặp trong trường hợp cô đặc máu, đa hồng cầu nguyên phát…

– Số lượng hồng cầu giảm: Gặp trong mất máu, thiếu sắt, suy tủy xương, rối loạn sinh tủy…

Thể tích khối hồng cầu [HCT: Hematocrit]:

Là thể tích khối hồng cầu chiếm chỗ trong một lít máu toàn phần. Giá trị bình thường đối với người trưởng thành: Nam: 0.40-0.47 l/l; Nữ: 0.37-0.42 l/l.

– Thể tích khối hồng cầu tăng: Gặp trong trường hợp cô đặc máu, đa hồng cầu…

– Thể tích khối hồng cầu giảm: Gặp trong trường hợp thiếu máu.

Lượng huyết sắc tố [HGB: Hemoglobin]:

Là lượng huyết sắc tố có trong một lít máu toàn phần và là tiêu chuẩn được sử dụng để xác định tình trạng có thiếu máu hay không. Giá trị bình thường đối với người trưởng thành: Nam: 130-160 g/l; Nữ: 120-142 g/l

– Lượng huyết sắc tố tăng: Nghĩ đến bệnh đa hồng cầu.

– Lượng huyết sắc tố giảm: Nghĩ đến thiếu máu.

Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu [MCH: Mean Corpuscular Hemoglobine]: Lượng hemoglobin chứa trong một hồng cầu. Công thức tính: MCH = HGB/RBC. Giá trị bình thường đối với người trưởng thành: 28-32 pg.

Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu [MCHC: Mean Corpuscular Hemoglobine Concentration]: Là lượng huyết sắc tố chứa trong 1 lít hồng cầu. Công thức tính: MCHC= HGB/HCT. Giá trị bình thường đối với người trưởng thành: 320-360 g/l.

MCH và MCHC là những chỉ số được sử dụng để đánh giá tình trạng hồng cầu nhược sắc hay bình sắc. MCH giảm và/hoặc MCHC giảm: thiếu máu nhược sắc. MCH và MCHC trong giới hạn bình thường: thiếu máu bình sắc.

Thể tích trung bình hồng cầu [MCV: Mean Corpuscular Volume]: là thể tích trung bình của một hồng cầu. Giá trị bình thường đối với người trưởng thành: 85-95 fl [fl=10­­­-15].

Đánh giá là hồng cầu to khi MCV > 100fl, thường gặp trong: tan máu, suy tủy xương, thiếu vitamin B12 và acid folic; hồng cầu nhỏ khi MCV < 80fl: Gặp trong bệnh Thalassemia, các thiếu máu thiếu sắt…

Dải phân bố kích thước hồng cầu [RDW: Red Distribution Width]

Giá trị bình thường: 11-14%: thể hiện các hồng cầu có kích thước đồng đều. Khi RDW >14%: hồng cầu kích thước to nhỏ không đều, gặp trong: Thiếu máu thiếu sắt, thalassemia, thiếu vitamin B12 và acid folic, rối loạn sinh tuỷ, tan máu miễn dịch…

Tỷ lệ hồng cầu lưới [%RET: % Reticulocyte]: Số lượng hồng cầu lưới có trong 100 hồng cầu trưởng thành. Chỉ số này thể hiện khả năng hồi phục sinh máu của tuỷ xương. Bình thường, tỷ lệ này là 0.5-1.5%.

Hồng cầu lưới tăng trong các bệnh thiếu máu lành tính: mất máu cấp, tan máu… Giảm trong các bệnh thiếu máu do nguyên nhân tại tuỷ xương như: suy tuỷ, rối loạn sinh tuỷ, lơ xê mi cấp [ung thư máu]…

Các chỉ số xét nghiệm: bạch cầu

Số lượng bạch cầu [WBC: White Blood Cell]:

Là số lượng bạch cầu có trong một lít máu toàn phần. Giá trị bình thường: 4.0-10.0 G/l. Số lượng bạch cầu giảm trong một số tình trạng nhiễm độc, sốt virus, nhiễm khuẩn nặng, suy tủy, rối loạn sinh tủy, lơ-xê-mi cấp…

Số lượng bạch cầu tăng: tình trạng nhiễm trùng, lơ-xê-mi cấp, lơ-xê-mi kinh, ở phụ nữ sau kỳ kinh, khi mang thai. Cần lưu ý, với một số máy đếm tế bào, có tình trạng đếm nhầm hồng cầu non vào số lượng bạch cầu. Điều này có thể được loại trừ khi kiểm tra trên lam nhuộm giemsa.

Bạch cầu đoạn trung tính [NEU: Neutrophil]:

Bình thường tỷ lệ % bạch cầu hạt trung tính: 55-70%, và số lượng tuyệt đối của tế bào này là: 2.8-6.5 G/l.

+ Bạch cầu đoạn trung tính giảm khi số lượng thấp hơn 2 G/l hoặc tỷ lệ % thấp hơn 40%, thường gặp trong những tình trạng nhiễm độc nặng, sau điều trị một số thuốc và bệnh lý cơ quan tạo máu [suy tủy, rối loạn sinh tủy…].

+ Bạch cầu đoạn trung tính tăng khi số lượng trên 6.5 G/l hoặc tỷ lệ % trên 80%, gặp trong nhiễm trùng cấp tính [viêm phổi, viêm ruột thừa…].

Bạch cầu lympho [LY: Lymphocyte]:

Giá trị bình thường: tỷ lệ %: 25-40%, số lượng tuyệt đối: 1.2-4.0 G/l.

Bạch cầu lympho tăng khi > 4 G/l hoặc >50%: gặp trong bệnh lao, nhiễm virus, lơ-xê-mi kinh lympho… ;

Giảm khi < 1 G/l hoặc < 20%: gặp trong nhiễm khuẩn cấp, bệnh tự miễn, bệnh máu…

Bạch cầu mono [MO: Monocyte]:

Giá trị bình thường của tỷ lệ % từ 1 đến 4%, số lượng tuyệt đối từ 0. 05 đến 0.4 G/l. Bạch cầu mono tăng khi số lượng trên 0.5 G/l: Gặp trong những trường hợp nhiễm virus, sốt rét, bệnh lơ-xê-mi dòng mono…

Bạch cầu ưa bazơ [BA: basophil]:

Giá trị bình thường của tỷ lệ % từ 0.1 đến 1.2 % và của số lượng tuyệt đối từ 0.01 đến 0.12 G/l. Bạch cầu ưa bazơ tăng trong nhiễm độc, hội chứng tăng sinh tủy; Giảm trong bệnh suy tủy xương.

Bạch cầu ưa acid [EO: eosinophil]: Giá trị bình thường: từ 4 đến 8% và từ 0.16 đến 0.8 G/l.

+ Tăng khi > 1.5 G/l, gặp khi nhiễm ký sinh trùng, dị ứng, bệnh máu…

+ Giảm: Gặp khi nhiễm khuẩn cấp, tình trạng sốc, bệnh Cushing…

Các chỉ số xét nghiệm: tiểu cầu

Số lượng tiểu cầu [PLT: Platelet]: Là số lượng tiểu cầu có trong một lít máu toàn phần. Giá trị bình thường: 150-450 G/l.

– Số lượng tiểu cầu giảm: Gặp trong sốt virus, sốt Dengue, xuất huyết giảm tiểu cầu, DIC, xơ gan, suy tủy xương, lơ-xê-mi cấp, rối loạn sinh tủy.

– Số lượng tiểu cầu tăng: Gặp trong hội chứng tăng sinh tủy, sau cắt lách, tăng do một số bệnh lý khác [K phổi, K di căn phổi…]

Thể tích trung bình tiểu cầu [MPV: Mean Platelet Volume]: Thể tích trung bình của một tiểu cầu. Giá trị bình thường: 5-8 fl.

– Khi MPV >12fl: Tiểu cầu to, gặp trong hội chứng tăng sinh tuỷ, rối loạn sinh tuỷ, xuất huyết giảm tiểu cầu, hội chứng Bernard Soulier.

– Khi MPV

Chủ Đề